Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 19 of 28 FirstFirst ... 910111213141516171819202122232425262728 LastLast
Results 181 to 190 of 273

Thread: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.

  1. #181
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    CÚ CLICK HUYỀN BÍ - Những tuyệt vời ta không bỏ lỡ

    01/01/2022 - Lệ Thu / RFI
    Hãy chọn một chiếc ghế thật êm, bên cạnh lò sưởi giữa mùa cuối năm lạnh giá, cùng chào đón một năm mới đang đến và thử nghĩ xem, khoảnh khắc nào khiến chúng ta nhớ đến nhất trong đời. Nếu còn do dự, hãy thử dành ra hơn 100 phút để thưởng thức “Click”, tạm dịch là “Cú Click huyền bí” của Điện ảnh Hoa Kỳ.

    Không đoạt giải cao trong các kì liên hoan, không gây tiếng vang bằng hình ảnh hoành tráng hoặc kĩ xảo đặc biệt, phim có thể khiến bạn rung động bằng những nụ cười và cả những giọt nước mắt xúc cảm chạm tới tận trái tim.

    “Cú Click huyền bí” của đạo diễn Frank Corari được sản xuất vào năm 2006 với sự góp mặt của nam diễn viên được mệnh danh là đại diện cho các bộ phim về đề tài gia đình cùng phong cách hài hước dí dỏm - Adam Sandler. Câu chuyện về kiến trúc sư Michael Newman và cuộc đời có vẻ như chẳng có nổi một giây yên bình của anh. Một vợ, hai con, đang mong đợi sẽ được trở thành người góp vốn trong công ty xây dựng, Michael dành tất cả thời gian để làm việc, làm việc và làm việc.

    Đặt mục tiêu thế nào là Đúng?

    Chắc chắn trong đời, mỗi người đều có những mục tiêu riêng. Với nhiều người thì đó là sự thành đạt, người khác là hạnh phúc gia đình, người khác nữa lại là sự tự do cá nhân… Mở đầu “Cú Click huyền bí”, khán giả đã thấy ngay Mục tiêu của Michael là gì.

    Quay cuồng giữa công việc với dự định hoàn thiện ngôi nhà trên cây cho các con đã bị trì hoãn cả mấy tháng, với việc phải có mặt ở cuộc thi bơi của cậu con trai nhỏ, hay kế hoạch cắm trại vào ngày Quốc khánh … Michael gần như phát điên. Cuộc sống luôn gấp gáp, vội vã, công việc dồn dập đến mức anh thậm chí không thể nhớ nổi cái điều khiển nào dành cho đồ dùng nào trong nhà. Bấn loạn xoay vần trong cái Mục tiêu lớn nhất là trở thành người góp vốn chính trong công ty khiến Michael không có lấy một phút thư giãn. Mơ ước lớn nhất của anh là vợ con phải được sung sướng đầy đủ, không thể sống thiếu thốn như anh lúc còn thơ bé.

    Nhưng dường như, Michael bị nhầm lẫn giữa những điều anh Muốn và những điều gia đình anh Cần. Một cuộc sống đủ đầy vật chất chưa chắc đã là điều kiện Cần cho một gia đình hạnh phúc.

    Việc đặt mục tiêu sai dẫn đến muôn vàn hệ lụy mà Michael không thể lường trước, ngay cả khi anh có trong tay chiếc điều khiển kì diệu có thể điều khiển cuộc đời anh như một cuốn phim. Chạy xe giữa đêm đến một trung tâm mua sắm dường như chỉ để xả hơi, Michael vô tình gặp Morty, người đàn ông khá quái dị trong nhà kho của trung tâm, rồi được ông ta tặng cho chiếc điều khiển.

    Ban đầu, mọi thứ diễn ra thật xuôn xẻ, cuộc sống của Michael bỗng chốc thăng hoa và trở nên hoàn hảo khi anh phát hiện ra chỉ với một cú Click là anh có thể thoát khỏi vô số những phút giây mà anh cho là thừa mứa và vô bổ trong đời. Với một người đàn ông chỉ biết làm việc không mệt mỏi cùng với mục tiêu là Danh vọng và tiền bạc thì có vẻ hết thảy mọi thứ khác đều chẳng có ý nghĩa gì. Michael lần lượt tua nhanh qua những buổi ăn tối dài dằng dẵng mệt mỏi với bố mẹ anh, tua qua cả những giây phút tranh luận cãi vã giữa anh và Donna - vợ anh, những lúc đau ốm, thậm chí cả những đêm ân ái chớp nhoáng của hai vợ chồng. Cuộc đời Michael tràn ngập những cú tua nhanh, chỉ còn đọng lại là công việc.

    Chẳng còn gì tuyệt vời hơn là ta có thể điều khiển cuộc sống của mình tùy ý, chắc chắn rồi. Chiếc điều khiển tỏ rõ khả năng hoàn hảo của nó khi đem lại cho Michael những thành công nhất định. Anh vượt qua các cơn đau bệnh, công việc hoàn thành nhanh chóng, các dự án trở nên trôi chảy và mục tiêu là người góp vốn lớn nhất công ty sắp trở thành hiện thực.

    Nhưng thật chẳng ai đoán được chữ Ngờ, dù ta đang sống như đang xem một cuốn phim. Ammer, sếp của Michael thật ra chỉ lợi dụng anh. Sau tất cả, Michael vẫn phải làm việc không ngừng nghỉ và mọi thứ chỉ dừng lại ở những lời hứa hẹn. Căng thẳng và mệt mỏi đeo bám Michael, lo lắng cho cuộc sống gia đình, áp lực “phải có nhiều tiền thì mới hạnh phúc” khiến anh dùng chiếc điều khiển tua nhanh tới lúc được thăng chức và chính thức trở thành cổ đông lớn trong công ty.

    Thế nhưng… Michael đã mất gì?

    Những điều một đi không trở lại

    Anh không hề biết rằng nút tua nhanh trên chiếc điều khiển chỉ có tác dụng với anh, còn lại, mọi người xung quanh vẫn phải sống với thời gian thật sự. Trong thời gian của thực tại ấy, Michael hóa ra lại tồn tại dưới dạng “chế độ tự động”. Rõ ràng, cái điều khiển thần kì đã làm theo đúng mục tiêu mà Michael đặt ra trong đời, đó là tập trung làm việc. Nên khi ở chế độ tự động, Michael chỉ biết làm việc. Một năm trôi qua với anh là một cái chớp mắt nhưng gia đình anh thì phải trải qua khoảng thời gian dài đằng đẵng sống với một người máy.

    Michael giật mình nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn bắt đầu khởi phát. Mối quan hệ giữa anh và Donna trở nên căng thẳng vì anh luôn luôn im lặng. Các con của anh đã lớn, chúng không còn xem bộ phim hoạt hình “Khủng long” và chú chó Sundance yêu quý đã qua đời. Kinh hoàng hơn nữa là cái điều khiển siêu thông minh kia đã đặt chế độ tự động lên cuộc đời anh. Ngay cả khi Michael không chạm vào chiếc điều khiển thì nó cũng tự tua qua tất cả những gì anh đã từng tua, là lúc tụ tập ăn uống với bố mẹ, là lúc anh và Donna tranh luận hay yêu đương, lúc anh đau ốm và lúc anh nhận được những lời hứa hẹn thăng chức.

    Tất cả không thể dừng lại được nữa. Tất cả những gì Michael từng cho là không quan trọng trong đời anh đều tự động trôi qua.

    Những khủng hoảng bắt đầu. Thời gian sống của Michael bỗng bị tính bằng phút bởi hàng chục năm bị tua nhanh. Morty đã từng nói rằng anh không thể trả lại cái điều khiển, cũng giống như những gì anh đã từng tua qua thì sẽ không bao giờ trở lại nữa. Dù bắt đầu cảm nhận nỗi sợ hãi và tìm mọi cách để thoát khỏi những lần tua nhanh thì Michael vẫn bị kéo về tương lai một cách vội vã. Hàng chục năm tiếp tục trôi, cho tới lúc Michael vô cùng thành đạt nhưng anh và Donna đã li dị và cô đã lấy chồng mới, là thầy dạy bơi của Ben, con trai anh, còn các con anh đã trưởng thành từ lúc nào.

    Cú sốc lớn nhất giáng mạnh vào Michael chính là cái chết của Cha anh. Michael cố gắng tua lại lúc ông qua đời nhưng không thể vì anh đã không có mặt bên cạnh ông giây phút cuối cùng. Ở chế độ tự động, anh chỉ biết có làm việc. Anh bỏ qua ông, thậm chí làm tan nát trái tim ông khi thẳng thừng tuyên bố mình đã biết hết trò ảo thuật ngớ ngẩn bố từng làm, chỉ là giả vờ hào hứng mà thôi. Đó là lần cuối cùng bố Michael gặp anh trước khi ông mất. Ông xoa đầu anh và nói “ta yêu con” trong khi phiên bản tự động của Michael vẫn cắm mặt vào máy tính. Người ta đã không ghìm được nước mắt khi Michael tua đi tua lại khoảnh khắc đó, rồi nhấn nút tạm dừng để tự mình đứng ra trước mặt ông, khẽ khàng hôn lên trán ông và thì thầm “con cũng thương bố vô cùng”.

    Michael đã cố gắng đi quá nhanh trong cuộc đời mình, như một thằng lùn mơ ước về thế giới xa xôi nào đó nhưng hóa ra, thế giới ấy chỉ là món bắp rang.

    Bước ngoặt cuối cùng là lúc Michael hiểu ra điều gì cần được đặt lên hàng đầu, cái gì nên là mục tiêu trong cuộc sống. Không phải công việc, không phải sự nghiệp mà là gia đình, là những người thân yêu bên cạnh mình, là sự yêu thương và gắn kết. Cuộc đời trôi tới lúc Michael bị ung thư, gần như bị sốc khi con gái anh gọi chồng mới của Donna là Cha và ngã quỵ trong đám cưới của Ben. Ngay lúc ấy, sau đám cưới, Ben phải đi công tác, quyết định bỏ qua tuần trăng mật. Michael đã đuổi theo con trai, dù lúc này anh rất yếu, anh có thể trả giá bằng cả mạng sống của mình. Nhưng Michael vẫn chạy, dưới màn mưa, ngã gục xuống lòng đường lạnh giá ướt sũng, chỉ để nói với con rằng Gia đình là ưu tiên số Một, hãy Yêu nhiều khi con còn có thể.

    “Cú click huyền bí” có một kết thúc có hậu và ấm áp như bao bộ phim Gia đình khác, là lúc Micheal bừng tỉnh ở trung tâm mua sắm cùng với một cái gì hoàn toàn tươi mới như là bừng nở trong anh. Anh bỗng yêu cái xe cũ rẻ tiền của mình, chạy tới nhà bố mẹ giữa đêm, ôm hôn họ và nói lời yêu thương họ không ngừng. Rồi anh trở về nhà, hôn hít ba mẹ con, lên kế hoạch vụ cắm trại và bắt tay vào hoàn thiện ngôi nhà trên cây cho lũ trẻ. Bất ngờ là, một lần nữa, cái điều khiển xuất hiện ở bếp nhà Michael như món quà Morty tặng cho anh. Thế nhưng, chắc hẳn chúng ta biết lần này Michael sẽ làm gì.

    Cuộc đời rõ ràng không thể như một cuốn phim mà chúng ta có thể tua đi tua lại hoặc có cơ hội thứ hai để sửa sai. Vậy tại sao ngay từ đầu chúng ta không sống tốt hơn để chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bỏ lỡ bất cứ điều gì tuyệt vời trong hành trình sống “một đi không trở lại” của mình?



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  2. The Following User Says Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    aovang (01-04-2022)

  3. #182
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    Sabine Weiss, nhà nhiếp ảnh Pháp-Thụy Sĩ qua đời ở tuổi 97

    04/01/2022 - Tuấn Thảo / RFI
    Làng nhiếp ảnh quốc tế vừa đánh mất một tài năng lớn. Từng được giới phê bình công nhận là gương mặt cuối cùng của phong trào ''nhiếp ảnh nhân văn'', bà Sabine Weiss đã từ trần tại Paris hôm 29/12/2021 vừa qua, hưởng thọ 97 tuổi. Bà Sabine Weiss đã để lại một di sản đồ sộ, hàng trăm ngàn bức ảnh chụp trong hơn 7 thập niên sự nghiệp.

    Nổi tiếng từ những năm 1970 trở đi, Sabine Weiss (gốc Thụy Sĩ, nhập tịch Pháp vào năm 1995) ban đầu làm việc trong ngành nhiếp ảnh quảng cáo và thời trang. Nhưng tài năng của bà được công nhận, nhờ các tấm ảnh chụp ngoài công việc, trong những lúc nhàn rỗi. Đó chủ yếu là những tác phẩm nghệ thuật đen trắng, nắm bắt những khoảnh khắc trong cuộc sống thường nhật nhưng đầy nét thơ mộng và dễ gây xúc động. Sabine Weiss không cần đi đâu xa mà chủ yếu chụp ảnh đường phố Paris để phản ánh cuộc sống xung quanh bà.

    Cho dù không được đào tạo bài bản qua trường lớp, nhưng lối tiếp cận nhạy cảm của bà Sabine Weiss (1924-2021), lại gần gũi với hai đồng nghiệp Robert Doisneau và Willy Ronis chuyên chụp ảnh về Paris. Họ dẫn đầu phong trào ''nhiếp ảnh nhân văn'' (theo định nghĩa của người Pháp) có từ thời hậu chiến, khi chọn đời sống hàng ngày của con người làm chủ đề trọng tâm, với lối quan sát tinh tế, góc nhìn tường tận, các nhà nhiếp ảnh luôn có ánh mắt trìu mến trên những mảnh đời mà họ bắt gặp để rồi thu gọn vào ống kính.

    Lúc sinh tiền, nhà nhiếp ảnh tài ba Robert Doisneau từng nhận xét rằng : Những tuyệt tác trong cuộc sống thường nhật rất thú vị, không có đạo diễn nào có thể dàn dựng những điều bất ngờ mà ta có thể nhìn thấy trên đường phố. Tuy không hẹn, nhưng những bức ảnh chụp của Sabine Weiss thiên về xu hướng này, nắm bắt những khoảnh khắc đột xuất, những tình huống thoáng nhìn giản dị mà lại tiềm ẩn nhiều nét bất ngờ.

    70 năm hoạt động trong làng nhiếp ảnh

    Sinh trưởng tại làng Saint-Gingolph ở vùng biên giới Pháp và Thụy Sĩ, Sabine Weiss đam mê nhiếp ảnh từ khi còn nhỏ, gia đình không khá giả nên Sabine Weiss chịu khó dành dụm tiền ăn hàng ngày, để có thể mua chiếc máy chụp hình đầu tiên năm 12 tuổi. Đến năm 17 tuổi, Sabine Weiss bỏ học dù chưa thi xong tú tài để chọn hẳn lãnh vực nhiếp ảnh, tìm kiếm một chỗ làm có liên quan với nghề này, dung hòa được cả hai vế công việc và sở thích cá nhân.

    Trong vòng 3 năm liền, Sabine Weiss đã trao dồi tay nghề, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nhiếp ảnh khi làm việc trong studio của gia đình Boissonnas tại thành phố Genève : công việc rửa hình, chỉnh sửa ảnh chụp giúp cho Sabine Weiss nắm vững cách điều chỉnh ánh sáng. Về điểm này, Sabine Weiss sau đó phát huy sở trường trong cách dùng ánh sáng và độ tương phản. Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của nhà nhiếp ảnh này là tác phẩm ''Paris, contrejour'' (Paris, ngược sáng - 1953), chụp một người đàn ông đang chạy giữa đường phố. Tác phẩm này hiện được cất giữ trong bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Pháp.

    Kể từ năm 1946, Sabine Weiss đến Paris lập nghiệp, hoạt động như một nhà nhiếp ảnh tự do. Trong 4 năm liền, Sabine Weiss làm trợ lý cho ông Willy Maywald, một nhà nhiếp ảnh chuyên về thời trang và chân dung nghệ sĩ. Đó là khoảng thời gian Sabine Weiss làm việc để kiếm sống ban ngày, nhưng khi chiều đến, khi thành phố vừa lên đèn, Sabine Weiss rất thích thả bộ, lang thang đi chụp ảnh dọc hè phố. Đến đầu những năm 1950, Sabine Weiss trở thành một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, làm việc theo hợp đồng ngắn hạn hay theo đơn đặt hàng. Trong vòng nhiều thập niên, bà làm việc cho thương hiệu Printemps tại Paris, chụp hình quảng cáo, hoặc thực hiện bộ ảnh để đăng thành catalogue giới thiệu các cửa hàng lớn.

    Trong công việc, Sabine Weiss chỉ chụp hình màu, theo nhu cầu của thế giới thời trang hay quảng cáo. Đến giờ tan sở, bà lại cầm camera lang thang trên phố Paris hay ở vùng ngoại ô Saint Cloud, gần nơi bà sống, để chụp ảnh đời thường, chủ yếu là các bức chân dung trẻ em đang nô đùa trên sân cát hay rong chơi ngoài bãi cỏ. Hồn nhiên, sống động, chân dung trẻ em trở thành các tác phẩm xuất sắc nhất của nhà nhiếp ảnh này.

    Có lẽ cũng vì ngay từ đầu, Sabine Weiss quan niệm rằng chụp ảnh là một sở thích cá nhân hơn là một bộ môn nghệ thuật, cho nên bà ít khi nào làm quen với giới nghệ sĩ nhiếp ảnh hoặc tìm cơ hội trưng bày các bức ảnh chụp của mình. Bà cho biết lúc còn trẻ thì khá bận rộn với công việc để mưu sinh, để nuôi gia đình. Bà chủ yếu làm quen với giới văn nghệ sĩ thông qua ông chồng là họa sĩ người Mỹ Hugh Weiss. Cũng từ những mối quan hệ ấy mà bà đã chụp ảnh chân dung cho các bạn hữu trong giới nhân vật nổi tiếng, kể cả các danh họa hay nghệ sĩ như Georges Braque, Alberto Giacometti hay Niki de Saint Phalle, còn trong số các nhà văn, nhạc sĩ và ngôi sao màn bạc có Françoise Sagan, Charlie Parker, Romy Schneider, Jeanne Moreau, Brigitte Bardot …..

    Gương mặt nữ hiếm hoi thuộc trường phái ''nhiếp ảnh nhân văn''

    Một cách rất ngẫu nhiên, vào đầu năm 1952, trong lúc bà đang làm việc trong văn phòng của tạp chí thời trang Vogue, bà gặp mặt nhà nhiếp ảnh trứ danh Robert Doisneau, lớn hơn bà 12 tuổi. Tài nghệ chụp ảnh của Sabine Weiss lọt vào mắt của ông và nhờ vậy mà bà trở thành cộng tác viên của hãng nhiếp ảnh Rapho, quy tụ nhiều tên tuổi lớn của phong trào ''nhiếp ảnh nhân văn'' thịnh hành tại thủ đô Paris thời hậu chiến, trong số này có Willy Ronis hoặc Édouard Boubat. Trong phong trào này, bà là một gương mặt nữ hiếm hoi và cũng là người đại diện cuối cùng.

    Từ giữa những năm 1950 trở đi, Sabine Weiss bắt đầu đi khắp thế giới để chụp ảnh phóng sự. Ông Charles Rado, nhà sáng lập hãng nhiếp ảnh Rapho tạo thêm điều kiện cho bà Sabine Weiss hợp tác với nhiều tờ báo có uy tín tại Hoa Kỳ, trong đó có các tạp chí Newsweek, Time, Life …... Sabine Weiss trở thành một trong những nữ nghệ sĩ châu Âu đầu tiên có ảnh chụp được giới thiệu nhân các cuộc triển lãm lớn, lúc đầu tại Viện nghệ thuật Chicago (Art Institute of Chicago) vào năm 1954, và sau đó nữa là tại Trung tâm Nghệ thuật Walker ở thành phố Minneapolis (Walker Art Center of Minneapolis).

    Nhân cuộc triển lãm lớn về châu Âu thời hậu chiến "Post War European Photography", bà Sabine Weiss có 7 tác phẩm được trưng bày. Ông Edward Steichen, nhiếp ảnh gia kiêm trưởng ban điều hành Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) tại New York, cũng đã chọn một số tác phẩm của Sabine Weiss nhân cuộc triển lãm huyền thoại "The Family of Man" vào đầu năm 1955, tập hợp khoảng 270 nhà nhiếp ảnh quốc tế, được cho là tiêu biểu nhất thời bấy giờ.

    Cho dù đã thành danh, tên tuổi của bà không còn xa lạ với các nhà phê bình hay giới chuyên hoạt động trong ngành nhiếp ảnh, nhưng Sabine Weiss vẫn ít quan tâm đến việc giới thiệu hay trưng bày các tác phẩm của mình. Do có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc, một công việc đủ để kiếm sống, cho nên bà cảm thấy an phận không đòi hỏi gì hơn. Mãi tới năm 1978, sau một cuộc triển lãm tại thành phố Arras, Robert Doisneau mới thuyết phục được Sabine Weiss về tính chất nghệ thuật trong nghề nhiếp ảnh. Bà bắt đầu nhìn lại kho ảnh chụp của mình, tập hợp và sắp xếp lại theo từng chủ đề để có thể giới thiệu thông qua các cuộc triển lãm.

    Kho tài liệu gồm hơn 200.000 tác phẩm của Sabine Weiss

    Từ thời điểm ấy, tác phẩm của Sabine Weiss mới trở nên phổ biến rộng rãi hơn khi thường xuyên xuất hiện nhân các liên hoan hay sự kiện văn hóa. Trong những năm gần đây, Sabine Weiss đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có giải "Women in Motion" đề cao 70 năm sự nghiệp của Sabien Weiss, nhân kỳ liên hoan nhiếp ảnh quốc tế tại thành phố Arles vào năm 2020.

    Khi qua đời vào cuối tháng 12/2021, Sabine Weiss đã để lại qua di chúc một kho tài liệu gồm hơn 220.000 bức ảnh và phim âm bản cho Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Élysée tại thành phố Lausanne (Thụy Sĩ). Về phía Pháp, có khá nhiều tác phẩm đặc sắc của bà, hiện được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp. Phần lớn đều cho thấy các tác phẩm phản ánh chẳng những nhãn quan mà cả tính cách của nữ tác giả, một con người khá giản dị chân phương, lúc nào cũng khiêm tốn kín đáo trong những mối quan hệ đời thường.

    Trong cách dùng ánh sáng và độ tương phản, trong cách sắp đặt bố cục giữa độ mờ và chỗ sắc nét, thủ pháp của Sabine Weiss tuy thuộc cùng một trường phái với Robert Doisneau hay Willy Ronis, nhưng vẫn hoàn toàn không thể lẫn với bất cứ ai. Đối với một nhà nhiếp ảnh không dám tự xưng mình là một nghệ sĩ, Sabine Weiss rốt cuộc đã thành công điều mà rất nhiều nghệ sĩ không làm được : tránh bắt chước cách làm của người khác để tìm ra một ngôn ngữ sáng tạo, cho dù chưa hoàn hảo nhưng trước sau gì vẫn là của riêng mình.

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  4. #183
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    Những bản song ca xuyên thế hệ năm 2021

    01/01/2022 - Gia Trình / RFI
    Năm 2021 khép lại với ấn tượng mạnh mẽ của những bản song ca giữa hai thế hệ cách biệt. Phổ âm nhạc khác biệt giữa hai thế hệ tạo nên điểm nhấn của những ca khúc nổi bật này.

    Sir Elton John, Dua Lipa, Ed Sheeran - Cold Heart (Trái tim băng giá) và Merry Christmas (Chúc mừng Giáng Sinh)

    Elton John là cái tên nổi bật nhất năm 2021 nhờ những bản song ca. Ở tuổi thất thập, tên tuổi Elton John quá quen thuộc với khán giả toàn cầu tuổi trung niên và cả khán giả lớn tuổi. Bộ ba nhà sản xuất người Úc, PNAU thành công khi kết hợp Elton John với giọng ca nữ dance/disco nổi bật nhất hiện nay, Dua Lipa.

    PNAU gồm ba thành viên là Nick Little More, Peter Mayes và Sam Littlemore, là ba người bạn lâu năm của Elton. Họ từng hợp tác trong album remix đầu tiên năm 2012 có tựa đề Good Morning to the Night (Chào buổi sáng màn đêm). Lần này, bộ ba PNAU sáng tạo lần thứ hai bản hit Sacrifice của Elton John thành một bản nhạc dance có tựa đề Cold Heart. “Elton mong mỏi chiếm được cảm tình của khán giả trẻ, nên chúng tôi mới có cơ hội đặc biệt này để thể hiện”.

    Khó khăn nhất với nhóm sản xuất là Elton có quá nhiều bản hit xuất sắc, 40 đến 50 ca khúc phổ thông. Do đó, PNAU chịu áp lực tìm miếng ghép phù hợp cho bản nhạc remix, vừa là bản hit, vừa ăn nhập với thể loại disco. Về phía Elton John, ông có nhạc cảm nhạy bén với các nghệ sỹ trẻ, thể loại nhạc mới. Ông nhanh chóng đề xuất danh sách CD mình mong mỏi, trong đó có Dua Lipa. Bản hit Cold Heart nhanh chóng chiếm thiện cảm khán giả, đứng thứ 21 trong top 100 ca khúc nghe nhiều nhất bảng xếp hạng Billboard.

    Không chỉ dừng lại nhạc disco, Sir Elton John còn tham vọng chiếm lĩnh nhạc Giáng Sinh năm 2021. Ông vừa ra mắt siêu phẩm Noel song ca với nhạc sỹ tài năng Ed Sheeran, Merry Christmas trong mùa Giáng Sinh và Năm Mới. Đây là một ca khúc vui tươi, lời ca ý nghĩa và khá dễ nghe của hai tài năng âm nhạc xuất chúng Anh quốc.

    So kiss me under the mistletoe ; Pour out the wine, let's toast and pray for December snow ; I know there's been pain this year, but it's time to let it go ; Next year, you never know ; But for now, Merry Christmas.

    Hãy hôn anh dưới cây thông Noel ; Rót rượu, chúc mừng và cầu nguyện cho tuyết rơi vào tháng 12 ; Anh biết rằng năm nay có nhiều khổ đau nhưng hãy để nó trôi đi ; Năm sau nào chúng ta biết được chuyện gì sẽ đến ; Nhưng bây giờ là lúc chúng mừng Giáng Sinh.

    Ed Sheeran, 30 tuổi, hài hước kể lại chuyện hậu trường quay video clip ca khúc Merry Christmas (Chúc mừng Giáng Sinh) với Elton John đã 74 tuổi : “Trong video, tôi đóng vai ông già Noel, đá phải một hộp quà, trên hộp quà có một quả chuông kim loại bên trên. Quả chuông bay vọt qua đầu Elton, suýt nữa có thể gây nứt hộp sọ của ông ấy”.

    Các khán giả hâm mộ thấy tự hào hơn khi thấy hai nghệ sỹ đóng góp lợi nhuận ca khúc vào các quỹ từ thiện. Elton John sẽ đóng góp vào quỹ phòng chống đại dịch AIDS do ông thành lập từ năm 1992. Còn Ed Sheeran sẽ quyên góp vào quỹ Suffolk Music Foundation, trợ giúp trẻ em dưới 18 tuổi tiếp cận chơi nhạc cụ và giáo dục âm nhạc.

    Tony Bennet và Lady Gaga - I left my heart over San Francisco (Tôi bỏ lại con tim ở San Francisco)

    Tương tự Elton John, tên tuổi danh ca Tony Bennet in sâu trong tâm trí người hâm mộ jazz hơn tám thập kỷ. Ở tuổi 95, Tony quyết định từ giã sự nghiệp do tuổi tác và căn bệnh Alzheimer. Ông đã để lại con tim cho khán giả yêu nhạc tại Radio City Music Hall với bản song ca cùng nữ ca sỹ tài năng Lady Gaga.

    Hai đêm diễn cuối cùng của Tony Bennet vào đầu tháng 08/2021 đã cháy vé trước thông tin nghỉ hưu của nam nghệ sỹ. Trước đó, Lady Gaga và Tony Bennet từng hợp tác chung trong album nhạc jazz năm 2014. Lần chia tay ý nghĩa này, Lady Gaga được coi là gương mặt “chọn mặt gửi vàng” để vinh danh tài năng âm nhạc lớn. Lady Gaga bật khóc khi chia sẻ về bạn song ca : “Ông ấy là người bạn, người tri kỷ trong âm nhạc. Ông ấy là ca sỹ vĩ đại nhất trên thế giới này. Bạn chúc mừng, gào thét, cười, khóc và phơi bày tâm hồn mình khi nghe ông ấy trình diễn lần cuối”.

    Trong buổi biểu diễn, Tony và Lady đã thắp sáng hai bản nhạc jazz Anything Goes (Bất cứ chuyện gì xảy ra) và Love for sale (Tình yêu để bán). Mặc dù mắc chứng mất trí nhớ, Tony vẫn trình diễn mượt mà với bạn song ca như không có dấu hiệu bệnh. Bác sỹ thần kinh, Gayatri Devi chia sẻ : “Cho dù ông ấy không nhớ được ngày tháng hay căn hộ mình ở đâu, ông ấy vẫn hát trôi chảy toàn bộ các bài hát pop, jazz phổ thông nhất của thế kỷ 20. Âm nhạc và biểu diễn đã ăn sâu não bộ của ông”. Tony đã thốt lên “Sweetheart” (Người tình) khi thấy Lady Gaga lên sân khấu trình diễn cùng ông. Lady Gaga cho rằng ông chưa chắc nhớ ra tên cô lúc ấy ra sao ! Màn song ca giữa Tony Bennet và Lady Gaga trở thành khoảnh khác âm nhạc giàu cảm xúc nhất của năm 2021.

    Coldplay và BTS - My Universe (Vũ trụ của tôi)

    Không chỉ riêng các nghệ sỹ lớn tuổi, hợp tác với các nghệ sỹ trẻ luôn là chiến lược của nhóm rock Anh quốc, Coldplay. Trưởng nhóm Chris Martin luôn đưa ra quyết định táo bạo và mới mẻ khi quyết định song ca với nhóm nhạc Hàn Quốc BTS. Nhóm K-Pop là cái tên sáng giá nhất năm 2021 khi chiếm sóng trọn vẹn giải thưởng American Music Awards cùng năm.

    Sau một năm cách ly vì dịch bệnh, Coldplay kết hợp BTS cho ra mắt đĩa đơn My Universe (Vũ trụ của tôi). Câu hát mở đầu bài “You are my universe” (Em là vũ trụ của tôi) như là phát ngôn đậm nét nhất. Giữa hai nhóm nhạc, khát vọng lớn nhất là trình diễn trực tiếp. Phần lời của BTS khá nuối tiếc quá khứ, mang tính hồi tưởng và bám theo trào lưu fan hâm mộ. Sự ngọt ngào của nhóm được kích hoạt bởi phần điệp khúc ám ảnh, cuốn hút của Chris Martin.

    Because you are my stars and my universe ; These hardships are just temporary ; Just shine as bright as you shine now ; We will follow you to adorn this long night.

    Vì em là những vì sao và vũ trụ của tôi ; Thời khắc khó khăn chỉ là tạm thời ; Hãy tỏa sáng như cách em tỏa sáng bây giờ ; Chúng tôi sẽ theo chân em thắp sáng suốt những đêm dài.

    Cú bắt tay hợp tác giữa BTS và Coldplay bắc cầu cho khoảng cách về văn hóa, địa lý nhờ âm nhạc. Cho dù quá trình hợp tác liên quan tới nhiều vấn đề dịch thuật, hai nhóm nghệ sỹ đều nung nấu chung ý tưởng nhân văn về con người. BTS từ lâu vốn được coi là nhóm nhạc tập trung ảnh hưởng xã hội tới sức khỏe và tinh thần. Coldplay luôn kêu gọi khán giả vào xây dựng hành tinh xanh và hòa bình. Chính vì thế, lời ca của My Universe phản ánh thông điệp nhân văn của hai nhóm nghệ sỹ, tuy có sự chênh lệch về thế hệ, địa lý và văn hóa. Đó cũng chính là nét tương đồng của những bản song ca giữa hai thế hệ khác biệt về tuổi tác, giới tính.

    (Theo CNN, Rollingstone, Billboard, Havard Crimson)



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  5. #184
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    ''Họa trên nền trời'' : Sắc màu tranh kính của nghệ sĩ gốc Hàn, cha xứ Kim En Joong

    02/01/2022 - Thùy Dương / RFI
    Ngoài màn trình diễn ánh sáng công phu, lung linh, huyền ảo nổi tiếng hàng năm, thành phố nhỏ Chartres, cách Paris một giờ tàu, vào mùa lễ tết còn thu hút nhiều du khách đến với Trung tâm tranh kính quốc tế (Centre international du vitrail), nơi duy nhất ở châu Âu trưng bày tranh kính của các nghệ sĩ đương đại, nơi đang có triển lãm « Họa trên nền trời » của nghệ sĩ tranh kính gốc Hàn nổi tiếng thế giới, cha xứ Kim En Joong.

    Nói đến thành phố Chartres, vốn được mệnh danh là « kinh đô ánh sáng và nước hoa », không thể không nhắc tới nhà thờ Đức Bà Chartres, một công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic, quy mô hoành tránh và lung linh với những ô tranh kính màu mô tả những nhân vật, những tích truyện trong Kinh thánh … Nhưng sẽ là thiếu sót đáng tiếc nếu đến thăm Chartres mà bỏ qua Trung tâm kính màu quốc tế nằm chênh chếch phía sau nhà thờ Đức Bà Chartres, nơi triển lãm kính màu « Họa trên nền trời » của nghệ sĩ, cha xứ Kim En Joong kéo dài đến hết năm 2022.

    Triển lãm « Họa trên nền trời » được Jean François Lagier, giám đốc Trung tâm quốc tế tranh kính màu ở Chartres, tổ chức để tôn vinh nghệ sĩ Kim En Joong, sinh năm 1940 tại Hàn Quốc, một trong những gương mặt nghệ sĩ tranh kính màu nổi bật nhất tại Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung, trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, với nhiều tranh kính ở các nhà thờ, nhà nguyện tại Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Ý, Úc …

    Ngày 20/12/2021, phóng viên RFI đã đến thăm triển lãm « Họa trên nền trời ». Bên ngoài, nhiệt độ xuống dưới độ âm, những cơn giá lạnh buốt, nhưng dưới tầng hầm rộng rãi, khang trang với những cây cột đá, mái vòm có từ thế kỷ XII của Trung tâm quốc tế tranh kính, là không khí yên ả, ấm áp với hệ thống ánh sáng dịu nhẹ làm nổi bật vẻ đẹp của 42 bức tranh kính màu đủ kích cỡ, hình dáng, với các gam màu khi mát dịu, lúc ấm nóng, vừa rực rỡ, vừa sâu lắng qua những hình khối, đường nét nghệ thuật của nghệ sĩ Kim.

    Trong không gian nghệ thuật vừa lung linh, vừa dịu êm đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới hai vị khách đang say sưa ngắm nhìn các tác phẩm. Khi bắt chuyện, chúng tôi được biết bà Michelle Osete và ông Jean-Jacques Ladet đến từ tỉnh Loire, vùng Auvergne-Rhône-Alpes, miền đông nam Pháp. Cả hai đều đam mê và am hiểu về nghệ sĩ kính màu Kim En Joong. Họ đã từng rong ruổi nhiều nơi khắp nước Pháp để khám phá nghệ thuật tranh kính nói chung, và tác phẩm của nghệ sĩ Kim nói riêng.

    Bà Michelle Osete cho biết :

    « Chúng tôi bắt đầu khám phá tranh kính màu cách nay 10 năm và kể từ đó chúng tôi không chỉ tìm hiểu về những nghệ sĩ như Cha Kim. Cha Kim cũng là một sự khám phá đối với chúng tôi. Chúng tôi đã đến thăm nhiều nơi có tranh kính, nhất là các nhà thờ, các địa điểm tôn giáo vì đó là nơi có nhiều tranh kính màu nhất. Tranh kính đúng là một tác phẩm nghệ thuật phi thường và cho phép thể hiện được rất nhiều điều qua sự trong suốt và qua ánh sáng.

    Về nội dung cuộc triển lãm, chuyến tham quan triển lãm lần này là bước tiếp nối của điều gọi là « tình yêu nghệ thuật ngay từ cái nhìn đầu tiên », điều đã đến với tôi cách đây 10 năm, khi lần đầu tiên tôi phát hiện ra người nghệ sĩ mà trước đó tôi chưa từng nghe nói tới. Ngay sau khi được ngắm các bức tranh kính của ông tại nhà thờ nhỏ theo phong cách Romain ở tỉnh Saône-et-Loire, chúng tôi đã lên mạng internet, vào trang Wikipedia để tìm hiểu, bởi vì điều thú vị trong tác phẩm của Cha Kim là nó đã thúc đẩy chúng tôi đi tìm tòi … một công cuộc tìm tòi mà chúng tôi rất nhanh chóng cảm thấy đó là một cuộc tìm kiếm mang giá trị tinh thần.

    Và chúng tôi đã tìm cách để hiểu người nghệ sĩ này là ai, tìm cách hiểu thấu tác phẩm của ông ấy, ngay cả khi tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ thực sự hiểu thấu được hết, bởi vì đó là một phần bí ẩn của tác phẩm. Nhưng nó dẫn chúng tôi đến một công cuộc tìm kiếm, đưa chúng tôi đi thăm từ nhà thờ này tới nhà thờ khác, từ nơi này sang nơi kia, từ cuộc triển lãm này đến cuộc triển lãm khác. Có rất nhiều tác phẩm, chúng tôi tìm cách đắm mình vào đó, không đơn giản chỉ là vào 4, 5 hay 10 bức tranh kính, mà là đắm mình vào trong tác phẩm và một cách trọn vẹn. Và cuối cùng, chúng tôi cũng tìm kiếm niềm vui mà nó mang lại. Điều này mang đến cho chúng tôi rất, rất nhiều niềm vui.

    Về Trung tâm tranh kính quốc tế, trước đây chúng tôi đã từng đến thăm nơi này. Tôi thấy đây là một công trình đẹp. Bản thân công trình đã là một quần thể kiến ​​trúc tuyệt vời. Tôi rất thích tranh vẽ trên kính và đặc biệt là kiểu tranh kính cho phép các nghệ sĩ tự do trong sáng tác, hoàn toàn tự do trong cách biểu đạt so với kính màu với đường nét uốn lượn ghép nối bằng chì. Nhất là trong tranh kính ngày nay, chúng tôi thấy, về khía cạnh hình thức thể hiện, các nghệ sĩ có được sự tự do biểu đạt rất lớn. Và đây cũng là cách vẽ tranh kính phổ biến ».

    Chính bà Michelle Osete cho RFI biết là ông Jean-Jacques Ladet từng có cơ hội hợp tác với nghệ sĩ Kim En Joong. Có « một câu chuyện dài » đã đưa vị thị trưởng yêu thích sự sáng tạo nghệ thuật, đam mê tranh kính của nghệ sĩ Kim đến với ý tưởng thực hiện dự án cải tạo, trang trí tòa nhà thị chính bằng tác phẩm tranh kính của người nghệ sĩ mà ông Ladet mới phát hiện cách nay khoảng mươi năm nhưng ngay lập tức đã say mê.

    Ông Ladet chia sẻ với RFI điều đã giúp ông khám phá thế giới tranh kính màu theo trường phái nghệ thuật trừu tượng của người nghệ sĩ gốc Hàn Quốc. Với ánh mắt rạng ngời, giọng nói đầy hào hứng, ông Ladet hồi tưởng :

    « Khi đó tôi là thị trưởng của một thị trấn có 7.000 dân, thị trấn có tên là Mably, gần Roanne, thuộc tỉnh Loire. Chúng tôi đã đề xuất mở rộng kiến ​​trúc tòa thị chính bởi tòa nhà đã bắt đầu trở nên nhỏ bé và chúng tôi muốn phần mở rộng này được bổ sung yếu tố màu sắc và ánh sáng, tất nhiên là để nâng cao chất lượng kiến ​​trúc, nhưng mà cũng là để mang lại một yếu tố nghệ thuật khác và cũng có thể là mang đến cho công trình những yếu tố mang lại sự thanh thản, bình yên trong công việc mà chúng tôi đang thực hiện với nhóm của mình. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, có lẽ cũng là để chào đón công chúng, những người nói chung thường đến tòa thị chính để làm thủ tục hành chính. Như vậy, cũng như tôi đã từng khám phá ở nhà thờ roman, họ có thể khám phá một yếu tố nghệ thuật và từ đó có thể tiếp tục đắp bồi thêm.

    Và thế là tôi đã viết thư cho Cha Kim En Joong, mà không thực sự tin tưởng là sẽ đạt kết quả. Rồi 15 ngày sau, Cha Kim đã gọi điện cho tôi để nói rằng ông quan tâm đến dự án, có lẽ vì ông ấy chưa bao giờ sáng tác cho môi trường thế tục, ông ấy đã sáng tác nhiều cho các công trình tôn giáo, nhưng cho đến khi đó Cha vẫn chưa từng sáng tạo ở nơi thế tục như tòa thị chính. Và điều đó cũng khiến tôi thích thú vì tôi tự nhủ rằng ẩn sau tất cả là sự sáng tạo, là ánh sáng, màu sắc, là sự thanh thản và vẻ đẹp, sự bình yên. Nhưng có lẽ cũng có một câu hỏi về tâm linh. Và câu hỏi về tâm linh, tinh thần này không phải là của riêng ai (…)

    Điều này thu hút tôi và tôi tin rằng Cha Kim cũng quan tâm đến vấn đề chia sẻ về tinh thần, tâm linh, vì vậy chúng tôi đã gặp nhau. Và cùng nhau chúng tôi thống nhất về việc tạo một bộ tranh kính màu (...) Sau đó chúng tôi trưng bày các tác phẩm trong một căn phòng đặc biệt và rất đẹp (phòng Hội đồng thị trấn). Rất nhanh chóng, trong căn phòng này đã có sự gắn kết, nhất quán khó tin giữa tác phẩm của kiến ​​trúc sư và tranh kính mầu với các tác phẩm khác của nghệ sĩ Kim. Sự gắn kết này khiến phòng họp Hội đồng thị trấn, nơi vốn thường xảy ra các cuộc tranh cãi, đối đầu, có được yếu tố yên bình (…).

    Tôi tin rằng chúng ta đang sống trong một xã hội không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nhưng chúng ta có thể đưa các yếu tố liên quan đến cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày của mọi người. Điều đó rất thú vị đối với tôi và nó cũng đã được những người dân trong thị trấn của tôi đón nhận (…)

    Dõi theo dấu chân nghệ thuật của nghệ sĩ Kim từ bao lâu nay, đã đi khắp các cùng miền để tận mắt chiêm ngưỡng, cảm nhận tranh kính của Kim En Joong, nhưng đối với ông Ladet, triển lãm ở Trung tâm quốc tế tranh kính vẫn là một trong những cuộc triển lãm đẹp nhất của Kim mà ông từng được xem, ẩn chứa dấu ấn của thời gian và bộc lộ độ chín của người nghệ sĩ. Những hình ảnh về các tranh kính mà nghệ sĩ Kim đã thực hiện cho tòa thị chính Mably, nơi ông Ladet từng là thị trưởng, cũng được giới thiệu bên cạnh các tác phẩm trong triển lãm. Ông Ladet chia sẻ thêm cảm nhận về chuyến thăm lần này :

    « Đó là một sự tiếp nối, tôi nghĩ đó là một sự tiếp nối bởi vì kể từ khi chúng tôi phát hiện ra tác phẩm của Kim En Joong và có một số tranh kính của ông ấy trong tòa thị chính Mably, chúng tôi muốn đào sâu thêm hiểu biết về công việc sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ đó và cứ khi mỗi khi chúng tôi đi nghỉ ở một vùng nào đó thì chúng tôi cũng tìm xem có thể đi thăm những nơi có thể ngắm tranh kính màu của Kim En Joong.

    Tôi tin rằng khi người ta chìm đắm vào các tác phẩm của một nghệ sĩ, người ta lại muốn đi xa hơn trong việc khám phá mọi điều mà người nghệ sĩ đó muốn truyền tải bởi vì tôi tin rằng tác phẩm của Kim En Joong gợi lên suy nghĩ riêng của chúng ta. Tôi thấy rất nhiều cảm xúc, rất nhiều nét đẹp trong đó và cả niềm vui nữa. Có thể là hiện nay chúng ta đang quên đi niềm vui bởi vì thế giới không mấy vui vẻ, nhưng chúng tôi đang tìm thấy trong tranh kính của Kim En Joong những yếu tố đặt cho chúng ta câu hỏi về con đường đi của chính mình ».

    42 bức tranh kính màu được trưng bày là những tác phẩm nghệ sĩ Kim sáng tác trong giai đoạn 2010-2021 tại Pháp và ở nước ngoài. Ngoài ra, khách tham quan còn có thể chiêm ngưỡng maquette, áp phích giới thiệu hàng trăm tranh kính mà nghệ sĩ đã và đang thực hiện cho nhà thờ ở khắp nơi trong và ngoài nước Pháp.

    Nghệ sĩ Kim En Joong là một cha xứ, và vốn dĩ tranh kính thường gợi nhắc người ta nhớ đến các ô cửa tranh kính màu ở các nhà thờ, nhưng khi ngắm các tác phẩm của Kim En Jong tại triển lãm, người xem không khó để cảm nhận được cái đẹp, yếu tố thẩm mĩ và nghệ thuật hiện đại đã hòa quyện với yếu tố tâm linh, tôn giáo. Hơn nữa, kỹ thuật in độc đáo trên kính đã giúp các tác phẩm tranh kính của nghệ sĩ Kim giữ được nét rất thực nếu so với những bức tranh ông vẽ trên toan.

    Đúng với tên gọi của triển lãm « Họa trên nền trời », bầu trời của cái đẹp đang mở ra mênh mang trước mắt người xem, để trí tưởng tưởng tượng của họ được bay bổng khi ngắm những nét vẽ lúc mềm mại, khi tự do phóng khoáng, không bị gò bó trong trong gian của các đường chì uốn lượn ghép nối các mảnh kính, cũng không chỉ bị giới hạn trong thế giới của các nhân vật, điển tích tôn giáo như nghệ thuật tranh kính cổ điển thường thấy.

    Ở nhiều tác phẩm, trên nền kính trắng không chỉ là những hình khối, nét họa đầy màu sắc mà còn được điểm xuyết những vần thơ qua nét vẽ tha thướt. Thi và họa đan xen, minh họa và tô điểm nét đẹp cho nhau. Và người xem cứ thế thả bước, thả hồn tưởng tượng khung trời sáng trong, đầy màu sắc, tận hưởng khung trời tự do, bầu trời của nét đẹp tinh thần, làm vơi đi nỗi lo dịch bệnh, khủng hoảng kéo dài suốt gần hai năm qua, để hy vọng một năm mới an vui.


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  6. The Following User Says Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    Kiến Hôi (01-09-2022)

  7. #185
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    Nhà báo Pháp gốc Việt Đoan Bùi và hành trình tìm lại tiếng mẹ đẻ

    07/01/2022 - Chi Phương / RFI
    Cũng như nhiều người Việt sống ở hải ngoại, nhà văn, nhà báo gốc Việt Đoan Bùi, vì mong muốn hòa nhập tại nước sở tại mà dần quên đi tiếng nói, văn hóa Việt Nam. Nhưng cô đã không chấp nhận để bị "hòa tan" và muốn chứng minh rằng, nếu muốn tìm lại tiếng mẹ đẻ, dù là sau bao nhiêu năm đánh mất nó, hay ở độ tuổi nào, thì vẫn hoàn toàn có thể học lại được.

    Trước màn hình máy tính, với cuốn từ điển trong tay, nhà văn và nhà báo Pháp gốc Việt Đoan Bùi đã học tiếng Việt cách nay 4 tháng, nói đúng hơn là học lại tiếng Việt. Thứ âm thanh mà cô đã nghe từ thuở lọt lòng, theo năm tháng sống trong môi trường văn hoá khác, đã bị lãng quên. Mãi cho đến tận hôm nay, cô mới tìm lại được và có thể giao tiếp cơ bản. Mỗi thứ năm hàng tuần, bên chiếc bàn nhỏ trong phòng khách nhà mình, cô kết nối học trực tuyến với giáo viên dạy tiếng Việt từ thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, cô cũng muốn đăng ký học tiếng Việt ngay tại Pháp, nhưng bộn bề công việc và gia đình, khó có thể tìm được thời gian phù hợp. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, việc học trực tuyến trở nên dễ dàng hơn và đó là lý do đầu tiên thôi thúc cô học lại tiếng mẹ đẻ :

    Mình thấy thật là tốt vì mình có cơ hội học tiếng Việt, sống ở bên Sài Gòn. Nhưng mà bây giờ khá là đặc biệt, tại vì có nhiều học sinh khác sống ở bên Sài Gòn, nhưng mà mọi người gặp nhau trên mạng. Giáo viên của mình giúp đỡ mình phát âm, học từ mới. Và mình thấy thiệt là thú vị vì mình thấy có nhiều cơ hội tìm hiểu về Việt Nam, ví dụ về cách ly phòng Covid-19, tình hình Covid ở bên Việt Nam.
    Ngoài việc là cây bút của tuần san l’Obs, Đoan Bùi còn được biết đến với cuốn tự truyện “Người cha im lặng” (Le silence de mon père) kể về hành trình phơi bày những bí mật được chôn sâu trong chính gia đình mình, sau khi bố của cô bị tai biến và mất đi khả năng nói chuyện. Đối với cô, hành trình quay trở lại với tiếng Việt là một sự tiếp nối của cuốn sách này. Cô mong muốn có thể nói chuyện lại với ba mẹ bằng tiếng mẹ đẻ của cả hai người, mà ngay cả họ cũng đang dần quên đi. Và cũng đã từ lâu, tiếng Việt không còn được sử dụng trong giao tiếp trong gia đình, mà thay bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, quyết định học lại tiếng Việt đôi khi lại gây mệt mỏi, không nhận được sự ủng hộ từ người thân của Đoan Bùi:

    Nhưng mà gia đình mình không có vui mừng gì cả, tại vì họ thấy kỳ cục, vì mình nhắn tin bằng tiếng Việt trong nhóm gia đình trên (mạng xã hội ) Whatsapp, sau đó em gái mình nói ‘thôi đừng nói tiếng Việt trong nhóm này nữa, nói tiếng Pháp thôi'. Mẹ của mình la mình hoài, vì phát âm của mình không có tốt, mình nói sai, khi nói chuyện với nhau, má mình thật là nóng tính, má nói : trời ơi tại sao mày bày đặt nói tiếng Việt, nói xấu quá, nói kỳ cục quá.

    Tại thành phố Mans, cách Paris khoảng hai giờ lái xe, nơi Đoan Bùi sinh ra và lớn lên, gia đình cô có lẽ là gia đình người Việt Nam duy nhất sinh sống. Thế nên ngay từ nhỏ, ngoài những giao tiếp trong gia đình, tiếng Việt rất ít khi được sử dụng, và rồi dần biến mất khỏi ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình di dân. Ngoài việc sợ bị kỳ thì, phân biệt đối xử, theo Đoan Bùi còn có lý do khác.

    Hồi đó, đây là ước mơ của bố, tại vì bố muốn mình nói tiếng Việt, nhưng hồi đó không biết tại sao mình không có muốn nói tiếng Việt. Mình nói tiếng Pháp hoài. Tại vì chắc là ở bên Pháp có ý tưởng, gọi là universalisme. Universalisme là một ý tưởng cũng đẹp, là Cộng hoà Pháp không muốn thấy sự khác biệt của người dân, không muốn thấy chủng tộc của người ta. Mình có áp lực muốn hoà nhập với xã hội của người Pháp, mình muốn trở thành người Pháp bình thường. Cho nên mình muốn chứng minh người khác là mình biết nói tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp. Cái này là lý do mình tập trung với tiếng Pháp, đọc sách tiếng Pháp quá trời, mình học giỏi, mình muốn hoà nhập trong xã hội của người Pháp.
    “Ta là ai trên cõi đời này, khi ta phải học ngay từ thuở thơ ấu rằng chẳng có gì là mãi mãi, rằng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để đánh mất mọi thứ ngay cả tiếng mẹ đẻ”, đó là những lời bộc bạch của nhà văn Pháp Colombe Schneck. Còn đối với nhà văn Đoan Bùi, việc quên đi tiếng mẹ đẻ, mà chị ví như tiếng nhạc của tuổi thơ, tiếng của bà ngoại, giống như việc mất đi một phần cơ thể. Nỗi mặc cảm tự ti xen lẫn với nỗi nhớ thương, để rồi quyết đình tìm lại tiếng nhạc đó ở tuổi tứ tuần.

    Chừng nào mình lớn lên, mình cũng thấy xấu hổ. Tại vì mình thấy tại sao mình mất văn hoá của mình ? Tại sao mình quên tiếng mẹ đẻ của mình ? Mỗi lần mình về Việt Nam, mình thấy mình (giống kẻ) phản bội. Tại vì mình quên, mình không biết nói tiếng Việt, cho nên là mình sợ hoài người ta sẽ phán xét, tại vì mình là di dân. Chắc cái này là lý do tại sao mình bị kẹt trong bế tắc không học lại tiếng Việt được. Mình học được tiếng Anh, mình biết nói tiếng Đức, nhưng mà tại sao mình không nói được tiếng Việt. Tiếng của cha mẹ mà mình không có biết nói. Mình thấy tình hình của mình giống như nhiều người di dân ở bên Pháp, nhiều người muốn hoà nhập trong xã hội của người Pháp. Tại vì mình cũng hoà nhập thì cũng hoà tan, sẽ quên tiếng của mình, ngôn ngữ của mình, văn hoá của mình, tại vì mình sống ở bên pháp, làm việc với người Pháp.

    Việc quên đi tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, của Đoan Bùi, hay của những người Việt sống ở hải ngoại không phải là trường hợp cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến đối với những người sống trong một môi trường văn hoá xã hội khác và ít có cơ hội thực hành tiếng mẹ đẻ.

    Tạp chí khoa học Science et Vie trích dẫn nhận định của tiến sĩ ngôn ngữ và tâm lý học Brigitte A. Eisenkolb, cho rằng tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng ghi dấu ấn sâu đậm nhất vào trí nhớ của chúng ta, nhưng nó có thể bị suy tàn nếu không thực hành. Nhà nghiên cứu đưa ra hai khả năng dẫn đến việc này. Khả năng thứ nhất : thiếu sự thực hành ngôn ngữ mẹ đẻ khiến trí nhớ của đối tượng sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, sự ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ mới sẽ dẫn đến sự tổ chức lại não bộ để thích ứng với ngôn ngữ mới này. Vậy liệu khả năng quên đi tiếng mẹ đẻ có thể là vĩnh viễn ? Theo BBC, đối với trẻ dưới 12 tuổi, điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì ở độ tuổi này, bộ não linh hoạt và “dễ uốn”. Các kết nối giữa các tế bào thần kinh vẫn chưa ổn định khiến cho việc học hay quên đi một ngôn ngữ nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em được nhận làm con nuôi ở một nước thứ ba trước 9 tuổi thường quên ngôn ngữ được nói ở “nước mẹ đẻ” của chúng.

    Đối với người lớn, trường hợp này hiếm xảy ra hơn. Các trường hợp thường gặp nhất là những người gặp phải sang chấn tâm lý nặng. Ví dụ như về những người Do Thái Đức trốn khỏi Đức Quốc xã để định cư ở Hoa Kỳ hay Anh. Những người rời đi trước năm 1938 vẫn nói được tiếng mẹ đẻ của họ (tiếng Đức), còn những người ra đi sau giai đoạn này thì bị “chấn thương tâm lý” nặng hơn, không thể nói được ngôn ngữ của họ.

    Gần một nửa ngôn ngữ thế giới bị đe dọa "biến mất"

    Theo UNESCO, ngôn ngữ phản ánh một nền văn hoá, bao hàm bản sắc, hội nhập xã hội, ký ức tập thể, giáo dục…vv, có tầm quan trọng đối với sự phát triển đối với nhân loại. Quá trình toàn cầu hoá khiến các ngôn ngữ bị đe dọa và bị mất hoàn toàn. Hơn 43% trong số khoảng 6.700 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới đang bị đe dọa biến mất. Chỉ có vài trăm ngôn ngữ thực sự có giá trị trong hệ thống giáo dục và trong phạm vi công cộng, và chưa đến một trăm ngôn ngữ được sử dụng trong thế giới kỹ thuật số. Điều này có nghĩa là cứ sau hai tuần, một ngôn ngữ sẽ biến mất vĩnh viễn, mang theo cả một di sản văn hóa và tri thức. Để thúc đẩy sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa ngôn ngữ trong xã hội ngày nay, UNESCO ấn định ngày 21/02 hàng năm là Ngày Quốc tế Tiếng Mẹ Đẻ.

    Quay trở lại với hành trình tìm lại tiếng mẹ đẻ của Đoan Bùi, trái với ý kiến cho rằng để có thể học tốt được một ngôn ngữ, cần phải học từ khi nhỏ tuổi, cô thấy rằng việc học lại thứ tiếng của cha mẹ mình không phải là nhiệm vụ bất khả thi: “Hành trình với tiếng Việt thật là dài, nhưng càng dài càng đẹp vì mình khám phá nhiều thứ về Việt Nam. Hiện giờ mình có thể đọc bản dịch cuốn sách của mình bằng tiếng Việt, mà hồi đó đấy là ước mơ của mình. Cho nên mình thấy rất hạnh phúc vì đã đi trong hành trình này.”



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  8. #186
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    Di sản của Goldman : Những ca khúc vàng tặng cho làng nhạc Pháp

    08/01/2022 - Tuấn Thảo / RFI
    ''L'héritage Goldman'' (Di sản của Goldman) là chủ đề hai tuyển tập ca khúc chọn lọc lần lượt được phát hành vào mùa xuân và mùa thu năm 2022. Có thể nói năm nay là năm của Goldman do có khá nhiều dự án kể cả việc ghi âm và quay phim tài liệu hầu đề cao tài năng sáng tác của một trong những nghệ sĩ Pháp quan trọng nhất trong nửa thế kỷ trở lại đây.

    Những bài hát từng ăn khách trước đây của Jean-Jacques Goldman vẫn trụ vững với thời gian. Nam danh ca đã ngưng đi hát kể từ 15 năm qua, anh cũng đã chính thức rút lui các hoạt động sân khấu vào năm 2016, khi không còn tham gia các đợt lưu diễn nhằm gây quỹ giúp đỡ các Quán ăn tình thương (Les Restos du Coeur). Càng vắng bóng một thời gian dài trên sân khấu, tên tuổi của Goldman càng ''hiện diện'' nếu không nói là in sâu trong tâm trí của giới yêu nhạc Pháp. Bằng chứng là trong vòng 10 năm liên tục, Jean-Jacques Goldman luôn đứng đầu danh sách các nhân vật nổi tiếng được công chúng Pháp yêu chuộng nhất.

    Sinh nhật 70 tuổi và 40 năm thành công trong sự nghiệp

    Jean-Jacques Goldman từng ăn mừng sinh nhật 70 tuổi hồi tháng 10/2021, trong khi đầu năm 2022 đánh dấu 40 năm thành công của ca sĩ kiêm tác giả người Pháp. Những bài hát thịnh hành nhất của tác giả Goldman lần này được tập hợp lại trên hai album chọn lọc với hai sắc thái khác nhau. Đây là lần thứ nhì các nhà sản xuất khai thác ''tủ nhạc'' của Goldman thành album chuyên đề. Lần đầu tiên là cách đây đúng 10 năm qua việc phát hành hai album mang tựa đề "Thế hệ Goldman" (Génération Goldman), qua đó giới nghệ sĩ trẻ ăn khách nhất thời bấy giờ ghi âm lại các bản nhạc của Goldman với một lối hoà âm mới.

    "Thế hệ Goldman" đã thành công rực rỡ vì hơn một triệu album đã được bán sạch chỉ trong vài tháng. Lần này, nhóm nhạc sĩ do nhà sản xuất Erick Benzi dẫn đầu đã không muốn bắt chước hay lặp lại những gì đã làm. Erick Benzi từng là cánh tay phải, đắc lực hợp tác với Goldman trong việc sáng tác và sản xuất 4 album tiếng Pháp ăn khách nhất của Céline Dion trong hơn một thập niên, từ năm 1995 đến năm 2007. Trong số các album này có tập nhạc ''D'eux'' từng lập kỷ lục với hơn 10 triệu bản được bán trên thế giới, để rồi trở thành album tiếng Pháp ăn khách nhất mọi thời đại.

    Nhà sản xuất Erick Benzi triệu mời rất nhiều nghệ sĩ mới, trong đó có hai chị em Camille và Julie Berthollet, Marina Kaye, Lillian Renaud, Mentissa hay là Marghe, những giọng ca từng tham gia các cuộc thi hát truyền hình. Các nghệ sĩ trẻ tuổi này cùng với một số đàn anh ghi âm lại các ca khúc nổi tiếng như "Je te donne", "Quand la musique est bonne", "Il suffira d'un signe" và nhất là nhạc phẩm ''Comme Toi'' từng được tác giả Khúc Lan Việt hóa thành tình khúc ''Hãy đến với em'', cho dù lời Việt không ăn nhập gì với nguyên tác.

    Trong nỗ lực khoác áo mới cho ca khúc vang bóng một thời, Erick Benzi đã thổi một luồng sinh khí khác cho cả hai album : màu sắc gospel sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tập nhạc đầu tiên, do hầu hết các ca khúc được thu với dàn đồng ca Phúc âm (Choeur Gospel de Paris) trong khi tập nhạc thứ nhì thiên về thế giới âm nhạc celtic, trong lối hòa âm phiêu diêu bay bổng, trong cách sử dụng bộ đàn dây và đặc biệt là bộ gõ.

    Goldman, tác giả đã để lại dấu ấn quan trọng nhất từ những năm 1980

    Bên cạnh các gương mặt trẻ, còn có nhiều nghệ sĩ có thâm niên nhiều năm hợp tác với Goldman, trong đó có nhạc sĩ Michal Jones và giám đốc nghệ thuật Cyril Prieur. Ngoài việc ghi âm hai album, nhóm sản xuất còn nhắm tới việc tổ chức một vòng lưu diễn vào mùa hè năm 2022, kết hợp nhiều bộ môn trên cùng một sân khấu kể cả nhạc kịch, vũ đạo ballet, kỹ xảo video, công nghệ âm thanh và hình ảnh mapping tựa như các màn biểu diễn của Gánh xiếc Mặt trời (Le Cirque du Soleil).

    Về phía các chương trình ca nhạc, một số kênh truyền hình Pháp đã tận dụng thời điểm ăn mừng 40 năm sự nghiệp của Jean-Jacques Goldman. Điển hình là chương trình biểu diễn hồi tháng 11/2021 và sắp tới đây là việc tái bản album cực kỳ ăn khách mà Goldman phát hành lần đầu tiên vào năm 1982. Dung hòa nhạc rock cực kỳ dũng mãnh và giai điệu pop vô cùng tha thiết lãng mạn, Goldman đã đặt nền móng cho phong trào sáng tác nhạc Pháp, rồi để lại một trong những dấu ấn quan trọng nhất từ những năm 1980 trở đi.

    Album đầu tay của Goldman bao gồm nhiều ca khúc rất ăn khách của anh như ''Au bout de mes rêves'' hay là ''Comme Toi'' đã được đông đảo nghệ sĩ ghi âm lại trong khá nhiều thứ tiếng. Album này mở ra giai đoạn thành công trong hai thập niên liên tiếp của ca sĩ kiêm tác giả Goldman cho tới năm 2001, trước khi anh quyết định dần dần rút lui sau một thời gian chuyển qua sáng tác cho các ca sĩ khác, từ Patricia Kaas, Patrick Fiori, Florent Pagny cho tới Johnny Hallyday. Ít nhất là hai thế hệ xưa cũng như nay đều từng hát nhạc của anh. Khi nhắc tới Goldman, nhiều nhà phê bình đều đồng ý là tác giả này đã để lại một di sản ngời sáng, tài hóa ca khúc thành vàng, chấp cánh cho giai điệu vượt thời gian



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  9. The Following User Says Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    Kiến Hôi (01-09-2022)

  10. #187
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    6,243
    Thanks
    15,672
    Thanked 11,216 Times in 4,747 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.

    Quote Originally Posted by hoangthymaithao View Post

    ''Họa trên nền trời'' : Sắc màu tranh kính của nghệ sĩ gốc Hàn, cha xứ Kim En Joong

    02/01/2022 - Thùy Dương / RFI
    Ngoài màn trình diễn ánh sáng công phu, lung linh, huyền ảo nổi tiếng hàng năm, thành phố nhỏ Chartres, cách Paris một giờ tàu, vào mùa lễ tết còn thu hút nhiều du khách đến với Trung tâm tranh kính quốc tế (Centre international du vitrail), nơi duy nhất ở châu Âu trưng bày tranh kính của các nghệ sĩ đương đại, nơi đang có triển lãm « Họa trên nền trời » của nghệ sĩ tranh kính gốc Hàn nổi tiếng thế giới, cha xứ Kim En Joong.

    Nói đến thành phố Chartres, vốn được mệnh danh là « kinh đô ánh sáng và nước hoa », không thể không nhắc tới nhà thờ Đức Bà Chartres, một công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic, quy mô hoành tránh và lung linh với những ô tranh kính màu mô tả những nhân vật, những tích truyện trong Kinh thánh … Nhưng sẽ là thiếu sót đáng tiếc nếu đến thăm Chartres mà bỏ qua Trung tâm kính màu quốc tế nằm chênh chếch phía sau nhà thờ Đức Bà Chartres, nơi triển lãm kính màu « Họa trên nền trời » của nghệ sĩ, cha xứ Kim En Joong kéo dài đến hết năm 2022.

    Triển lãm « Họa trên nền trời » được Jean François Lagier, giám đốc Trung tâm quốc tế tranh kính màu ở Chartres, tổ chức để tôn vinh nghệ sĩ Kim En Joong, sinh năm 1940 tại Hàn Quốc, một trong những gương mặt nghệ sĩ tranh kính màu nổi bật nhất tại Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung, trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, với nhiều tranh kính ở các nhà thờ, nhà nguyện tại Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Ý, Úc …

    Ngày 20/12/2021, phóng viên RFI đã đến thăm triển lãm « Họa trên nền trời ». Bên ngoài, nhiệt độ xuống dưới độ âm, những cơn giá lạnh buốt, nhưng dưới tầng hầm rộng rãi, khang trang với những cây cột đá, mái vòm có từ thế kỷ XII của Trung tâm quốc tế tranh kính, là không khí yên ả, ấm áp với hệ thống ánh sáng dịu nhẹ làm nổi bật vẻ đẹp của 42 bức tranh kính màu đủ kích cỡ, hình dáng, với các gam màu khi mát dịu, lúc ấm nóng, vừa rực rỡ, vừa sâu lắng qua những hình khối, đường nét nghệ thuật của nghệ sĩ Kim.

    Trong không gian nghệ thuật vừa lung linh, vừa dịu êm đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới hai vị khách đang say sưa ngắm nhìn các tác phẩm. Khi bắt chuyện, chúng tôi được biết bà Michelle Osete và ông Jean-Jacques Ladet đến từ tỉnh Loire, vùng Auvergne-Rhône-Alpes, miền đông nam Pháp. Cả hai đều đam mê và am hiểu về nghệ sĩ kính màu Kim En Joong. Họ đã từng rong ruổi nhiều nơi khắp nước Pháp để khám phá nghệ thuật tranh kính nói chung, và tác phẩm của nghệ sĩ Kim nói riêng.

    Bà Michelle Osete cho biết :

    « Chúng tôi bắt đầu khám phá tranh kính màu cách nay 10 năm và kể từ đó chúng tôi không chỉ tìm hiểu về những nghệ sĩ như Cha Kim. Cha Kim cũng là một sự khám phá đối với chúng tôi. Chúng tôi đã đến thăm nhiều nơi có tranh kính, nhất là các nhà thờ, các địa điểm tôn giáo vì đó là nơi có nhiều tranh kính màu nhất. Tranh kính đúng là một tác phẩm nghệ thuật phi thường và cho phép thể hiện được rất nhiều điều qua sự trong suốt và qua ánh sáng.

    Về nội dung cuộc triển lãm, chuyến tham quan triển lãm lần này là bước tiếp nối của điều gọi là « tình yêu nghệ thuật ngay từ cái nhìn đầu tiên », điều đã đến với tôi cách đây 10 năm, khi lần đầu tiên tôi phát hiện ra người nghệ sĩ mà trước đó tôi chưa từng nghe nói tới. Ngay sau khi được ngắm các bức tranh kính của ông tại nhà thờ nhỏ theo phong cách Romain ở tỉnh Saône-et-Loire, chúng tôi đã lên mạng internet, vào trang Wikipedia để tìm hiểu, bởi vì điều thú vị trong tác phẩm của Cha Kim là nó đã thúc đẩy chúng tôi đi tìm tòi … một công cuộc tìm tòi mà chúng tôi rất nhanh chóng cảm thấy đó là một cuộc tìm kiếm mang giá trị tinh thần.

    Và chúng tôi đã tìm cách để hiểu người nghệ sĩ này là ai, tìm cách hiểu thấu tác phẩm của ông ấy, ngay cả khi tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ thực sự hiểu thấu được hết, bởi vì đó là một phần bí ẩn của tác phẩm. Nhưng nó dẫn chúng tôi đến một công cuộc tìm kiếm, đưa chúng tôi đi thăm từ nhà thờ này tới nhà thờ khác, từ nơi này sang nơi kia, từ cuộc triển lãm này đến cuộc triển lãm khác. Có rất nhiều tác phẩm, chúng tôi tìm cách đắm mình vào đó, không đơn giản chỉ là vào 4, 5 hay 10 bức tranh kính, mà là đắm mình vào trong tác phẩm và một cách trọn vẹn. Và cuối cùng, chúng tôi cũng tìm kiếm niềm vui mà nó mang lại. Điều này mang đến cho chúng tôi rất, rất nhiều niềm vui.

    Về Trung tâm tranh kính quốc tế, trước đây chúng tôi đã từng đến thăm nơi này. Tôi thấy đây là một công trình đẹp. Bản thân công trình đã là một quần thể kiến ​​trúc tuyệt vời. Tôi rất thích tranh vẽ trên kính và đặc biệt là kiểu tranh kính cho phép các nghệ sĩ tự do trong sáng tác, hoàn toàn tự do trong cách biểu đạt so với kính màu với đường nét uốn lượn ghép nối bằng chì. Nhất là trong tranh kính ngày nay, chúng tôi thấy, về khía cạnh hình thức thể hiện, các nghệ sĩ có được sự tự do biểu đạt rất lớn. Và đây cũng là cách vẽ tranh kính phổ biến ».

    Chính bà Michelle Osete cho RFI biết là ông Jean-Jacques Ladet từng có cơ hội hợp tác với nghệ sĩ Kim En Joong. Có « một câu chuyện dài » đã đưa vị thị trưởng yêu thích sự sáng tạo nghệ thuật, đam mê tranh kính của nghệ sĩ Kim đến với ý tưởng thực hiện dự án cải tạo, trang trí tòa nhà thị chính bằng tác phẩm tranh kính của người nghệ sĩ mà ông Ladet mới phát hiện cách nay khoảng mươi năm nhưng ngay lập tức đã say mê.

    Ông Ladet chia sẻ với RFI điều đã giúp ông khám phá thế giới tranh kính màu theo trường phái nghệ thuật trừu tượng của người nghệ sĩ gốc Hàn Quốc. Với ánh mắt rạng ngời, giọng nói đầy hào hứng, ông Ladet hồi tưởng :

    « Khi đó tôi là thị trưởng của một thị trấn có 7.000 dân, thị trấn có tên là Mably, gần Roanne, thuộc tỉnh Loire. Chúng tôi đã đề xuất mở rộng kiến ​​trúc tòa thị chính bởi tòa nhà đã bắt đầu trở nên nhỏ bé và chúng tôi muốn phần mở rộng này được bổ sung yếu tố màu sắc và ánh sáng, tất nhiên là để nâng cao chất lượng kiến ​​trúc, nhưng mà cũng là để mang lại một yếu tố nghệ thuật khác và cũng có thể là mang đến cho công trình những yếu tố mang lại sự thanh thản, bình yên trong công việc mà chúng tôi đang thực hiện với nhóm của mình. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, có lẽ cũng là để chào đón công chúng, những người nói chung thường đến tòa thị chính để làm thủ tục hành chính. Như vậy, cũng như tôi đã từng khám phá ở nhà thờ roman, họ có thể khám phá một yếu tố nghệ thuật và từ đó có thể tiếp tục đắp bồi thêm.

    Và thế là tôi đã viết thư cho Cha Kim En Joong, mà không thực sự tin tưởng là sẽ đạt kết quả. Rồi 15 ngày sau, Cha Kim đã gọi điện cho tôi để nói rằng ông quan tâm đến dự án, có lẽ vì ông ấy chưa bao giờ sáng tác cho môi trường thế tục, ông ấy đã sáng tác nhiều cho các công trình tôn giáo, nhưng cho đến khi đó Cha vẫn chưa từng sáng tạo ở nơi thế tục như tòa thị chính. Và điều đó cũng khiến tôi thích thú vì tôi tự nhủ rằng ẩn sau tất cả là sự sáng tạo, là ánh sáng, màu sắc, là sự thanh thản và vẻ đẹp, sự bình yên. Nhưng có lẽ cũng có một câu hỏi về tâm linh. Và câu hỏi về tâm linh, tinh thần này không phải là của riêng ai (…)

    Điều này thu hút tôi và tôi tin rằng Cha Kim cũng quan tâm đến vấn đề chia sẻ về tinh thần, tâm linh, vì vậy chúng tôi đã gặp nhau. Và cùng nhau chúng tôi thống nhất về việc tạo một bộ tranh kính màu (...) Sau đó chúng tôi trưng bày các tác phẩm trong một căn phòng đặc biệt và rất đẹp (phòng Hội đồng thị trấn). Rất nhanh chóng, trong căn phòng này đã có sự gắn kết, nhất quán khó tin giữa tác phẩm của kiến ​​trúc sư và tranh kính mầu với các tác phẩm khác của nghệ sĩ Kim. Sự gắn kết này khiến phòng họp Hội đồng thị trấn, nơi vốn thường xảy ra các cuộc tranh cãi, đối đầu, có được yếu tố yên bình (…).

    Tôi tin rằng chúng ta đang sống trong một xã hội không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nhưng chúng ta có thể đưa các yếu tố liên quan đến cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày của mọi người. Điều đó rất thú vị đối với tôi và nó cũng đã được những người dân trong thị trấn của tôi đón nhận (…)

    Dõi theo dấu chân nghệ thuật của nghệ sĩ Kim từ bao lâu nay, đã đi khắp các cùng miền để tận mắt chiêm ngưỡng, cảm nhận tranh kính của Kim En Joong, nhưng đối với ông Ladet, triển lãm ở Trung tâm quốc tế tranh kính vẫn là một trong những cuộc triển lãm đẹp nhất của Kim mà ông từng được xem, ẩn chứa dấu ấn của thời gian và bộc lộ độ chín của người nghệ sĩ. Những hình ảnh về các tranh kính mà nghệ sĩ Kim đã thực hiện cho tòa thị chính Mably, nơi ông Ladet từng là thị trưởng, cũng được giới thiệu bên cạnh các tác phẩm trong triển lãm. Ông Ladet chia sẻ thêm cảm nhận về chuyến thăm lần này :

    « Đó là một sự tiếp nối, tôi nghĩ đó là một sự tiếp nối bởi vì kể từ khi chúng tôi phát hiện ra tác phẩm của Kim En Joong và có một số tranh kính của ông ấy trong tòa thị chính Mably, chúng tôi muốn đào sâu thêm hiểu biết về công việc sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ đó và cứ khi mỗi khi chúng tôi đi nghỉ ở một vùng nào đó thì chúng tôi cũng tìm xem có thể đi thăm những nơi có thể ngắm tranh kính màu của Kim En Joong.

    Tôi tin rằng khi người ta chìm đắm vào các tác phẩm của một nghệ sĩ, người ta lại muốn đi xa hơn trong việc khám phá mọi điều mà người nghệ sĩ đó muốn truyền tải bởi vì tôi tin rằng tác phẩm của Kim En Joong gợi lên suy nghĩ riêng của chúng ta. Tôi thấy rất nhiều cảm xúc, rất nhiều nét đẹp trong đó và cả niềm vui nữa. Có thể là hiện nay chúng ta đang quên đi niềm vui bởi vì thế giới không mấy vui vẻ, nhưng chúng tôi đang tìm thấy trong tranh kính của Kim En Joong những yếu tố đặt cho chúng ta câu hỏi về con đường đi của chính mình ».

    42 bức tranh kính màu được trưng bày là những tác phẩm nghệ sĩ Kim sáng tác trong giai đoạn 2010-2021 tại Pháp và ở nước ngoài. Ngoài ra, khách tham quan còn có thể chiêm ngưỡng maquette, áp phích giới thiệu hàng trăm tranh kính mà nghệ sĩ đã và đang thực hiện cho nhà thờ ở khắp nơi trong và ngoài nước Pháp.

    Nghệ sĩ Kim En Joong là một cha xứ, và vốn dĩ tranh kính thường gợi nhắc người ta nhớ đến các ô cửa tranh kính màu ở các nhà thờ, nhưng khi ngắm các tác phẩm của Kim En Jong tại triển lãm, người xem không khó để cảm nhận được cái đẹp, yếu tố thẩm mĩ và nghệ thuật hiện đại đã hòa quyện với yếu tố tâm linh, tôn giáo. Hơn nữa, kỹ thuật in độc đáo trên kính đã giúp các tác phẩm tranh kính của nghệ sĩ Kim giữ được nét rất thực nếu so với những bức tranh ông vẽ trên toan.

    Đúng với tên gọi của triển lãm « Họa trên nền trời », bầu trời của cái đẹp đang mở ra mênh mang trước mắt người xem, để trí tưởng tưởng tượng của họ được bay bổng khi ngắm những nét vẽ lúc mềm mại, khi tự do phóng khoáng, không bị gò bó trong trong gian của các đường chì uốn lượn ghép nối các mảnh kính, cũng không chỉ bị giới hạn trong thế giới của các nhân vật, điển tích tôn giáo như nghệ thuật tranh kính cổ điển thường thấy.

    Ở nhiều tác phẩm, trên nền kính trắng không chỉ là những hình khối, nét họa đầy màu sắc mà còn được điểm xuyết những vần thơ qua nét vẽ tha thướt.
    Thi và họa đan xen, minh họa và tô điểm nét đẹp cho nhau. Và người xem cứ thế thả bước, thả hồn tưởng tượng khung trời sáng trong, đầy màu sắc, tận hưởng khung trời tự do, bầu trời của nét đẹp tinh thần, làm vơi đi nỗi lo dịch bệnh, khủng hoảng kéo dài suốt gần hai năm qua, để hy vọng một năm mới an vui.


    Cha xứ kim En Joong. Thi và hoạ đan xen, tô điểm nét đẹp cho nhau


  11. The Following 2 Users Say Thank You to Kiến Hôi For This Useful Post:

    aovang (01-11-2022), hoangthymaithao (01-10-2022)

  12. #188
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    KIÊU HÃNH VÀ ĐỊNH KIẾN - Vẻ đẹp thay đổi thế giới

    08/01/2022 - Lệ Thu / RFI
    Dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Jane Austen viết năm 1813, tác phẩm được coi là kinh điển của văn học thế giới, “Kiêu hãnh và định kiến” (Pride and Prejudice) dường như đã có sẵn một đòn bẩy mạnh mẽ để tạo ấn tượng với khán giả cũng như biết bao nhà phê bình điện ảnh toàn cầu. Dù là phim điện ảnh đầu tay, nhưng đạo diễn Joe Wright đã chinh phục tượng vàng của giải BAFTA một cách thuyết phục.

    Được đánh giá là khác biệt so với bản chuyển thể thành công trước đó vào năm 1995, “Kiêu hãnh và Định kiến” năm 2005 của Joe Wright mang đến cho khán giả một Ngài Darcy muôn phần lạnh lùng, thậm chí đáng ghét và một Elizabeth trẻ trung, giản dị, thông minh, hấp dẫn lạ kì.

    Chuyện tình lãng mạn đẹp như mơ cùng một cái kết mà ai cũng đoán được sẽ là Happy Ending đúng nghĩa giữa chàng Darcy giàu có và nàng Lizzie mạnh mẽ không hề làm cho người xem cảm thấy nhàm chán, mà trái lại, nó buộc tất cả phải dán mắt vào cặp đôi “định mệnh” để cùng trải qua muôn vàn cảm xúc với họ. Mô tuýp “Ghét thì Yêu thôi” chắc hẳn là điều mà ai cũng thích thú và dù bất cứ chuyện gì xảy ra ở giữa phim thì tới phút cuối, một nụ hôn hẳn sẽ là điều khiến người ta sung sướng.

    Sự kiêu hãnh và định kiến mang tính thời đại

    Truyện phim lấy bối cảnh nước Anh thế kỉ 17, khi mà mọi tài sản trong mỗi gia đình dòng họ đều được để lại cho con trai. Nhà Bennet có tới 5 cô con gái và bà mẹ luôn hoảng sợ với nỗi lo lắng nếu chồng bà qua đời thì 6 mẹ con sẽ bơ vơ nghèo đói vì mọi tài sản sẽ thuộc về người cháu của chồng. Vậy là bằng mọi cách, bà tìm tất cả các “mối” tốt nhất cho các cô con gái. Tiêu chí bà Bennet đưa ra thật đơn giản, nhất định con rể phải có tài sản, càng giàu, càng tên tuổi càng tốt. Điều đó khiến cho gia đình trung lưu này bỗng như một cái máy đánh hơi tiền bạc, bủa vây những chàng trai giàu có, khen ngợi tâng bốc các cô con gái của mình và tìm mọi cách để có được lời cầu hôn càng sớm càng tốt.

    Gia đình Bennet hiện lên như một xã hội thu nhỏ với những cô con gái mang những cá tính khác nhau tiêu biểu cho mẫu phụ nữ thời bấy giờ. Người thì xinh đẹp nhu mì, người mạnh mẽ và ngay thẳng, người lại ngây thơ đến mức hồn nhiên, người lãng mạn bay bổng và người có những mưu cầu hết sức giản đơn là một mái nhà với một người chồng. Đứng đầu cái tế bào ấy là một người mẹ mà mới xem qua, người ta có thể đánh giá là kẻ hám danh hám của nhưng càng đi sâu, nhìn kĩ và cảm nhận, người ta mới hiểu tình yêu thương và nỗi lo toan bà dành cho cả gia đình.

    Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra điều đó. Chính bởi sự vồn vã săn đón những người con rể hờ tương lai của bà Bennet mà từ đây, những sự định kiến và kiêu hãnh ra đời một cách tự nhiên, tiêu biểu là Darcy và Lizzie, hiện thân của hai giai tầng xã hội khác nhau.

    Hành xử lộ liễu của bà Bennet khiến Darcy ngay lập tức có ác cảm với cả gia đình. Buổi gặp mặt đầu tiên trong bữa tiệc khiêu vũ cộng đồng bỗng trở nên căng thẳng khi anh chàng tỏ ra lạnh lùng, nhìn Lizzie bằng nửa con mắt, thẳng thừng từ chối nhảy với cô và thậm chí còn đưa ra nhận xét là cô không đủ hấp dẫn cũng như chẳng mấy ấn tượng với anh.

    Ai cũng dễ dàng nhận ra cảm tình mà Darcy dành cho Lizzie ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy nhưng rõ ràng định kiến trong anh lớn hơn hết thảy. Cảm giác này cũng chính là nguyên nhân khiến anh phản đối hôn nhân của người bạn thân giàu có, Bingley với Jane, chị gái của Lizzie. Dưới con mắt của một người tự coi mình là “bề trên” cao quý như Darcy, gia đình Bennet chỉ là những kẻ đào mỏ không hơn.

    Thái độ của chàng công tử đã tác động lên Lizzie khá mạnh mẽ. Sẵn định kiến “đàn ông bị sự ngạo mạn làm cho mục ruỗng”, cô ngay lập tức dựng chiếc hàng rào vô hình với Darcy dù không thể phủ nhận là cô đã bị anh hút hồn từ đêm đó. Thông minh, ham học hỏi, sự tự tin và kiêu hãnh của Lizzie vô cùng lớn. Cô sẵn sàng từ chối người anh họ Collins trong khi thừa biết rằng gia đình cô sẽ đứng trên bờ vực của sự nghèo đói. Phải Yêu. Phải cảm nhận. Phải xứng đáng. Đó là những gì ông Bennet tin là Lizzie sẽ làm được khi tìm một nửa của mình. Thế nên, trong khi bà mẹ quả quyết rằng nếu Lizzie không cưới Collins thì bà sẽ không nhìn mặt cô, thì người cha lại khích lệ “sẽ từ con nếu con cưới người anh họ”.

    Niềm kiêu hãnh của cả Darcy và Lizzie đẩy họ càng lúc càng xa nhau, dẫn đến vô vàn những định kiến cứ mãi lớn dần lên, đặc biệt là từ phía Lizzie. Cùng với sự tự tin thái quá vào bản thân, cho rằng mình luôn phán đoán đúng, hết lần này tới lần khác, những hiểu lầm của Lizzie dành cho Darcy ngày một chất chồng. Từ việc anh coi thường phụ nữ, tới việc anh đối xử xấu với Wickham - người bạn niên thiếu của anh, và cuối cùng là hành động chia rẽ mối tình giữa Bingley với Jane. Chính những kiêu hãnh và định kiến ấy đã khiến Lizzie từ chối tình yêu của Darcy dù trong lòng cô, rõ ràng con tim đang ứa máu.

    Tình yêu soi rọi

    Người ta nói “Yêu là mù quáng” nhưng có vẻ điều đó không đúng trong tác phẩm tuyệt vời lay động lòng người này.

    Với Darcy, nó giống như ngọn đuốc dẫn anh đi qua bóng đêm của những định kiến mông muội, vượt lên trên sự kiêu hãnh của một “kẻ bề trên” và để tình yêu lên tiếng.

    Trong phim, người ta thấy Darcy giống như lột xác sau mỗi lần gặp Lizzie. Lúng túng, hành xử có đôi phần ngu ngốc, hoàn toàn không biết mình đang làm gì và cần phải làm gì, khác biệt hẳn với một Darcy ngạo mạn ban đầu. Một Darcy chạy vào nhà của Collins với ý định tỏ tình với Lizzie nhưng ngượng ngùng không biết nói gì, chỉ dám thốt lên khen ngôi nhà đẹp rồi vội vã ra về. Một Darcy đuổi theo Lizzie, ướt nhẹp dưới mưa, ngỏ lời rằng anh đang dằn vặt vì quá yêu cô và đôi mắt đau khổ khi bị cô từ chối. Một Darcy lặn lội giữa cánh đồng lạnh băng vào sáng sớm, tìm tới Lizzie chỉ để hỏi có phải anh đã có cơ hội thứ hai không. Một Darcy của Đổi thay, của Yêu.

    Lần tỏ tình thứ nhất, Darcy bị Lizzie từ chối. Cô không màng tới tiền bạc hay của cải mà anh có. Dù gia đình cô có thể đói nghèo, dù họ có thể mất nhà và tất cả tài sản nhưng đó không phải cái mà Lizzie quan tâm. Cô khác biệt với mọi người. Cùng với vẻ đẹp thông minh, đơn giản, chân thành từ ẩn sâu bên trong Lizzie đã nhóm lên ngọn lửa Yêu, khiến Darcy vượt qua rào cản của giai tầng để đến với cô.

    Cũng như thế, ngọn lửa ấy cũng từ từ thiêu rụi cái hàng rào ngăn cách mà Lizzie dựng lên giữa cô và anh. Trải qua bao hiểu lầm, cuối cùng, cô nhận ra lòng kiêu hãnh của cô đã sai và những định kiến cô dành cho anh đều đáng bỏ đi. Sự thật, anh coi thường gia đình cô vì những biểu hiện thái quá của mẹ cô. Sự thật, Wickham, người bạn thời thơ ấu của anh, là kẻ đểu giả lừa đảo và tham lam. Sự thật, anh đã luôn đứng sau giúp đỡ mọi khó khăn mà tất cả mọi người gặp phải, trong đó có gia đình cô.

    Cuối cùng, Lizzie đã phải thừa nhận là Darcy và cô quá giống nhau. Họ nhìn nhau như nhìn vào một tấm gương và thấy mình trong đó. Cả hai đều giỏi, giàu kiến thức, giàu lòng trắc ẩn, yêu văn chương và không thích chạy theo những phù phiếm xa hoa. Họ cùng có sự kiêu hãnh về bản thân và định kiến riêng về các giai tầng khác. Họ không hoàn hảo. Nhưng bù lại, chính những sự định kiến sâu sắc ấy cùng với kiêu hãnh cá nhân, họ đã đẩy mọi cuộc nói chuyện trở thành những cuộc tranh luận gay gắt nhưng thẳng thắn và từ từ hóa giải những hiểu lầm.

    Chuyện tình đẹp đẽ của Darcy và Lizzie được thể hiện hòa vào khung cảnh đồng quê nước Anh đẹp lộng lẫy mơ màng, giữa những tòa lâu đài cổ kính, những cánh rừng sáng bừng trong nắng, những buổi sớm tinh mơ cỏ đẫm sương đêm hay những núi non trùng điệp hùng vĩ là điểm nhấn vô cùng ấn tượng. Không chỉ có vậy, phim là tiếng nói về những người phụ nữ độc lập, dám đấu tranh chống lại sự áp đặt và đứng lên giành lấy điều mình thật sự mong muốn, điều mình thật sự đáng được hưởng, là tình yêu.

    Không phải tiền bạc, hay địa vị sang hèn, mà là vẻ đẹp ẩn sâu bên trong, là cái cốt lõi của một con người, là nhân cách, là lòng tốt đã rọi sáng con đường tình trong Darcy và Lizzie, thay đổi cái nhìn của họ về nhau và đưa họ tới với nhau.



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  13. The Following User Says Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    aovang (01-11-2022)

  14. #189
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    Những bộ phim truyền hình được mong chờ nhất năm 2022

    11/01/2022 - Tuấn Thảo / RFI
    2021 từng là năm của dòng phim siêu anh hùng kể cả trên màn ảnh lớn và màn ảnh nhỏ. Còn năm 2022 được dự báo là năm của nhiều kỷ lục mới. Trước mắt, năm nay đánh dấu thời kỳ thịnh hành trở lại của thể loại phim sử thi thần thoại. Đứng đầu danh sách của các loạt phim với kinh phí cao, vẫn là phần ngoại truyện của "Game of Thrones" (Trò chơi vương quyền) và nhất là phần tiền truyện của "The Lord of the Rings" (Chúa tể các chiến nhẫn).

    Năm 2021 khép lại vào lúc giai đoạn 4 của Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) đang được mở ra. Ngoại trừ thành công gần đây nhất của ''Spiderrman : No Way Home'' (Người Nhện : Không còn nhà), các tựa phim khác của hãng phim Marvel đều gặp khó khăn khi được phát hành ở các rạp chiếu phim. Xét đơn thuần về mặt doanh thu, từ ''Black Widow''/Góa phụ đen (379 triệu đô la toàn cầu), Thượng khí và Huyền thoại Thập Luân (432 triệu đô la) cho tới ''Eternals''/Chủng tộc bất tử (401 triệu đô la), các bộ phim đều đã không thành công như mong đợi, trong khi Người Nhện tập 3 với Tom Holland trong vai chính đã đạt một tỷ rưỡi doanh thu toàn cầu kể từ khi được cho ra mắt khán giả ở rạp giữa tháng 12/2021.

    Nếu phim Marvel khá lao đao khi được khai thác ở rạp thì ngược lại, các tựa phim phát hành trên nền tảng trực tuyến Disney+ dưới dạng phim truyền hình nhiều tập lại khá thành công. Đó là trường hợp của ''Loki, WandaVision, The Falcon & The Winter Soldier'', serie hoạt hình ''What If'' và gần đây nhất là ''Hawkeye'' kết nối nhiều phần phim lại với nhau với mốc thời gian cực kỳ quan trọng là cái chết của Iron Man (Người Sắt) sau sự kiện ''Avengers : Endgame'' (Avengers : Hồi Kết - 2019).

    Khai thác dòng phim siêu anh hùng Marvel và DC Comics

    Trên đà thành công này, hãng phim Marvel trong năm nay sẽ tiếp tục triển khai nhiều tuyến truyện với một số nhân vật khác, ít nhiều quen thuộc với các độc giả ghiền truyện tranh Marvel, trong đó có khá nhiều nhân vật nữ như Ms. Marvel, She-Hulk ..... "Secret Invasion'' là phần hậu truyện của lực lượng đặc nhiệm ''Agents of SHIELD'', ''I am Groot'' là phần ngoại truyện của Vệ binh giải ngân hà, còn ''Moon Knight'' giới thiệu một nhân vật hoàn toàn mới là Marc Spector (với Oscar Isaac trong vai chính).

    Về phần mình, hãng phim Warner Bros, vốn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Marvel cũng chuẩn bị nhập cuộc tham chiến. Trong năm 2022, hãng phim này sau khi khai thác các nhân vật Batwoman và Stargirl, sẽ cho ra mắt phim nhiều tập ''Peacemaker'', một nhân vật phản diện, đầy bạo lực nhưng hài hước trong tủ truyện tranh DC Comics và từng được khán giả khám phá lần đầu tiên trong bộ phim "The Suicide Squad" (Biệt đội cảm tử, phiên bản 2021). Thông qua nền tảng trực tuyến HBO Max, hãng phim Warner cũng sẽ lần lượt giới thiệu phim truyền hình nhiều tập ''Green Lantern'' và phần hậu truyện ''Gotham P.D'' (Sở cảnh sát Gotham) chủ yếu khai thác viên thanh tra James Gordon, bổ sung cho phim Người Dơi ''Batman'' mà đạo diễn Matt Reeves vừa quay xong cho màn ảnh lớn với Robert Pattinson trong vai chính.

    Trong cuộc chạy đua ráo riết hầu giành lấy thị phần, nền tảng trực tuyến Disney+ có tới hai lá chủ bài trong tay. Ngoài tủ phim dựa vào bộ truyện tranh Marvel, tập đoàn Disney còn nắm giữ quyền khai thác thương hiệu Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao). Sau khi thành công với Chiến binh "The Mandalorian", Disney+ vừa tung ra hồi đầu năm 2022, bộ phim ''The book of Bobba Fett'' (Cuốn sách của Bobba Fett) xoay quanh nhân vật chính là thợ săn tiền thưởng cùng tên. Tựa phim này chẳng khác gì một món khai vị, chuẩn bị cho món ăn chính mà giới fan đang chờ đợi từ nhiều năm qua : đó là ngày trở lại của Obi-Wan Kenobi.

    2022, năm kỷ lục về doanh thu và số khán giả ?

    Disney đã thành công trong việc thuyết phục nam tài tử Ewan McGregor khoác lại chiếc áo của hiệp sĩ Jedi Obi-Wan Kenobi, sư phụ của Luke Skywalker. Quan trọng không kém, Obi-Wan sẽ múa kiếm laser, đọ sức với kẻ thù không đội trời chung là Darth Vader. Một lần nữa, nam diễn viên Hayden Christensen trở lại đóng vai này. Nội dung phim diễn ra khoảng một thập niên sau bộ phim ''Revenge of the Sith'' (Phe người Sith báo thù), khai thác sự trỗi dậy của phe tà thông qua hai nhân vật Darth Vader và hoàng đế Palpatine, trong khi thần lực của phe chính Jedi lại suy giảm nghiêm trọng. Disney+ hy vọng serie này sẽ thu hút thêm đông đảo khán giả đăng ký dịch vụ xem phim trực tuyến.

    Trong cuộc đọ sức giữa hai tập đoàn Warner Bros và Disney, phần thắng vẫn chưa nghiêng hẳn về phe nào. Nền tảng HBO Max của Warner cũng lợi hại không kém khi chuẩn bị tung ra trong năm nay các tuyến ngoại truyện khai thác từ thế giới của "Game of Thrones" (Trò chơi vương quyền). Theo dự kiến có tới 6 serie sẽ được quay thêm hầu bổ sung cho tuyến truyện chính. Phía HBO Max đã thông báo hoàn tất loạt phim tiền truyện đầu tiên. Mang tựa đề "House of the Dragon" (mùa thứ nhất), bộ phim này tập trung giới thiệu nguồn gốc gia tộc Targaryen, có tài điều khiển rồng lửa. Cốt truyện diễn ra hai thế kỷ trước khi có cuộc đối đầu để giành lấy ngôi vua bằng sắt, trị vì sau khi thống lĩnh 7 vương quốc. Một cách tương tự, "House of the Dragon" cũng nói về một cuộc tranh giành quyền lực, vì một ngai vàng mà dẫn tới cảnh huynh đệ tương tàn.

    Khi nhắc tới năm 2022, mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía hãng phim Amazon Prime. Trước khi nhường lại ghế giám đốc điều hành tập đoàn cho phụ tá Andy Jassy, nhà tỷ phú Jeff Bezos đã thành công trong việc hoàn tất một trong những thương vụ ngoạn mục nhất trong làng giải trí đầu thế kỷ XXI. Chỉ riêng việc mua quyền phóng tác bộ trường thiên tiểu thuyết ''Lord of the Rings'' (Chúa tể các chiếc nhẫn) của tác giả Tolkien, tập đoàn Amzon đã phải chi hơn 250 triệu đô la. Theo dự kiến sẽ có 5 mùa phim truyền hình được dựng theo bộ truyện này, hay nói cho đúng hơn là khai thác thế giới hư cấu của các nhân vật thần thoại.

    Mùa thu 2022 khởi chiếu loạt phim truyền hình đắt nhất lịch sử

    Amazon thông báo đã hoàn tất mùa phim thứ nhất, chịu tốn nửa tỷ đô la để xây bệ phóng nhằm đưa serie này vào quỹ đạo thành công. Dĩ nhiên là việc chuyển thể bộ truyện ''Lord of the Rings'' (Chúa tể các chiếc nhẫn) thành phim truyền hình nhiều tập và nhiều mùa, là một ván bài quan trọng. Amazon hy vọng sự thành công của loạt phim này sẽ tạo thêm nhiều uy tín cho nền tảng trực tuyến Amazon Prime mà cho tới nay vẫn chưa đủ nội dung hấp dẫn để cạnh tranh lại Netflix, HBO Max hay Disney+.

    Mùa phim đầu tiên của ''Chúa tể các chiếc nhẫn'' sẽ chính thức được phát hành vào ngày 02/09/2022. Chưa gì phim đã lập nhiều kỷ lục, dàn diễn viên có tới 39 vai quan trọng, các tuyến truyện đã được ấp ủ trong vòng bốn năm và nội dung phim chọn bối cảnh hàng ngàn năm trước khi xảy ra các sự kiện từng được đạo diễn Peter Jackson khai thác trên màn ảnh lớn.

    Với kinh phí thực hiện xấp xỉ bạc tỷ đô la (kể cả việc mua quyền khai thác và chi phí đầu tư cho nhiều mùa phim kế tiếp), loạt phim ''Lord of the Rings'' trở thành bộ tác phẩm nhiều tập tốn kém nhất lịch sử ngành công nghiệp giải trí, đủ để tạo ra cơn sốt nơi giới hâm mộ cũng như khơi gợi tính hiếu kỳ nơi nhiều thành phần khán giả nói chung. Tuy nhiên, không phải vì Amazon đã chịu đầu tư một ngân sách khổng lồ vào việc thực hiện, mà "Lord of the Rings" bảo đảm sẽ thành công và thuyết phục được công chúng lẫn giới phê bình.

    Giới ghiền thế giới của Tolkien cũng là thành phần fan khó tính nhất. Chưa gì, nhiều người hâm mộ đã nêu lên nhiều điều bất cập trong phiên bản truyền hình của ''Chúa tể các chiếc nhẫn''. Dàn diễn viên Cate Blanchett, Ian McKellen hay Hugo Weaving trong các vai quan trọng là Galadriel, Gandalf và Elrond, đã trở nên rất quen thuộc với cộng đồng fan. Giới sản xuất lần này đã chọn một đội ngũ diễn viên hoàn toàn mới, vào vai các nhân vật chính thời họ còn trẻ. Một sự lựa chọn khá dễ hiểu về mặt kịch bản nhưng cũng khá mạo hiểm, do thành phần diễn viên mới chưa chắc đủ tính thuyết phục.

    Quan trọng hơn nữa là các vai phản diện trong ''Chúa tể các chiếc nhẫn''. Hung thần Sauron sẽ không hiện diện trong phiên bản truyền hình, điều đó là một thách thức lớn cho khâu viết kịch bản. Làm thể nào để có thể tạo ra một ''vai tà'' có đủ ma lục và trọng lượng để làm điểm nhấn cho các mùa phim. Dù muốn hay không, phiên bản truyền hình sẽ bị đem ra so sánh với phiên bản điện ảnh của Peter Jackson. Trước mắt, Amazon Prime có thể cảm thấy hài lòng, nhưng đối với giới hâm mộ, khán giả càng chờ mong lại càng dễ bị thất vọng.


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  15. #190
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,386
    Thanks
    9,558
    Thanked 6,948 Times in 3,911 Posts

    Default Re: Nhac & Phim & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật trên Thế Giới.


    Chân dung Đỗ Hữu Vị, phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công

    12/01/2022 - Chi Phương / RFI
    Phi công Việt Nam đầu tiên, Đỗ Hữu Vị cũng là người lính dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Maroc, trong hàng ngũ quân đội Pháp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bay qua chiến tuyến của kẻ thù và truyền thông tin cần thiết. Ông nằm trong số 58 vĩ nhân hải ngoại được Pháp ghi ơn tại triển lãm Những chân dung của Pháp ở bào tàng Con Người tại Paris.

    Nằm ngay cạnh chân tháp Eiffel, trung tâm thủ đô Paris của Pháp, bảo tàng Con Người ( Musée de l’Homme ), triển lãm những bức chân dung làm lên lịch sử nước Pháp, tôn vinh 58 nhân vật « anh hùng », có xuất thân hải ngoại, đã từng phục vụ và cống hiến cho Pháp trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong số này có Đỗ Hữu Vị, phi công đầu tiên của Việt Nam và cũng là nhân vật duy nhất của Đông Dương được ghi ơn. Triển lãm bắt đầu từ ngày 1/12/2021, chỉ vài ngày sau khi Joséphine Baker, người da màu đầu tiên được vinh danh tại điện Panthéon. Đỗ Hữu Vị cũng như 57 người khác nằm trong danh sách 318 nhân vật trong lịch sử nước Pháp, được chính phủ Pháp chọn lựa để tôn vinh « những số phận đã trở thành người Pháp, thông qua cuộc đấu tranh của họ ». Danh sách được công bố vào mùa xuân năm 2021, do nhà sử học Pascal Blanchard chủ trì, cộng sự với ông là sử gia Yvan Gastaut và bà Aurélie Clemente-Ruiz, nhà sử học kiêm quản lý triển lãm tại bảo tàng Con Người.

    Khi nói về Đỗ Hữu Vị, đối với nhà sử học chủ trì ban chuyên gia, qua lời kể của Clemente-Ruiz, đó là tượng đài « không thể lật đổ » trong lịch sử nước Pháp, và nhất định không thể vắng bóng trong triển lãm « Những bức chân dung của Pháp », những người đóng vai trò quyết định viết lên trang sử quốc gia, nhưng hành trình của họ đôi khi bị lãng quên, hoặc tên tuổi của họ đáng được « hồi sinh ». Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, sử gia, phụ trách triển lãm tại bảo tàng Con Người, bà Aurélie Clemente-Ruiz cho biết :

    Đỗ Hữu Vị nằm trong số những người mà chúng tôi lựa chọn ngay lập tức. Bởi có một số nhân vật mà chúng tôi cho rằng là không thể thiếu đối với triển lãm này. Cụ thể là Đỗ Hữu Vị, đại diện cho giai đoạn Thế Chiến Thứ Nhất. Việc ông ấy là người Việt đóng vai trò quan trọng trong các tiêu chí lựa chọn mà chúng tôi đặt ra. Bởi vì có rất ít nhân vật « anh hùng » đến từ châu Á có mặt trong danh sách. Vì vậy sự đại diện của ông ấy, về mặt địa lý với chúng tôi, cũng rất quan trọng. Trong các tiêu chí, chúng tôi muốn có đại diện từ khắp nới trên thế giới, và nhất là những người nhập cư vào Pháp, đến từ những nước không có liên hệ gì với Pháp, cũng như những nước đã từng có gắn bó với Pháp qua quan hệ thuộc địa, hay vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp – vẫn luôn có liên hệ mật thiết với Pháp. Hơn nữa, Đỗ Hữu Vị từng là một người lính, chúng tôi coi trọng việc những người lính cũng góp mặt trong triển lãm.
    Vậy Đỗ Hữu Vị là ai ?

    Xuất thân danh gia vọng tộc bậc nhất Sài Gòn thời bấy giờ, Đỗ Hữu Vị sinh năm 1883, là con trai thứ năm của tỉnh trưởng Nam Kỳ Đỗ Hữu Phương. Ngay từ nhỏ, ông cùng anh em theo học tại trường của Pháp, và ở tuổi 20, ông sang Pháp học trường quân sự Saint Cyr, nơi đào tạo ra nhiều tướng tài ba, trong đó có đại tướng Leclerc, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Chỉ hai năm sau, ông được bổ nhiệm làm thiếu úy trong trung đoàn số 1 của Binh Đoàn Nước Ngoài (Légion Étrangère), tham chiến tại Maroc và Algeria.

    Đam mê với hàng không, ông nhập học trường Quân sự lái máy bay vào năm 1910, và lấy chứng chỉ bay với tư cách trung úy một năm sau đó. Vào năm 1912, Đỗ Hữu Vị là một trong những phi công thực hiện chuyến bay do thám ở Casablanca, và là phi công thực hiện liên kết hàng không đầu tiên từ Pháp tới Maroc, một hành động được cho là đầy dũng cảm bởi những chiếc máy bay ban đầu còn thô sơ và đầy nguy hiểm. Ông đã được Pháp trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh trong gia đoạn này.

    Năm 1914, ông trở lại quê hương Việt Nam, bắt tay vào thử nghiệm thủy phi cơ trên sông Cửu Long. Thời điểm này, khoa học hàng không mới xuất hiện tại đất nước, Đỗ Hữu Vị trở thành phi công người Việt đầu tiên diễn tập cùng các phi công nước ngoài tại Sài Gòn và Hà Nội. Không lâu sau đó, Thế Chiến Thứ Nhất nổ ra, ông gia nhập quân đội Pháp, thực hiện các chuyến bay do thám trên chiến tuyến với Đức và gửi về các thông tin hữu ích cho bộ tham mưu. Ông Vị từng nói : « Tôi phải can đảm gấp bội, bởi vì tôi vừa là người Pháp, vừa là người Việt (An Nam) ». Sau một tai nạn do gặp bão, ông bị chấn thương và mất khả năng lái máy bay, ông chuyển sang làm quan sát viên trong các cuộc « nã đạn, thả bom », rồi trở thành người đứng đầu đại đội 7 của Binh Đoàn Nước Ngoài ở Somme. Cuối cùng, chiến tranh ác liệt cũng cướp đi sinh mạng của ông vào năm 1916, thi hài ông được anh trai là Đỗ Hữu Chấn hồi hương về Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Tên của ông xuất hiện trên các con tem về Đông Dương. Tại Casablanca ở Maroc, dù chế độ Pháp thuộc kết thúc, một con đường mang tên ông vẫn được bảo tồn để ghi nhận những « kỳ công về mặt kỹ thuật hàng không » mà ông thực hiện tại quốc gia này. Vào tháng 6/2022, tòa thị chính thủ đô Paris sẽ chính thức đặt tên ông cho một quảng trường trong quận 16, sát với đường Louis Blériot, người đã lái máy bay vượt biển Manche vào năm 1909 và cũng là thầy giáo của Đỗ Hữu Vị.

    Dù ít được biết đến, nhưng Đỗ Hữu Vị là một niềm tự hào đối với Pháp, và cả với mảnh đất sinh ra ông. Đối với gia đình ông, niềm tự hào này trở nên gấp bội, đóng góp vào trang sử dày của gia đình danh gia vọng tộc, là tấm gương cho con cháu noi theo. Ra đi từ khi còn trẻ và chưa kết hôn, nhưng những thế hệ sau của anh chị em ông vẫn tiếp tục lưu giữ lịch sử gia đình. Qua trang mạng amdohuuvi.org, ông Christian Đỗ Hữu, cháu trai của Đỗ Hữu Vị, tái hiện lại cuộc đời và những cống hiến của người phi công Việt đầu tiên. Vào những ngày đầu của năm mới, RFI Tiếng Việt đã có dịp gặp ông Christian trong chuyến thăm triển lãm tại bảo tàng Con Người. Ông Christian kể :

    Khi tôi còn nhỏ, ở trường, bạn bè trêu đùa tôi là « đồ Trung Quốc », họ nghĩ rằng tổ tiên của tôi đi chân đất ra đồng, đội nón lá cấy lúa. Nhưng không phải vậy, tổ tiên của tôi là một niềm tự hào lớn, nếu như Pháp tôn vinh ông cố của tôi sớm hơn, tôi có thể ngẩng mặt tự hào nói rằng « không phải đâu nhé, hãy đến mà xem ông cố của tôi Đỗ Hữu Vị được đặt tên cho đường, được đưa vào triển lãm, bởi vì ông đã có những đóng góp lớn lao như thế. Còn bây giờ, tôi nghĩ là con cái, cháu chắt tôi có thể nói dõng dạc niềm tự hào của gia đình tôi

    Tại căn phòng rộng gần 200 mét vuông, bức ảnh chân dung của Đỗ Hữu Vị với dáng vẻ oai phong trong quân phục được đặt song song với các vĩ nhân khác như Pablo Picasso, Marie Curie hay Joséphine Baker. Theo quản lý triển lãm, bà Aurelie Clemente- Ruiz việc sắp đặt các vĩ nhân dù được nhiều người biết đến hay không là ngụ ý của bảo tàng. Đối với những người không được nhắc đến nhiều, ban các chuyên gia lịch sử cho rằng những nhân vật này xứng đáng được « ánh hào quang rọi lại thêm một nữa ». 58 vĩ nhân lịch sử (29 phụ nữ, 29 đàn ông ) làm tái hiện 12 giai đoạn chính từ Cách Mạng Pháp đến Thời Kỳ Tươi Đẹp (Belle époque), từ Đệ nhất thế chiến đến những năm « Années Folles », từ Đệ nhị thế chiến đến sự kết thúc của chế độ thuộc địa…vv. Tất cả để kể lại một trang sử khác trong lịch sử Pháp. Vậy trang sử đó là gì, bà Aurelie Clemente- Ruiz giải thích như sau :

    Việc tổ chức triển lãm này, thực ra là để nhắc lại rằng nhập cư không phải gần đây mới bùng nổ, mà nó đã in sâu trong trang sử dài của Pháp từ lâu. Những nhân vật lịch sử từ khắp nơi trên thế giới, đến Pháp và sống tại Pháp. Họ cũng đã có những cống hiến cụ thể cho Pháp. Hành trình cuộc đời của mỗi nhân vật trong triển lãm kể lại những trang sử này qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều này cho phép chúng ta hiểu được thực ra, nhập cư đã in sâu vào các trang dài lịch sử của Pháp, nó cũng phức tạp và đa dạng. Chúng tôi mong muốn chỉ ra một nước Pháp giàu có nhờ sự nhập cư và từ đâu mà Pháp có được như ngày hôm nay.

    Đến đây có lẽ nhiều độc giả có thể đặt câu hỏi, việc Pháp tôn vinh một nhân vật lịch sử đóng góp cho Pháp, đến từ đất nước dưới thời Pháp thuộc, liệu có phải là Pháp đang tôn vinh, nhớ lại thời huy hoàng thuộc địa của mình ? Trả lời câu hỏi này, sử gia Aurelie Clemente- Ruiz cho biết như sau.

    Lịch sử Pháp giàu có nhưng cũng phức tạp và có những điểm tích cực cũng như những trang tối của mình. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ không viết lại lịch sử mà phải ngày nay chịu trách nhiệm với nó. Đúng vậy, Pháp đã từng là một đế quốc thuộc địa, nhưng điều này không căn cản việc trong giai đoạn đó có những nhân vật tái hiện, kể lại một phần nào đó của giai đoạn lịch sử này. Dù là ai đi chăng nữa, họ đã chọn lựa cống hiến cho Pháp, và trên hết, đó là lựa chọn cá nhân. Tôi cho rằng rất quan trọng để chọn lựa một nhân vật đã quyết định làm điều gì đó to lớn cho nước Pháp, như là trường hợp của Đỗ Hữu Vị. Ông ấy cống hiến cho quân đội Pháp đến phút cuối cùng. Nhưng trong triển lãm, chúng tôi cũng giới thiệu Fuller Loïe, cùng giai đoạn với ông Vị. Bà ấy là một vũ nữ người Mỹ, bà Fuller cũng đã chọn Pháp để phát triển sự nghiệp. Và Mỹ là một quốc gia độc lập. Chúng tôi tôn vinh bà vì bà đã chọn Pháp như là một đất nước tiếp đón, một nơi để thể hiện tài năng nghệ thuật. Đó là điều đáng thú vị ở triển lãm, chúng tôi thực sự muốn quảng bá hình ảnh của những nhân vật đa dạng với nhiều « tài nghệ khác nhau ».

    Triển lãm mở cửa miễn phí cho tất cả người đến tham quan. Theo báo Le Monde, mặc dù quy mô triển lãm còn khá khiêm tốn, nhưng dẫu sao cũng vẽ lên một vài nét trong chân dung của một nước Pháp đa dạng, đã xuất hiện từ Cách Mạng Pháp. Điều này cũng không ngăn cản được các tranh cãi về tính hội nhập của nước này, phải kể đến giai đoạn cuối thế kỷ 19, khi người Ý và người Ba Lan bị « xua đuổi »



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

Page 19 of 28 FirstFirst ... 910111213141516171819202122232425262728 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •