Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Results 1 to 3 of 3

Thread: MỘT GÓC VIỆT HẢI LA

  1. #1
    Join Date
    Dec 2013
    Posts
    3
    Thanks
    0
    Thanked 10 Times in 3 Posts

    Default MỘT GÓC VIỆT HẢI LA

    MỘT GÓC
    VIỆT HẢI LA




    Sinh năm Quý Tỵ tại Tây Ninh.
    Theo học đại học Kinh Tế, Thương Mãi
    tại viện đại học Minh Ðức và Luật Khoa ở Sài gòn trước 1975.
    Tốt nghiệp E.E. tại Hoa Kỳ
    Ban Điều Hành Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ
    Hiện cư ngụ tại Los Angeles, Nam Cali.
    Email: viethai712@yahoo.com


    MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA VIỆT HẢI VÀ GIA ĐÌNH




    Việt Hải của hơn 30 năm về trước


    Việt Hải & Lệ Hoa, chụp ở sân nhà thầy Nguyễn Thanh Liêm


    Vợ chồng N/s Anh Bằng, Việt Hải và Cao Minh Hưng
    Last edited by Viet Hai; 12-25-2013 at 06:00 PM.

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Viet Hai For This Useful Post:

    chieunhatnang (12-25-2013), vdt (12-25-2013), việtdươngnhân (12-25-2013)

  3. #2
    Join Date
    Dec 2013
    Posts
    3
    Thanks
    0
    Thanked 10 Times in 3 Posts

    Default Re: MỘT GÓC VIỆT HẢI LA


    VUI 82 Cùng Với Thầy KHẢO
    Việt Hải Los Angeles

    (trích tuyển tập "GS Lưu Trung Khảo Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè",
    phát hành ngày 22 tháng 12 năm 2013)

    Tôi nói chuyện với Thầy là tôi "mê" bài văn mà Thanh Tịnh tả mùa thu đi học. Cali bây giờ đang vào thu, tôi thả hồn về dĩ vãng: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

    Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

    Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẩn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học..."

    Đấy là bài "Tôi đi học". Năm tôi cắp sách vào lớp đồng ấu, mẫu giáo mẹ tôi đưa tôi đến trường, tôi nhớ cái tuổi thơ măng non rùt rè khi bước vào lớp gặp cô giáo mà mẹ tôi nói lời gửi gấm. Mẹ tôi ra về tôi muốn chạy theo, vì tôi chưa từng quen đi học. Mùa thu năm sau đấy, niên khóa 1959-1960, ba tôi đưa tôi đến lớp trình diện thầy Nam dạy lớp năm (tức lớp 1 sau này). Ba tôi nói chuyện với thầy gửi con mình nhờ thầy dạy dỗ, thầy Nam bảo tôi ngồi dãy đầu, tôi dạn dĩ hơn năm trước để rồi từ tiểu học lên đại học khi tựu trường tôi thường vào sớm để được ngồi dãy đầu. Một kỷ niệm với áng văn hay của Thanh Tịnh, có ba mẹ tôi và có bóng hình của thầy Nam.

    Tôi nhập đề luân khởi dài một dặm Anh (1 mile) như vầy cũng vì rằng thì là thầy Nam của tôi ngày xưa có giọng nói như thầy Lưu Trung Khảo, phát âm rõ, bao dung dù nghiêm nghị và rất thương mến học trò, Nếu thầy Khảo đưa cả lớp học của nhà văn Nguyễn Tường Thiết đi Tây Ninh ngắm thắng cảnh, viếng thăm Thánh Thất Cao Đài để học sinh của Thầy học hỏi thêm, kiến thức địa lý quê hương được mở rộng hơn. Anh Thiết thuộc cấp trung học, lớp tôi thuộc tiểu học, thầy Nam thường dắt cả lớp đi xem Sở Thú (hay tên gọi khác là Thảo Cầm Viên), trường học gần Sở Thú, thầy Nam chịu khó cho đám học trò đi một đàng học một sàng khôn. Mỗi lần lớp đi chơi về thầy bắt chúng tôi vẽ hay viết ra những gì chúng tôi thấy. Thật vậy, học và hành có tương quan trong cuộc sống.

    Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ có dự án ra sách viết về kỷ niệm với Giáo sư Lưu Trung Khảo. Trong phạm vi học đường hay sư phạm, tên tuổi giáo sư là một trong những vị thầy được biết nhiều, nhất là tại Sài Gòn. Rồi sau năm 1975 ra hải ngoại thầy Khảo bỏ tâm huyết dấn thân vào phong trào dạy Việt Ngữ, duy trì tiếng Việt. Thật vậy, tiếng Việt là một trong những vũ khí hữu hiệu hay phưong tiện tiện lợi hầu bảo tồn và phát huy văn hóa. Trong 25 lớp tu nghiệp sư phạm Việt ngữ được tổ chức TAVIET-LCS (hay Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California) đứng ra thực hiện, sự góp mặt của Thầy Khảo trong các khóa tu nghiệp này thật tích cực.

    Bây giờ xin nói qua chuyện cũ ngày xưa, theo tiểu sử thì Thầy Khảo sinh năm 1932 tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Duy Tiên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp Hà Nội, phía đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng và huyện Lý Nhân, phía nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý, phía tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng. Mỗi tỉnh của nước ta thì nhân tài tỉnh nào cũng có, riêng nói tới Hà Nam, xin đừng quên nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được xem là thi sĩ của mùa thu và nông thôn Việt Nam, thú vui an nhàn thả thuyền câu cá trên ao:

    Ao thu lạnh lẻo nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

    (Thu điếu)

    Việt Nam là xứ nông nghiệp, vê khía cạnh đồng quê, nông thôn, thơ của thi nhân mô tả khi nông dân mất vụ mùa:

    "Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua
    Chiêm mất đồng chiêm, mùa mất mùa
    ."

    Rồi khi làng quê và nông dân đ ược mùa:

    "Năm ngoái năm kia đói miệng chết
    Năm nay phong lưu đã ra phết
    "

    Là một nho sĩ ái quốc, khi Pháp đánh chiếm và đóng quân trên toàn thể nước ta (1858) để giữ trọn tiết tháo của nhà nho, ông không chịu ra làm việc cho giặc ngoại xâm nên đã từ quan về quê sống ẩn dật, chỉ dạy học cho tới khi mất (1909). Ông cũng đã làm Quan đến chức Tổng Đốc Sơn Tây.

    Tinh thần ái quốc của người xưa như của cụ Nguyễn Công Trứ, kiên cường, can trường, cụ là vị tướng thao lược quân sự. Khi nghe tin liên quân Pháp và Tây Ban Nha sắp tấn công Việt Nam, dù là xấp xỉ bát tuần cụ xin Triều đình Huế ra đánh quân Tây. Khi Pháp tấn công Việt Nam lần đầu, vào tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông .

    Có một hôm tôi nghe Thầy Lưu Trung Khảo on air về đề tài Nguyễn Công Trứ:

    Làm trai đứng ở trong trời đất
    Phải có danh gì với núi sông
    .”

    Nguyễn Công Trứ,

    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
    .”

    diễn nghĩa
    (Sống ở đời chẳng ai mà không chết,
    phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh
    )
    Chí Làm Trai

    hay,

    Thông minh nhất nam tử
    Yếu vi thiên hạ kỳ


    diễn nghĩa

    (Một người con trai thông minh;
    nên làm người khác thường trong thiên hạ
    )
    Chí Nam Nhi

    Mang tư tưởng khí khái, cương trực chống người Cộng Sản triệt để, thời thế và lịch sử tô luyện cho thầy Khảo tinh thần quốc gia dân tộc chân chính. Năm 1954 Thầy di cư vào Nam khi đất nước phân ly hai miền, phía Bắc Việt dùng chiến thuật tâm lý chiến tố cáo với Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương, bôi nhọ cuộc di cư vĩ đại của đồng bào từ Bắc vào Nam là do Pháp, Mỹ và Viêt Nam Cộng Hòa giựt dây, khích động. Là một trong những lãnh tụ sinh viên thuở bấy giờ Thầy Khảo đã bảo vệ chính nghĩa của những người đi tìm ánh sáng miền Nam tự do. Trong bối cảnh sau khi di cư ấy, lực lượng sinh viên học sinh di cư đã dẫn đầu cuộc biểu tình vào dịp 20 tháng 7 năm 1955 đòi tống xuất các đoàn đại biểu của quân đội Cộng Sản từ Hà Nội trú đóng tại hai khách sạn Majestic và Galliéni (đường Trần Hưng Đạo). Khi bị khiêu khích, cuộc biểu tình trở thành bạo động, gây thiệt hại nặng cho hai khách sạn này nhưng không có thương vong xảy ra. Những hành vi cương quyết của các anh chị em trẻ sinh viên học sinh khiến cho bọn thân Cộng Sản không còn dịp tuyên truyền phá rối như trước. Đấy là Thầy Khảo là lãnh tụ yêu nước xông xáo chống Cỗng Sản khi vừa trên 20. Lập trường chống CSVN không chao đảo, vẫn tiếp diễn đến nay ngót 6 thập niên rồi còn gì !?

    Ngày xưa Nguyễn Công Trứ tướng quân ở tuổi 80 nghe tin quân ngoại bang xâm lăng nước nhà cụ xin triều đình nhà Nguyễn cho cụ ra trận mạc chống quân ngoại xâm. Ngày nay giáo sư Lưu Trung Khảo hơn 80 tuổi vẫn mang tâm tư chống giặc ngoại xâm phương Bắc và nhà cầm quyền CSVN vốn "hèn với giặc ác với dân". Sự kiện như vậy phản ảnh cá tính "Uy vũ bất năng khuất" đối với hai cụ Nguyễn Công Trứ và Lưu Trung Khảo, mặc dù hai cụ cách xa nhau một thế kỷ rưỡi.

    Xin mời nghe nỗi lòng hướng về quê hương, bài tham luận đầy ý nghĩa của giáo sư Lưu Trung Khảo:

    http://audio.freevietnews.com/201004...rungkhao_e.m3u

    Suốt cuộc đời Thầy Khảo phục vụ hai yếu tố Quê hương (hay đất nước) và Giáo dục, mà phạm vi giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ. Trong cái trăn trở khi nhìn cố hương tả tơi, tiền đồ bị ngoại bang xâm lấn, dày xéo, còn giáo dục thì xuống cấp, phẩm chất tồi tệ. Thầy nhìn về những người trẻ dõng dạc đứng lên đòi công bằng và danh dự cho Việt Nam trước thái độ ngang ngược, kẻ cả của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, tôi nghe bài thơ Thầy được phổ nhạc do nhạc sĩ Cao Minh Hưng như lời ca sau:

    Tuổi Trẻ Và Quê Hương
    (Thơ: Lưu Trung Khảo, nhạc: Cao Minh Hưng)

    "Này bạn ơi, tuổi trẻ vì non sông
    Tương lai hiên ngang cùng bước lên
    Tuổi trẻ, người hùng anh
    Tuổi trẻ, bao hào quang
    Đoàn người ơi, mau tiến lên!
    Hồn nước Nam oai hùng
    Quê hương bao hồn thiêng
    Bạn trẻ ơi, hãy xông pha!
    Tuổi trẻ Việt Nam, cùng dấn thân
    "

    Tuổi trẻ khắp mọi nơi, tuổi trẻ là hy vọng vươn lên từ Prague, Warsaw đến Sofia hay Budapest, tuổi trẻ là ngày mai, là tương lai như những Cairo, Tunis, Tripoli hay Damascus, rồi sẽ đến tuổi trẻ Huế, Sài Gòn và Hà Nội .

    "Cùng nhau ta tiến bước!
    Vì nước non Việt nam
    Cùng nhau ta quyết tiến
    Dẫu khó khăn vượt qua
    Quê hương đang mong chờ
    Mong tương lai rạng ngời
    Tuổi trẻ hãy vùng lên!
    Này bạn ơi, tuổi trẻ vì quê hương
    Giang sơn bao la cùng ca vang
    Tuổi trẻ là tương lai
    Tuổi trẻ cho ngày mai
    Đoàn người ơi, mau tiến lên
    "

    Hãy hướng về tuổi trẻ quê hương như những Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, ... trong một nhu cầu chung, mối tương quan mới không sợ sệt mà phải vùng lên để phá gông cùng và xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho người dân trong xứ. Bởi người ta nhận thấy rõ ràng về các tiềm năng cùng sức mạnh đóng góp của tuổi trẻ qua những biến động của xã hội xưa cũng như nay, vì tuổi trẻ có thể biến đổi bất công của một xã hội, một quốc gia. Ví dụ qua các phong trào tranh đấu của tuổi trẻ, như đòi hỏi dân chủ hóa, đòi nhân quyền và công cuộc cách mạng xã hội, để rồi từ các xã hội độc tài, vô luật sang dân chủ pháp trị,...

    "Hồn nước Nam oai hùng
    Quê hương cờ vàng bay
    Bạn trẻ ơi, hãy ngẩng cao!
    Tuổi trẻ Việt Nam cùng tiến lên!
    Bạn trẻ ơi, hãy ngẩng cao!
    Tuổi trẻ Việt Nam cùng nắm tay tiến lên
    !".

    Kể chuyện về Thầy Khảo, tôi muốn đề cập đến những điểm mà tác giả Nguyễn Đình Cường nhận xét như sau: "Kiến thức của ông sâu rộng về nhiều lãnh vực văn học, triết học, tôn giáo, chính trị… Ông có một tấm lòng bao dung, vị tha và một trực giác bén nhậy trong cách đối nhân tiếp vật nhờ đó ông xét đoán con người rất chính xác", GS. Nguyễn Đình Cường kể câu chuyện vị hiệu trưởng Trung học Kiến Phong bị hãm hại, tố oan, xong chuyện đến tai Thầy Khảo, Thầy can thiệp minh oan cho ông hiệu trưởng nạn nhân của một nhóm người bất chính.

    Cá tính thẳng thắn khi sự kiện chướng tai gai mắt Thầy Khảo, không vị nể dù chuyện sai quấy phát khởi bởi các đồng nghiệp quen biết lễ phép dâng kiến nghị đến CSVN hay vị cao tăng phạm giới, trên làn sống phát thanh hay phát hình, Thầy cho nhận định không vị nể dù cho lời thật mất lòng. Những sự kiện mà cụ Nguyễn Du mô tả qua thơ:

    "Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
    "

    Về quan điểm kiến thức uyên bác của Thầy Khảo trên nhiều phạm vi tác giả Nguyễn Đình Cường ghi nhận, những buổi hội luận văn học trên TV hay radio tôi nghe Thầy diễn giải đề tài mạch lạc, thu hút người nghe, trình bày rõ ràng, có tính cách thuyết phục, từ những nhận định văn học qua tác phẩm của những tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn hay trong Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Tô Hòai, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,... dĩ nhiên phải có Nguyễn Du.

    Thầy có trí nhớ tốt, không thua "super talent memory", nhớ dai, nhớ rõ, không thua Wikipedia hay Encyclopaedia Britannica,... Máy điện toán Dell hay Hewlett Packard có thể bị Beijing hackers tấn công, nhưng bộ tự điển sống của Thầy Khảo dù hackers tài ba xuất chúng của chốn Ba Đình, Pắc Pó hay Peking đừng hòng xâm nhập. No way Jose!

    oOo

    Nhân sinh nhật Tám bó hai của thầy Lưu Trung Khảo, em xin kính chúc Thầy được Bách Niên Giai Lão, Gừng càng già càng cay cay, Thầy càng về chiều càng dẽo dai hơn 3 ông Phúc Lộc Thọ trên phố Bolsa, để một mai quê hương ta thật sự thanh bình, có được tự do, hết nạn CS, Thầy trò mình đón xe đò Hoàng gặm cơm tay cầm Cali sandwiches viễn du Huế, Sài Gòn và Hà Nội nhen Thầy!

    Kính Thầy Khảo

    Tám hai chưa hẳn đã già
    Hai mươi năm nữa Thầy là hơn trăm
    Ăn hiền tích đức trăm năm
    Ngày sau Cộng hết Việt Nam an bình
    Quê hương gấm vóc nước mình
    Tàu ô Tàu khựa thất kinh cút về
    Tàu về mình ở lại quê
    Ngàn sau năm nữa Thầy nè sống dai
    !


    VIỆT HẢI LA
    Last edited by Viet Hai; 12-24-2013 at 07:53 PM.

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Viet Hai For This Useful Post:

    chieunhatnang (12-25-2013), saolinh (12-25-2013), vdt (12-25-2013), việtdươngnhân (12-25-2013)

  5. #3
    Join Date
    Dec 2013
    Posts
    3
    Thanks
    0
    Thanked 10 Times in 3 Posts

    Default Re: MỘT GÓC VIỆT HẢI LA



    Last edited by Viet Hai; 12-25-2013 at 03:56 PM.

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Viet Hai For This Useful Post:

    Kiến Hôi (05-02-2014), saolinh (12-25-2013), vdt (12-25-2013)

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •