Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 22

Thread: Bầu Cử 2020

  1. #1
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    111
    Thanks
    97
    Thanked 185 Times in 84 Posts

    Default Bầu Cử 2020

    BẦU CHO AI?

    Vũ Linh


    Thời gian như vó câu qua cửa sổ, mới đây mà lại có dịp đi bầu tổng thống nữa rồi. Lần này có vẻ gay gắt hơn xa tất cả những lần trước, vì khác biệt giữa hai đảng và hai ứng cử viên chưa bao giờ lớn như bây giờ, do đó, hậu quả cũng chưa bao giờ quan trọng như bây giờ.

    Công bằng mà nói, bên tám lạng bên nửa cân. Chẳng bên nào chịu thua bên nào. Ngay cả trong khối tỵ nạn, hai bên đều tràn ngập những nhận định, những tin tức lợi hay bất lợi, đủ kiểu. Ngôn từ trí thức thì hiếm mà ngôn ngữ Cầu Muối thì tràn ngập cả hai phía. Cả hai bên cũng không quên vũ khí rẻ tiền và sở trường là… chụp nón cối lên đầu nhau. Chống Trump là VC, mà chống Biden cũng VC luôn. Hà Nội hý hửng vì chưa khi nào có nhiều cán bộ nằm vùng miễn phí như bây giờ trong khi cộng đồng chưa bao giờ phân hóa như bây giờ, là chuyện các quan bụng to óc nhỏ của Bộ Chính Trị đã bóp trán mấy chục năm nay mà không nghĩ ra được cách nào để thực hiện.

    Vì sao đi đến nỗi này?

    Một anh gốc Mít cấp tiến lên giọng “Nước Mỹ hiện nay là một quốc gia cực kỳ chia rẽ mà ai là thủ phạm? Ông Donald Trump là thủ phạm, ông ấy gây ra sự chia rẽ,…”

    Đúng là chuyện vừa ăn cướp vừa la làng:

    - TT Obama là người hân hạnh được báo Washington Post năm 2012 ban huy chương “tổng thống tạo chia rẽ lớn nhất lịch sử Mỹ”. Đó chính là gia tài lớn nhất TT Obama để lại cho người kế vị, bên cạnh các thứ như công nợ chất núi, kỷ lục thâm thủng mậu dịch, kỷ lục người lãnh trợ cấp, kỷ lục tổng thống cúi đầu xin lỗi,...

    https://www.washingtonpost.com/blogs...kBbQ_blog.html

    - Ngay sau khi kết quả bầu cử mang chiến thắng lại cho ông Trump, bà Hillary đòi đếm phiếu lại, đảng DC đòi thay đổi thủ tục bầu tổng thống, dân biểu DC đòi đàn hặc ngay, nửa triệu cử tri DC xuống đường hô “Not My President”,…

    - TT Obama sau khi hết nhiệm kỳ thay vì ‘về quê vui thú điền viên’, đã ở lại thủ đô, giúp xây dựng một đội ngũ hơn 30.000 đoàn viên trong Organizing For Action để ngáng chân người kế nhiệm, một chuyện hy hữu chưa từng xẩy ra trong lịch sử Mỹ.

    https://www.politico.com/story/2017/...america-241353



    Như vậy, ai gây chia rẽ?

    Chưa bao giờ dân Việt ‘dấn thân’ chúi mũi vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như bây giờ. Cả hai bên ủng hộ CH hay DC đều tích cực nhẩy vào cuộc, với không biết bao nhiêu bài báo, chương trình TV, radio, diễn đàn chính trị, emails cá nhân bênh chống loạn đả, chửi bới lung tung.

    Ngay cả dân tỵ nạn bên Âu Châu, Úc Châu, Congo, hay Mông Cổ cũng cố xiá vào bất kể biết chuyện hay không biết chuyện. Chẳng hạn như giờ này vẫn còn cụ DUT bên Âu Châu sỉ vả Trump gọi COVID là “hoax”. Một khi đã có thành kiến thì vì tự ái cá nhân, không bao giờ bỏ cuộc, ta cứ kiên trì đi moi thùng rác, thế nào cũng có ngày tìm ra được sâu để chứng minh ta có lý. Lấy kính hiển vi soi thì bát canh nào cũng bị đầy sâu làm rầu.

    Cận ngày bầu bán, DĐTC xin phép được mở quạt máy thổi bớt đi cái hỏa mù đang phủ kín chúng ta. Thổi bớt thôi chứ chẳng thể thổi đi hết được. Trong khuôn khổ rất giới hạn, bài này sẽ chỉ bàn một vài vấn đề mà DĐTC nghĩ là quan trọng nhất cho cộng đồng tỵ nạn ta thôi, không có cách nào bàn tất cả mọi chuyện được.



    VIỆT NAM

    Dĩ nhiên trong con mắt cử tri Mỹ, VN là con số zero khổng lồ, chẳng ai thắc mắc. Ngược lại, đó là ưu tiên hàng đầu của chúng ta, đám dân tỵ nạn VC.

    Khuynh hướng chung trong khối dân tỵ nạn chia làm 2 như trong tất cả mọi vấn đề khác.

    Bỏ qua cái chuyện đảng nào chịu trách nhiệm mất Nam VN là đề tài đã đi vào lịch sử để sử gia phân tích, sau 75, cả hai đảng CH và DC đều cố quên chiến tranh VN, để nhìn VN như một nước lớn, đông dân, có vai trò quan trọng trong vùng Đông Nam Á, và đặc biệt là trong chính sách đối ngoại đối với TC. Nhưng khó ai chối cãi được đảng DC đã thân thiện với VC hơn xa đảng CH.

    TT Carter đã mở lại đầu cầu hòa hợp hòa giải với VC, gửi phái đoàn Mỹ đi Hà Nội từ năm 78 không phải để cứu giúp cả triệu ‘chiến hữu’ quân cán chính VNCH còn đang tù rục xương, mà chỉ để tìm xác lính Mỹ thôi. TT Carter đón nhận cả vạn dân HO thật, nhưng vấn đề ở đây không ai rõ đó là do áp lực chính trị của cả thế giới trước cảnh boat people lênh đênh trên biển, hay đó cũng là cách giúp VC khi chúng muốn đuổi bớt dân, từ dân ‘ngụy’ để bớt miệng ăn cứu vãn kinh tế bên bờ vực thẳm, cho đến dân gốc Hoa để tránh TC cài đặc công nằm vùng trong cuộc chiến Hoa-Việt khi đó. TT Clinton nhìn nhận VC, mở liên lạc ngoại giao, bỏ cấm vận kinh tế, mời VC vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO. TT Obama bỏ cấm vận quân sự. Trong khi TT CH Ford ban hành lệnh cấm vận, các TT Reagan, Bush cha, Bush con đã chẳng ai làm gì đặc biệt để ưu đãi VC.

    TT Trump trong nguyên nhiệm kỳ đầu đã không chính thức viếng thăm VC, tuy có đi VN hai lần, một lần tham dự một hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng và một lần gặp lãnh tụ Bắc Hàn. Cả hai lần đều có ghé viếng thăm xã giao chính quyền chủ nhà, trong đó một lần phất cờ VC để gửi thông điệp Mỹ nhìn nhận CSVN là nước độc lập, không phải là tỉnh mới của TC. Thông điệp này, các lãnh đạo tại Bắc Kinh và Hà Nội nhìn thấy, cả 90 triệu dân VN cũng nhìn thấy. Chỉ có mấy cụ DUT mù tịt, vẫn khư khư xuyên tạc Trump nịnh VC. Xin lỗi, VC là con tép trên răng dưới dép, có cái gì để TT Trump phải nịnh?

    Các cụ DUT hỏi móc “Vậy chứ Trump có khi nào lên án VC chưa?”. Vậy chứ Obama, Biden, Clinton,... có ông nào lên án VC không? Vâng, Trump chưa khi nào lên án chính quyền VC hay một tên lãnh tụ VC nào, nhưng TT Trump đã đi xa hơn nhiều, ông đã hai lần ra trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc để lên án chế độ CS, xã hội chủ nghĩa, là nền tảng của chế độ VC ngày nay. Là chuyện Obama, Biden, Clinton cho kẹo cũng không dám làm.

    Việc TT Trump được ủng hộ rất mạnh tại các nước Đông Âu cựu nô lệ của Liên xô (nhất là Ba Lan), hay việc dân tỵ nạn các xứ Cuba, Venezuela, Nicaragua, Bolivia,… ào ào kéo 30.000 xe đi tuần hành ủng hộ TT Trump là chuyện các cụ DUT chống cộng nên suy nghĩ lại. Những dân trước đây là nạn nhân của CS đều ủng hộ Trump rất mạnh. Tại sao vậy?

    TNS Biden vào thượng viện đầu năm 73. Trong suốt hơn hai năm trước Tháng Tư 75, luôn luôn biểu quyết chống mọi viện trợ quân sự cho miền Nam VN, đến những ngày cuối, cũng không biểu quyết một xu nào cho việc cứu dân tỵ nạn Việt.

    Kẻ này mới đọc được một bài của một nhóm Mỹ gốc Việt cấp tiến ủng hộ DC. Bài viết khuyên cộng đồng tỵ nạn nên quên cái gốc cây Mít đi và nên trực diện thực tế ta là người Mỹ đang sống ở Mỹ, cần nhìn vào thực tế Mỹ thì mới có thể bảo vệ quyền lợi của chúng ta bây giờ cũng như quyền lợi của các thế hệ con cháu Mỹ con sau này.

    Xin thú nhận, kẻ này đọc khuyến cáo đó không thể không cảm thấy hơi buồn. Dân Do Thái mất nước cả ngàn năm vẫn không quên, để rồi từ khắp nơi trên thế giới trở về đất gốc, lập quốc lại. Dân ta xa quê hương chưa đầy nửa thế kỷ, nói tiếng địa phương chưa rành, đã hô hào quên mồ mả ông bà đi. Thậm chí con cháu hớn hở trở thành Mỹ con hết (hay Tây Con, Đức con, Điên con,...), mở miệng là chửi thề tiếng Mỹ, rồi còn văn minh hơn nữa, dịch qua tiếng Việt luôn, ‘đ…’ này ‘đ…’ kia mà chẳng hiểu ý nghĩa của những tiếng đó bẩn thỉu như thế nào trong văn hóa Việt.

    Chúng ta có thể quên chuyện cũ nói chung, quên các anh phản chiến tép riu như Bill Clinton, John Kerry,…, nhưng riêng cụ Biden thì KHÔNG thể quên được, vì đây là cái nhục mất nước, mất gốc, cái hận của cả triệu người chết ngoài biển khơi hay trong tù cải tạo. Làm sao có thể muối mặt bầu cho một người muốn diệt chúng ta, coi chúng ta như cùi hủi, xua đuổi chúng ta?


    KỲ THỊ TỴ NẠN

    Gần đây, có một lập luận mới khá lạ được phổ biến trong cộng đồng, là dân tỵ nạn ta phải nhớ ơn dân da đen vì nhờ có dân da đen tranh đấu cho nhân quyền, chống kỳ thị nên dân ta mới có diễm phúc được nhận vào Mỹ sống và bây giờ không bị kỳ thị quá đáng. Bây giờ, ta phải nhớ ơn, đứng chung chiến tuyến với nhóm Bờ Lờ Mờ và bầu cho cụ Biden, nếu không thì với Trump tái đắc cử, dân ta sẽ bị kỳ thị đến chết hay cũng sẽ bị trục xuất về VN hết ráo.

    Một lập luận quái lạ chỉ vì mục đích hù dọa láo lếu.

    Cuộc tranh đấu của dân da đen chẳng liên hệ xa gần gì đến chuyện chúng ta di tản và được nhận vào Mỹ. Mọi nỗ lực kết nối chỉ mang tính gượng ép vá víu.

    Nước Mỹ nhận chúng ta vào vì lý do đạo đức và chính trị. Đạo đức vì TT Ford và chính quyền Mỹ thấy có trách nhiệm tinh thần với những đồng minh sống chết trước đây khi tính mạng họ bị VC đe dọa (cho dù TNS Biden khi đó khẳng định Mỹ chẳng có trách nhiệm gì với VN hết), và chính trị để vớt vát uy tín với các đồng minh sợ Mỹ bỏ rơi trong tương lai.

    Quan hệ giữa dân Mỹ trắng với dân da đen là một quan hệ phức tạp kéo dài cà mấy trăm năm lịch sử lập quốc, không giống quan hệ Mỹ trắng với bất cứ dân da màu nào khác, da nâu hay da vàng. Đặc biệt là quan hệ giữa TT Trump với dân Việt, chưa ai đưa ra được bất cứ một dữ kiện cụ thể nào minh chứng cho chính sách kỳ thị của TT Trump. Trái lại, ta thấy một ông tướng gốc Việt làm tư lệnh lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, một ông luật sư gốc Việt làm giám đốc Cơ Quan Di Trú ICE.


    TRUNG CỘNG

    Các cụ DUT cuồng điên ra rả chửi những người tỵ nạn ủng hộ TT Trump là ngu xuẩn khi nghĩ TT Trump sẽ đánh tan TC, để rồi chế độ CS tại VN cũng tan xác luôn. Sự thật là chẳng ai ngây ngô đến vậy. Đó chỉ là một ước nguyện, mà ước nguyện thì chẳng bao giờ có ước nguyên khôn hay ước nguyện ngu.

    Những thành phần cấp tiến trẻ thuộc thế hệ tỵ nạn thứ nhì, phần lớn chưa học sử VN một ngày nào, không hiểu được mối thù truyền kiếp của dân Việt chống Tầu, nên lý luận chính sách của TT Trump chống TC gây ra bất lợi cho chính nước Mỹ, chẳng hạn khiến TT Trump phải bỏ cả tỷ ra trợ cấp cho nông dân Mỹ, vậy sao lại u mê hoan hô vậy?

    Xin lỗi, với tư cách một người dân một xứ đã bị Tầu đô hộ cả ngàn năm, và bây giờ còn thấy nguy cơ trở thành tỉnh Giao Chỉ, thì bất cứ chính sách nào chống Tầu cộng, gây khó khăn cho Tầu cộng, cản phần nào chủ nghĩa bành trướng của đế quốc Tầu đỏ thò bàn tay máu qua VN, là kẻ này hoan hô, bất kể chính sách khó khăn đến đâu, có kết quả lớn hay nhỏ, và Mỹ phải trả giá cao hay thấp. Tất cả những gì TT Trump hay bất cứ tổng thống nào khác làm, bất lợi cho TC thì dân VN, từ hải ngoại cho tới trong nước đều vui mừng hoan nghênh nhiệt liệt. Chỉ có vậy thôi.

    Cụ Biden là người chủ trương thân thiện tối đa với TC, mà cụ cho là ‘bạn’, không phải là kẻ thù chính trị hay đối thủ cạnh tranh kinh tế gì hết. Một người ‘bạn’ đã tìm đủ cách chơi gác Mỹ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, ăn cướp công ăn việc làm của dân Mỹ, thao túng hối xuất để xâm chiến thị trường Mỹ, và một người ‘bạn’ đã thân tặng cho anh con của cụ cả trăm triệu để anh ta thỏa mãn nhu cầu ma túy và gái gú của mình!

    Cuộc chiến giữa đệ nhất và đệ nhị siêu cường kinh tế cực khó khăn. Nếu Trump thất bại thì đó là đại họa cho Mỹ, đại họa cho cả thế giới kể cả VN. TC trả đòn, dân Tầu vui mừng, sao dân tỵ nạn Việt cũng hớn hở ăn mừng TC chưa chết?

    https://ustr.gov/about-us/policy-off...tion%E2%80%99s


    CS VÀ XHCN

    Đi xa hơn việc chọn lựa cá nhân giữa hai cụ da trắng, đây cũng là lựa chọn hướng đi cho tương lai, cho con cháu vài thế hệ tới.

    Cái đám con cháu đó đã theo học trường Mỹ cả 20 năm, đã bị giới thầy cô của các nghiệp đoàn thiên tả đầu độc tư tưởng với những lý thuyết xã nghĩa đầy nhân bản, bao dung và công bằng, trong khi thực tế của các biển máu Đấu Tố Cải Cách Ruộng Đất của HCM, Cách Mạng Văn Hóa của Mao, Cách Mạng Đổi Đời của Khờ-Me Đỏ,… đều chỉ được nghe qua một cách lờ mờ, với lời khẳng định, “Không, Mỹ không bao giờ thành Trung Cộng, Việt Cộng hay Khờ-Me Đỏ được”.

    Dĩ nhiên, chẳng ai nghĩ Mỹ sẽ thành mấy cái xứ quái thai đó. Cũng chẳng ai nghĩ Mỹ sẽ thành Na Uy hay Thụy Điển dưới TT Biden hết. Còn lâu lắm. Nhưng cũng chẳng ai dám bảo đảm Mỹ không phải là đang từng bước lao đầu xuống hố xã nghĩa.

    Khi thế hệ mới của đảng DC dưới sự ‘lãnh đạo’ của một cô dân biểu cách đây vài ba năm còn đứng bán bar, đòi hòi tất cả miễn phí, y tế, giáo dục, thậm chí đến cả việc mỗi người được bảo đảm lợi tức tối thiểu cả ngàn đô cho dù ngồi nhà ngủ quanh năm ngày tháng, thì người ngây thơ nhất cũng phải thấy hướng đi lâu dài về đâu.

    Kinh nghiệm các xứ xã nghĩa Tây Âu là một chuỗi dài thất bại, với đời sống khó khăn, vật giá đắt đỏ, sưu cao thuế nặng, trong khi càng ngày càng suy thoái, thua xa Mỹ về đủ mọi khía cạnh, văn hóa, kinh tế, quân sự, khoa học, giải Nobel, giải Oscar, giải Pulitzer,… Một triệu đô mua được một dinh cơ nguy nga tại Texas; một triệu Euros mua được một căn hộ 200 mét vuông tại một tỉnh nhỏ ngoại ô Paris.

    Vài anh nhà báo được tòa báo trả tiền cho đi du lịch Âu Châu, ở khách sạn 5 sao, ăn tiệm ăn cũng 5 sao của Michelin, tất cả được tòa báo đài thọ, về viết lại, đánh giá Na Uy, Thuỵ Điển,... là những xứ hạnh phúc nhất thế giới. Xin lỗi cho tôi đi du hý như vậy thì tôi cũng đánh giá như vậy thôi.

    Xã nghĩa tốt hay không, các cụ tỵ nạn chỉ cần so sánh mức sống của dân tỵ nạn ở Mỹ hiện nay với đám tỵ nạn ở Tây Âu thì biết, khỏi cần tranh cãi chi xa.


    COVID

    COVID đúng là quả bom bất ngờ gây xáo trộn bầu cử. Trước khi COVID tấn công, không có một ai trên thế giới này nghĩ cụ Biden có một tia hy vọng. Bây giờ chẳng ai biết chuyện gì sẽ ra sao.

    Đúng là nước Mỹ có nhiều người bị nhiễm và nhiều người chết nhất thế giới trong khi ông Trump đang làm tổng thống. Phe DC đã tận tình bóp méo, xuyên tạc, khai thác cái hoảng sợ của thiên hạ để biến mối nguy COVID làm vũ khí chính trị cực kỳ hữu hiệu nhưng rất bất nhân. Hữu hiệu vì sự lo sợ quá mức của thiên hạ đã khiến họ hoảng hốt mất phần lớn lý trí. Bất nhân vì khai thác cái chết của cả trăm ngàn người cho mưu đồ tranh cử đảng phái.

    Sự thật là đây:

    1. Nước Mỹ có số lượng nhiễm cao nhất vì dân Mỹ phóng khoáng, có tính phiêu lưu không sợ gì hết, cùng với tinh thần kỷ luật chung rất lỏng lẻo, khác rất xa dân Đức chẳng hạn, rất khó chịu với những chuyện bắt buộc phải đeo mặt nạ, bắt buộc phải cấm cung, bắt buộc phải cách ly,… Khiến các biện pháp chống dịch có rất ít hiệu quả, nhất là lúc ban đầu.

    2. Nước Mỹ có nhiều người bị nhiễm nhất không sai. Nhưng nước Mỹ lại có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong số các đại cường bị COVID tấn công mạnh nhất.

    3. Nói nước Mỹ chứ thật ra là có tới 50 nước, với 50 tổng thống, 50 chính sách y tế và 50 cách chống dịch. Trong cái nồi cháo lòng đó, 50 thống đốc là 50 ông trời con, không ai chịu thua ai, không ai chịu phối hợp với ai, không có ông thống đốc nào chịu nghe lời ông tổng thống nhất là khi ông tổng thống thuộc đảng đối lập. Khi dịch mới bắt đầu tấn công, TT Trump lên tiếng cho biết nghiên cứu đóng cửa kinh tế, thống đốc New York Andrew Cuomo rất oai phong tuyên bố ngay “tổng thống không có quyền ra lệnh gì cho tôi hết, nếu ra lệnh, tôi sẽ không tuân lệnh và sẽ kiện ra tòa ngay”. Vậy chứ bây giờ, toàn đảng DC, tất cả TTDC, và cả ông Cuomo, nhất tề đổ lỗi lên đầu TT Trump hết. Theo Hiến Pháp, tổng thống liên bang có rất nhiều quyền trên các lãnh vực ngoại giao và quốc phòng, nhưng chỉ có vai trò hướng dẫn trong các chính sách khác như y tế, giáo dục, trật tự và an ninh nội bộ,… Không có quyền gì hết nhưng vẫn có tội.

    4. Ít nhất cho tới tháng Ba, chưa ai hiểu rõ mối nguy cơ của dịch như thế nào, đặc biệt vì TC ém nhẹm sự thật với sự đồng lõa của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế. TT Trump đã lấy biện pháp kiểm tra phi trường từ giữa tháng Giêng, đến cuối tháng Giêng, ông cấm luôn du khách Tầu. Cho tới lúc đó, cụ Biden vẫn còn lo công kích TT Trump bài ngoại cuồng điên, bà Pelosi vẫn đi vào khu Phố Tầu tại San Francisco, toàn đảng DC vẫn chúi đầu vào đàn hặc vớ vẩn, trong khi TTDC vẫn khẳng định COVID chỉ là cúm thường, không có gì phải hoảng loạn. Washington Post còn rung chuông báo động coi chừng Trump lợi dụng để dở trò độc tài chiếm quyền. Ngay cả CDC cũng trấn an không có gì đáng lo quá mức.

    Người ta tố cáo TT Trump lừa dân với những câu tuyên bố như đến tháng Tư dịch sẽ hết, có thể dùng thuốc chống sốt rét, thuốc tẩy trùng để trị dịch,… Bỏ qua những bóp méo, xuyên tạc bất lương như nói Trump khuyên dân uống Clorox để giết vi khuẩn, TT Trump không phải là bác sĩ y khoa, làm sao biết được những chuyện đó nếu không phải là những khuyến cáo các chuyên gia y khoa đã nói với ông? Nếu có sai thì cũng chỉ phản ảnh sự hiểu biết giới hạn của chính giới chuyên gia thôi, sao lại tố tổng thống lừa dân. Trong tư cách lãnh đạo ông có trách nhiệm phải trấn an. Chứ chẳng lẽ ông họp báo loan tin trong vài tháng tới sẽ có hàng triệu người bị nhiễm và mấy trăm ngàn người chết. Ông lo trấn an mà dân còn hoảng hốt chạy đi mua đồ tích trữ tới độ hết cả giấy đi cầu. Nếu ông không trấn an thì có lẽ dân Mỹ đã vác súng bắn nhau trong WalMart rồi. Khi đó thì phe DC và TTDC nói sao? Ca tụng tổng thống đã ‘thành thật khai báo’ với dân?

    Trong bối cảnh đó, việc cả phe DC và TTDC bây giờ xúm lại đổ hết tội lên đầu TT Trump là lơ là, bất tài, lừa dân,… nghe có vẻ như màn chạy tội hèn hạ nhất.

    Cái lạ lùng nhất là nhiều thăm dò cho thấy đa số dân Mỹ tin cụ Biden lẩm cẩm chuyên môn nói lộn, làm sai lại có khả năng chặn COVID hữu hiệu hơn TT Trump. Dựa vào đâu nếu không phải là cảm tính phe phái? Năm 2009, khi cụ Biden làm phó tông tông, dịch H1N1 lây lan qua 60 triệu người (chứ không phải 8 triệu như COVID), cái may là dịch này không giết người mạnh như COVID, chứ nếu không đã có cả triệu người chết rồi.



    KINH TẾ VÀ CÔNG ĂN VIỆC LÀM

    Thành tích có hậu quả lớn và lâu dài của TT Trump chính là việc kinh tế phát triển mạnh trong những năm đầu, trước khi COVID tấn công, phá tan hết.

    Không ai có công tâm có thể phủ nhận kinh tế đã bộc phát mạnh dưới chính sách ủng hộ phát triển (pro-growth) của TT Trump, đặc biệt là qua việc giảm thuế đồng loạt, giúp mang hơn 1.000 tỷ đô từ ngoài nước về đầu tư mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho cả triệu dân lao động. Phe DC với cái loa TTDC, cùng cái đuôi thằn lằn truyền thông tỵ nạn, đã công kích chính sách của TT Trump qua hai điểm:

    a) Giảng giải chính sách kinh tế của TT Trump thành công chỉ là chuyện ‘ngồi mát ăn bát vàng’ hưởng gia tài của Obama để lại. Chỉ là nhận vơ, lừa những người thiếu hiểu biết thôi. Kinh tế Trump khác một trời một vực với kinh tế Obama, trong con mắt của các chuyên gia, không có cách nào có thể nói kinh tế Trump là sự tiếp nối của kinh tế Obama. Kinh tế gia Nobel Paul Krugman đã tiên đoán kinh tế Trump sẽ đưa nước Mỹ đến tình trạng phá sản trong vòng vài tháng vì chỉ vì kinh tế Trump chủ trương trái ngược hẳn với kinh tế Obama.

    b) Lập luận mới đã chuyển hướng, xoáy vào các con số kinh hoàng như thất nghiệp trên 20%, công nợ nhẩy vọt lên tới 27.000 tỷ, thâm thủng ngân sách hơn 3.000 tỷ. Không còn ai nghe gì đến ‘gia tài của Obama để lại’ nữa. Hình như TT Kennedy đã từng nói “tin tốt có cả trăm bố, tin xấu thì mồ côi không bố cũng chẳng mẹ”.

    Cái thiếu lương thiện của phe cấp tiến là đã không nhìn vào yếu tố đổi đời là COVID, chẳng những đổi đời ở Mỹ, mà đổi đời cả thế giới luôn. Kinh tế đi vào khủng hoảng nặng vì COVID đã đóng cửa kinh tế, không phải vì một chính sách kinh tế sai lầm nào của TT Trump. Cái dơ bẩn nhất là tính tráo trở hai lưỡi của DC: một mặt nhất quyết đòi đóng cửa kinh tế, vung tiền cứu trợ qua cửa sổ càng nhiều càng tốt, mặt khác lại hô hoán ầm ĩ Trump đẩy thất nghiệp, thâm thủng ngân sách và công nợ lên tám từng mây.

    Dù sao thì COVID đến rồi sẽ đi nhờ các siêu khoa học gia Mỹ. Khi đó thì vấn đề đặt ra là giữa ông Trump và cụ Biden, ai sẽ là người có khả năng phục hồi công ăn việc làm cho dân nhanh hơn và chắc hơn. Cứ nhìn vào cuộc phục hồi rùa bò của những năm sau khủng hoảng 2008 thì biết.



    PHÚC LỢI

    Trong 45 năm kẻ này sống tại Mỹ, trải qua hơn hai tá bầu cử cả nước, mỗi lần là y chang không bao giờ thiếu cái màn hù dọa “CH sẽ cắt trợ cấp, chỉ có DC mới tăng trợ cấp”. Cái hay là khẩu hiệu này được nhắc đi nhắc lại, lần nào cũng khối người tin, rồi lo sợ. Không ai để ý đến việc trong cả nửa thế kỷ dân tỵ nạn sống ở Mỹ, chưa có một ai bị cắt một xu trợ cấp nào hết.

    Vấn đề OBAMACARE đã bàn qua tuần rồi. Xin đọc BÀI 147: DÀNH GHẾ TỐI CAO PHÁP VIỆN

    Khai thác sự thiếu hiểu biết của các cụ cao niên để lừa họ vì tính phe phái là hành động bất lương.


    CÁ NHÂN VÀ CHÍNH SÁCH

    Chuyên gia thăm dò dư luận Frank Luntz nhận định cuộc tranh cử lần này là một lựa chọn giữa một bên là một người mà họ không ưa cá tính nhưng đã rất thành công, và một người tương đối dễ có cảm tình hơn nhưng lại không có chính sách gì rõ rệt và không có thành quả nào trong gần 50 năm hoạt động chính trị.

    Cụ Biden lăn lộn trong chính trường Mỹ gần nửa thế kỷ, dấu ấn để lại là con số ZERO tổ bố. Vậy chứ cũng đã có một anh DUT ca tụng: “Ông Biden có tài, có tâm và có đạo đức hơn ông Trump gấp triệu lần”

    Có tài? Xin phép được trích dẫn câu nói của ông Robert Gates, cựu bộ trưởng Quốc Phòng của Obama: “Thành tích của cụ Biden là một chuỗi dài những quyết định sai lầm”. Đố ai nêu ra được một cái luật nào đứng tên Biden qua hơn 40 năm cụ ngủ trong thượng viện? Đố ai nêu lên được một việc để đời nào PTT Biden đã làm trong 8 năm nghe Obama gác chân lên bàn ra lệnh? Hiện nay thì cái tài của cụ Biden là tài nói sai, nói nhầm, nói lộn. Đến độ một nhà báo đã phải ca tụng "Biden đại thắng trong cuộc tranh luận với Trump vì đã không nói nhầm câu nào".


    Có đạo đức? Cứ hỏi cậu Hunter Biden đã kiếm về cho gia đình được bao nhiêu trăm triệu từ Ukraine và TC khi ông bố làm phó tông tông thì biết ngay.

    Đạo đức gì khi cụ Biden cuỗm vợ bạn, ủng hộ con trai bỏ vợ và con, ngủ với chị dâu vừa góa chồng. Đạo đức hay không, cứ đi hỏi bà Tara Reade và cả nửa tá đã tố cụ Biden sách nhiễu tình dục.

    Chưa kể việc cụ Biden chọn người đồng chí Kamala Harris là người rất ‘đạo đức’, leo nấc thang sự nghiệp bằng cách ôm các ông già có quyền (Willie Brown), có tiền (Douglas Emhoff), có thế (Joe Biden)!

    Bỏ phiếu cho ai là quyền của mỗi người. Chỉ cẩn trước khi lấy quyết định, nhìn cho rõ, nghĩ cho kỹ, đừng để những xuyên tạc phe phái chi phối. Khôn nhờ dại chịu, thế thôi.

  2. The Following 3 Users Say Thank You to thằng cuội For This Useful Post:

    aovang (10-27-2020), Kiến Hôi (10-24-2020), Thachthuy (10-27-2020)

  3. #2
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    111
    Thanks
    97
    Thanked 185 Times in 84 Posts

    Default Re: Bầu Cử 2020

    TẠI SAO TÔI BẦU CHO TT DONALD TRUMP NHIỆM KỲ 2020

    Đỗ Ngọc Hiển


    LỜI MỞ ĐẦU

    Người viết bài này với tư cách là công dân của một quốc gia, với một chút kiến thức về kinh tế học qua trường sở, những trải nghiệm sống và giảng dạy môn kinh tế học tại nhiều đại học thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Người viết cũng từng phục vụ trong Bộ Kinh tế với nhiều chức vụ khác nhau từ năm 1965 sau khi trở về từ Hoa Kỳ sau 6 năm như một du sinh học bỏng “Chương trình lãnh đạo” (Leadership program) do cơ quan viện trợ Hoa Kỳ USOM, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đài thọ. Người viết đã theo học tại hai đại học University of Wisconsin 1959 và đại học Georgetown University, Washington D.C, 1962, trở về nước 1965, phục vụ tại Bộ Kinh tế và giảng dạy môn Kinh tế học tại các trường đại học : Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường Chính trị kinh doanh – Viện Đại học Đà Lạt, trường Kinh Thương – Viện Đại học Minh Đức và Đại học Cửu Long (Mekong University) Gia Định cho tới ngày mất nước.

    Như đã nói ở trên, người viết bây giờ là một công dân của quốc gia Hoa Kỳ, nên có trách nhiệm đóng góp một số kiến thức chuyên môn trong việc chọn lựa một nhà lãnh đạo tài đức ngày càng đưa quốc gia và dân tộc phú cường và hạnh phúc.

    Quan điễm của người viết trong bài nầy phần lớn dựa trên các dữ kiện dược trích ra trong một số cuốn sách dưới đây do một số các sử gia nổi tiếng về các đời tổng thống Hoa Kỳ, cố vấn tổng thống, chính trị gia, nhà báo, nghiên cứu sinh tại các trung tâm nghiên cứu như Hoover Institute tại đại học Stanford, Brookings Institute và Rand Corporation v..v…

    Inside Trump’s White house by Doug Weade
    Death by China – Peter Navarro and Greg Autry
    The Clintons’ war on women – Roger Stone
    The Case for Trump – Victor Davis Hanso
    Suicide of a Superpower – Patrick J. Buchaman
    The Deep State – Jason Chaffetz
    Live free or Die – Sean Hannity
    Year of the Rat – Edward Timperlake and William C.Tripplett ÌI
    Red Dragon Rising – Edward Timperlake and William C. Tripplett ÌI
    Infiltration – Dr. Taylor Marshall
    Quý vị người đọc cũng thừa biết rằng các tin tức và dử kiện viết trong một cuốn sách phải chính xác và có chứng nhân xác quyết, nếu không sẽ bị nạn nhân liên hệ kiện ra tòa án, nếu thua kiện sẽ phải bồi thường rất lớn vì tội xuyên tạc hay mạ lỵ một cá nhân.

    Tại sao tôi đã bầu cho Tổng thống Donald Trump
    Nhiệm kỳ tổng thống 2017 – 2020

    Người viết đã nghe và trông thấy ông Donald Trump trên truyền hình và một vài lần qua chương trình “Apprentice” của ông trước đây. Thực tình , theo cảm tính cá nhân, người viết cũng không có cảm tình với Tổng thống Donald Trump lúc đầu, khi xem chương trình “Apprentice” của ông. Cung cách ăn nói, đối đáp bộc trực với ngoại hình, vẽ mặt và mái tóc vàng chải không giống ai khó gây được cảm tình ban đầu của nhiều người.

    Cách đây cả thập niên, nghe phong phanh ông lăm le ra tranh cử tổng thống, người viết cũng nghĩ rằng ông có rất ít hy vọng trúng cử. Từ ngày sang định cư tại Hoa Kỳ, tháng 5, 1980 tới cuối nhiệm kỳ 2 của Barack Obama người viết rất chú ý theo dỏi tình hình kinh tế và chính trị Hoa Kỳ.

    Trên bình diện chính trị, người viết cảm thấy thất vọng với các chính trị gia trong chính quyền Dân chủ cũng như Cộng hòa. Các tổng thống, thượng nghị sĩ, dân biểu liên bang phần lớn là các chính trị gia mị dân, khi ra tranh cử hứa thật nhiều, nhưng khi đắc cử, chẵng thực hiện được bao nhiêu và đặt quyền lợi cá nhân và đảng phái lên trên quyền lợi quốc gia và dân tộc. Không mấy người có tinh thần yêu nước thương dân và tài đức để lãnh đạo một đại cường quốc về kinh tế và quân sự từng thế kỷ qua.

    Từ nửa thế kỷ qua, theo người viết, chỉ có Tổng thống Ronald Reagan trong hai nhiệm kỳ của ông đã điều hành nền kinh tế phát triển khả quan với tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Với chánh sách quân sự và ngoại giao cương quyết và mạnh mẻ đã giúp đưa tới sữ sụp đổ toàn diện khối Cộng sản Liên sô và Đông Âu. Tổng thống Ronald Reagan cũng chủ trương ngăn cản không để Trung quốc gia nhập tổ chức Thương mai Quốc tế (World Trade Organization – WTO) và chống lại chủ thuyết Kinh tế Toàn cầu (Economic Globalization) lúc đó đang manh nha xuất hiện. Cũng vì chính sách kinh tế quốc tế này của ông Ronald Reagan mà nền kinh tế Trung quốc chưa phát triển mạnh được hồi đó, khoảng thập niên 1980.

    Sinh sống tại Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, trải qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống, người viết nhận ra nền chính trị Hoa Kỳ, ngày càng trở nên tồi tệ, tham nhũng, móc nối (lobbying) xẩy ra một cách bí mật và tinh vi. Chính trị trở thành một nghề để kiếm sống, làm giàu và tìm kiếm quyền lực và danh vọng. Hầu hết các chính trị gia ngày nay Dân chủ cũng như Cộng hòa xuất thân từ giới trung lưu, đăc biệt là giới luật sư. Họ là những con buôn chính trị, mị dân, ít người trong bọn này là những công dân yêu nước thương dân.

    Vì chán ngán và hết tin tưởng vào các chính trị gia chuyên nghiệp Dân chủ cũng như Cộng hòa, người viết mới chủ tâm quan sát một người ngoại cuộc (An Outsider) Donald Trump nhảy vào chính trường Hoa Kỳ.

    Tổng thống Donald Trump là một người Bảo thủ (Conservative) luôn luôn bảo vệ những giá trị truyền thống chính trị xã hội và Thiên Chúa giáo mà các nhà lập quốc đã viết trong Hiến pháp. Ông thực sự không phải là đảng viên Cộng hòa nhưng vì có cùng một quan điểm chính trị truyền thống Cộng hòa nên liên kết với đảng Cộng Hòa ra tranh cử dưới danh nghĩa Cộng hòa.

    Ông đã dùng tài trí, khả năng thuyết phục và thương lượng trong thương trường để được đại đa số các chính trị gia Cộng hòa chấp nhận ông là ứng viên tranh cử. Ông đã dánh bại 16 ứng viên (đọc The Case for Trump – Victor Davis Hanson) Cộng hòa khác vì thực tình trong 16 ứng viên này, không ai sáng giá và có cân nặng có thể đương đầu với Hillary Clinton.

    Phần đông các chính trị gia Cộng hòa bất đắc dỉ chọn ông ra tranh cử, và sau 3 năm cầm quyền Donald Trump đã chứng tỏ là một nhà lảnh đạo chính trị xuất sắc với những thành quả kinh tế, quân sự và ngoại giao vượt bực, lúc đó ông mới được đảng Cộng hòa tích cực ủng hộ, ngoại trừ Mitt Romny và John Mc Caines.

    Trong lịch sử Hoa Kỳ trải dài 244 năm, theo người viết biết, chưa có nột người đứng ngoài cuộc nào mà lại là tỷ phú nữa, tiền bạc dư thừa và danh vọng cũng không thiếu ra ứng cử tổng thống, đó là Donald Trump. Ông ra tranh cử với mục đích gì ? Quý vị đã rõ “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again – MAGA) Đây là chiêu bài tranh cử ông đề ra là lý do chính yếu khiến người viết đã quyết định bỏ phiếu ủng hộ ông nhiệm kỳ đầu.

    Vậy kiểm điểm lại nhiệm kỳ đầu Tổng thống Donald Trump đã đạt được những thành quả gì và thực hiện những lời hứa tranh cử được bao nhiêu phần trăm ? Câu trả lời là ít nhất cũng đạt được tới 95%. Gần đây, lời hứa giảm giá thuốc ngang bằng với giá thuốc trên thị trường quốc tế cũng đã được thực hiện. Bức tường chận đứng nạn di dân bất hợp pháp từ Mễ Tây Cơ đã được hoàn thành hơn một nửa và đã giúp giảm 80% dòng người di dân lậu vào Hoa Kỳ trong 4 năm qua. Riêng chỉ còn lời hứa sữa chữa và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, sân bay và thương cảng v..v.. là chưa thực hiện được, và đây là mục tiêu trong nhiệm kỳ hai sẽ được hoàn thành.

    a/ Trên bình diện kinh tế.

    Trước hết một số người thiếu kiến thức về tiến trình tăng trưởng kinh tế và ngay cả một số kinh tế gia lý thuyết suông, sặc mùi sách vở (bookish) cho rằng thành quả kinh tế trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump là sự tiếp nối thành quả của chính sách kinh tế của Barack Obama. Thật là một quan điểm ngây ngô, thiếu hiểu biết, không muốn nói là ngu xuẩn và cố chấp.

    Trong 8 năm cầm quyền của Barack Obama, nền kinh tế của Hoa Kỳ ngoi ngóp trong tình trạng trì trệ. Tăng trưởng kinh tế hằng năm ở khoảng từ 0.5% tới 1.2%. Sắc luật “phục hồi kinh tế” (Economic Recovery Act) với khối kích cầu (Demand booster) 760 tỷ đô la mới giúp giảm nạn thất nghiệp 8% lúc mới nhận chức xuống còn 4.8% ở cuối nhiệm kỳ hai.

    Trong 18 năm của ba đời Tổng thống Bill Clinton, Bush con và Barack Obama, nhiều ngàn công ty lớn Hoa Kỳ chuyển sang Trung quốc kinh doanh, làm mất cả trăm ngàn việc làm. Nền kỷ nghệ sản xuất tại Hoa kỳ sụp đổ gần như toàn diện, lấy ai tạo ra việc làm và thuê mướn nhân công. Khối kích cầu 760 tỷ đô la chỉ tạo ra một số việc làm bán thời gian, phần lớn số tiền còn lại chi cho các chương trình phúc lợi làm tăng số người lười biếng, ỷ lại, có sức khoẻ nhưng không chịu đi tìm việc làm mà nằm nhà chờ sung rụng qua các chương trình phiếu thực phẩm, trợ giúp thất nghiệp, nhà cửa và y tế ..v..v…

    Chính nhờ khối kích cầu này mà nạn thất nghiệp giảm xuống mức 4.8% ở cuối nhiệm kỳ hai của Barack Obama. Cũng ở thời kỳ này phần lớn các kinh tế gia nổi tiếng tại Hoa Kỳ cũng như ở ngoại quốc, có cả một kinh tế gia Hoa Kỳ đạt giải Nobel kinh tế năm 2016 đã quyết đoán nền kinh tế sẽ rơi vào đại khủng hoảng khi Tổng thống Donald Trump nắm chính quyền.

    Nhưng thục tế đã chứng minh nhận xét trên đã hoàn toàn sai vì nó dựa trên sách vở nhà trường thiếu khách quan và trải nghiệm thực tế. Những kinh tế gia này không sống trong môi trường kinh doanh thực sự nên không hiểu tâm tư và ước muốn của các doanh gia ngày đêm đối diện nhũng khó khăn và trở ngại trong một thương trường cạnh tranh khốc liệt đê sống còn.

    Chỉ có những người cùng hoàn cảnh mới thông cảm với giới doanh nhân, những đầu tàu tạo ra việc làm, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tổng thống Donald Trump sống trong hoàn cảnh đó trong mấy chục năm qua nên ông hiểu tại sao phải ưu đải và nâng đỡ giới doanh nhân để đưa laị tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

    Tổng thống Trump đã thất bại, ba lần vở nợ nhưng không bỏ cuộc, với sự kiên trì vô song và một ý chí sắt đá ông đã đứng dậy dựng lại cơ đồ huy hoàng như ngày nay. Với thành quả kinh tế xuất sắc như được trình bày dưới đây Tổng thống Dobald Trump đã làm bẽ mặt cả một giới trí thức kinh tế khoa bảng tại Hoa Kỳ cũng như ngoại quốc.

    Trong ba năm đầu, trước khi bệnh dịch Corona-virus xảy ra đầu năm 2020, chính sách kinh tế thuế khóa và tiền tệ của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gặt hái được thành quả kinh tế như sau :

    a 1 Trước hết, để khôi phục lại nền kinh tế đang trong giai đoạn trì trệ (Economic stagnancy) Tổng thống Donald Trump đã bỏ đánh thuế trên tiền lời (capital gains tax) do bán cơ sở, máy móc và dụng cụ sản xuất phế thải của giới sản xuất năm 2017 và ngay sau năm đó 2018, ông hạ thuế suất lợi tức doanh nghiệp từ 35% xuống 21% một mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Ông cũng hạ thuế suất lợi tức cá nhân cho toàn dân để kích cầu.

    a 2. Việc tăng thuế quan trên hàng hóa nhập cảng từ Trung quốc đã làm giảm siêu nhập đưa về hàng ngàn tỷ đô la. Hãy làm một phép tính. Giả thử nhập siêu trung bình hàng năm của Hoa Kỳ từ Trung quốc là 200 tỷ đô la từ năm 2000 đến 2020, thì tổng số nhập siêu là 8.000 tỷ đô la (200 tỷ x 40 năm). Và nếu tính thêm nhập siêu từ Mể Tây Cơ và Gia Nả Đại vì thương ước bất lợi NAPTA, thì còn tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đô la nữa.

    a 3. Việc đánh thuế quan trên hàng nhập cảng từ Trung quốc, và ký lại hiệp ước thương mại với Gia Nả Đại và Mễ Tây Cơ đã đưa về Hoa Kỳ hàng ngàn công ty từ Trung quốc, tạo ra 7 triệu việc làm mới tại Hoa Kỳ.

    a 4. Nhờ các chính sách kinh tế giảm thuế doanh nghiệp, tăng thuế quan trên hàng hoá nhập cảng từ Trung quốc giúp tăng trưởng kinh tế đạt mức tăng trưởng từ 3.5% đến 4% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Mức thất nghiệp giảm xuống 3.5% lực lượng lao động, mức thất nghiệp thấp nhất trong 5 thập niên qua.

    a 5. Các sắc dân da đen, Mẽ và Á châu được Tổng thống Donald Trump chú tâm và nâng đỡ với rất nhiều chương trình khác nhau. Kết quả là các sắc dân này có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 5 thập niên qua. Lợi tức gia đình trung bình hàng năm tăng 4% trong 3 năm đầu của nhiệm kỳ một. Số người rời bỏ chương trình trợ cấp xã hội (welfare) để đi làm lên tới nhiều triệu người.

    Nhằm nâng đỡ phát triển giới trí thức da đen, Tổng thống Donald Trump đã tăng hàng trăm triệu đô la trong suốt 10 năm để phát triển thêm các đại học dành cho người da đen, thay vì mỗi năm phải yêu cầu chính phủ yểm trợ.

    a 6. Giá cả tổng quát ổn định ở mức 2% trong suốt 3 năm đầu. Chỉ số Down Jones tăng 10.000 điểm. Nasdag và S&P cũng tăng đáng kể

    a 7. Đòi hỏi khối đồng minh NATO, Nam hàn, Nhật bản và Đài loan đóng góp thêm chi phí quân sự phòng thủ tại các quốc gia này dã tiết kiệm cho Hoa Kỳ nhiều ngàn tỷ đô la mỗi năm.

    a 8. Yêu cầu các thành viên trong Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các quốc gia Âu châu như Ý, Pháp, Đức v..v…hàng năm đóng đủ 2% tổng sản lượng quốc gia cho quỷ điều hành của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới để bớt gánh nặng cho Hoa Kỳ, vì hàng năm Hoa Kỳ phải đóng 25% tổng số chi tiêu của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới.

    a 9. Việc rút khỏi hiệp ước Paris về thay đổi khí hậu toàn cầu giúp Hoa Kỳ tiết kiệm hàng năm nhiều tỷ đô la chiếm 20% tổng chi phí chương trình, trong khi Trung quốc thải khí độc nhiều nhất, chỉ đóng khoàng 10% tổng chi phí chương trình.

    b/ Trên bình diện chính trị, Hành chánh Công quyền và An ninh nội địa

    b 1. Bình diện chính trị.

    Như quý vị người đọc biết.Tổng thống Donald Trump là một người ngoại cuộc (lonely outsider) đơn độc khi bước chân vào tòa Bạch Ốc. Trường hợp này giống y hệt trường hợp của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1954, khi ông về nước như một Thủ tướng rồi Tổng thống đơn dộc, không có quân đội và lực lượng cảnh sát hổ trợ ông. Chung quanh ông không có mấy ngưới cùng chí hướng yêu nước thương nòi, toàn là một lũ chính trị gia xa lông.

    Trong nước thì có đầy dẩy những đảng phái chia rẻ xâu xé nhau lại thêm hai lực lượng giáo phái Bình xuyên và Hòa hảo lộng hành. Tổng thống Donald Trump thuần túy là một doanh nhân, không kênh qua bất cứ một chức vụ nào trong chính quyền trước đây., nên ông có rất ít liên hệ với các chính trị gia trong đảng Cộng hòa đang là những thượng nghị sĩ, dân biểu liên bang và tiểu bang, vì vậy ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành lập chính phủ.

    Tổng thống Donald Trump phải tựa vào sự giới thiệu của một số bạn bè và những người quen biết để mời một số chính trị gia trong đảng và ngoài đảng có tài đức nhưng phải có cùng quan điểm chính trị như Tổng thống. Điều kiện “cùng quan điểm chính trị” là chủ yếu trong việc lựa chọn các yếu nhân trong nội các.

    Cũng vì yếu tố này, Tổng thống Donald Trump trong năm đầu phải thay đổi nhân sự thường xuyên và đã bị đả kích và chỉ trích bởi đối phương. Nhưng cuối cùng ông đã thành lập được một chính phủ gồm những nhân vật tài đức và có cùng quan điểm chính trị, theo đuổi cùng một mục tiêu “làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again – MAGA).

    b 2. Trên bình diện hành chánh công quyền

    Barack Obama rời khỏi chính quyền và để lại một bộ máy công quyền gồm toàn những nhân sự chân tay thân tín trong khắp các bộ ngành và cơ quan tối quan trọng núp dưới bóng cái gọi là “nhà nước ngầm” (Deep States) xin đọc The Deep States – Jason Chaffetz.

    Mỗi bộ ngành và cơ quan công quyền đều do một nhóm người có quyền lực thuộc đảng Dân chủ cấu kết với nhau như một chính phủ ngầm tha hồ lạm quyền, tham nhũng bao che cho nhau như ở bộ Ngoại giao, Thương mại, Nội vụ, Nội an v..v…và các cơ quan như Bưu diện, Tổng nha Thuế vụ (Internal Revenue Services – IRS) Tất cả các chức vụ quan trọng trong các bộ và cơ quan này đều do đảng viên Dân chủ nắm giữ. Đây là điều dỉ nhiên xảy ra, cũng như khi đảng Cộng hòa nắm quyền. Vấn đề là có những chính phủ ngầm cấu kết và lộng hành hay không.

    b 3 Trên bình diện an ninh nội địa

    Theo luật pháp, các cơ quan an ninh nội địa như Cơ quan tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency), Cơ quan Điều tra Trung ương (Federal Bureau of Investigation – FBI) , Cơ quan Kiểm soat Di dân (ICE) v..v… phải hoạt động hoàn toàn đọc lập, không đảng phái. Tuy nhiên , trong thời Barack Obama, các cơ quan này bị thao túng và mua chuộc bởi cặp bài trùng Barack – Hillary để che dấu mưu đồ lật đổ Tổng thống Donald Trump.

    Nói tóm lại, Tổng thống Donald Trump phải mất rất nhiều công sức và thời giờ để tìm người tài đức và đồng chí hướng để điều hành các bộ ngành và các cơ quan này.

    c/ Trên bình diện quân sự

    Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa ước nguyên tử với Nga và Iran làm suy yếu khả năng phòng vệ và an ninh quốc gia. Ông đã diệt trừ bọn khủng bố Isis ở Trung đông và loại bỏ 3 trùm khủng bố khét tiếng khát máu và tàn ác, một ở Seria, một ở Iraq và một ở Iran, một địch thủ không đội trời chung với Hoa Kỳ.

    Ông tăng chi phí quốc phòng để duy trì một quân đội hùng mạnh với những vũ khí ngày càng tối tân hơn, đặc biệt là trong không quân và hải quân như quý vị đã thấy những cuộc thị uy sức mạnh không quân và hải quân ở biển Đông trong năm qua, trước sức mạnh quân sự của Trung quốc. Tổng thống Donald Trump đã thiết lập đạo quân thứ 4 “dạo quân không gian” gần đây để đương đầu một cuộc chiến tranh không gian có thể xẩy ra trong tương lai.

    Ông tái phát triển chương trình khám phá không gian qua việc tài trợ lại cơ quan không gian NASA, mà Barack Obama cắt giảm chi phí điều hành và các chương trình thám hiểm. Ông khuyến khích và yểm trợ cơ quan khám phá không gian tư nhân SPACEX phát triển phi thuyền không gian đưa các phi hành gia lên trạm không gian quốc tế. SPACEX dã thành công gần đây đưa một phi hành gia Hoa Kỳ lên trạm không gian quốc tế, tiết kiệm được cả 100 triệu đô la mỗi lần phóng khi phải nhờ Nga giúp

    d/ Trên bình diện Ngoại giao.

    Hoa Kỳ đã thực sự vĩ đại trở lại, không còn bị khinh miệt và bắt nạt. Tập Cận Bình của Trung quốc và Kim Chung Ủn của Bắc hàn phải nể nang và kính phục và có phần khiếp sợ trước một lãnh đạo cương quyết, cứng rắn và mưu lược như Tổng thống Donald Trump.

    Đất nước và dân tộc Hoa Kỳ có quyền ngẩng cao đầu hãnh diện và kiêu hãnh vì có một nhà lãnh đạo tài ba và một nền kinh tế thịnh vượng số một trên thế giới. Tổng thống Donald Trump là một tổng thống của Hòa bình . Ông đã giúp thực hiện được các thỏa ước hòa bình giữa Do thái và ba quóc gia hồi giáo ở Trung đông và giữa Serbia và Cosovo.

    e/ Nạn Corona Virus Vũ Hán, Trung quốc.

    Nạn dịch Corona Virus, một âm mưu thâm độc của đảng Cộng sản Trung quốc nhằm hạ bệ Tổng thống Donald Trump và Hoa Kỳ, địch thủ số một của chế độ Xã hội chủ nghĩa Trung quốc.

    Đảng Dân chủ với Joe Biden và giới truyền thông dân chủ thiên tả đả kích Tỗng thống Donald Trump không ngớt về việc điều hành khuất phục nạn dịch này.

    Theo người viết, Tổng thống Donald Trump đã làm tất cả những gì có thể làm để chận đúng tệ dịch này. Ông là người đầu tiên và sớm nhất cấm các chuyến bay du lịch từ Trung quốc và sau đó từ Âu châu vào Hoa Kỳ để rồi bị chỉ trích là kỳ thị chủng tộc. Ông đã nhìn thấy tầm quan trọng của nạn dịch này, trong khi giới bác sĩ chuyên môn về dịch hạch chưa nhận ra, cũng vì vậy ông không thèm tham khảo ý kiến của giới bác sĩ chuyên môn. Đó chính là thái độ ưu việt của một nhà lãnh đạo tài giỏi biết nhìn xa

    Tổng thống Donald Trump lập tức ký các sắc lệnh hành pháp trong thời chiến để huy động các công ty tư nhân chuyển hướng để sản xuất các dụng cụ và phương tiện cho giới tuyến đầu gồm bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế trực diện với bệnh dịch. Những dụng cụ máy móc và các phương tiện bảo vệ như khẩu trang, máy trợ thở, găng tay, aó khoác v..v…thỏa mản nhu cầu của các bệnh viện trên toàn quốc.

    Theo yêu cầu của một vài Thống đốc tiểu bang, Tổng thống Donald Trump đã điều động hai tàu nhà thương cung cấp hàng ngàn giường bệnh, nhưng cuối cùng không có mấy bệnh nhân Corona Virus được gửi đến chữa trị. Thống đốc Cuomo, bang Nữu Uớc, kêu gào sự yểm trợ giường bệnh từ chính quyền liên bang, và chỉ gửi đến khỏang hai chục bệnh nhân.

    Tổng thống Donald Trump đã đầu tư và tài trợ nhiều tỷ đô la cho các trung tâm nghiên cứu thuốc chủng và thúc đẩy họ gấp rút tìm ra thuốc chủng trước ngày bầu cử 2020. Kết quả chưa đạt được, nhưng có nhiều hy vọng.

    Nền kinh tế hiện nay cũng đang hồi phục. Có hàng chục triệu việc làm được hồi phục. Tháng 3, 2019, mức thất nghiệp khoảng 15% lực lương lao động với chừng 5 triệu người thất nghiệp. Trong giữa tháng 10 này tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 7.8% lực lượng lao động. Chỉ số chứng khoán Down Jones vẫn ở mức cao, khoảng 29.000 điểm. Nasdag và S&P vẫn ở mức khả quan.

    Tóm lại, trên đây là thành quả về mọi lãnh vực mà Tổng thống Donald Trump đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu của ông.

    Người viết thiết nghĩ không có một vị tổng thống nào trước đây trong lịch sử tổng thống có thể thực hiện được những thành quả như đã nêu trên trong một nhiệm kỳ như Tổng thống Donald Trump trong một hoàn cảnh tứ bề thọ địch.

    Tại sao tôi sẽ bầu cho Tổng thống Donal Trump, nhiệm kỳ 2021 – 2024
    Nhìn vào thành quả ưu việt trong mọi lãnh vực của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu, người viết thực sự tự mãn và tự hào vì đã chọn đúng người vào chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ đầu 2017 – 2020

    Người viết cũng sẽ bầu cho Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ hai 2021 – 2024 với khẩu hiệu tiếp tục “Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again – MAGA).

    Khẩu hiệu này bao hàm cương lỉnh chính trị gồm 4 mục tiêu chính yếu sau đây :”An toàn và Việc làm, Luật pháp và Trật tự” (Security and Jobs, Laws and Orders)

    Bất cứ người dân nào trong một quốc gia cũng muốn có việc làm khi tới tuổi trưởng thành để nuôi sống chính mình và gia đình nếu có, với mức lương tương xứng với khả năng tương ứng và trong một môi trường lao động thoải mái. Nhiệm vụ của chính quyền là tạo ra nhiều việc làm cho người dân và tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong mọi lãnh vực kinh tế.

    Người dân nào cũng muốn được sống an toàn trong lãnh thổ quốc gia. mà không bị đe dọa bởi bất cứ ai hay thế lực nào. Họ có thể tự do di chuyển và sinh sống đến bất cứ nơi nào, và ngày đêm được bảo vệ bởi các cơ quan thực thi pháp luật và duy trì trật tự.

    Mọi người phải thượng tôn luật pháp quốc gia. Mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai có quyền đứng trên pháp luật để áp đảo người khác, ngay cả những người thực thi luật pháp. Ai phạm luật phải bị trừng trị thích đáng và sự công chính phải được tuyệt đối thực thi theo pháp luật.

    Người dân nào cũng muốn sống trong một môi trường có trật tự, không có bạo loạn hay vô chính phủ. Trật tự phải được duy trì tuyệt đối để không làm rối loạn cuộc sống của người dân. Ai làm mật trật tự gây ra bạo loạn phải được trừng trị thích đáng bởi pháp luật để tránh chết chóc và hủy diệt tài sản tư nhân cũng như cộng đồng và cản trở sự phát triển quóc gia trong mọi lãnh vực.

    Theo người viết, bốn chỉ tiêu trên đây được gói gọn trong khẩu hiệu “Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ hai của ông..

    LỜI CUỐI


    Kính thưa quý vị đồng hương tỵ nạn Cộng sản Việt Nam thân mến.

    Thưa quý vị đồng hương, đặc biệt quý vị trí thức khoa bảng hãy bình tỉnh và sáng suốt trong việc bỏ phiếu bầu tổng thống trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump. Xin quý vị đừng bỏ phiếu theo cảm tính, theo ngoại hình, mỹ ngôn, những hứa hẹn viển vông, cách thức phát ngôn mị dân mát tai hay bộc trực khó nghe, nhưng phải dựa trên các thành quả đạt được qua những hứa hẹn của ứng cử viên khi ra tranh cử. Người viết sẽ bầu cho Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ hai dựa vào thành quả mà ông đã đạt được trong nhiều lãnh vực mà người viết đã trình bày trên đây. Tổng thống Donald Trump, theo người viết, đã thực hiện được 95%j lời hứa, còn lại 5% lời hứa chưa hoàn thành, là bức tường chưa xây xong và hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, sân bay và thương cảng chưa được tu bổ và sửa chữa, và chắc chắn sẽ được thực hiện xong trong nhiệm kỳ hai của ông.

    Tại sao người viết không bầu cho ông Joe Biden ?

    Trước hết người viết không bao giờ quên được việc từ chối sự có mặt của người viết trên đất nước Hoa Kỳ qua câu phát biểu của ông tháng 4 năm 1975 “Hoa Kỳ không có trách nhiệm di tản một người chứ đừng nói 100.001 người Nam Việt Nam (The United States has no obligation to evacuate one – or 100.001 South Vietnamese).

    Ông Joe Biden và đảng Dân chủ cấp tiến thiên tả đang đua đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia có nền chính trị Cộng hòa ưu việt và một nền kinh tế tư bản thịnh vượng số một trên thế giới hàng thế kỷ qua trở thành một chế độ xã hội chủ nghĩa mà quý vị đã liều mạng một sống mười chết chạy trốn. Không lẽ quý vị lại muốn trở lại sống trong chế độ đó sao ?

    Hãy nhìn vào ông gíà Joe Biden 78 tuổi, với ngoại hình không mấy năng động, tinh thần thiếu linh hoạt với bệnh quên lảng thường xuyên xảy ra khi nói chuyện và tranh luận. Ông thiếu cái dáng vẽ của một nhà lãnh đạo cứng rắn và cương quyết, nhìn rộng trông xa so với Tổng thống Donald Trump. Một nhà lãnh đạo trong tương lai phải có khí phách, có tài thuyết phục quần chúng chứ không quỳ gối trước một tên tội phạm để xin phiếu.

    Ông Joe Biden đưa ra một cương lỉnh và các chính sách với những lời hứa hấp dẩn của một chế độ xã hội chủ nghĩa dài hàng hai chục trang giấy như một hệ thống y tế miển phí cho toàn dân, miển học phí cho sinh viên đại học, mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội, tái phân phối lợi tức để nâng đỡ người nghèo bằng cách đánh thuế cao trên giới giàu v..v…

    Nhưng ông Joe Biden quên một điều là lấy tiền ở đâu ra để trang trải các chi phí trên, ước tính mấy trăm ngàn tỷ đô la. Chỉ có cách ra lệnh in tiền xả láng đưa đến lạm phát phi mã như trong xã hội chủ nghĩa độc tài Venezuela để rồi cả nước nghèo mạt, con nít phải moi móc thùng rác để kiếm ăn.

    Với 47 năm trong quốc hội, ông Joe Biden chỉ là ông nghị gật, ba phải, đã chẵng làm được gì ra trò, thì hy vọng gì ông làm ra cơm cháo để nhân dân được nhờ nếu đắc cử tổng thống.

    Người viết xin có đôi lời với quý vị trí thức khoa bảng và truyền thông.

    Thưa quý vị, người viết năm nay đã 85 tuổi, cũng như quý vị trong 45 năm qua đã được sống tự do, an toàn và sung túc trong một nền chính trị Cộng hòa tương đối ưu việt và một nền kinh tế tư bàn thịnh vượng số một trên thế giới. Một số quý vị và phần đông các con cháu của quý vị đã thực hiện được “Giấc mơ Hoa Kỳ” (American Dream), là bác sĩ, luật sư, kỷ sư, khoa học gia, tướng tá, triệu và tỷ phú v..v…Quý vị là những người có kiến thức, có suy luận, là ánh đuốc dẫn dắt quần chúng phân biệt được đâu là sự thật hay giả dối. thiện và ác.

    Tóm lại, người viết chỉ muốn nhắc nhở quý vị Ai là người đã từ chối sự có mặt của quý vị trên đất nước Hoa Kỳ này năm 1975 ? Ai và đảng phái chính trị nào đang đưa chúng ta trở lại sống trong một thể chế chính trị mà chúng ta đã trốn thoát nó 45 năm trước đây.

    Xin quý vị hành xử theo lương tâm và lý trí, đừng mắc bả “Tiền và Hư danh”

    Mong lắm thay !

    Kính chào

  4. The Following 4 Users Say Thank You to thằng cuội For This Useful Post:

    aovang (10-27-2020), Kiến Hôi (10-27-2020), Thachthuy (10-27-2020), vdt (11-06-2020)

  5. #3
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    5,408
    Thanks
    14,155
    Thanked 9,595 Times in 3,987 Posts

    Default Re: Bầu Cử 2020

    Cảm ơn bạn "thằng Cuội" cho đọc một bài quá hay!

  6. The Following User Says Thank You to Kiến Hôi For This Useful Post:

    aovang (11-05-2020)

  7. #4
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,781
    Thanks
    6,109
    Thanked 6,796 Times in 2,527 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Re: Bầu Cử 2020

    chờ tin nóng !

    người hàng xóm, ủng hộ anh Trâm
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  8. The Following 3 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    Hoàng Như Hạ (11-07-2020), Kiến Hôi (11-05-2020), vdt (11-06-2020)

  9. #5
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    2,975
    Thanks
    4,759
    Thanked 5,479 Times in 2,099 Posts

    Default Re: Bầu Cử 2020

    Người hàng xóm ủng hộ người ủng hộ anh Trâm !!!

    Anh Trâm đang bị chơi ăn gian, hy vọng anh sẽ thành công trong việc lột mặt nạ Jo Cheater và Ka Stealer.

  10. The Following 3 Users Say Thank You to vdt For This Useful Post:

    aovang (11-07-2020), Hoàng Như Hạ (11-07-2020), Kiến Hôi (11-07-2020)

  11. #6
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,781
    Thanks
    6,109
    Thanked 6,796 Times in 2,527 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Re: Bầu Cử 2020

    ** mới nhận được tin tức hấp dẫn, lạc quan, từ hàng xóm
    xin chia sẻ cùng bà con...

    chị Thủy, Như Hạ, anh Trường, anh Kiến, anh Cuội
    ngóng tin từ bên kia hàng rào mà cũng
    chúc bà con cuối tuần bình an,



    CẢNH GIÁC VỚI FAKE NEWS VÀ CƠ HỘI CHO TRUMP TÁI CỬ

    Châu Trinh Phan



    Hai hôm nay thực sự là quá mệt mỏi với hàng loạt fake news liên quan đến bầu cử Mỹ. Rất nhiều người cuồng Trump thì chuyển từ thái cực “Trump thắng chắc” sang chửi bới phe “Thổ tả” gian lận, làm rất mất mặt những người ủng hộ Trump chân chính. Đáng tiếc là nhiều người nổi tiếng, KoLs cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những fake news đó và đưa ra những nhận định không chính xác.
    Bài viết này là nhằm làm rõ vài kiến thức cơ bản về bầu cử Mỹ để mọi người hiểu rõ hơn và theo dõi diễn biến chính trường Mỹ khách quan hơn trong khoảng thời gian từ sau bầu cử (3/11) đến ngày tân Tổng thống nhậm chức 20/1).



    PHÂN BIỆT “PROJECTION” VS “OFFICIAL RESULTS”



    Đây là điều RẤT NHIỀU NGƯỜI nhầm lẫn. Bất kể hãng thông tấn lớn nào như CNN, Fox, MSNBC, RCP, WSJ… dù có đưa projection rằng “Trump đã chiến thắng ở Alabama” hay “Biden đã chiến thắng ở Michigan” thì đều là KHÔNG CHÍNH THỨC. Chỉ có duy nhất Uỷ ban Bầu cử Tiểu bang mới là đơn vị cung cấp kết quả chính thức tại tiểu bang của họ. Và công bố này thường là rất muộn, có nơi có thể kéo dài vài tuần.

    Điều này có nghĩa mặc dù CNN hay FoxNews “project” là Biden đã giành 270 ĐCT hay 300 ĐCT thì nó vẫn chỉ là “dự báo” mà thôi và kết quả thực tế sẽ có thể sẽ rất khác. Ở các kỳ bầu cử bình thường khi có sự thắng bại rõ rệt, một UCV giành được số ĐCTvượt xa con số 270 (ví dụ mùa 2016 Trump được projected là thắng 306 ĐCT) thì các projections đó với kết quả chính thức được công bố về sau thường sẽ giống nhau. Vì lý do này, mọi người vẫn lầm tưởng là projection là kết quả chính thức. Thực ra không phải vậy.

    Các tiểu bang vẫn tiếp tục kiểm đếm tất cả số phiếu hợp lệ (mặc dù có thể chiến thắng đã ngã ngũ) và sẽ chỉ công bố sau khi hoàn thành kiểm đếm 100% số phiếu này. Nếu hiểu điều này thì mọi người sẽ ko bị lừa những fake news kiểu như “theo luật thì phải dừng kiểm đếm vào cuối ngày bầu cử” hay “chỉ có bang ABC xin phép Tối cao Pháp viện kéo dài thời gian kiểm đếm mà giờ có bang XYZ lại làm thế không xin phép. Thế là gian lận”. Mỗi tiểu bang có luật riêng về cách kiểm đếm, thời gian kiểm đếm và công bố… Họ cũng có cơ chế cho người của các ứng viên tham gia giám sát quá trình kiểm đếm. Nếu có gian lận, sai phạm thì sẽ có quy trình để các bên liên quan khởi kiện, yêu cầu tái kiểm hoặc huỷ bỏ số phiếu nào đó…



    => Tóm lại: Giả như cuối tuần này, Biden được projected là thắng ở Arizona và Nevada trong khi Trump thắng ở tất cả các tiểu bang tranh chấp còn lại thì Biden sẽ “được cho là” thắng 270 ĐCT và Trump thắng 268 ĐCT. => KẾT QUẢ NÀY VẪN CHƯA CHÍNH THỨC. Biden vẫn chưa thể chính thức trở thành President-Elect (mặc dù báo chí có thể vẫn sẽ gọi như thế).



    2. HIỂU THỦ TỤC VÀ TIẾN TRÌNH BẦU CỬ MỸ



    Cái này rất nhiều nguồn đã nói nhưng xin nhắc lại một số mốc cơ bản:

    Ngày 3/11/2020: (Ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11) là ngày Bầu cử trên toàn quốc ở Mỹ. Họ bầu đủ thứ một lúc chứ không phải chỉ bầu mỗi Tổng thống. Họ bầu lại 1/3 Thượng viện, toàn bộ Hạ viện, Thống đốc các tiểu bang; bầu cử quốc hội và quan chức địa phương; bầu cử các vấn đề bổ sung ở địa phương của họ (kiểu như trưng cầu dân ý). Nhiều tiểu bang cho bỏ phiếu sớm, cho bỏ phiếu qua bưu điện… Những cái này là đều có từ lâu rồi chứ không phải chỉ mùa này mới có.

    Trong vòng 2 tuần sau ngày 3/11: các tiểu bang tiến hành kiểm đếm và công bố kết quả chính thức theo quy trình, luật định riêng của họ. Có nơi được kiểm sớm đếm sớm, có nơi phải chờ đến 7pm ngày 3/11 mới được khởi động việc kiểm đếm.

    Ngày 8/12/2020: là hạn chót cho các tiểu bang xử lý dứt điểm các tranh chấp về phiếu bầu. Tức là, sau khi có kết quả chính thức thì ứng viên nào có muốn khiếu kiện về kết quả (bắt đếm lại, cáo buộc gian lận…) thì sẽ kiện và mọi việc kiện tụng sẽ phải xử lý dứt điểm vào ngày 8/12. Điểm này quan trọng vì nó có nghĩa là không có ông UCV nào dở hơi lại đi kiện vì cái Projection của CNN hay FoxNews nói rằng UCV đó đã thua ở tiểu bang ABC nào đó cả. Again, mỗi tiểu bang có quy trình riêng nhưng về cơ bản khi khiếu kiện chưa ngã ngũ thì kết quả bỏ phiếu chưa thể gọi là chính thức.

    Ngày 14/12/2020: (Ngày Thứ Hai sau ngày Thứ Tư thứ 2 của tháng 12): Các Đại cử tri nhóm họp tại thủ phủ của từng tiểu bang để bỏ phiếu bầu Tổng thống. Số phiếu này sẽ được niêm phong lại và chờ kiểm đếm chính thức tại DC.

    Ngày 23/12/2020: (Ngày Thứ Tư thứ 4 của tháng 12) là hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các ĐCT về trụ sở quốc hội ở Washington DC.

    Ngày 03/01/2021: Quốc hội mới được bầu (tại kỳ bầu cử ngày 3/11) sẽ nhóm họp lần đầu tiên tại Washington DC.

    Ngày 06/01/2021: Lúc 1pm, sẽ có phiên họp hỗn hợp đặc biệt gồm cả Thượng viện và Hạ viện (do Phó tổng thống Mike Pence điều hành). Khi đó, các phiếu bầu tổng thống do ĐCT bầu hôm 14/12 sẽ được đưa ra kiểm đếm. Nếu không có ai đủ 270 phiếu thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống từ 2 UCV có nhiều phiếu ĐCT nhất. Mỗi tiểu bang sẽ được bỏ 1 phiếu. 50 tiểu bang sẽ bỏ 50 phiếu và UCV nào được 26 phiếu sẽ thắng. Nếu nhóm nghị sỹ từ một tiểu bang nào đó bỏ phiếu nội bộ mà không tự phân định được họ sẽ dành phiếu của tiểu bang đó cho UCV nào thì phiếu của tiểu bang đó sẽ không được tính. Hạ viện sẽ bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại bao giờ bầu bằng ra được Tổng thống thì thôi. Tương tự, 100 TNS ở thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Tổng thống. Có điểm đáng chú ý là mặc dù Thủ đô Washington DC được cho 3 phiếu ĐCT trong bầu cử tổng thống sẽ không có tiếng nói gì trong cuộc bầu cử Tổng thống ở vòng này. Sau ngày này thì tổng thống mới đắc cử mới chính thức trở thành President-Elect.



    3. TƯƠNG LAI NÀO CHO TRUMP?



    Sẽ không ngạc nhiên (và với những ai chống Trump thì cũng không nên phẫn nộ) nếu cuối tuần này cả Biden lẫn Trump đều tuyên bố chiến thắng bất kể các projections nghiêng về bên nào vì projections vẫn không phải là kết quả chính thức.



    Những ai yêu mến Trump (và không cuồng) thì cũng nên bình tĩnh, đừng thất vọng vì thực ra Team Trump đã có tiên liệu về kịch bản như hiện tại (ý là well prepared) và cửa ngồi tiếp của Trump 4 năm nữa vẫn rất sáng ngay cả khi các hãng thông tấn ở hai phe tả hữu đều cho rằng Biden đã giành được 270 ĐCT (sau chiến thắng dự kiến ở Nevada).



    Trump vẫn có nhiều cách để kéo Biden vào kỳ bầu cử “vòng hai” vào tuần đầu tháng 1/2021 tại Quốc hội Mỹ và sẽ chiến thắng Biden ở đó. Cộng hoà đang nắm 26 đoàn HNS Tiểu bang, Dân chủ nắm 23 đoàn HNS tiểu bang (và đang có nguy cơ mất tiếp 2 đoàn HNS tiểu bang về tay Cộng hoà trong mùa bầu cử này). Trong đoàn HNS tiểu bang PA, tương quan lực lượng giữa CH vs DC đang cân bằng nhau. Hai yếu tố sau có thể là ví dụ:



    Sau khi có kết quả chính thức, Team Trump sẽ kiện đối với kết quả ở một vài tiểu bang mà họ tin rằng có sai phạm, gian lận trong việc kiểm đếm. => sẽ phải kiểm đếm lại, ra toà kiện tụng. Nếu tiến trình này bị kéo dài quá ngày 8/12 thì tình hình rất phức tạp và chưa có tiền lệ nên không rõ sẽ diễn biến như thế nào nhưng không loại trừ khả năng huỷ bỏ toàn bộ kết quả bầu cử của tiểu bang đó (đồng nghĩa Biden mất đi vài phiếu ĐCT). Trump được cho là có chút lợi thế nhất định bởi hiện tại Tối cao Pháp viện đang có 6/9 thành viên là phe bảo thủ. Tuy nhiên, lợi thế này khá nhỏ bởi thường thì thẩm phán của TCPV khá công minh nên cũng khó có khả năng họ sẽ trắng trợn bênh Trump và Cộng hoà nếu việc khiếu kiện không có chứng cớ xác đáng.



    Nếu Biden chỉ chính thức giành được 270 phiếu ĐCT thì khi kiểm đếm vào ngày 6/1/2021, rủi ro Biden bị hụt phiếu là khá cao bởi không loại trừ có Đại cử tri phản thùng (faithless electors), chọn bỏ phiếu cho người khác. Lịch sử ĐCT phản thùng thì có nhiều, nhưng chưa từng có tiền lệ nào ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống. Biết đâu mùa này lại tạo thành tiền lệ. Với Biden thì rủi ro cao hơn bình thường vì chỉ mất 1 ĐCT cũng là mất đa số. Mùa 2016, Trump thắng 306 ĐCT nhưng khi kiểm đếm chính thức thì có tận 10 ĐCT phản thùng. Đó là điều đáng lưu ý.



    Tóm lại, phải chờ đến ngày 6/1/2021 thì may ra mới rõ thắng thua. Fan của Trump nên bình tĩnh và fan của Biden đừng có mừng quá sớm.




    Last edited by aovang; 11-07-2020 at 08:32 AM.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  12. The Following 3 Users Say Thank You to aovang For This Useful Post:

    Hoàng Như Hạ (11-07-2020), Kiến Hôi (11-07-2020), vdt (11-08-2020)

  13. #7
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    2,975
    Thanks
    4,759
    Thanked 5,479 Times in 2,099 Posts

    Default Re: Bầu Cử 2020

    Quote Originally Posted by aovang View Post
    ** mới nhận được tin tức hấp dẫn, lạc quan, từ hàng xóm
    xin chia sẻ cùng bà con...

    chị Thủy, Như Hạ, anh Trường, anh Kiến, anh Cuội
    ngóng tin từ bên kia hàng rào mà cũng
    chúc bà con cuối tuần bình an,



    CẢNH GIÁC VỚI FAKE NEWS VÀ CƠ HỘI CHO TRUMP TÁI CỬ

    Châu Trinh Phan



    Hai hôm nay thực sự là quá mệt mỏi với hàng loạt fake news liên quan đến bầu cử Mỹ. Rất nhiều người cuồng Trump thì chuyển từ thái cực “Trump thắng chắc” sang chửi bới phe “Thổ tả” gian lận, làm rất mất mặt những người ủng hộ Trump chân chính. Đáng tiếc là nhiều người nổi tiếng, KoLs cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những fake news đó và đưa ra những nhận định không chính xác.
    Bài viết này là nhằm làm rõ vài kiến thức cơ bản về bầu cử Mỹ để mọi người hiểu rõ hơn và theo dõi diễn biến chính trường Mỹ khách quan hơn trong khoảng thời gian từ sau bầu cử (3/11) đến ngày tân Tổng thống nhậm chức 20/1).



    PHÂN BIỆT “PROJECTION” VS “OFFICIAL RESULTS”



    Đây là điều RẤT NHIỀU NGƯỜI nhầm lẫn. Bất kể hãng thông tấn lớn nào như CNN, Fox, MSNBC, RCP, WSJ… dù có đưa projection rằng “Trump đã chiến thắng ở Alabama” hay “Biden đã chiến thắng ở Michigan” thì đều là KHÔNG CHÍNH THỨC. Chỉ có duy nhất Uỷ ban Bầu cử Tiểu bang mới là đơn vị cung cấp kết quả chính thức tại tiểu bang của họ. Và công bố này thường là rất muộn, có nơi có thể kéo dài vài tuần.

    Điều này có nghĩa mặc dù CNN hay FoxNews “project” là Biden đã giành 270 ĐCT hay 300 ĐCT thì nó vẫn chỉ là “dự báo” mà thôi và kết quả thực tế sẽ có thể sẽ rất khác. Ở các kỳ bầu cử bình thường khi có sự thắng bại rõ rệt, một UCV giành được số ĐCTvượt xa con số 270 (ví dụ mùa 2016 Trump được projected là thắng 306 ĐCT) thì các projections đó với kết quả chính thức được công bố về sau thường sẽ giống nhau. Vì lý do này, mọi người vẫn lầm tưởng là projection là kết quả chính thức. Thực ra không phải vậy.

    Các tiểu bang vẫn tiếp tục kiểm đếm tất cả số phiếu hợp lệ (mặc dù có thể chiến thắng đã ngã ngũ) và sẽ chỉ công bố sau khi hoàn thành kiểm đếm 100% số phiếu này. Nếu hiểu điều này thì mọi người sẽ ko bị lừa những fake news kiểu như “theo luật thì phải dừng kiểm đếm vào cuối ngày bầu cử” hay “chỉ có bang ABC xin phép Tối cao Pháp viện kéo dài thời gian kiểm đếm mà giờ có bang XYZ lại làm thế không xin phép. Thế là gian lận”. Mỗi tiểu bang có luật riêng về cách kiểm đếm, thời gian kiểm đếm và công bố… Họ cũng có cơ chế cho người của các ứng viên tham gia giám sát quá trình kiểm đếm. Nếu có gian lận, sai phạm thì sẽ có quy trình để các bên liên quan khởi kiện, yêu cầu tái kiểm hoặc huỷ bỏ số phiếu nào đó…



    => Tóm lại: Giả như cuối tuần này, Biden được projected là thắng ở Arizona và Nevada trong khi Trump thắng ở tất cả các tiểu bang tranh chấp còn lại thì Biden sẽ “được cho là” thắng 270 ĐCT và Trump thắng 268 ĐCT. => KẾT QUẢ NÀY VẪN CHƯA CHÍNH THỨC. Biden vẫn chưa thể chính thức trở thành President-Elect (mặc dù báo chí có thể vẫn sẽ gọi như thế).



    2. HIỂU THỦ TỤC VÀ TIẾN TRÌNH BẦU CỬ MỸ



    Cái này rất nhiều nguồn đã nói nhưng xin nhắc lại một số mốc cơ bản:

    Ngày 3/11/2020: (Ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11) là ngày Bầu cử trên toàn quốc ở Mỹ. Họ bầu đủ thứ một lúc chứ không phải chỉ bầu mỗi Tổng thống. Họ bầu lại 1/3 Thượng viện, toàn bộ Hạ viện, Thống đốc các tiểu bang; bầu cử quốc hội và quan chức địa phương; bầu cử các vấn đề bổ sung ở địa phương của họ (kiểu như trưng cầu dân ý). Nhiều tiểu bang cho bỏ phiếu sớm, cho bỏ phiếu qua bưu điện… Những cái này là đều có từ lâu rồi chứ không phải chỉ mùa này mới có.

    Trong vòng 2 tuần sau ngày 3/11: các tiểu bang tiến hành kiểm đếm và công bố kết quả chính thức theo quy trình, luật định riêng của họ. Có nơi được kiểm sớm đếm sớm, có nơi phải chờ đến 7pm ngày 3/11 mới được khởi động việc kiểm đếm.

    Ngày 8/12/2020: là hạn chót cho các tiểu bang xử lý dứt điểm các tranh chấp về phiếu bầu. Tức là, sau khi có kết quả chính thức thì ứng viên nào có muốn khiếu kiện về kết quả (bắt đếm lại, cáo buộc gian lận…) thì sẽ kiện và mọi việc kiện tụng sẽ phải xử lý dứt điểm vào ngày 8/12. Điểm này quan trọng vì nó có nghĩa là không có ông UCV nào dở hơi lại đi kiện vì cái Projection của CNN hay FoxNews nói rằng UCV đó đã thua ở tiểu bang ABC nào đó cả. Again, mỗi tiểu bang có quy trình riêng nhưng về cơ bản khi khiếu kiện chưa ngã ngũ thì kết quả bỏ phiếu chưa thể gọi là chính thức.

    Ngày 14/12/2020: (Ngày Thứ Hai sau ngày Thứ Tư thứ 2 của tháng 12): Các Đại cử tri nhóm họp tại thủ phủ của từng tiểu bang để bỏ phiếu bầu Tổng thống. Số phiếu này sẽ được niêm phong lại và chờ kiểm đếm chính thức tại DC.

    Ngày 23/12/2020: (Ngày Thứ Tư thứ 4 của tháng 12) là hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các ĐCT về trụ sở quốc hội ở Washington DC.

    Ngày 03/01/2021: Quốc hội mới được bầu (tại kỳ bầu cử ngày 3/11) sẽ nhóm họp lần đầu tiên tại Washington DC.

    Ngày 06/01/2021: Lúc 1pm, sẽ có phiên họp hỗn hợp đặc biệt gồm cả Thượng viện và Hạ viện (do Phó tổng thống Mike Pence điều hành). Khi đó, các phiếu bầu tổng thống do ĐCT bầu hôm 14/12 sẽ được đưa ra kiểm đếm. Nếu không có ai đủ 270 phiếu thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống từ 2 UCV có nhiều phiếu ĐCT nhất. Mỗi tiểu bang sẽ được bỏ 1 phiếu. 50 tiểu bang sẽ bỏ 50 phiếu và UCV nào được 26 phiếu sẽ thắng. Nếu nhóm nghị sỹ từ một tiểu bang nào đó bỏ phiếu nội bộ mà không tự phân định được họ sẽ dành phiếu của tiểu bang đó cho UCV nào thì phiếu của tiểu bang đó sẽ không được tính. Hạ viện sẽ bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại bao giờ bầu bằng ra được Tổng thống thì thôi. Tương tự, 100 TNS ở thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Tổng thống. Có điểm đáng chú ý là mặc dù Thủ đô Washington DC được cho 3 phiếu ĐCT trong bầu cử tổng thống sẽ không có tiếng nói gì trong cuộc bầu cử Tổng thống ở vòng này. Sau ngày này thì tổng thống mới đắc cử mới chính thức trở thành President-Elect.



    3. TƯƠNG LAI NÀO CHO TRUMP?



    Sẽ không ngạc nhiên (và với những ai chống Trump thì cũng không nên phẫn nộ) nếu cuối tuần này cả Biden lẫn Trump đều tuyên bố chiến thắng bất kể các projections nghiêng về bên nào vì projections vẫn không phải là kết quả chính thức.



    Những ai yêu mến Trump (và không cuồng) thì cũng nên bình tĩnh, đừng thất vọng vì thực ra Team Trump đã có tiên liệu về kịch bản như hiện tại (ý là well prepared) và cửa ngồi tiếp của Trump 4 năm nữa vẫn rất sáng ngay cả khi các hãng thông tấn ở hai phe tả hữu đều cho rằng Biden đã giành được 270 ĐCT (sau chiến thắng dự kiến ở Nevada).



    Trump vẫn có nhiều cách để kéo Biden vào kỳ bầu cử “vòng hai” vào tuần đầu tháng 1/2021 tại Quốc hội Mỹ và sẽ chiến thắng Biden ở đó. Cộng hoà đang nắm 26 đoàn HNS Tiểu bang, Dân chủ nắm 23 đoàn HNS tiểu bang (và đang có nguy cơ mất tiếp 2 đoàn HNS tiểu bang về tay Cộng hoà trong mùa bầu cử này). Trong đoàn HNS tiểu bang PA, tương quan lực lượng giữa CH vs DC đang cân bằng nhau. Hai yếu tố sau có thể là ví dụ:



    Sau khi có kết quả chính thức, Team Trump sẽ kiện đối với kết quả ở một vài tiểu bang mà họ tin rằng có sai phạm, gian lận trong việc kiểm đếm. => sẽ phải kiểm đếm lại, ra toà kiện tụng. Nếu tiến trình này bị kéo dài quá ngày 8/12 thì tình hình rất phức tạp và chưa có tiền lệ nên không rõ sẽ diễn biến như thế nào nhưng không loại trừ khả năng huỷ bỏ toàn bộ kết quả bầu cử của tiểu bang đó (đồng nghĩa Biden mất đi vài phiếu ĐCT). Trump được cho là có chút lợi thế nhất định bởi hiện tại Tối cao Pháp viện đang có 6/9 thành viên là phe bảo thủ. Tuy nhiên, lợi thế này khá nhỏ bởi thường thì thẩm phán của TCPV khá công minh nên cũng khó có khả năng họ sẽ trắng trợn bênh Trump và Cộng hoà nếu việc khiếu kiện không có chứng cớ xác đáng.



    Nếu Biden chỉ chính thức giành được 270 phiếu ĐCT thì khi kiểm đếm vào ngày 6/1/2021, rủi ro Biden bị hụt phiếu là khá cao bởi không loại trừ có Đại cử tri phản thùng (faithless electors), chọn bỏ phiếu cho người khác. Lịch sử ĐCT phản thùng thì có nhiều, nhưng chưa từng có tiền lệ nào ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống. Biết đâu mùa này lại tạo thành tiền lệ. Với Biden thì rủi ro cao hơn bình thường vì chỉ mất 1 ĐCT cũng là mất đa số. Mùa 2016, Trump thắng 306 ĐCT nhưng khi kiểm đếm chính thức thì có tận 10 ĐCT phản thùng. Đó là điều đáng lưu ý.



    Tóm lại, phải chờ đến ngày 6/1/2021 thì may ra mới rõ thắng thua. Fan của Trump nên bình tĩnh và fan của Biden đừng có mừng quá sớm.




    Cám ơn chị AV post một bài thật hay.

    Người láng giềng của chị đang cầu nguyện cho chính nghĩa thắng gian tà!!!

  14. The Following 2 Users Say Thank You to vdt For This Useful Post:

    aovang (11-09-2020), Kiến Hôi (11-13-2020)

  15. #8
    Join Date
    Apr 2011
    Posts
    2,781
    Thanks
    6,109
    Thanked 6,796 Times in 2,527 Posts
    Blog Entries
    1

    Default Re: Bầu Cử 2020



    TinTức ...mình !!!!





    Lãnh đạo BLM yêu cầu Biden trả thưởng: Chúng tôi ‘đã đầu tư rất nhiều cho cuộc bầu cử này’



    Ảnh: Reuters.
    Các lãnh đạo Black Lives Matter (BLM) đang yêu cầu phần thưởng cho việc họ ủng hộ chính quyền Biden-Harris trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2020.


    Patrisse Cullors, người đồng sáng lập trào lưu BLM, đã gửi một lá thư cho ứng cử viên tổng thống Joe Biden và cộng sự của ông, bà Kamala Harris, để “ngay lập tức bắt tay vào việc giải phóng người da đen”, theo The Blaze ngày 10/11.
    Phong trào này đã mang lại cho Biden-Harris 60 triệu phiếu bầu, bây giờ họ hy vọng có thể đàm phán quyền lợi của mình. Bức thư do Cullors ký “thay mặt mạng lưới toàn cầu của BLM”.
    Lá thư viết: “Chúng tôi yêu cầu họp mặt với cả hai để đàm phán kỳ vọng của chúng tôi với chính quyền của các vị và những cam kết cần được thực thi với những người da đen”.


    Patrisse Cullors, người đồng sáng lập trào lưu Black Lives Matter (ảnh chụp màn hình Youtube).


    Phong trào BLM được thúc đẩy mạnh mẽ sau cái chết của George Floyd, người Mỹ gốc Phi khi bị một cảnh sát da trắng ngộ sát vào ngày 25/5.
    Kể từ đó, BLM đã tham gia vào 91% các cuộc bạo loạn gây ra cái chết của hàng chục người Mỹ và phá hủy nhiều tài sản của các doanh nghiệp nhỏ.
    Hôm 19/6, trong một lần xuất hiện trên đài CNN, Cullors đã tuyên bố rõ ràng mục tiêu của BLM rằng: “Ông Trump cần phải ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Ông ta không phù hợp. Do đó, những gì chúng tôi muốn đạt được là làm sao để khiến Trump rời Tòa Bạch Ốc”.
    Trong khi đó, bà Harris bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc bạo động và cho rằng chúng nên tiếp tục, ngay cả sau đợt bầu cử.


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=2107&type=sigpic&dateline=1327497325

  16. The Following User Says Thank You to aovang For This Useful Post:

    Kiến Hôi (11-13-2020)

  17. #9
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    5,408
    Thanks
    14,155
    Thanked 9,595 Times in 3,987 Posts

    Default Re: Bầu Cử 2020





    có đòi bao nhiêu không?? cũng đúng thôi! ...!



    _____________________________________________________________________________________________
    không có ai chịu đấm mà không có xôi ăn
    Last edited by Kiến Hôi; 11-13-2020 at 01:04 PM.

  18. #10
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    5,408
    Thanks
    14,155
    Thanked 9,595 Times in 3,987 Posts

    Default Re: Bầu Cử 2020

    JB sẽ giả điếc, sẽ đượcxem tài nghệ chối dài dài của y đến đâu? Sẽ không có một xu nào lòi ra đâu!

  19. The Following User Says Thank You to Kiến Hôi For This Useful Post:

    aovang (11-13-2020)

Page 1 of 3 123 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •