Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 1 of 62 1234567891011 ... LastLast
Results 1 to 10 of 614

Thread: Hai Bài Kinh Bát Nhã

  1. #1
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,495
    Thanks
    5,685
    Thanked 6,302 Times in 2,252 Posts

    Default Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Hai Bài Kinh Bát Nhã


    Cao Huy Thuần




    Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân
    http://www.youtube.com/watch?v=k-3zKUuZyNk&feature=related

    Tuần vừa qua, một cuốn phim Ðại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Ðông ... rồi Xuân (1).

    Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.

    Thơ và đẹp là chuyện của phim. Bằng im lặng, cảnh nói thay người, vì người chẳng có gì để nói. Chẳng có gì để nói giữa ông thầy và chú tiểu. Chẳng có gì để nói giữa chú tiểu và cô gái.

    Giữa ba nhân vật là một chiếc thuyền, có khi có người chèo, có khi không có người chèo vẫn trôi, trôi từ bờ bên này qua bờ bên kia, từ thế giới bên ngoài không hiện diện qua thế giới ngôi chùa không ai cần nói với ai. Chiếc thuyền là nét động duy nhất giữa tĩnh lặng mênh mông, là vùng vẫy giữa lắng đọng. Nói gì ? Có gì để nói ? Nói gì giữa chú tiểu và cô gái ? Chuyện xảy ra là chuyện tất nhiên, bình thường như xuân hạ thu đông, bốn mùa trôi qua trên mái chùa.

    Mới hôm qua, mùa xuân, chú tiểu hãy còn là búp măng, con ai đem bỏ chùa này, ngây thơ đùa nghịch với cóc nhái, rắn rít.

    Hôm nay, khi cô gái đến, tuổi đời của chú đã bắt đầu vào hạ. Ðất trời ấm mùa hạ, cô gái ấm mùa hạ, chú cũng vậy. Chuyện gì xảy ra tất phải xảy ra, chú tiểu hay ai cũng vậy thôi, đất đá cũng biết, nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân hạ thu đông, bốn mùa trôi qua.





    Cô gái đến chùa để ở lại chữa bệnh. Khi đến, cô u sầu. Dưới mặt trời mùa hạ, trời ấm, người ấm, cô rạng rỡ. Ông sư nói: “Cô lành bệnh rồi đấy, về nhà được rồi”. Ông biết hết, nhưng thản nhiên, như không, có gì để nói? Cô gái xuống thuyền, thuyền đưa cô từ bờ bên này của núi non qua bờ bên kia của một thế giới chẳng ai biết.
    Ðó là thế giới chú tiểu sắp bước vào, bởi vì, sau khi cô gái đi, chú tiểu cũng khăn gói rời chùa, làm con bướm đuổi theo mùi hương. Trong khăn gói, chú cẩn thận nhét thêm tượng Phật. Nằm trong gói, chắc tượng Phật nói thầm : “chú tiểu ơi, chẳng sao đâu, chú đi như thế cũng tốt như ở, bình thường thôi, xuân hạ thu đông”.



    Chùa hai người, bây giờ chỉ còn một. Một ông sư già và một con mèo con. Mặt trời dịu lại, mùa hạ cũng ra đi. Mùa thu dần đến, núi non vàng rực một màu.

    Nhưng chẳng mấy chốc, chú tiểu trở về. Chú về với râu, với tóc, với tướng mạo hiên ngang của thanh niên đô thị. Và với con dao !

    Con dao mà chú đã thọc vào cổ của người yêu bây giờ là người phản. Chú vào chùa, giận dữ bốc cháy người chú. Trong tay chú, con dao như muốn thọc vào cả núi non. Thản nhiên như không, ông sư càng già càng ít nói. Chỉ nói : “ Chú khổ thì người khác cũng khổ ”. Nghe chừng như chuyện khổ cũng tất nhiên, nói gì, có gì để nói, chỉ là xuân hạ thu đông.

    Cũng tất nhiên, cảnh sát đến chùa bắt kẻ sát nhân. Cảnh sát có súng. Sát nhân có dao. Dao ấy hươi lên trước súng. Máu sẽ đổ chăng ? Ðổ trên sân chùa ? Ðổ trên lưng ông già đang lom khom nắn nót viết chữ trên sân ?

    Ðâu có ! Không rời bút, cũng chẳng nhìn lên, ông bảo chàng thanh niên buông dao. Dao buông xuống thì dao hết là dao. Dao hết là dao thì súng cũng hết là súng, cảnh sát hết cảnh sát, thanh niên hết râu tóc. Chỉ còn chữ viết trên sân.

    Với con dao đã buông, ông bảo chú thanh niên tiếp tục khắc chữ trên nền sân, khắc theo chữ ông viết. Chú khắc suốt ngày và suốt đêm. Khắc rách da tay, khắc kiệt sức. Khắc : sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị... Bài kinh Bát nhã.





    Sáng hôm sau, cảnh sát dẫn chú lên thuyền qua bên kia bờ. Mọi chuyện xảy ra như chẳng có gì để nói, chẳng có gì để nói nhiều, tất nhiên như thế. Trừ bài Bát nhã. .

    Mùa thu trôi qua, tuyết mùa đông phủ trắng núi non. Một mùa tuyết, hai mùa tuyết, chẳng biết bao nhiêu mùa tuyết trôi qua, chỉ biết ông sư già đã tịch. Giữa băng giá phủ kín mặt hồ, bỗng một hôm, giữa mùa tuyết như thế, một người đàn ông đứng tuổi hiện ra, đi từ bờ bên kia qua bờ bên này của ngôi chùa bỏ hoang. Cũng một người ấy thôi, mãn giấc bướm, mãn tù, mãn cuộc đời, quay về chùa cũ. Cũng một người ấy thôi, nhưng không phải người ấy nữa. Người ấy bây giờ là sư.


    Có sư, chùa sống lại. Tượng được đặt trên bàn thờ, bế lên núi, ngự trên chóp đỉnh, tạc cả vào băng. Giữa băng giá, sư mình trần leo núi, thách đố với trời đất, thách đố với cả chính mình. Sư thắng. Sư đã từ giã bờ bên kia. Sẽ không còn ai biết sư là ai nữa, kể cả con thuyền khi hết băng giá sẽ nối lại hai bờ, kể cả chính sư.

    Nhưng từ giã cuộc đời bên kia đâu có phải là diệt nó. Trái lại, phải sống với nó. Mà cuộc đời ở bên kia cũng chẳng để cho sư quên sư đâu. Nó nhắc nhở hành trình của sư ở chính cái chỗ bắt đầu : ở tiếng khóc khi bắt đầu sự sống.

    Cho nên, giữa giá băng như thế, một buổi sáng, chùa chưa mở cửa, bỗng vang dội tiếng khóc sơ sinh trước sân. Một thiếu phụ, chẳng biết ai, dấu nước mắt, đem con lên bỏ chùa này, giao cho chùa giọt máu chắc hẳn là kết quả của một hạnh phúc không bền hơn sương tan đầu cỏ.

    Tiếng khóc! Trẻ thơ! Câu chuyện của chính ông sư, có lẽ của cả mọi người, sẽ lặng lẽ diễn ra hàng ngày trước mắt ông. Câu chuyện đó, ông đã quá biết rồi, cho nên có gì xảy ra chắc ông đều sẽ thản nhiên, chẳng nói một lời, nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân hạ thu đông trôi qua trên mái chùa của ông.


    Ðấy, băng giá tan rồi, mùa đông đã trôi qua, một mùa đông, hai mùa đông ...Rồi mùa xuân ! Trẻ sơ sinh đã thành chú tiểu nhỏ, ngây thơ đùa nghịch với cóc nhái, rắn rít đang bò ra khỏi hang. Chỉ chừng mươi mùa xuân nữa thôi là chú tiểu sẽ vào tuổi hạ. Coi chừng, chú sắp rút dao. Sắp khắc trên nền gạch :“có chẳng khác không, không chẳng khác có...” Nói gì nữa, có gì để nói ?...





    Ðáng lẽ người kể chuyện chấm dứt ở đây. Nhưng xem phim mới lại nhớ phim cũ. Nhớ quá, không cắt hai phim ra được, cho nên phải thêm. Cũng tại bài kinh Bát nhã, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư. Dứt trừ hết khổ ách, chân thật không hư. Tại sao bài kinh Bát nhã có công năng như vậy ? Tại vì kinh nhắc chữ có cho ai mê muội về không, nhắc chữ không cho ai mê muội về có. Cứ thử mê muội rồi thấm Bát nhã.

    “Xuân Hạ Thu Ðông ... rồi Xuân” được sáng tác giữa thời đại mà dục tính phơi tràn trên màn ảnh. Ái dục là đề tài của phim, vấn nạn của nhân vật.

    Tôi không biết đạo diễn có lấy hứng từ phim cũ không, nhưng tôi liên tưởng đến một phim nổi tiếng của Nhật, Quái Ðàm (Kwaidan) (2), chiếu cách đây trên 35 năm, rút từ một chuyện thiền, chẳng có gì giống phim mới ngày nay, trừ bài Bát nhã. Chuyện như sau, tôi kể theo trí nhớ.


    Một chú tiểu mù sống trong một ngôi chùa vắng với một ông sư già. Chú chơi đàn tỳ bà rất hay, tiếng đàn ai oán, ai nghe cũng rơi lụy. Một buổi tối mùa hè đầy sao, chú tiểu đang ngồi trước sân tư lự với sao trên trời, bỗng nghe bước chân lạ của ai đến bên cạnh. Tiếng áo giáp khua. Rồi giọng một võ sĩ : “Chú đừng sợ. Nữ chúa của ta nghe danh cây tỳ bà của chú nên bí mật tới đây cùng với cả triều đình của ngài để mời chú đến đàn cho nghe khúc nhạc kể lại trận thủy chiến ngày xưa xảy ra trong vùng này. Ta đưa chú đi”.


    Chú tiểu ngần ngại quá, sợ kẻ lạ, sợ đêm khuya, thầy quở, nhưng võ sĩ nắm tay chú kéo đi. Chú được dẫn đến trước một cung điện nguy nga, tráng lệ . Cả một triều đình bá quan văn võ, quý tộc, công nương, lễ phục oai vệ, uy nghiêm, ngồi lặng yên chờ chú. Trên ngai, chủ trì một nữ chúa, trang phục cực kỳ lộng lẫy. Chú tiểu so dây, lựa khúc, gảy bản đàn nổi tiếng, rồi cất tiếng ca não nùng kể lại trận đánh. Cả triều đình thương cảm, rơi lệ.


    Gần sáng, võ sĩ đưa chú về lại chùa, hẹn tối mai sẽ trở lại, sẽ đàn, sẽ yến tiệc, sẽ trả công, sẽ gả người đẹp cho chú, nhưng cấm chú tuyệt đối không được hé miệng kể cho ai nghe chuyện này.


    Tối hôm sau. Lại tiếng khua của áo giáp. Lại võ sĩ đến tìm. Lại triều đình oai vệ. Lại đàn hát, nỉ non, ai oán. Trận thủy chiến hiện ra qua bài hát, giáo mác, lửa đạn, thây người, máu chảy, cả triều đình thất trận nhảy xuống sông, nữ chúa gieo mình xuống nước, tự vẫn ...


    Ðêm hôm đó, đêm hôm sau, đêm sau nữa, cứ đến đêm là ông sư già để ý thấy chú tiểu ôm đàn ra khỏi chùa, đến gần sáng mới về. Ông thầy lo quá, thấy chú tiểu tái xanh, ngớ ngẩn, xa vắng; Chẳng lẽ chú tới nhà gái ? “Này, tiểu, nhỏ nào hớp hồn chú vậy?” Chú tiểu lắc đầu, câm miệng, khiến thầy càng nghi. Tối đó, sư cho người theo dò, nhưng lạ quá, tiểu đi như lướt trên đất, chẳng đường sá gì cả, vừa mới theo bóng chú đã lạc đâu rồi, mất hút. Quay về lối cũ, bỗng nghe thoảng ra, từ nghĩa trang gần chùa, tiếng tỳ bà. Vào nghĩa địa thì chú đấy, đang ngồi đàn một mình trước mộ hoang của phe thất trận thủy chiến ngày xưa. Mưa đẫm ướt áo, chú vẫn đàn say mê . Gọi, chú chẳng nghe. Lay, chú vẫn ngồi. Vẫn đàn, như không biết gì khác. Phải lôi chú, kéo chú về chùa.


    Thế này thì tiểu bị ma bắt rồi - sư nói. Thất trận mấy trăm năm, oan hồn vẫn chưa tan. Vẫn triều đình, vẫn bá quan văn võ, vẫn nghi vệ oai phong, vẫn lộng lẫy nữ chúa. Vẫn thủy chiến. Dưới trời sao. Trước nấm đất hoang. Ông sư mài mực, chấm bút, bảo chú tiểu cởi hết áo quần, viết trên toàn thân kín mít chữ, từ chỏm đầu đến mút chân. Chú tiểu bây giờ chỉ còn là bài kinh biết đi, sắc bất dị không, không bất dị sắc ... Sư nói : “tối nay nó lại đến tìm chú nữa đấy ; cứ tĩnh tọa chú Bát nhã”.





    Tối, võ sĩ lại đến, nhưng chẳng thấy chú tiểu đâu cả, chỉ thấy cây tỳ bà vẫn gác nơi vách. Nhìn quanh cây đàn, trống không, chẳng bóng ai, nhưng ô kìa, sao lại có hai cái tai vễnh lên trước mắt, đúng là tai của chú tiểu. Võ sĩ kéo tai ; chú tiểu nhịn đau, chú Bát nhã. Không làm được gì hơn, võ sĩ rút gươm, cắt tai, mang đi. Sư phụ ơi, sư phụ ơi, người đã tuyệt vời năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư kín mít toàn thân, từ chỏm đầu đến mút chân, chỉ quên khuấy yết đế trên hai tai !

    Không mắt, không tai, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, chú tiểu bây giờ chỉ còn là cây đàn, tai mắt chú là cây tỳ bà, cây tỳ bà là tai mắt chú, người và đàn là một. Trong chuyện thiền mà cuốn phim lấy hứng, chú tiểu trở thành danh cầm bậc nhất thiên hạ.



    ***

    Hai phim, hai chuyện chẳng giống gì nhau, chỉ cùng mượn hứng từ bài Bát nhã. Sự đời ! Trăm vạn chuyện khác nhau đến mấy, rốt cuộc rồi cũng một chữ ấy mà thôi, không ngộ thì mê, không mê thì ngộ, nói gì, có gì nữa để nói
    ?

    Cao Huy Thuần


    (1) Printemps, été, automne, hiver... et printemps (tên Hàn ngữ là Bom, yeorum, gaeul, gyeowool, geurigo, bom, 2003), đạo diễn : Kim Ki-Duk

    (2) Phim của Masaki Kobayashi, Nhật Bản (1964). Câu chuyện tác giả kể lại là một trong 4 chuyện hợp thành cuốn phim

    Kwaidan















    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  2. The Following 12 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    5 thê (02-01-2015), bonita (03-19-2012), chieunhatnang (03-17-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Hồng Hoang (03-28-2012), Khuc Duong (12-31-2013), Kiến Hôi (03-16-2012), LanThanh (05-02-2012), Nguyen Minh Khoa (04-30-2012), saolinh (03-30-2012), TinaVu (06-03-2012), việtdươngnhân (03-20-2012)

  3. #2
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,495
    Thanks
    5,685
    Thanked 6,302 Times in 2,252 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã

    cuốn phim này lúc av được xem , khoảng 2005, hình như có tên là "Bốn Mùa", chưa có chuyển âm, xem với cảm tưởng một phim câm (nhớ những phim xưa ) ...
    cuốn phim đã để lại ấn tượng rất sâu sắc,
    nếu chưa xem qua, mời bà con thưởng thức,


    Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân
    http://www.youtube.com/watch?v=k-3zKUuZyNk&feature=related



    cv đã chuyển
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  4. The Following 7 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    chieunhatnang (03-17-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Khuc Duong (12-31-2013), Kiến Hôi (03-16-2012), LanThanh (05-02-2012), TinaVu (06-03-2012), việtdươngnhân (03-20-2012)

  5. #3
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    4,570
    Thanks
    12,949
    Thanked 8,743 Times in 3,393 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Quote Originally Posted by aovang View Post
    cuốn phim này lúc av được xem , khoảng 2005, hình như có tên là "Bốn Mùa", chưa có chuyển âm, xem với cảm tưởng một phim câm (nhớ những phim xưa ) ...
    cuốn phim đã để lại ấn tượng rất sâu sắc,
    nếu chưa xem qua, mời bà con thưởng thức,


    Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân
    http://www.youtube.com/watch?v=k-3zKUuZyNk&feature=related



    cv đã chuyển
    Phim hay quá!

    Mẹc xi ù người viết chuyện phim
    Mẹc xi ù người quay phim
    Mẹc xi ù người đóng phim

    Và mẹc xi ù người mang phim về

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Kiến Hôi For This Useful Post:

    aovang (03-17-2012), chieunhatnang (03-17-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Khuc Duong (12-31-2013)

  7. #4
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,495
    Thanks
    5,685
    Thanked 6,302 Times in 2,252 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Tên ăn trộm.



    Huyền Không


    Có tiếng ồn ào ở phía trên rẫy, nhà sư vừa bước ra khỏi thiền thất thì chú Liễu Minh cũng vừa đi tới.

    - Bạch thầy! Rẫy mình vừa bị mất trộm, sáng nay lên nhổ sắn chúng con mới biết.

    - Thế à!

    - Dạ mất đâu khoảng chừng vài vồng.

    Nhà sư dừng lại, chậm rãi nói:

    - Con ạ! Mất sắn và trộm sắn không phải là vấn đề của chúng ta! Là kẻ tu hành, vấn đề của chúng ta là, nhân đó, ta thử lắng nghe lại lòng mình một cách trung thực hơn. Ta sẽ lắng nghe rằng: ta có thể rộng lượng tha thứ được cho người chăng? Ta có móng khởi một tiếc rẻ nào khi mất đi một ít vật chất, của cải? Ta có thể san sẻ cho người bằng cách nhịn ăn một vài bữa! Và, sau hết, trong ta có dậy mối bất bình, phiền não chăng? Chúng ta là người học hạnh giải thoát, có gì phải giải quyết ngoài những vấn đề tương tự?

    Liễu Minh sững lại, nhà sư mỉm cười nắm tay chú theo lối mòn lên rẫy.

    Liễu Minh nói:

    - Bạch thầy! Hồi nãy, con với chú Bất Đạt cãi nhau. Con thì nói tha. Chú Bất Đạt lại nói bắt. Con và chú ấy thường có quan niệm bất đồng.



    Bất Đạt và Bất Ác từ trong những lùm sắn bước ra, mỗi người tay xách mấy chùm sắn vụn. Thấy nhà sư, Bất Đạt cất giọng oang oang:

    - Bạch thầy! Cái lũ ăn trộm này, gặp con, chúng sẽ biết tay!

    Liễu Minh cãi lại:

    - Biết tay như thế nào? Chú bắt chăng? Ý thầy là thầy sẽ tha cho phù hợp tâm từ!

    Nhà sư nói:

    - Không, Liễu Minh con! Thầy không tha! Vì tâm từ nên thầy không tha!

    Bất Đạt reo lên:

    - Đó, chú Liễu Minh thấy chưa? Vì tâm từ nên thầy không tha, thầy sẽ bắt.

    Nhà sư cười:

    - Không, Bất Đạt con! Thầy không bắt! Vì tâm từ nên thầy sẽ không bắt.

    Cả ba chú đều ngơ ngác:

    - Bạch thầy thế thì...

    Thấy vầng trán và cặp chân mày của Liễu Minh cau lại, nhà sư dịu dàng nói:

    - Liễu Minh! Con hiểu về tâm từ như thế nào mà bảo nên tha?

    - Vì tâm từ là thương người, yêu chúng sanh, mong chúng sanh thảy đều yên vui, hạnh phúc!

    - Như vậy, vì tình thương mù quáng, con sẽ dung dưỡng kẻ trộm trên thế gian!

    Bất Đạt góp lời:

    - Vì không muốn dung dưỡng kẻ trộm trên thế gian, cho nên, con sẽ bắt mới đúng nghĩa tâm từ!

    - Như vậy, vì tâm từ nóng vội con sẽ nuôi dưỡng hận thù giữa cuộc đời!

    Im lặng một lúc, nhà sư tiếp:

    - Các con ạ! Tâm từ là vậy mà không phải vậy. Thật ra, trong các con, chưa ai hiểu tâm từ là gì!

    Biết là cả hai chú đều rơi vào hoài nghi to lớn, nhưng nhà sư vẫn chưa trả lời vội, người dẫn cả ba chú đến một lùm cây rậm, chỉ vào đám cỏ rạp.

    - Đêm kia, thầy thấy cậu ăn trộm rình núp ở đây. Người bạn ăn đêm kiên nhẫn đợi thầy tắt đèn và đi nghỉ, nên thầy đã tắt đèn và đi nghỉ!

    Không cưỡng được ý mình, Liễu Minh buột miệng:

    - Thế là thầy đã tha!



    - Ừ! Thầy đã tha nhưng cái tha của thầy khác với cái tha của con. Thầy tha mà không dung dưỡng kẻ trộm trên thế gian. Rồi con sẽ hiểu điều ấy.

    Im lặng một lúc, chú Liễu Minh lại nói:

    - Thế là con sai ít mà chú Bất Đạt sai nhiều. Thầy đã không bắt!

    - Không, không phải thế đâu con! Thầy có bắt, nhưng không nuôi dưỡng hận thù, nên cái bắt của thầy khác với cái bắt của Bất Đạt!

    Đầu óc của các đệ tử rối loạn như một mớ bòng bong, như tổ chim, chẳng biết đạo lý câu chuyện nó nằm ở đâu nữa!

    Buổi chiều, trong giờ học Đạo, nhà sư lấy trong túi ra một lá thư bằng giấy học trò, nét chữ cứng cáp, không thẳng hàng thẳng lối, chẳng có chấm phết, sai chính tả lung tung.

    Liễu Minh và Bất Đạt chăm chú đọc:

    "Thưa thầy,
    Thầy biết con là thằn ăn cắp không những hai vòng thắn mà còn ăn cắp một tượng Phật nhỏ bằng đồng đen, ăn cắp 10 giò phong lan tước đây nữa. Thầy biết mà thầy lặng lẽ không nói với ai, cũng không hề tả lời một câu khi công an xã qua điều ta! Bây giờ thầy lại còn giúp con vốn liếng, tiền ăn tiêu mười ngày để con lên "đá bạc" khai thác đá là nghề cũ tước đây của con. Tiền thầy cho, con còn dư dả để thắm thanh dụng cụ hành nghề. Ơn đức thầy thật là kể thao cho xiết. Con hứa từ nay cho đến tọn đời, con thề làm người lương thiện để khỏi phụ tấm lòng cao cả của thầy.
    Con,..."


    Lá thư bên dưới có ký tên nhưng nhà sư đã lấy kéo cắt đi rồi.

    Bất Ác bây giờ mới cất giọng nói:

    - Con nhận nhiệm vụ bí mật của thầy, con biết cả. Con nghe hai chú Liễu Minh và Bất Đạt cãi nhau, con chỉ cười.

    Nhà sư hỏi:

    - Con cười sao?

    - Con cười vì cả hai chú đều sai!

    - Không đâu con! Cả hai chú đều không sai!

    Câu trả lời của nhà sư thật bất ngờ.

    Nhà sư lại phải giải thích:

    - Cả hai không sai, nhưng cả hai chú đều không đúng! Tại sao vậy? Vì trên sự tướng, tha hay bắt không quan trọng. Tha hay bắt chỉ quan trọng là khi tha để làm gì và bắt để làm gì? Tha rồi có giáo hóa được người và bắt thì có giáo hóa được người? Trên tất cả, đối với chúng ta, tha hay bắt là để học bài học giác ngộ mà thôi!

    Bất Đạt chợt nói:



    - Ý con cũng có thể là vậy lắm! Con bắt rồi con sẽ tìm cách giáo dục người ta nữa chứ!

    Liễu Minh nhíu mày:

    - Chú mà giáo dục! Chú thượng cẳng chân hạ cẳng tay thì có! Rồi chú còn bắt trói người ta mà giải qua công an! Cái bắt đó là cái bắt của người đời, chỉ tăng thêm oán thù chứ không được tích sự gì!

    Bất Đạt không giận mà cười khì khì:

    - Còn chú thì sao hử? Chú tha rồi chú giáo dục người ta làm sao nào, nói đi? Tha trống không cái kiểu của chú thì chi bằng kêu ba thằng ăn trộm vô khiêng chùa chiền đi hết cho khỏe! Vậy là tha theo hạnh bố thí ba-la-mật đấy!

    Nhà sư khoát tay:

    - Các con tranh cãi hay tranh luận đấy? Các con đừng nghĩ rằng giải pháp của thầy là tối ưu, từ đó, lấy làm thước đo để xử sự ở đời! Các con có biết rằng, tha hay bắt chỉ là sự thể hiện bên ngoài? Tha hay bắt rồi sau đó tìm cách giáo hóa, cũng chỉ là sự khôn ngoan của sự thể hiện bên ngoài ấy mà thôi. Có một cái tâm, các con ạ! Khi biết cái tâm ấy, trú nơi cái tâm ấy, thì tha hay bắt đều trở nên đúng cả vậy. Tâm ấy là tâm gì, ai biết?

    Cả ba chú đồng đáp:

    - Dạ, tâm từ!

    - Đúng thế! Vậy thì từ rày về sau, khi gặp bất cứ tình huống nào cũng phải sáng suốt, bình tĩnh. Sáng suốt là Tuệ, bình tĩnh là Định. Từ Tuệ, từ Định mà khởi tâm từ thì mọi hành động của các con đều phù hợp với giáo pháp cả, không sợ sai lầm đâu!

    - Chúng con đã hiểu cả rồi. Ôi! Thật tuyệt vời thay cái bài học hôm nay!

    Nhà sư từ bi nhìn ba chú, tủm tỉm cười, thầm nghĩ:"Chỉ nên dẫn cho chúng lên ngang chỗ đó thôi! Chúng đâu có hiểu rằng, tâm từ còn có trước ý, dụng ý, còn vấn đề lợi và hại, hay và dở, tốt và xấu thì tâm từ ấy đâu đã được gọi là từ vô lượng?



    Huyền Không
    Lăng Cô - Hải Vân - 1977











    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  8. The Following 8 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    EpisodicMemory (05-20-2012), Hồng Hoang (03-28-2012), Khuc Duong (12-31-2013), Kiến Hôi (03-18-2012), Nguyen Minh Khoa (04-30-2012), Tam Tang (05-08-2015), TinaVu (06-03-2012), việtdươngnhân (03-20-2012)

  9. #5
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    907
    Thanks
    7,463
    Thanked 2,197 Times in 766 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã

    bobo đã có xem qua phim này đã khá lâu ... version tiếng Hàn phụ đề tiếng Tây ... hơi chậm nhưng nghệ thuật quay phim và phong cảnh quá ư là đẹp nên cũng ngồi xem từ đầu tới cuối phim
    ... douceur ... joie ... altruisme ... amour ...

  10. The Following 5 Users Say Thank You to bonita For This Useful Post:

    aovang (03-19-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Khuc Duong (12-31-2013), Kiến Hôi (03-19-2012), việtdươngnhân (03-20-2012)

  11. #6
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    4,570
    Thanks
    12,949
    Thanked 8,743 Times in 3,393 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Quote Originally Posted by bonita View Post
    bobo đã có xem qua phim này đã khá lâu ... version tiếng Hàn phụ đề tiếng Tây ... hơi chậm nhưng nghệ thuật quay phim và phong cảnh quá ư là đẹp nên cũng ngồi xem từ đầu tới cuối phim
    Ý Bo bo nói là vì phụ đề hơi chậm khiến mình chậm hiểu hay khiến phim chậm lại?

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Kiến Hôi For This Useful Post:

    aovang (03-19-2012), EpisodicMemory (05-20-2012)

  13. #7
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,495
    Thanks
    5,685
    Thanked 6,302 Times in 2,252 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Quote Originally Posted by bonita View Post
    bobo đã có xem qua phim này đã khá lâu ... version tiếng Hàn phụ đề tiếng Tây ... hơi chậm nhưng nghệ thuật quay phim và phong cảnh quá ư là đẹp nên cũng ngồi xem từ đầu tới cuối phim
    Quote Originally Posted by Kiến Hôi View Post
    Ý Bo bo nói là vì phụ đề hơi chậm khiến mình chậm hiểu hay khiến phim chậm lại?
    Có lẽ av xem cùng version với Đốc Bồ, giọng nói Đại Hàn trong phim tiếng rất nhỏ, và phụ đề ( anh hay pháp ngữ) nên cuốn phim hầu như im lặng, chỉ nghe tiếng động của thiên nhiên qua bốn mùa , và diễn biến của phim rất chậm nên mình cũng hiểu rõ được hết câu chuyện.
    Lần này giọng kể chuyện phim với tiếng VN, âm thanh để hơi lớn nên làm cuốn phim bớt hấp dẫn...
    Đây chỉ là nhận định riêng tư của av.

    Nắng, Bồ & anh Kiến ghé qua,
    Last edited by aovang; 03-19-2012 at 06:08 PM.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  14. The Following 4 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    bonita (03-23-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Kiến Hôi (01-25-2015), việtdươngnhân (03-20-2012)

  15. #8
    Join Date
    Aug 2007
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    7,638
    Thanks
    3,461
    Thanked 2,206 Times in 1,113 Posts

    Default Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Huỳnh Y
    Chúc HY & tất cả BÌNH AN HẠNH PHÚC.






    *********


    Bát Nhã Tâm Kinh

    "Bát Nhã Tâm Kinh" nhật nhật trì
    Xin xóa tan 2 chữ "tình si".
    "Phủi Bụi Trừ Dơ" trong tâm trí
    Thoạt nhiên "Đốn Ngộ" thật diệu kỳ...


    vdn_Diệu Thi







    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)


    "Cộng sản còn thống trị quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
    Blog
    Google traduction
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=16&type=sigpic&dateline=1327512311

  16. The Following 3 Users Say Thank You to việtdươngnhân For This Useful Post:

    aovang (03-20-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Kiến Hôi (01-25-2015)

  17. #9
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,495
    Thanks
    5,685
    Thanked 6,302 Times in 2,252 Posts

    Default Re: Hai Bài Kinh Bát Nhã


    Bát Nhã Tâm Kinh

    "Bát Nhã Tâm Kinh" nhật nhật trì
    Xin xóa tan 2 chữ "tình si".
    "Phủi Bụi Trừ Dơ" trong tâm trí
    Thoạt nhiên "Đốn Ngộ" thật diệu kỳ...


    vdn_Diệu Thi






    sao em không nghe được tiếng chị 7 ?
    chị link vào cho em với
    cảm ơn chị trước nha

    tâm sự ...vụn chút xíu,
    mấy năm trước, em... buồn tình , rồi có duyên lang thang vô nhà chị bên phố nọ, đọc và nghe được kinh Hiền Nhân...em ẳm cả vài năm...sống sót !!!! vui !!!
    hồi nào hơi hơi chán đời, thăm chị..., vui, là con em này biến mất tiêu

    ngày vui nha chị,
    chào bà con, phố...
    làm việc xong hôm nay , av nghỉ phẻ...đến chủ nhật,
    hát & bế cháu ...
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  18. The Following 3 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    bonita (03-23-2012), EpisodicMemory (05-20-2012), Kiến Hôi (01-25-2015)

  19. #10
    Join Date
    Aug 2007
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    7,638
    Thanks
    3,461
    Thanked 2,206 Times in 1,113 Posts

    Default Hai Bài Kinh Bát Nhã

    Quote Originally Posted by aovang View Post

    Bát Nhã Tâm Kinh

    "Bát Nhã Tâm Kinh" nhật nhật trì
    Xin xóa tan 2 chữ "tình si".
    "Phủi Bụi Trừ Dơ" trong tâm trí
    Thoạt nhiên "Đốn Ngộ" thật diệu kỳ...


    vdn_Diệu Thi






    sao em không nghe được tiếng chị 7 ?
    chị link vào cho em với
    cảm ơn chị trước nha

    tâm sự ...vụn chút xíu,
    mấy năm trước, em... buồn tình , rồi có duyên lang thang vô nhà chị bên phố nọ, đọc và nghe được kinh Hiền Nhân...em ẳm cả vài năm...sống sót !!!! vui !!!
    hồi nào hơi hơi chán đời, thăm chị..., vui, là con em này biến mất tiêu

    ngày vui nha chị,
    chào bà con, phố...
    làm việc xong hôm nay , av nghỉ phẻ...đến chủ nhật,
    hát & bế cháu ...
    AV ơi! 7 chỉ nghe chứ không biết tụng Kinh. Hồi trước 7 nghe qua casette(K7). Máy K7 hư vài năm nay nghe qua web này >>


    http://www.tangthuphathoc.net/phapam...kinh-nq-00.htm


    ***

    Kinh Hiền Nhân
    Dịch Giả: HT. Thích Hành Trụ. Giọng đọc: Đức Uy



    Mỗi sáng nghe Kinh Hiền Nhân

    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)


    "Cộng sản còn thống trị quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
    Blog
    Google traduction
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=16&type=sigpic&dateline=1327512311

  20. The Following 3 Users Say Thank You to việtdươngnhân For This Useful Post:

    aovang (03-20-2012), bonita (03-23-2012), EpisodicMemory (05-20-2012)

Page 1 of 62 1234567891011 ... LastLast

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •