Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 20

Thread: MÙA VỌNG NĂM C 2018

  1. #1
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Thumbs up MÙA VỌNG NĂM C 2018

    CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C

    NGẨNG ĐẦU LÊN










    Lm Giuse Nguyễn Hữu An

    Phụng vụ Giáo hội đã bước vào năm mới với khởi đầu là Mùa Vọng.

    Từ Chúa Nhật I mùa vọng đến ngày 16.12, Phụng vụ nói lên niềm mong đợi ngày Chúa đến khi kết thúc thời gian. Tám ngày cuối cùng, trực tiếp nói đến ngày Giáng Sinh.

    Có người nghĩ rằng, trong Mùa Vọng phụng vụ phải đọc những bài sách Thánh báo tin Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra. Thế nhưng, những bài sách Thánh và đặc biệt bài Tin Mừng Chúa Nhật I lại báo tin Chúa sẽ đến trong ngày phán xét. Giáo Hội muốn cho chúng ta hiểu ý nghĩa thần học của việc chờ mong Chúa đến. Hàng năm vào Mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi con cái chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa đến. Thực ra, Chúa đã đến rồi khi sinh ra tại hang đá Bêlem cách nay hơn hai ngàn năm. Tuy nhiên chúng ta vẫn luôn chờ mong vì Chúa đến hằng ngày và nhất là Chúa sẽ đến trong ngày phán xét. Giáo Hội mời chúng ta hãy hướng nhìn về ngày Ðức Giêsu Kitô sẽ đến trong vinh quang để vĩnh viễn thiết lập Trời Mới Ðất Mới cho loài người. Tin Mừng hôm nay gợi lại trước mắt chúng ta quang cảnh tươi sáng về ngày Chúa quang lâm, Giáo Hội đưa chúng ta về với cuộc sống và trách nhiệm hiện tại của mình và nhắc lại lời căn dặn của Chúa Giêsu: Hãy Tỉnh Thức!

    Vì thế, Mùa Vọng âm vang những lời loan báo.

    1. Mùa Vọng - Mùa loan báo.

    Mùa vọng là mùa của những lời loan báo. Loan báo Chúa Giêsu sinh ra, loan báo thời gian cứu độ, loan báo ngày trở lại của Chúa Kitô. Những lời loan báo này được công bố rõ ràng trong các bài đọc Sách Thánh ngày Chúa Nhật.

    Bài đọc 1, trích trong sách Isaia, đó là những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế mà đỉnh cao là Chúa Nhật IV, loan báo một trinh nữ sẽ sinh hạ tại Bêlem một Hài Nhi thuộc chi tộc Đavit và Ngài sẽ được gọi là Emmanuel.

    Bài Phúc Âm: Chúa Nhật I mùa vọng nói lên niềm mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại với lời nhắn nhủ: Hãy tỉnh thức; Chúa Nhật II, III dành cho Gioan tiền Hô với lời mời gọi: Dọn đường cho Chúa; Chúa Nhật IV là Chúa Nhật Truyền tin cho Đức Mẹ và Thánh Giuse.

    Các bài đọc 2 là các bài Thánh thư Phaolô, Giacôbê, Phêrô, đặc biệt làm cho Mùa Vọng trở thành một mùa loan báo việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai.

    2. Mùa Vọng - Mùa chờ đợi

    Mùa Vọng là mùa mong đợi Chúa đến. Từ ngữ “Chúa đến” thường được hiểu bằng bốn cách:

    - Chúa đến trong lịch sử nhân loại.
    - Chúa đến trong ngày phán xét chung.
    - Chúa đến trong giờ chết của mỗi người.
    - Chúa đến trong ơn thánh hằng ngày.

    Chúa đến lần thứ nhất: Chúa đã làm người trong nghèo hèn và đau khổ. Chúa được sinh hạ tại hang đá Belem. Chúa đến thế gian để trao ban Ơn Cứu Độ cho nhân loại. Ngày nay nhân loại đợi chờ và hân hoan kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh.

    Chúa đến lần thứ hai: Chúa Giêsu sẽ đến thế gian lần thứ hai để hoàn tất công cuộc cứu độ, gọi là Tận Thế hoặc Cánh Chung. Lần này Chúa đến trong vinh quang với tư thế là Vua Thẩm phán để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Không ai biết được ngày đó sẽ xẩy ra khi nào. Chỉ biết chờ đợi trong hy vọng.

    Chúa đến giữa hai lần: Chúa đến với từng người. Đó là giờ chết. Không ai biết được Chúa gọi mình lúc nào và ở đâu. Không ai có thể chọn cho mình ngày giờ ra đi. Lần giữa này là lần thật quan trọng với từng người.

    Chúa đến trong ơn thánh: Hàng ngày Chúa đến với ta trong ơn thánh qua các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể.

    Mùa Vọng chính là mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi Chúa đến.

    3. Mùa Vọng - Mùa tỉnh thức

    Chúa Giêsu nói đến tư thế của người tỉnh thức là luôn: “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”. Chúa cũng nói đến thái độ sống của người tỉnh thức là không để “lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời”, không quá mê mẩn những đam mê hưởng thụ, không quá mê say danh lợi thú.

    - Đứng thẳng: đây là động thái hiên ngang dũng cảm vượt trên mọi đam mê tội lỗi. Đứng thẳng mới khỏi sa chước cám dỗ và những lôi cuốn mời mọc hấp dẫn trong cuộc đời.
    - Ngẩng đầu lên: đây là động thái hướng thượng, vươn mình lên tới những giá trị cao cả.

    Chúng ta sống cuộc đời hiện tại trong tinh thần tỉnh thức. Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.

    Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cữu của mình.

    Mùa Vọng là mùa mong đợi Chúa đến. Chúa đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa, chúng ta phải tỉnh thức.

    Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức.

    a. Dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về:

    Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn. Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.

    b. Dụ ngôn người quản gia trung thành.

    Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Cần phải trung thành trong nhiệm vụ được giao. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.

    Người ta kể chuyện rằng ngày kia Thánh Luy Gonzaga còn chơi với bạn bè, thình lình cha bề trên đến tập họp tất cả lại và hỏi thử: "Giả sử như chúng con đang chơi mà Chúa đến báo cho chúng con biết chúng con chỉ còn sống 5-10 phút nữa thôi, thì chúng con sẽ làm gì?". Bấy giờ mọi người bổng trở nên căng thẳng. Người thứ nhất trả lời: " Con sẽ đi gặp cha linh hướng" Người thứ hai nói:"Con sẽ vào nhà thờ cầu nguyện trước Nhà Tạm". Riêng Luy vẫn bình thản trả lời:" Thưa cha, con sẽ tiếp tục chơi".

    Ðó là câu trả lời của một đấng thánh và đáng lý mỗi người kitô hữu đều phải có thể trả lời như thế. Chơi đùa, giải trí cũng làm đẹp lòng Chúa nếu đó là việc phải làm theo nhu cầu đúng đắn hoặc theo bổn phận. Vậy không phải chỉ bằng đọc kinh, cầu nguyện, mà bằng cả yêu thương, đau khổ, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, nghĩa là bằng cả cuộc đời mà chúng ta đón chờ Chúa và chuẩn bị cho hạnh phúc đời đời của chúng ta.

    Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.

    Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.

    Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.

    Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.

    Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.

    Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Xin dạy chúng con biết luôn “đứng thẳng” trong một nếp sống chân thành, tốt lành và thánh thiện. Xin hướng chúng con biết luôn “ngẩng đầu lên” để hướng về Quê Hương Thiên Quốc, nơi chúng con hy vọng sẽ được chung hưởng hạnh phúc muôn đời bên Chúa. Amen.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  2. #2
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018




    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    HÃY TỈNH THỨC




    Chú giải của Noel Quesson
    Hôm nay, bắt đầu năm Phụng vụ mới. Sau thánh Máccô, giờ đây thánh Luca trình bày cho ta Mầu nhiệm của Đức Giêsu.

    Ngay từ Chúa nhật đầu tiên này, chúng ta được đặt vào một biến cố “sớm hơn”. Thời gian Mùa Vọng là thời gian gợi lại việc Đức Kitô “đến": Ngài đã đến tại Bêlem ngày Giáng sinh... Ngài đang đến trong mỗi biến cố, trong mỗi bí tích... Ngài sẽ đến vào Ngày cánh chung.

    Đức Giêsu nói với các môn đệ biến cố Người quang lâm:

    “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét....".

    Ở đây chúng ta tiếp cận với lối văn “khải huyền". Loại văn chương này xuất hiện tại Israel, hai thế kỷ trước Đức Giêsu, và kéo dài sau đó một thế kỷ nữa. Lối văn Kinh thánh này tiếp theo thời kỳ ngôn sứ. Mọi hy vọng của các ngôn sứ đều đã đổ vỡ: dân Israel, thay vì được độc lập lại bị tháp nhập và chịu lệ thuộc các đế quốc ngoại giáo liên tiếp, khiến ta có cảm tưởng là lịch sử đã thoát khỏi bàn tay điều khiển của Thiên Chúa. Đó là một gai chướng, một thử thách cho đức tin. Do đó, trước hết, trào lưu khải huyền muốn phục hồi niềm hy vọng, bằng cách dù gặp thất bại, vẫn lớn tiếng hô lên sứ điệp của các ngôn sứ: Thiên Chúa là chủ tể lịch sử. Ngài sẽ chiến thắng: Chiến thắng trên sự dữ. Vì không ai biết chiến thắng sẽ được thực hiện như thế nào, nên người ta diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ, với những hình ảnh vũ trụ vĩ đại và lộng lẫy.

    Theo kiểu nói truyền thống đó, ba khoảng không gian lớn đều bị rung chuyển: bầu trời, trái đất, biển cả. Sự lộn xộn ập xuống trên vũ trụ, để "tạo dựng” một thế giới mới. Ta có thể so sánh với Isaia (13,9-10.34, 3-4), trong sách đó tác giả cũng dùng những hình ảnh thảm lại để diễn tả sự sụp đổ của Babylon: đó là một bằng chứng nói lên, ta không được hiểu những hình ảnh đó theo mặt chữ. Các vì sao sẽ "từ trời rơi xuống", “mặt trời sẽ không còn chiếu sáng nữa", là cách nói nhằm diễn tả Thiên Chúa là chủ tể. Cũng đừng quên rằng, phần lớn các dân tôc phương Đông cổ đều thờ các tinh tú như những thần linh ngự trên cao, điều khiển thế giới và quyết định số phận con người. Và ta nghĩ đến khoa tử vi cùng chiêm tinh học hiện nay vẫn còn ăn khách. Nếu "chủ dân", các "goim", tôn thờ các tinh tú như các thần linh mới, thì Israel trong truyền thống khải huyền của mình đã tuyên bố rằng, sẽ có ngày những thần linh này bị tiêu tan một cách thê thảm: các vì sao, mặt trời sẽ rớt xuống... không có thần nào khác, ngoài Thiên Chúa!

    Chính Luca cũng không ngần ngại sử dụng thứ ngôn ngữ khải huyền này, để ghi lại một cuộc nhật thực vào lúc Đức Giêsu tắt thở trên thập giá (Lc 23,44): đó là cách nhấn mạnh rằng, nhớ biến cố lịch sử tại đồi Golgotha, Thiên Chúa đã dứt khoát can thiệp vào lịch sử loài người: Đức Giêsu sẽ đến trên mây trời! Thế giới cổ xưa qua đi, một thế giới mới đã khai sinh! Thập giá, đó là cuộc chiến thắng, là vinh quang của Ngài, mà buổi sáng Phục sinh sẽ làm bừng dậy cách công khai trước một thái dương mới.

    Muôn dân sẽ lo lắng hoang mang... Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.

    Hơn thánh Máccô trong đoạn văn tương tự, mà cách đây mười lăm hôm ta đã được nghe, thánh Luca nhấn mạnh đến phản ứng của con người trước những biến cố như dấu chỉ: nghĩa là nhắm đến thảm kịch của con người hơn là một xáo trộn có tính vật chất. Con người thuộc mọi thời đại con người thời nay cũng như con người thời đó, thường có khuynh hướng xóa bỏ "thời gian”, coi thời gian như cái gì không an toàn. Chúng ta không thích "biến cố", nghĩa là sự kiện bất ngờ, điều không dự kiến được. "Điều gì sẽ xảy ra?". Những gì ta không biết trước luôn luôn đáng sợ.

    Do đó, mới có những khuynh hướng bảo thủ, duy truyền thống, cố làm mọi cách để không gì "xảy đến", không gì “thay đổi” cả.

    Vì thế, toàn bộ Kinh Thánh thường lặp lại cho chúng ta rằng, "biến cố" là cuộc "thần hiện" của Thiên Chúa: Người hiện đến, Người can thiệp qua các biến cố. Chẳng hạn, vì Đức Giêsu đã báo trước, nên việc phá hủy thành Giêrusalem và Đền Thánh, là một biến cố đáng sợ, dễ gây hoảng hốt... tuy nhiên, cũng là "dấu chỉ” báo hiệu Đức Giêsu sẽ "đến trên mây trời" ' Như thể ngày nay ta loan báo một cuộc cách mạng sẽ phá hủy Vatican và các vương cung thánh đường trong một cuộc thánh chiến! Hơn nữa, cũng không thiếu những ngôn sứ luôn tuyên sấm giáng họa, đưa tin về những tai ương tương tự hay còn tệ hại hơn: nào là hiểm họa nguyên tử, nào là nạn nhân mãn, ô nhiễm lan tràn... nhiều ý thức hệ hiện nay chỉ nhằm khai thác sự sợ hãi tự nhiên này của nhân loại. Phải chăng Đức Giêsu chỉ là một trong những "ngôn sứ tuyên sấm giáng họa" trên, khi lợi dụng sự sợ hãi để tranh thủ những kẻ ủng hộ mình?

    Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy con người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.

    Đức Giêsu không khai thác, nhưng giải gỡ cho ta sự sợ hãi đó. Những "biến cố" gây xáo trộn, không kết thúc mọi sự, không chỉ là khởi đầu cho một thế giới khác... chỉ báo trước một cuộc gặp gỡ. Ngược lại với sự sợ hãi của con người, ở đây xuất hiện hình ảnh rực rỡ của Con Người trong chính vinh quang của Thiên Chúa. Ta biết rằng, Đức Giêsu sử dụng "thị kiến của Đa-ni-en" (Đn 7,18-14)... nhưng thay đổi hoàn toàn. Triều đại của Thiên Chúa nhu Đa-ni-en mong đợi, phải chiến thắng các địch thù của Israel bằng một thứ can thiệp mãnh liệt và kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử. "Con người" tượng trưng cho "dân thánh của Đấng Tối Cao", sẽ đến "từ trên đám mây trời". Thế nên, Đức Giêsu tự đồng hóa với Con Người đó. Nhưng thoạt đầu, Ngài không xuất hiện như một hữu thể từ trời: Ngài là con của Đức Maria. Ta biết rõ xuất xứ của Ngài. Ngài không hiện diện "trong đám mây” Ngài hoàn toàn chia sẻ thân phận con người như mọi người trên trần gian. Và đúng ra, chỉ khi chết trên thập giá, Ngài mới thực sự bước vào trong Thế Giới Mới của Đấng Phục sinh đầy vinh quang và uy quyền… như Ngài đã tiên báo khi bị xét xử trước Thượng Hội Đồng Do Thái (Lc 22,69). Không xóa bỏ lịch sử, cái chết thảm hại của Đức Giêsu thực sự đã trở nên "điểm xuất phát" của một lịch sử mới. Mùa Vọng là thời gian của một cuộc khởi hành mới. Bản văn trên nhắc nhở chúng ta điều đó.

    Khi những biến cố đó bắt đầu xảy ra anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên...

    Vậy Khải Huyền (trong tiếng Hy Lạp, từ này có nghĩa là "mạc khải"), đúng là một sứ điệp hy vọng. Chúng ta ghi nhận hai thái độ tương phản. Trước những tai họa bên ngoài, là cuộc Quang lâm của Đức Giêsu. Trước sự hốt hoảng của dân ngoại, là thái độ "đứng thẳng" của các tín hữu. "Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc... thì anh em hãy ngẩng đầu lên". Sư tương phản này còn rõ nét hơn trong toàn bản văn, khi ta đọc tới dụ ngôn khá đặc sắc: "cây vả báo hiệu mùa tươi đẹp" (Lc 21,29-30).

    Vì anh em sắp được cứu chuộc...

    Đối với nhiều người, điều xuất hiện như một thứ hủy hoại sự kết thúc cuộc đời của Đức Giêsu trên thập giá, kết thúc thành Giêrusalem, kết thúc đời mỗi người qua cái chết, chấm dứt các nền văn minh, chấm dứt thế giới, nghĩa là mọi "biến cố" đều mang tính chết chóc, thì đối với Đức Giêsu và đối với các tín hữu là những kẻ tín thác vào lời Ngài, lại chính là khởi đầu cho công cuộc cứu độ. Đó là khẳng định trọng tâm của Đức tin: Mầu nhiệm Phục sinh... mầu nhiệm chết đi để được sống!

    Từ "Cứu chuộc" rất thông dụng trong thư của Thánh Phaolô (1 Cr 1,30 - Rm 3,24-8,23 - Cl 1,14) nhưng trong các Tin Mừng, chỉ thấy dùng ở đây. Ta cũng biết, Luca là đệ tử của Phaolô mà! Từ "Cứu chuộc" được dịch từ "Redemptio" của Latinh. Nhưng nếu để ý đến từ gốc của tiếng Hy Lạp "apolutrosi”, người ta thường dịch là "giải thoát". Như thế, Mùa Vọng là thời giải thoát đã đến gần. “Anh em sắp được giải thoát! Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên!".

    Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chèn chén say sưa, lo lắng sự đời kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em.

    Sau những lời khuyên khơi dậy hy vọng và tin tưởng, bây giờ đến một lời khuyên giúp đề cao cảnh giác. Đừng để Đức Giêsu bất thần hiện đến, nhất là khi Ngài đến lần cuối cùng. Lòng chúng ta có nguy cơ trở nên nặng nề, vì những lo âu và vì đời sống quay cuồng, vì quá bận tâm đến thế trần và vật chất, Đức Giêsu nói như thế.

    "Oi dân của Ta, ngươi đã ra nặng nề. Quá nhiều đồ ăn thức uống làm bụng ngươi trương lên. Quá nhiều đồ vật chi phối ngươi. Quá nhiều an toàn đang trói buộc ngươi. Quá nhiều hư ảo đang xâm chiếm ngươi. Quá nhiều ngu xuẩn đang chất đầy trên ngươi. Quá nhiều ảo ảnh đang làm ngươi bối rối. Ôi dân Ta, ngươi đã quá nặng nề. Hãy trở lên nhẹ nhàng hơn. Hãy sẵn lòng ra đi" (Ch. Singer).

    Nên đề ra một chương trình tốt đẹp cho Mùa Vọng: đó là thời gian làm cho mình ra nhẹ! Đó là thời gian "cõi lòng nhẹ nhõm hơn". Bạn hãy giải thoát mình khỏi lo lắng thái quá về ăn uống! Những lời trên đây có thể được viết cho thời đại chúng ta, cho nền văn minh hưởng thụ chiếm hữu của ta.

    Ngày ấy như một chiếc lưới, sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

    Tôi đừng để mình bị "chộp bắt" bất thần, như con thú sa lưới. Hãy "tỉnh thức", luôn sẵn sàng, luôn cảnh giác. Việc không biết ngày nào sẽ "xảy đến", không thể đặt ta nằm trong trạng thái thụ động biếng trễ, nhưng làm cho ta trở thành những con người "đứng thẳng" trong mọi lúc! Qua những lời trên, Đức Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi ngày đều có thể là ngày Chúa đến! Và cầu nguyện, trong viễn tượng đó, là một thứ "canh phòng", chứ không phải là một chạy trốn, một biếng trễ: Hỡi người canh gác, bạn nhìn thấy bình minh đến chưa? Bạn có nhận thấy Đức Kitô đến không? Bạn có rình chờ những "dấu chỉ" loan báo Ngài đến? Bạn đừng ngủ mê'! Mỗi khi cử hành Thánh Thể là một chuẩn bị trước cho ngày đó, "cho tới khi Chúa đến". Maranatha? Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Mùa Vọng là thời gian mong đợi.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  3. #3
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    HÃY NHÌN ĐƯỜNG



    Gm. Arthur Tonne
    Ít năm trước đây, một tài xế xe buýt thuộc bang Oklahoma đạt kỷ lục xuất sắc. Trong 23 năm, anh lái xe buýt trên 1.500.000 km không gây một tai nạn nào. Khi được hỏi làm sao anh đạt được kỷ lục ấy, anh trả lời đơn giản: "Hãy nhìn đường"

    Bài Tin mừng hôm nay cho một lời khuyên tương tự "Hãy tỉnh thức luôn". Đức Giêsu dùng nhiều kiểu nói: "Hãy coi chừng". "Hãy để ý" "Hãy ngẩng đầu lên". Đó không phải chỉ là lời khuyên có ích cho đời sống thiêng liêng, mà còn là qui luật an toàn cho đời sống thường ngày nữa, chúng ta cũng thường nói: "Hãy chú ý", "Hãy cảnh giác", "Ngẩng đầu lên", "Nhìn cho kỹ".

    Để lái một chiếc xe hay một chiếc xe buýt, chúng ta "phải nhìn đường", một lực sỹ thể thao cần phải lẹ mắt anh phải sẵn sàng đối phó với những cảnh huống bất ngờ, anh phải theo dõi trái banh.

    Muốn đạt kết quả trong trường. Người học sinh phải nhìn thầy, cô giáo, các em phải chăm chú, lắng nghe, phải theo dõi những gì đang diễn tiến, phải lắng nghe những thầy cô giảng.

    Qui luật này cũng áp dụng cho công việc thường ngày của chúng ta nữa; một bà mẹ canh chừng con nhỏ, để ý đến cái nồi, cái chảo trên bếp, bà cũng phải chăm chú và cảnh giác.

    "Ngước đầu lên" được áp dụng đặc biệt trong phụng tự công chung của gia đình Thiên Chúa- nhất là trong Mùa vọng này. Chúng ta phải tỉnh thức trong thánh lễ, không phải chỉ tỉnh thân xác mà thôi, nhưng thức tỉnh cả tâm trí và linh hồn. "Hãy nhìn đường" có thể đổi là "Hãy nhìn bàn thờ". Hãy theo dõi những lời cầu nguyện và những câu đối đáp. Hãy mở miệng ca hát. Hãy cố gắng nắm lấy ý nghĩa những gì bạn đọc, bạn hát. Hiểu ý nghĩa của từng lời, từng chữ.

    "Hãy ngẩng đầu lên". Hãy nhìn của Lễ Thánh, nhìn chén Máu Thánh châu báu. Chúng ta đang tiến đến cùng Chúa Kitô trong lúc này. Ít phút nữa chúng ta sẽ gặp Ngài trong Giáng sinh của thánh lễ. Ít tuần nữa chúng ta sẽ mừng Ngài trong giáng sinh của Belem. Ít năm nữa, chúng ta sẽ ở với Ngài trong giáng sinh vô tận trên thiên đàng. Hãy chuẩn bị cho cả ba lễ giáng sinh đó. Nhìn đường, nhìn bàn thờ.

    Ý tưởng này lặp đi lặp lại trong bài đáp ca hôm nay: "Ôi lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối của Chúa"

    Xin dạy bảo con lối bước của Chúa… xin hướng dẫn con trong chân lý của Chúa… Chúa chỉ cho con đường lối.. Chúa hướng dẫn người khiêm nhường.. Mọi nẻo đường của Chúa thì thiện hảo và vững bền.

    Cuộc sống hàng ngày cũng giống như lái một chiếc xe, nhất là chiếc xe buýt, chúng ta có trách nhiệm thiêng liêng với tha nhân. Chúng ta cần một người chỉ đường và hướng dẫn.

    Qua lời cầu nguyện và việc dâng Thánh Lễ, xin Chúa Giêsu giúp chúng ta tỉnh thức, xin Người giúp chúng ta tránh khỏi những gì làm chúng ta vấp ngã. Tránh khỏi những gì làm thiệt hại cho những người chúng ta chịu trách nhiệm. Xin Chúa Giêsu giúp chúng ta đón nhận Người đến trong Thánh Lễ, người đến trong Lễ Giáng Sinh và Người đến trong uy quyền và vinh quang trong phút cuối cuộc hành trình của chúng ta. Amen.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  4. #4
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN



    Thiên Phúc
    Trong cuộc chiến khốc liệt giữa Pháp và Đức năm 1870, tại một bệnh viện Pháp, có một thương binh vốn là sĩ quan người Đức đang bị bắt làm tù binh. Một hôm, bác sĩ cho biết anh sẽ không qua khỏi vì vết thương ngày càng trầm trọng. Viên sĩ quan tỏ ra bất cần một cách ngạo nghễ và can đảm chờ đợi cái chết.

    Chị y tá nữ tu Dòng Nử Tử Bác Ái Vinh Sơn vốn chăm sóc anh từ lâu, ân cần ngỏ ý khuyên anh nên xin gặp một vị linh mục để dọn mình trước khi chết. Anh nhận mình là người Công giáo nhưng đã bỏ đạo từ lâu, nên một mực từ chối lời đề nghị chân thành này.

    Chị nữ tu vẫn dịu dàng nói: - “Nếu vậy, tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa cho ông mau hồi tâm trở về với Chúa”.

    Viên sĩ quan mỉa mai: - “Chỉ cực nhọc vô ích mà thôi!”

    Chỉ nữ tu vẫn kiên nhẫn thuyết phục: -“Thú thực với ông, đã mười sáu năm nay, các chị em trong Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho một người trở về cùng Chúa”.

    Viên sĩ quan ngạc nhiên: -“Mười sáu năm rồi cơ à? Thế người được các chị cầu nguyện chắc phải là ân nhân của nhà Dòng?”

    Chị nữ tu trả lời: -“Cách đây rất lâu, mẹ tôi là người hầu cho một nữ Nam tước người Đức. Trong một lần tôi tới thăm mẹ, bà Nam tước biết tôi là nữ tu nên đã xin cầu nguyện cho con trai bà. Anh đã mất đức tin, sống phóng túng, đam mê danh vọng và quyền lực. Đã mười sáu năm qua, tôi và cả nhà Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho anh”.

    Người sĩ quan gặng hỏi: -“Thế mẹ của chị có phải là bà Béate không?”

    Chị nữ tu vô cùng ngạc nhiên: -“Nhưng tại sao ông lại biết tên mẹ tôi?”

    Đến đây thì viên sĩ quan nghẹn ngào thú nhận: -“Thưa chị, tôi chính là Nam tước Charles, con trai của nữ Nam tước mà mẹ chị đã tận tuỵ hầu hạ bấy lâu. Chính tôi là người mà chị và Nhà Dòng đã cầu nguyện cho suốt mười sáu năm qua.

    Có nhiều người sống như không bao giờ phải chết. Có nhiều người sống như thể thế giới sẽ vô tận. Có nhiều người sống như thế gian này đã là thiên đàng. Họ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế. Trái tim họ “ra nặng nề, vì chè chén say sưa”.

    Họ bị chìm ngập trong những tính toán làm ăn, lo toan cho cuộc sống hiện tại, mà quên tìm lẽ sống thật.

    Họ bị cuốn hút bởi đam mê danh vọng, quyền lực mà quên đi có những cái bất ngờ sẽ đến.

    Viên sĩ quan trong câu chuyện trên đây là một điển hình.

    Cuộc sống con người không thiếu những bất ngờ.

    Có những bất ngờ thú vị làm cho chúng ta vui sướng khôn nguôi.

    Có những bất ngờ bi thảm khiến chúng ta đau khổ tột cùng.

    Mùa Vọng nhắc lại lần đến đầu tiên của Con Thiên Chúa, và kêu gọi chúng ta chuẩn bị lần đến cuối cùng của Người. Ngày đó khi nào xảy đến, chẳng ai biết được. Nó đến bất ngờ như “chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất” (Lc. 21, 35). Giữa hai lần ấy, có biết bao lần Người bất ngờ đến. Đó là ngày tận cùng của mỗi người chúng ta.

    Mùa Vọng là mùa Tỉnh thức

    Nếu chúng ta luôn “tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc. 21, 36), luôn sẵn sàng và thanh thoát, thì việc Người đến sẽ là một bất ngờ thú vị. Ngày đó, chúng ta sẽ không phải “lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét” (Lc. 21, 25), chúng ta sẽ không “sợ hãi đến hồn xiêu phách lạc” (Lc. 21, 26), nhưng sẽ “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” (Lc. 21, 28), vì chúng ta sắp được lãnh ơn cứu độ.

    Lạy Đức Kitô, ngày Chúa đến như vị Thẩm Phán, vũ trụ này sẽ xáo trộn sâu xa; nhưng xáo trộn kinh khủng nhất lại chính là xáo trộn trong cõi lòng.

    Xin cho chúng con biết “tỉnh thức và cầu nguyện”, để tâm hồn luôn sẵn sàng và thanh thoát, hầu khi Chúa đến sẽ là giây phút được mong đợi, và là một cuộc hạnh ngộ đầy hoan lạc và yêu thương. Amen.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  5. The Following User Says Thank You to THANHLOAN For This Useful Post:

    Kiến Hôi (12-18-2018)

  6. #5
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018


    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    ĐỨNG THẲNG VÀ NGẨNG ĐẦU








    Lm. Nguyễn Cao Siêu
    Cuộc sống con người đầy những bất ngờ. Có những điều tôi nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra, thậm chí tin chắc sẽ không thể xảy ra được, vậy mà thực tế chúng lại xảy ra. Có những bất ngờ thú vị làm tôi ngất ngây. Có những bất ngờ đớn đau làm tôi hụt hẫng.

    Lắm người đi coi bói để biết trước tương lai, hầu mong tránh được những bất ngờ bi thảm.

    Người kitô hữu tin rằng vũ trụ sẽ có ngày cùng tận, lịch sử sẽ kết thúc bằng biến cố Đức Kitô quang lâm. Nhưng khi nào chuyện đó xảy ra, chẳng ai biết được. Nó giống như tấm lưới bất thần chụp xuống trên tất cả dân cư trên mặt đất.

    Thiên Chúa có tàn nhẫn không khi cứ thích cái bất ngờ, khi cứ để cho con người sống trong thấp thỏm? Thật ra cái bất ngờ chỉ đáng sợ khi Ngài đến mà đèn chúng ta đã cạn dầu, và những nén bạc Ngài giao vẫn còn bị chôn giấu. Nếu chúng ta luôn thanh thoát, sẵn sàng, thì việc Ngài đến sẽ là một bất ngờ thú vị.

    Chúng ta dễ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế. Trái tim chúng ta dễ bị trì trệ, nặng nề, vì ăn nhậu say sưa, vì nuông chiều thân xác, hay vì quá lo lắng cho cuộc sống hiện tại.

    Cả những lo lắng chính đáng cũng có thể kéo ta đi xa, và làm ta đánh mất khả năng dừng lại.

    Chúng ta bị chìm ngập trong những tính toán làm ăn, lo toan cho cuộc sống mà quên tìm lẽ sống.

    Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy những điều kinh khủng những xáo trộn sâu xa trong vũ trụ vào ngày Chúa đến.

    Chúng ta không nên hiểu mọi hình ảnh ấy theo nghĩa đen.

    Điều quan trọng hơn là những xáo trộn nơi lòng người: lo lắng hoang mang sợ hãi đến hồn xiêu phác lạc... khi Đức Giêsu ngự đến uy nghi như vị Thẩm Phán.

    Nhiều người sẽ khiếp sợ rụng rời trước nhan Ngài, nhưng đối với những ai đã tỉnh thức, cầu nguyện, thì đây lại là giây phút được mong đợi từ lâu Đấng họ chỉ thấy trong lòng tin, nay được diện đối diện.

    Đây là cuộc hạnh ngộ giữa những người yêu nhau. Chúa nhận ra tôi, tôi nhận ra Chúa, và tôi hiểu rằng chẳng gì có thể chia lìa được chúng tôi.

    Tư thế của người biết mình sắp được giải phóng là tư thế đứng, đứng thẳng, đứng vững, đầu ngẩng cao, lòng tràn ngập hy vọng và hân hoan vui sướng trước chiến thắng dứt khoát và trọn vẹn của Vua Giêsu.

    Mùa Vọng nhắc ta lần đến đầu tiên của Con Chúa, và nhắc ta chuẩn bị lần đến cuối cùng của Ngài. Giữa hai lần ấy, có biết bao lần Ngài bất ngờ đến. Xin cho tôi luôn đứng thẳng, cao đầu ra đón Ngài, chẳng chịu bỏ lỡ một lần cùng Ngài gặp gỡ.

    Gợi Ý Chia Sẻ

    Cuộc sống được đan bằng những bất ngờ. Mỗi ngày là một bất ngờ, nên mỗi ngày có hương vị riêng. Bạn nghĩ gì về những người mê bói toán? Bạn có thích biết trước mọi chuyện tương lai của bạn không?

    Nếu ngày mai tận thế thì hôm nay bạn sẽ làm những việc gì?

    Cầu Nguyện

    Lạy Chúa Giêsu,

    Xin cho con nhìn thấy sự hiện diện của Chúa ở bên con dưới muôn ngàn dáng vẻ.

    Chúa hiện diện lặng lẽ như tấm bánh nơi nhà Tạm, nhưng Chúa cũng ở nơi những ai nghèo khổ, những người sống không ra người.

    Chúa hiện diện sống động nơi vị linh mục nhưng Chúa cũng có mặt ở nơi hai, ba người gặp gỡ nhau để chia sẻ lời Chúa.

    Chúa hiện diện nơi Giáo hội gồm những con người yếu đuối, bất toàn, và Chúa cũng ở rất sâu trong lòng từng kitô hữu.

    Lạy Chúa Giêsu,

    Xin cho con thấy Chúa đang tạo dựng cả vũ trụ và đang đưa dòng lịch sử này về với Chúa.

    Xin cho con gặp Chúa nơi bất cứ ai là người vì họ có cùng khuôn mặt với Chúa.

    Xin cho con khám phá ra Chúa đang hẹn gặp con nơi mọi biến cố buồn vui của đời thường.

    Ước gì con thấy Chúa ở khắp nơi, thấy đâu đâu cũng là nhà của Chúa. Và ước gì con đừng bỏ lỡ bao cơ hội gặp Chúa trên bước đường đời của con. Amen.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  7. #6
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    TỈNH THỨC ĐỂ KHÔNG ĐÁNH MẤT
    PHẨM CHẤT CAO ĐẸP CỦA MÌNH


    Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

    Theo Kinh Thánh, Sam-son là vị thủ lãnh của Dân Do-thái, có sức mạnh phi thường, trở thành nỗi kinh hoàng cho quân Phi-li-tinh.

    Ngày nọ, với hai bàn tay không, Sam-son anh dũng chống cự lại một con sư tử gấm và xé xác nó ra khi nó bất thần lao vào tấn công ông. (Sách Thủ lãnh 14,5)

    Có lần bị quân Phi-li-tinh xông tới vây bắt, trong tay không một tấc sắt, Sam-son chộp lấy một chiếc xương hàm của con lừa gần đó và chỉ với chiếc xương nầy thôi, Sam-son quật chết cả ngàn đối thủ xông vào tấn công ông. (sđd 15, 15) Sức mạnh kinh hồn của Sam-son làm cho quân Phi-li-tinh vô cùng khiếp sợ.

    Khi không thắng được Sam-son bằng sức mạnh, người Phi-li-tinh tìm cách diệt ông bằng mưu kế. Một chiếc bẫy được giương ra: đó là nàng Đa-li-đa, một thiếu nữ Phi-li-tinh có nhan sắc mặn mà và lôi cuốn. Cô nàng đến với Sam-son và chiếm lấy trái tim anh. Đa-li-đa gạn hỏi Sam-son do đâu anh có sức mạnh phi thường. Được Sam-son tiết lộ cho biết sức mạnh có liên hệ đến mái tóc, khi nào tóc bị cắt đi thì sức lực anh không còn.

    Biết thế, Đa-li-đa lén cắt tóc Sam-son trong khi anh ngủ rồi báo tin cho các thủ lĩnh Phi-li-tinh. Quân Phi-li-tinh xông đến tóm lấy anh, xiềng anh lại bằng những sợi xích đồng, tàn nhẫn khoét đôi mắt anh và bắt anh ngày ngày kéo cối xay (xay lúa) như một con trâu ngoan. (sđd 16,21)

    Một Sam-son vạm vỡ với sức mạnh kinh hồn tay không quật ngã và xé xác con sư tử gấm to lớn, một thủ lãnh bách chiến bách thắng từng làm cho quan quân Phi-li-tinh phải táng đởm kinh hồn, giờ đây trở thành một tù nhân mù loà, tay chân phải mang xiềng xích, trở thành một tên nô lệ ngày ngày cúi đầu làm thân trâu ngựa nhẫn nhục thay trâu bò kéo cối xay!

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! Chỉ vì không sáng suốt tỉnh táo trước mưu độc của quân thù, vì thiếu tỉnh thức nên Sam-son đã sa vào cạm bẫy và lãnh lấy hậu quả vô cùng đau thương.

    Cá thì dễ ươn, thây ma mau thối, con người dễ hư!

    Một thực tế đau lòng là so với các đồ vật khác, thì con người dễ bị hư hỏng suy sụp hơn nhiều. Một ngôi nhà xây dựng sơ sài cũng có thể đứng vững trước giông tố và tồn tại đến cả chục năm. Một con thuyền mong manh cũng thách thức được với sóng gió suốt nhiều năm tháng dài. Một cái bàn, cái tủ được sử dụng cả năm chục năm vẫn còn tốt, có khi càng lâu năm thì càng lên nước và đáng quý hơn. Trong khi đó, con người tuy là tạo vật thượng đẳng nhưng rất mỏng dòn yếu đuối, dễ thối dễ hư!

    Thảm kịch Sam-son tuy đã xưa nhưng cho đến hôm nay vẫn mang tính thời sự vì nó vẫn tiếp diễn trong cuộc đời con người dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hằng ngày báo chí và truyền hình thuật lại vô số cảnh đời sa đoạ dưới nhiều hình thức: người thì suy sụp vì ma tuý, người thì sa đoạ vì gian dâm, vì men rượu, vì lợi, vì tiền, vì nhiều hình thức đồi truỵ khác...

    Mọi lứa tuổi, mọi thành phần, ngay cả một số những cây cao bóng cả trong xã hội cũng như trong các tôn giáo vì thiếu tỉnh thức nên cũng bị sa ngã, bị lún sâu xuống bùn đen.

    Người ta thường bảo: "khôn ba năm, dại một giờ", nhưng có khi khôn đến năm mươi năm, bảy mươi năm rồi cũng hoá dại trong một giờ! Cá thì dễ ươn, thây ma mau thối, con người dễ hư. Đáng sợ thay!

    Lời Chúa hôm nay nhắc bảo chúng ta: "Anh em hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện luôn! ... hãy đề phòng, đừng để cho lòng trí mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Còn thánh Phao-lô thì cảnh báo: "Những ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã" trong nay mai. (I Corinto 10,12)

    Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình

    Con người trở nên cao quý là do phẩm chất cao đẹp của mình. Một người dù nghèo xác nghèo xơ, nhưng có tâm hồn cao thượng và phẩm chất tốt, thì vẫn là người có giá trị cao, đáng được mọi người mộ mến. Chỉ có tội lỗi và chỉ có tội lỗi mà thôi mới có thể làm tiêu tan giá trị và phẩm chất cao đẹp của con người.

    Mỗi người chúng ta quý giá hơn những viên kim cương đắt giá nhất trần gian, nhưng có khác với kim cương là con người lại có thể bị thoái hoá, biến chất, trở thành như một viên sỏi tầm thường bất cứ lúc nào.

    Vì lúc nào con người cũng mê muội và dễ chìm đắm, thế nên lời nhắn nhủ "hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn!... Hãy đề phòng chớ để lòng mình ra nặng nề u tối... là một tiếng chuông cảnh tỉnh luôn luôn cần.

    Lạy Chúa Giê-su,

    Xin cho con biết ghi khắc Lời Chúa dạy để giữ cho tâm hồn luôn tỉnh táo hầu khỏi bị lôi kéo bởi những xu hướng xấu cũng như sa vào các cơn cám dỗ bủa vây con mỗi ngày.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  8. #7
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    ĐỨNG LÊN








    Cùng với Chúa nhật thứ I Mùa vọng, hôm nay chúng ta cử hành ngày đầu năm phụng vụ. Thánh lễ này mời gọi chúng ta lại hướng về Thiên Chúa như hướng về Đấng đang đến, tức là hy vọng, chờ mong và nhận ra Ngài đến ở chúng ta. Vì mùa vọng là những ngày mong đợi Ngài đến.

    Để đánh dấu ngày đầu năm phụng vụ, có lẽ phải nhìn lại một chút chu kỳ phụng vụ, để rồi chúng ta lại quay về Đấng mà chúng ta dám hy vọng và khẳng định rằng Ngài đang đến. Nhưng việc Chúa đến và niềm hy vọng Chúa đến nằm trong một chuyển động liên tục, chuyển động của đức tin. Quả thật làm sao chúng ta có thể hy vọng hoặc nhận ra ai đó đang đến nếu chúng ta không tin nơi người ấy, nếu chúng ta không biết người ấy?

    Để nhấn mạnh vị trí của mùa vọng trong chuyển động của đức tin, bản văn Tin Mừng hôm nay được chọn không phải ở đầu nhưng ở cuối Tin mừng thánh luca. Bởi vì chúng ta không chỉ đợi chờ ngày Giáng sinh của Đấng Cứu thế – đã xảy ra từ hơn 2000 năm nay, nhưng còn chờ đợi việc Ngài trở lại trong vinh quang, việc này cuối cùng sẽ cho chúng ta nhìn thấy thế giới trong ánh sáng hoàn toàn, “đứng lên trước mặt Con Người”. Vì vấn đề là chúng ta có thể đứng lên trước mặt Chúa Giêsu, vì chính Ngài sẽ đứng trước mặt chúng ta. Kỳ thực, như toàn bộ Tin mừng và đức tin Kitô khẳng định, Ngài đã đứng đó với chúng ta rồi.

    Vậy sống mùa vọng không những là hy vọng và chờ đợi Chúa đến; mà còn sẵn sàng nhận ra sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta, dù không trông thấy những dấu lạ lùng nơi mặt trời, mặt trăng và các tinh tú. Sống mùa vọng trong thế giới chúng ta là chuẩn bị ngẩng đầu lên mặc dù quyền uy và vinh quang của Con Người không hiện diện ở đó. Sống mùa vọng là hy vọng rằng Thiên Chúa luôn luôn được tỏ hiện trong đời chúng ta, không phải chỉ vào ngày tận thế, hoặc vào ngày phán xét cuối cùng, nhưng ngay hôm nay. Nhưng điều này đòi hỏi chúng ta phải biết đọc những dấu chỉ của Chúa và sự hiện diện của Ngài ngày hôm nay, nơi bản thân và xung quanh chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết Ngài và quan tâm đến Ngài hơn nữa.

    Dấu lạ là cần thiết khi sự chú ý yếu đi. Nhưng chúng ta lại chẳng thấy trong đời mình những dấu lạ ấy, những biến cố làm chúng ta chú ý đó sao, và đôi khi chúng ta tránh vì sợ ý nghĩa và sự tháchthức của những dấu lạ đó hoặc tầm thường hóa chúng ta vì ta đã thấy nhiều quá rồi. Vậy nên ta phải cùng nhau nghe lại Lời Chúa trong Cựu ước và Tân ước, cùng nhau ý thức lại sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu là như thế nào đến nỗi Ngài đã hiến dâng mạng sống mình để cho thế giới được sống.

    Mặc dầu danh từ mùa vọng gần với “mạo hiểm” hơn là “chờ đợi” nhưng chúng ta thường đồng hóa mùa vọng với chờ đợi. Tôi nghĩ chúng ta cần phải sống mùa vọng như một cuộc mạo hiểm, cuộc mạo hiểm mà Thiên Chúa thực hiện giữa chúng ta, từ việc Chúa Giêsu ra đời vào ngày Giáng sinh, đến việc Giáo Hội sinh ra ngày lễ ngũ tuần. Cuộc mạo hiểm này, được Tin mừng và toàn bộ Thánh Kinh làm chứng, nhắc nhở chúng ta phải sống, chứ không chỉ chờ đợi mà thôi. Thí dụ chúng ta hãy nghĩ đến những gì đã xảy ra cho chúng ta khi chờ một cú điện thoại của người thân và chúng ta phải thất vọng vì nó không đến. Lúc đó chúng ta đâm ra chán nản vì sự trễ nải hoặc thờ ơ của người kia mà càng lúc chúng ta càng bị lệ thuộc.

    Đôi khi chúng ta lại chẳng chờ mong Thiên Chúa như một kinh nghiệm lệ thuộc đó ư? Chỉ mong sao cho Đấng sẽ cứu chúng ta, sẽ phán xét và chỉnh đốn thế giới đến mau cho rồi! Nói cách khác, mong sao cho đấng sẽ sống thay chúng ta cuộc mạo hiểm của đời sống của chúng ta đến mau cho rồi, trong lúc cuộc mạo hiểm đó là của chúng ta dù được sống cùng với Thiên Chúa đi nữa! Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cùng với Chúa sống mùa vọng, sống cuộc mạo hiểm hoặc việc Chúa đến phán xét và chỉnh đốn thế giới chúng ta. Đó cũng là việc hoán cải mà mùa vọng mời gọi chúng ta làm.

    Lúc đó chúng ta có thể nhận ra vinh quang của đấng mà chúng ta tuyên xưng là Chúa của chúng ta. Lúc đó chúng ta có thể nói cùng với vị ngôn sứ:“Chúa là sự công chính của chúng ta”, và có thể đứng trước mặt Ngài. Bởi vì chúng ta đã sống tình yêu của Ngài… trong lúc chúng ta chờ mong Ngài. Bởi vì chúng ta đã sống cuộc mạo hiểm làm người của chúng ta dưới dấu hiệu tình yêu của Ngài, bất chấp mọi nguy hiểm và khó khăn.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  9. #8
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    TỈNH THỨC




    Có một bà già nóng tính, đi trên một chuyến tàu lửa. Khi xe đang xuống dốc, bà liền hỏi bác tài công:

    - Chúng ta có thể dừng lại được không?

    Bác tài công trả lời ngay:

    - Được chứ, chúng tôi có chiếc thắng điện mà.

    Bà già chưa lấy làm thỏa mãn, nên hỏi tiếp:

    - Nhưng nếu chiếc thắng điện không ăn, thì bác có thể dừng lại được không?

    Bác tài công vui vẻ trả lời:

    - Được chứ, chúng tôi còn chiếc thắng tay nữa.

    Bà già liền nói:

    - Lỡ chiếc thắng tay cũng không ăn thì sao?

    Bác tài công vẫn không mất kiên nhẫn:

    - Chúng tôi còn một chiếc thắng đặc biệt dành cho những trường hợp khẩn cấp.

    Bà già vẫn không an tâm, nên hỏi:

    - Nếu cả chiếc thắng đặc biệt này cũng không ăn, thì số phận chúng ta sẽ ra sao?

    Bác tài công tỏ vẻ bực bội:

    - Nếu chiếc thắng đặc biệt này mà không ăn, thì một số người trong chúng ta sẽ lên thiên đàng, còn một số người khác sẽ xuống hỏa ngục.

    Thực vậy, qua đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ với mỗi người rằng: Mỗi ngày qua đi là một bước chúng ta tiến dần đến cái chết, để rồi tới một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải ra trước tòa án tối cao mà tính sổ cuộc đời với Chúa. Liệu mỗi người chúng ta có sẵn sàng cho phiên tòa định mệnh này hay chưa?

    Trong ngày trọng đại ấy, Chúa Kitô sẽ lại đến như một tia chớp lóe lên từ đông sang tây, hay như một kẻ trộm viếng thăm vào ngày chúng ta không ngờ, vào giớ chúng ta không biết. Liệu chúng ta có ở trong tư thế tỉnh thức và sẵn sàng hay không?

    Nhiều người trong chúng ta vốn thường nghĩ:

    - Tôi không có thời giờ để lo việc linh hồn, bởi vì tôi bận rộn quá nhiều công việc phải làm.

    Nếu nghĩ và sống như vậy, họ sẽ có cả một khoảng thời gian đời đời để hối tiếc cho việc đã không làm này. Nhưng bấy giời thì đã quá muộn. Nước đến chân rồi mới nhảy, thì nhảy làm sao cho kịp.

    Chúng ta không biết việc phán xét ấy xảy ra như thế nào, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng:Lúc bấy giờ Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta xem có mang hình ảnh của Ngài trong tâm hồn hay không? Nếu linh hồn chúng ta ở trong tình trạng ơn thánh, thì hình ảnh của Ngài sẽ tỏa sáng, bằng không, Ngài sẽ nói:

    - Ta không biết các ngươi từ đâu mà đến.

    Có một câu chuyện kể lại như sau:

    Một linh hồn kia tới trước của thiên đàng, vừa ngơ ngác, lại vừa sợ hãi, nhưng cũng đưa tay ra và gõ. Khi được hỏi là ai, linh hồn ấy đã trả lời:

    - Lạy Chúa, con đấy ạ.

    Bỗng một tiếp đáp lại: - Nếu ngươi là con, thì ngươi chưa sẵn sàng để vào thiên đàng.

    Trở lại trần gian, linh hồn ấy lo ăn chay cầu nguyện, hãm mình phạt xác. Cũng trong thời gian này, linh hồn ấy học hỏi và biết được rằng trong ngày phán xét, Chúa sẽ hỏi: - Ngươi có mang hình ảnh Ta trong tâm hồn ngươi hay không?

    Ngày kia, linh hồn ấy cũng lên tới của thiên đàng và khi nghe tiếng hỏi: - Ai đó?

    Linh hồn ấy đã thưa lên: - Chúa đấy.

    Lập tức có tiếng vọng lại: - Hỡi đầy tớ trung thành và khôn ngoan, hãy vào lãnh lấy phần thưởng của ngươi.

    Mỗi người chúng ta đều phải chết. Đó là là sự thật thứ nhất. Rồi sau đó, mỗi người chúng ta đều bị phán xét. Đó là sự thật thứ hai. Trót cả cuộc đời, chúng ta phải hướng tới hai sự thật ấy.

    Vậy chúng ta đã sẵn sàng cho cuộc phân xử định mệnh này hay chưa? Nếu như chúng ta chưa sẵn sàng, nếu như chúng ta còn vướng mắc quá nhiều những món nợ đối với Chúa và đối với anh em, nếu như chúng ta còn chồng chất tội lỗi, thì ngay từ hôm nay, chúng ta hay thanh toan cho xong bằng tâm tình sám hối của bí tích giải tội, để rồi chúng ta không còn phải lo lắng khi phải tính sổ cuộc đời với Chúa.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  10. The Following User Says Thank You to THANHLOAN For This Useful Post:

    Kiến Hôi (12-18-2018)

  11. #9
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    NÉT XANH TƯƠI NƠI NHỮNG KẺ THEO CHÚA


    Suy niệm của McCarthy

    Có một câu chuyện (của John Shea, trong cuốn ‘Giai thoại về những cái chuông’) kể lại rằng khi Thiên Chúa dựng nên các cây cối, Người ban cho mỗi loài cây một ân huệ. Nhưng ban đầu, khi Người đưa ra một cuộc tranh luận, để xác định xem ân huệ nào sẽ có lợi ích nhất. Người nói với chúng: “Ta muốn rằng các ngươi phải thức tỉnh và tiếp tục coi sóc cả mặt đất trong vòng bảy đêm”.

    Những thân cây còn non rất phấn khởi, vì được Người tin tưởng giao phó cho một công việc quan trọng như vậy, đến nỗi trong đêm đầu tiên, chúng nhận thấy việc canh thức không có gì là khó khăn cả. Tuy nhiên, trong đêm thứ hai, thì việc đó không còn quá dễ dàng nữa, và vừa trước khi đến lúc rạng đông, một số cây đã lăn ra ngủ. Trong đêm thứ ba, các thân cây thì thầm nhắc nhở nhau cố gắng giữ mình, để khỏi ngủ lăn ra. Mặc dù vậy, điều này chứng tỏ là quá sức đối với một số cây. Trong đêm thứ tư, lại có thêm vài thân cây nữa ngủ gục. Đến đêm thứ bảy, những thân cây duy nhất còn tỉnh thức chỉ là cây tuyết tùng, cây thông, cây vân sam, cây linh sam, cây nhựa ruồi và cây nguyệt quế mà thôi.

    Thiên Chúa kêu lên: “Sức chịu đựng của các ngươi tuyệt vời thật! Các ngươi sẽ được ban cho một ân huệ là giữ được mầu sắc xanh tươi mãi mãi. Các ngươi sẽ trở thành những kẻ canh gác khu rừng. Ngay cả trong mùa đông dường như mang lại cảnh chết chóc, thì các cây cối anh chị em của các ngươi vẫn bảo vệ được sự sống trên những cành cây của các ngươi”.

    Kể từ đó, tất cả các cây cối và thực vật đều bị rụng lá và ngủ trong suốt mùa đông, trong những khi cây thường xanh thì vẫn còn tỉnh thức. Câu chuyện này minh họa lại hai chủ đề chính của Mùa Vọng: Sự tỉnh thức giữa cảnh ngủ mê, và sự xanh tươi giữa nơi cằn cỗi.

    Nơi những cây thường xanh, chúng ta ghi nhận được một sự thách đố mang tích cách lịch sử, nhưng kiên quyết. Thế giới chung quanh có thể ngủ mê hoặc cằn cỗi, nhưng những thân cây này vẫn tiếp tục mang lại lời chứng. Chúng vẫn kiên trì, không phải do sự xác quyết của bản thân chúng, mà nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, trong tư cách là người Kitô hữu, vai trò của chúng ta phải là gì. Đó là phải tỉnh thức giữa những kẻ ngủ mê, phải xanh tươi giữa những kẻ cằn cỗi. Để làm chứng cho Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương giữa cảnh hận thù, bình an giữa nơi xung đột, và sáng sủa giữa chốn tối tăm.

    Trong xã hội của chúng ta, có những người đặc biệt cần phải tỉnh thức. Chúng ta nghĩ đến những người đang đảm nhận các công việc mang rất nhiều trách nhiệm, chẳng hạn như các phi công, tài xế (có biết bao tai nạn gây ra do những người ngủ gục trong khi đang cầm lái), các y tá trực đêm, các bậc cha mẹ đang có con cái đau yếu, những người làm công tác bảo vệ an toàn…

    Nhưng tất cả chúng ta đều được kêu gọi phải tỉnh thức theo nghĩa rộng. Nói cách khác, chúng ta sẽ bị lỡ làng rất nhiều. Có nhiều người ngủ mê trong suốt cuộc sống của họ. Họ có tai, nhưng không biết lắng nghe, có mắt, nhưng không nhìn thấy. Tất cả chúng ta đều cần phải tỉnh thức, bởi vì cuộc sống thật quý giá. Nhưng cuộc sống của người Kitô hữu là đáng quý nhất. Chúng ta không chỉ được thúc giục phải “tỉnh thức”, mà còn phải cảnh giác nữa.

    Chúa đòi hỏi chúng ta, những kẻ đi theo Người, phải luôn tỉnh thức, phải trở thành những môn đệ đầy cảnh giác, đầy tin tưởng, phải là những kẻ đi theo Người luôn xanh tươi mãi mãi. Chúng ta là những chứng nhân của Người trong thế giới này. Không phải là quá đáng, khi tuyên bố rằng chúng ta phải thận trọng quan sát khắp cả thế giới. Chúng ta phải làm chứng cho sự sống và niềm hy vọng giữa cảnh đổ vỡ, biến động và chết chóc.

    Khi làm chứng cho chân lý, công bằng, yêu thương và an bình, là chúng ta đang làm chứng cho Đức Giêsu. Cách thế làm chứng cho chân lý phải là sống trọn vẹn cho chân lý. Cách thế làm chứng cho lẽ công bằng là phải hành động một cách công bằng. Cách thế làm chứng cho tình yêu thương là phải có những hành động đầy yêu thương. Và cách thế làm chứng cho hòa bình là phải sống trong sự bình an đối với người khác.

    Nói tóm lại, cách thế có hiệu quả nhất để làm chứng cho Đức Giêsu là phải sống một đời sống Kitô hữu đích thực. Chúng ta cần có sức mạnh, để duy trì được sự kiên định và lòng tin. Thiên Chúa luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta, đặc biệt khi chúng ta cầu nguyện.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  12. #10
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,694 Times in 3,763 Posts

    Default Re: MÙA VỌNG NĂM C 2018



    Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
    TRÔNG ĐỢI CHÚA ĐẾN







    Lm, Gioan M. Nguyễn Thiên Khải
    Hôm nay, chúng ta bước vào năm Phụng vụ mới, bắt đầu từ Chúa nhật thứ I mùa Vọng. Mùa Vọng, là mùa của niềm vui, mùa trông đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến với nhân loại lần thứ nhất cách đây hơn 2.000 năm, khi Ngài giáng sinh ở Belem, và hằng ngày Ngài vẫn đến với chúng ta qua Lời của Ngài, Ngài hiện diện trong Bí tích Thánh thể, Ngài ẩn mình trong từng người chúng ta gặp gỡ. Và tương lai, Ngài sẽ đến lần thứ hai trong ngày quang lâm.

    Nhưng đan xen giữa 2 lần đến, thì chắc chắn Chúa sẽ đến riêng với mỗi người chúng ta đó là giờ sau hết. Chính vì thế mỗi năm mùa Vọng về, Giáo hội nhắc lại cho chúng ta lời Chúa nói về ngày giờ Chúa viếng thăm. Chẳng hạn như: "Các con hãy tĩnh thức và cầu nguyện, vì không biết ngày nào giờ nào Chúa các con sẽ đến".

    Một thầy phó tế chỉ còn hai ngày nữa là lãnh chức linh mục, áo lễ, chén lễ đã mua rồi, thiệp mời đã gửi đi hết rồi, nói chung là mọi sự đã sẵn sàng. Thế nhưng, buổi sáng hôm ấy trên đường đi về nhà thăm mẹ bệnh nặng, đang đi chiếc xe bổng dưng bể bánh trước, thầy té ngả lăn ra bên đường, liền ngay lúc đó chiếc xe lớn đàng sau chạy tới thắng không kịp cán thầy chết tại chỗ.

    Dâng thánh lễ an táng cho thầy, cả nhà thờ hôm ấy dường như ai cũng rơi nước mắt. Bởi vì nhìn thấy những người thân của thầy ôm chầm chiếc quan tài khóc như mưa. Cha mẹ thì thương tiếc đứng không nổi trong nhà thờ. Những giọt nước mắt tang thương ấy chắc vang lên tới tận trời cao. Lúc đó, làm con chợt nhớ tới lời cha ông mình nói: "Lá vàng còn ở trên cây, là xanh rụng xuống Trời hay chăng Trời!".

    Cái chết bất ngờ, cái chết tức tưởi, cái chết tang thương ấy, như một lời nhắc nhở chúng ta, rồi đây sẽ đến một lúc nào đó, chúng ta cũng phải từ giã cuộc đời tạm bợ này. Và không ai biết trước giờ mình chết và chết ở hoàn cảnh nào. Tất cả dường như tấm màn bí mật che lấy cuộc đời chúng ta.

    Chính vì thế, lời Chúa luôn luôn nhắc chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì giờ Chúa đến hết sức bất ngờ như kẻ trộm. Tĩnh thức để khỏi rơi vào cơn cám dỗ của ba thù, đó là: ma quỉ - xác thịt - thế gian. Kẻ thù đáng sợ nhất là ma quỉ.

    Đức Giêsu nói: Ma quỷ là cha dối trá, nó đánh lừa rất tinh vi, làm chúng ta ươn lười, biếng nhác trong việc siêng năng lãnh nhận các Bí tích và đọc kinh dự lễ. Vì nghĩ rằng: mình còn trẻ, còn khỏe chưa chết đâu, cứ từ từ ăn chơi hưởng thụ, để khi về già bệnh nặng thì mời cha đến xức dầu, nếu như thế, thì e rằng mắc mưu ma quỷ rồi.

    Tĩnh thức để khỏi rơi vào cơn cám dỗ thứ hai, đó là xác thịt. Người ta nói rằng nhu cầu xác thịt còn lớn hơn nhu cầu ăn uống. Chính vì xác thịt mà ngày nay người ta khai thác tình dục tối đa, đủ mọi hình thức. Hậu quả biết bao nhiêu thai nhi bị sát hại hết sức dã man, ngay từ trong lòng mẹ.

    Tỉnh thức đừng để rơi vào cơn cám dỗ thứ ba, đó là thế gian. Thế gian ngày nay đầy dẫy những quyến rũ, mời gọi, cám dỗ lôi kéo con người hướng chiều về điều xấu. Những thú vui vật chất, tình tiền tài... rất ư là hấp dẫn mời gọi, làm chúng ta lung lạc đức tin, tâm hồn không còn có Chúa ngự trị.

    Bởi vậy, Lời Chúa hôm nay nhắc nhở: Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con.

    Như vậy, tĩnh thức là đi vào con đường hẹp, đừng tìm dễ dãi bản thân, nuông chiều theo xác thịt. Tĩnh thức như năm cô trinh nữ khôn ngoan, chuẩn bị ngọn đèn đức tin luôn tỏa sáng, và bình dầu luôn đong đầy tình Chúa, đầy ắp tình người. Để khi chàng rễ Giêsu đến bất cứ lúc nào, Ngài sẽ mời chúng ta vào dự tiệc cưới Nước trời.

    Anh chị em thân mến,

    Lời Chúa dạy: Tĩnh thức luôn phải đi đôi với cầu nguyện. Vì tinh thần thì mau mắn nhưng xác thịt thì nặng nề yếu đuối.

    Bởi vì, cầu nguyện là nền tảng nuôi dưỡng đời sống đức tin. Là kết hợp mật thiết với Chúa. Lúc đó, trong tư thế đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.

    Như vậy, chỉ có cầu nguyện mới giúp chúng ta giảm bớt những bận tâm, lo lắng việc đời, biết tìm kiếm nước Thiên Chúa trước, còn mọi sự khác để Chúa lo cho sau.

    Chỉ có cầu nguyện mới giúp chúng ta vơi đi những nỗi u buồn, thắng dẹp những cơn cám dỗ, tìm lại được bình an nội tâm.

    Xin Chúa giúp chúng ta tích cực sống tinh thần tĩnh thức của Mùa Vọng, bằng đời sống cầu nguyện gắn bó với Chúa. Làm mới lại đời sống nội tâm. Sống tinh thần bác ái yêu thương. Đó là những việc làm căn bản để dọn mình mừng đại lễ Chúa giáng sinh, và hướng lòng trông đợi ngày giờ Chúa đến. Amen.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  13. The Following User Says Thank You to THANHLOAN For This Useful Post:

    Kiến Hôi (12-18-2018)

Page 1 of 2 12 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •