Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 1 of 19 1234567891011 ... LastLast
Results 1 to 10 of 181

Thread: Nga xâm lược Ukraina

  1. #1
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Nga xâm lược Ukraina


    TRỰC TIẾP: Nga tấn công Ukraine

    VOA - 24/02/2022

    Ukraine mất quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân Chernoby
    Một cố vấn của Tổng thống Ukraine cho biết Ukraine đã mất quyền kiểm soát đối với nhà máy hạt nhân Chernobyl sau một trận chiến ác liệt. Nhà máy này đã ngừng hoạt động sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới vào tháng 4 năm 1986 khi Ukraine còn thuộc Liên Xô, khiến chất thải phóng xạ phun ra khắp châu Âu.
    Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, cho biết tình trạng của các cơ sở của nhà máy, nơi lưu trữ chất thải hạt nhân, là không xác định.
    Sau khi xảy ra thảm hoạ hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân của nhà máy hạt nhân Chernobyl đã được che phủ bởi một mái che bảo vệ để tránh rò rỉ phóng xạ.
    Ông Podolyak nói sau “cuộc tấn công hoàn toàn vô nghĩa của người Nga theo hướng này, không thể nói rằng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl an toàn”.
    Ông cáo buộc Nga có thể gây ra các hành động khiêu khích ở đó và mô tả tình hình là “một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với châu Âu hiện nay”.

    .......

    Romania: Putin đe dọa hòa bình của cả hành tinh
    Tổng thống Romania lên án cuộc tấn công “đáng trách” của Nga vào Ukraine và nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “đe dọa hòa bình của toàn hành tinh”.
    Romania giáp với Ukraine và là thành viên của NATO và Liên minh châu Âu. Tổng thống Romania Klaus Iohannis nói Nga “đã chọn con đường đáng trách và hoàn toàn bất hợp pháp là dùng bạo lực vũ trang chống lại một quốc gia độc lập và có chủ quyền”.
    Ông Iohannis cho biết Romania, quốc gia có khoảng 19,5 triệu dân, sẵn sàng đối phó với những hậu quả kinh tế và nhân đạo mà cuộc xung đột có thể tạo ra.
    Ông nhấn mạnh rằng Romania sẽ không bị lôi kéo vào cuộc xung đột quân sự ở Ukraine và cho biết chính quyền Romania sẽ thực hiện “tuyệt đối tất cả các biện pháp cần thiết” để đảm bảo an toàn cho công dân của mình.
    (AP)

    .......

    Tổng thư ký NATO nói Nga phát động chiến tranh và phá vỡ hòa bình trên lục địa châu Âu
    Tổng thư ký NATO nói rằng Nga đã phát động chiến tranh với Ukraine và phá vỡ hòa bình trên lục địa châu Âu. Ông Jens Stoltenberg đã triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo liên minh NATO vào thứ Sáu (25/2).
    Ông Stoltenberg nói “đây là một cuộc xâm lược có chủ ý, máu lạnh và được lên kế hoạch từ lâu”. Ông buộc tội “Nga đang sử dụng vũ lực để cố gắng viết lại lịch sử”.
    Nga đã phát động một cuộc tấn công trên diện rộng vào Ukraine vào đầu ngày thứ Năm (24/2), tấn công các thành phố và căn cứ bằng các cuộc không kích hoặc pháo kích.
    Chính phủ Ukraine cho biết xe tăng và quân đội Nga đã lăn bánh qua biên giới.
    (AP)

    .......

    18 người thiệt mạng ở Odessa trong vụ tấn công tên lửa Ukraine
    Chính quyền khu vực miền nam Odessa của Ukraine cho biết hôm 24/2 rằng 18 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công tên lửa.
    Ít nhất 6 người đã thiệt mạng tại thị trấn Brovary của Ukraine, nằm gần thủ đô Kyiv, chính quyền thị trấn này cho biết.
    (Reuters)

    .......

    Trực thăng Nga tấn công sân bay quân sự gần Kyiv
    Máy bay trực thăng của Nga hôm 24/2 tấn công Gostomel, một sân bay quân sự gần thủ đô Kyiv, và Ukraine đã bắn rơi 3 chiếc trong số đó, các quan chức Ukraine cho biết.
    Các quan chức biên phòng Ukraine nói rằng quân đội Nga đang tìm cách xâm nhập vào vùng Kyiv của Ukraine và vùng Zhytomyr của nước này giáp biên giới với Belarus, và Nga đang sử dụng các hệ thống tên lửa Grad.
    (Reuters)

    ......

    Lực lượng biên phòng Ukraine ngày thứ Năm cho biết Ukraine đang hứng chịu hỏa lực pháo binh và cuộc xâm lược trên bộ của Nga dọc theo biên giới phía bắc và phía nam, đồng thời cho biết thêm rằng các lực lượng Ukraine đang bắn trả.
    Lực lượng biên phòng nói rằng các lực lượng Nga được Belarus hỗ trợ và một cuộc tấn công đã được phát động từ Crimea, khu vực bán đảo do Nga chiếm đóng ở sườn phía nam của Ukraine.
    "Các cuộc tấn công vào các đơn vị biên phòng, đội biên phòng và các chốt kiểm soát được thực hiện bằng việc sử dụng pháo, thiết bị hạng nặng và vũ khí nhỏ," tuyên bố của lực lượng biên phòng cho biết.
    "Nỗ lực phá hoại của địch và các nhóm trinh sát cũng được ghi nhận." Tuyên bố được đưa ra khi một quan chức Bộ Nội vụ Ukraine thông báo về sự thất thủ của thị trấn Shchastya trước đây do chính phủ nắm giữ, ở chiến tuyến phía đông với vùng đất do phiến quân nắm giữ.

    .......

    Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một "cuộc xâm lược toàn diện" ngày thứ Năm, khi các tiếng nổ đã được nghe thấy ở các thành phố trên khắp đất nước.
    "Putin vừa phát động một cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine. Các thành phố yên bình của Ukraine đang bị tập kích," ông Kuleba viết trên Twitter.
    "Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ukraine sẽ tự vệ và sẽ chiến thắng. Thế giới có thể và phải ngăn chặn Putin. Giờ là lúc phải hành động."
    Bộ Nội vụ Ukraine xác nhận quân đội Nga đang tiến vào thành phố Kharkiv gần biên giới Nga và đổ bộ ở thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.


    -------------

    ‘Vô cớ và phi lý:’ Thế giới đả kích Nga tấn công Ukraine

    24/02/2022 - VOA
    Các nhà lãnh đạo thế giới ngày thứ Năm đã nhanh chóng lên án cuộc tấn công quân sự của Nga nhắm vào Ukraine, với các thủ đô phương Tây tuyên bố sẽ leo thang các chế tài nhắm vào Moscow trong khi người đứng đầu Liên Hợp Quốc yêu cầu cuộc xung đột chấm dứt ngay lập tức.

    Những phản ứng chính:

    Tổng thống Mỹ Joe Biden

    "Cả thế giới đang cầu nguyện cho người dân Ukraine tối nay khi họ hứng chịu một cuộc tấn công vô cớ và phi lý của lực lượng quân sự Nga," Tổng thống Mỹ nói ngay sau khi chiến dịch bắt đầu.

    Ông cảnh báo "một mình Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá mà cuộc tấn công này sẽ mang lại."

    "Thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm," ông tuyên bố.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy

    Ông Zelenskyy so sánh cuộc xâm lược của Nga nhắm vào đất nước của ông với các chiến dịch quân sự của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

    "Nga đã tấn công Ukraine một cách hèn hạ và tự sát, giống như Đức Quốc xã đã làm trong Thế chiến thứ hai," ông Zelensky nói trong một cuộc họp trực tuyến.

    Trung Quốc

    Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói chuyện với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong một cuộc điện đàm rằng Trung Quốc hiểu "những lo ngại thỏa đáng của Nga về các vấn đề an ninh," Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

    Bộ Ngoại giao liên tục từ chối gọi cuộc tấn công là một "cuộc xâm lược" trong một cuộc họp báo ngày thứ Năm.

    Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres

    Ông Guterres đưa ra lời thỉnh cầu trực tiếp và cá nhân tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, kêu gọi ông dừng cuộc tấn công "nhân danh nhân loại."

    "Nhân danh nhân loại, xin đừng cho phép bắt đầu ở Châu Âu điều có thể là cuộc chiến tồi tệ nhất kể từ đầu thế kỷ," ông nói.

    "Xung đột phải dừng lại ngay," người đứng đầu LHQ nói thêm, nói rằng đây là "ngày buồn nhất" trong nhiệm kỳ của ông.

    Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg

    Người đứng đầu liên minh phòng thủ Đại Tây Dương nói Nga đã "chọn con đường xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền và độc lập."

    Cuộc tấn công "có gây nguy hiểm cho vô số sinh mạng thường dân," ông Stoltenberg nói trong một phát biểu, đồng thời mô tả đây là một "hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương."

    Các đại sứ NATO đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về vụ tấn công.

    Các nhà lãnh đạo EU

    "Trong những giờ phút đen tối này, chúng tôi nghĩ về Ukraine và những phụ nữ, đàn ông và trẻ em vô tội khi họ phải đối mặt với cuộc tấn công vô cớ này và lo sợ cho tính mạng của họ," các lãnh đạo EU Ursula von der Leyen và Charles Michel nói trên Twitter.

    "Chúng tôi sẽ buộc Điện Kremlin chịu trách nhiệm."

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz

    Nhà lãnh đạo Đức đả kích "hành động vô đạo đức" của ông Putin và đã điện đàm với ông Zelenskiy để bày tỏ "sự đoàn kết hoàn toàn" của đất nước ông.

    Ngoại trưởng Annalena Baerbock cảnh báo thế giới "sẽ không quên ngày hổ thẹn này."

    "Cuộc tấn công này sẽ gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị nghiêm trọng đối với Nga," Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck nói.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

    "Nga phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự của mình," ông Macron viết trên Twitter và nói Nga đã đưa ra quyết định "gây chiến" với Ukraine.

    "Pháp đoàn kết với Ukraine. Pháp đứng về phía Ukraine và đang làm việc với các đối tác và đồng minh của mình để chấm dứt chiến tranh," ông nói thêm.

    Thủ tướng Ý Mario Draghi

    "Chính phủ Ý lên án cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine. Đó là hành động phi lý và không thể biện minh được. Ý sát cánh với người dân và các thể chế Ukraine trong thời điểm gay cấn này. Chúng tôi đang làm việc với các đồng minh Châu Âu và NATO để đáp trả ngay lập tức, với sự thống nhất và quyết tâm," ông Draghi nói trong một tuyên bố.

    Thổ Nhĩ Kỳ

    Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO có quan hệ hữu nghị với Ukraine và Nga, nói cuộc xâm lược là "bất công và phi pháp" trong một tuyên bố của bộ ngoại giao.

    Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lên án hành động của Moscow là một "đòn nặng" giáng vào hòa bình và ổn định khu vực.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson

    Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án "các sự kiện kinh hoàng ở Ukraine," nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã chọn con đường đổ máu và hủy diệt bằng cách phát động cuộc tấn công vô cớ này."

    "Vương quốc Anh và các đồng minh của chúng tôi sẽ phản ứng một cách dứt khoát," ông viết trên Twitter và cho biết thêm rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau

    "Những hành động vô cớ này là sự vi phạm rõ ràng hơn nữa đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như các nghĩa vụ của Nga theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc," ông Trudeau nói trong một tuyên bố.

    Ông cho biết sẽ gặp các đối tác từ G7 để định hình một phản ứng tập thể, "bao gồm cả việc áp đặt các chế tài bổ sung đối với những gì đã được công bố hồi đầu tuần."

    "Những hành vi liều lĩnh và nguy hiểm này sẽ bị trừng trị."

    Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida

    "Cuộc xâm lược mới nhất của Nga làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế, vốn không cho phép các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng," nhà lãnh đạo Nhật Bản nói sau cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia của ông.

    "Chúng tôi lên án mạnh mẽ Nga. Chúng tôi sẽ phối hợp các nỗ lực với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, và ứng phó với vấn đề này một cách nhanh chóng," ông nói thêm.

    Thủ tướng Úc Scott Morrison

    Thủ tướng Scott Morrison lên án "cuộc xâm lược bất hợp pháp" của Nga khi ông công bố các chế tài đối với 25 cá nhân, bốn thực thể liên quan đến việc phát triển và bán thiết bị quân sự, và các hạn chế đối với bốn định chế tài chính.

    ------------

    Tổng thống Ukraina ra lệnh quân đội gây ''tổn thất tối đa'' cho quân xâm lược Nga

    24/02/2022 - Trọng Thành / RFI
    Tảng sáng hôm nay, 24/02/2022, quân đội Nga đồng loạt tấn công Ukraina trên nhiều mặt trận, ngay sau bài diễn văn của tổng thống Nga. Trong một thông điệp video trên Facebook, tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky kêu gọi toàn dân « không hoảng sợ », « sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống » và ông tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.

    Cũng trên Facebook, tướng Valery Zalouji, tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraina thông báo : « Tư lệnh tối cao của quân đội Ukraina (tổng thống Volodymir Zelensky) đã ra lệnh gây tổn thất tối đa đối với quân xâm lược ». Bộ Ngoại Giao Ukraina ra thông báo khẳng định : Chiến dịch tấn công của quân đội Nga nhắm vào nhiều thành phố Ukraina là nhằm « phá hủy Nhà nước Ukraina và chiếm đóng lãnh thổ Ukraina ».

    Về tình hình tại chỗ sáng nay, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình từ Kramatorsk, thuộc Donetsk :

    « Tôi xác nhận đã trực tiếp nghe phát biểu của tổng thống Nga Vladimir Putin. Tôi xin khẳng định là tại Kramatorsk, thủ phủ hành chính của vùng Donetsk (hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Ukraina), vụ nổ đầu tiên xảy ra trong thành phố, đúng một phút sau khi tổng thống Nga kết thúc bài phát biểu. Tôi đã nghe thấy ít nhất là hai tiếng nổ lớn. Cùng với một số phóng viên tại đây, chúng tôi di chuyển sang một vị trí trú ấn thứ hai trong thành phố.

    Hiện tại, ở đây, chúng tôi đang theo dõi diễn biến tình hình. Không khí vẫn tương đối yên bình tại đây, tuy nhiên chúng tôi có mặt ngay sát hầm trú ẩn, để sẵn sàng trước một đợt oanh kích mới nhắm vào thành phố. Chúng tôi có thông tin từ nhiều khu vực trên khắp đất nước, qua các mạng xã hội, qua điện thoại. Tôi có thể khẳng định là khá nhiều thành phố Ukraina hiện đang bị oanh kích. Ngoài Marioupol, tại Kharkov, Odessa đã có nhiều vụ nổ. Kiev cũng bị oanh kích, nhiều dân mạng cho biết đã nghe thấy những vụ nổ lớn. Hiện tại, không rõ tình hình ra sao tại Kiev, nhưng theo nhiều nhân chứng, khu vực sân bay có thể cũng đã bị oanh kích.

    Điều rõ ràng là cuộc xâm lược Ukraina đã bắt đầu. Bài phát biểu của ông Putin có ý nghĩa như một lời tuyên chiến với Ukraina. Chúng ta sẽ biết tình hình diễn biến ra sao trong những giờ tới. Nhưng chắc chắc là đây là một thời điểm hết sức đen tối với Ukraina ».

    Lập liên minh quốc tế chống Putin

    Kiev kêu gọi cộng đồng quốc tế « hành động ngay lập tức », nhanh chóng áp đặt các trừng phạt với Nga. Thông báo của bộ Ngoại Giao Ukraina khẳng định : « Chỉ duy nhất các hành động phối hợp đoàn kết, và mạnh mẽ mới có thể ngăn chặn được cuộc xâm lăng Ukraina của Putin ».

    Ngay sau khi Nga khởi động cuộc tấn công chống Ukraina, tổng thống Ukraina Zelensky đã điện đàm với nguyên thủ nhiều quốc gia. Theo AFP, sau ba cuộc điện đàm với nguyên thủ Mỹ, thủ tướng Anh và thủ tướng Đức, ông Zelensky tuyên bố « Chúng tôi đang thành lập một liên minh chống Putin » để « buộc chính quyền Nga phải hòa bình ».

    ------------

    Các nước láng giềng chuẩn bị tiếp đón làn sóng người tị nạn Ukraina

    24/02/2022 - Thụy My / RFI
    Trước chiến sự đang diễn ra, các nước láng giềng với Ukraina hôm nay 24/02/2022 chuẩn bị đón tiếp hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người dân chạy loạn tràn sang.

    Ba Lan vốn có đường biên giới dài với Ukraina và đã có 1,5 triệu người Ukraina sinh sống, bày tỏ sự ủng hộ Kiev và muốn giúp đỡ. Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết đã chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với khủng hoảng nhân đạo, ngay trước khi Nga công nhận độc lập các vùng ly khai, và có khả năng cung cấp hậu cần, y tế…cho một triệu người tị nạn Ukraina. Thanh thiếu niên Ukraina sẽ được nhận vào các trường trung tiểu học, đại học Ba Lan. Nếu cần thiết, Liên Hiệp Châu Âu (EU) có thể hỗ trợ.

    Slovakia, có biên giới phía đông giáp với Ukraina, đã chuẩn bị bốn trại tị nạn và có thể tăng cường thêm khi cần. Rumani, một trong những nước nghèo nhất châu Âu, cũng sẵn sàng đón nhận nửa triệu người Ukraina tại các trung tâm tị nạn ở những thành phố lớn dọc theo đường biên giới dài 650 kilomet.

    Ngay cả Hungary, mà thủ tướng Viktor Orban nổi tiếng là cứng rắn về chính sách nhập cư, cũng loan báo điều quân đến khu vực biên giới với Ukraina để giữ an ninh và trợ giúp nhân đạo. Người tị nạn Ukraina sẽ được cung cấp nơi tạm trú và chăm sóc sức khỏe.

    Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield hôm qua cảnh báo trước Đại hội đồng, sẽ có khoảng 5 triệu người Ukraina phải di tản.

    Còn tại Ukraina, đặc phái viên Anastasia Becchio thuật lại tình cảnh của người dân ở cảng chiến lược Marioupol :

    « Người đi xe đổ dồn về các trạm xăng, những hàng xe nối dài trước những cây xăng trên con đường nối Marioupol với Zaporijia ở phía tây. Một số xe chất đầy hành lý, trẻ em, thú nuôi. Những khuôn mặt nghiêm trọng, bất động, đầy lo lắng.

    Có những người lái xe một mình, không có kế hoạch di tản, đến đổ đầy bình xăng. Họ bị đánh thức bởi những tiếng nổ, hoặc đã nghe những thông tin về việc Nga tấn công. Một người đàn ông nói rằng không có nơi nào để đến. Anh sẽ trở về nhà ở ngôi làng, gần đó, sau khi mua mì, gạo và nước uống tại một siêu thị bên cạnh, và nhìn nhận mọi người ở đây nghe chừng đều bất ngờ bởi cuộc tấn công của quân Nga từ khắp nơi, từ phía nam, phía bắc, phía đông.

    Tại Marioupol, nhiều người nói rằng họ không có ý định ra đi dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Họ sẽ chiến đấu đến cùng, để cảng chiến lược này trên biển Azov không bị thất thủ. Marioupol, cho đến khi bị tấn công tối nay, chỉ cách giới tuyến « nước cộng hòa » ly khai Donetsk khoảng 20 kilomet.

    Một ông cụ nói, người dân không hề chờ đợi tình thế này, không hề nghĩ quân Nga tấn công nhanh chóng như thế. Ông cho biết đã đi khỏi lãnh thổ ly khai Donetsk mới cách đây hai ngày, vì có việc giải quyết ở Marioupol. Ở Donetsk, họ nói rằng Ukraina sẽ tấn công chúng tôi, nhưng những gì xảy ra hoàn toàn ngược lại. »

    -----------

    Châu Âu cho rằng chiến tranh luôn là giải pháp tồi, nhưng điện Kremlin thì không

    24/02/2022 - Phan Minh / RFI
    Sau nhiều tháng căng thẳng ngoại giao, ngày 21/02/2022 tổng thống Nga Vladimir Putin cuối cùng đã quyết định ký sắc lệnh công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở Donbass, miền đông Ukraina.

    Nhân chủ đề này, nhà báo Benoît Vitkine, thông tín viên báo Le Monde tại Matxcơva trả lời các câu hỏi của độc giả. RFI xin trích dịch.

    Liệu Nga có xâm lược sâu rộng hơn vào Ukraina sau tuyên bố của tổng thống Putin hôm 21/02 nói rằng Ukraina chỉ là một « công trình giả tạo » ?

    Nếu nhìn vào các bình luận trên mạng xã hội, nhiều người dân Nga cho rằng bài phát biểu rất gay gắt của Vladimir Putin như một lời tuyên chiến nhắm tới Ukraina và phần còn lại của thế giới. Bài phát biểu này chứa đựng nhiều oán hận, ngay cả khi những lập trường cơ bản này của tổng thống Putin đã được biết đến từ lâu. Trên hết, ông nhắc lại rằng các yêu cầu về an ninh của Nga (chủ yếu đối với NATO) đã bị phương Tây « phớt lờ ». Do vậy, việc ông đe dọa quân sự là để buộc phương Tây phải lắng nghe những yêu cầu này của Nga. Vì vậy, nỗi lo ban đầu đối với Ukraina không hề thay đổi, nhất là thủ đoạn hôm 21/02 - công nhận các nước cộng hòa ly khai – mang lại ít kết quả cho điện Kremlin.

    Tuy nhiên, có một giả thuyết đã được gạt bỏ vào sáng ngày 22/02 : theo dự thảo nghị quyết trình lên Duma trong cùng ngày, biên giới của hai nước cộng hòa vẫn không thay đổi so với giới tuyến hiện tại. Điều này làm giảm nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công ồ ạt ngay lập tức. Tuy nhiên, không thể loại trừ một cuộc tấn công như vậy, hệ quả của leo thang căng thẳng trên thực địa hoặc Matxcơva cố tình có những hành động khiêu khích. Hôm 21/02, Vladimir Putin đã kêu gọi Ukraina ngừng « tấn công » Donbass, tuy nhiên, hiện tại không có cuộc tấn công nào của Ukraina ở Donbass : thực chất nó đã được dàn dựng từ một tuần trước để Nga đạt được kết quả như mong muốn vào tối 21/02.

    Các phương tiện truyền thông Nga nói về tình hình này như thế nào ? Liệu có những ý kiến phản đối chiến tranh của người dân Nga trên mạng xã hội không ?

    Đa số các phương tiện truyền thông Nga phục vụ chính quyền. Các phương tiện này đã được huy động trước đó để làm cho công luận tin rằng có leo thang căng thẳng, do đó điện Kremlin cần có đáp trả. Trong những ngày gần đây, truyền thông Nga đã không ngừng nói đến những « cuộc giao tranh ác liệt » (hư cấu), các kế hoạch tấn công của Ukraina và đăng các hình ảnh những người tị nạn. Sáng 22/02, truyền thông Nga coi quyết định của tổng thống Putin như một điều hiển nhiên. Các chuyên gia và chính trị gia cũng làm như vậy, trong khi cách đây vài tuần, họ đã bác bỏ đề xuất này, bị coi là không thể chấp nhận được, một huyễn tưởng thuần túy của phương Tây.

    Chúng ta nhìn thấy những thông điệp kinh ngạc trên mạng xã hội, nhưng khó có thể biết được suy nghĩ thực sự của đại bộ phận dân chúng : họ đã bị kích động tinh thần trong nhiều năm qua, thường là với tâm trạng bi quan, và rất thờ ơ với chính trị. Putin đã kêu gọi sự thống nhất đoàn kết dân tộc, nhưng thật khó để hình dung là thời điểm hiện tại sẽ khơi dậy nhiệt huyết tương tự như việc sáp nhập Crimée.

    Tuy nhiên, về các đề tài quốc tế lớn này, dư luận Nga thường có xu hướng chấp thuận những gì chính quyền nói, theo đó đất nước luôn trong tình trạng bị tấn công. Bài phát biểu của tổng thống Putin đã khiến cho giới trẻ phần nào bàng hoàng. Nhiều người cảm thấy như họ không sống ở cùng một đất nước với tổng thống của họ. Những diễn giải về mặt lịch sử khá ám ảnh tổng thống Putin ít có được sự hưởng ứng của bộ phận dân cư trẻ này.

    Liệu Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) có ý định can thiệp quân sự vào Ukraina không ?

    Không, việc này đã bị loại trừ ngay từ đầu, ngay cả trong trường hợp nghiêm trọng hơn, như một cuộc đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Ukraina. Nhiều nước đang giúp đỡ Ukraina về mặt quân sự nhưng không quốc gia nào gửi quân đến trực tiếp tham chiến. Tất cả các nước đều nói như vậy. Các nước sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt mà hiện tại hiệu quả còn khá hạn chế.

    Chúng ta có thể đoán được suy tính của các nước phương Tây : các nhà lãnh đạo sẽ buộc phải hành động, nhưng họ cũng hy vọng rằng quyết định đột ngột và nghiêm trọng này của điện Kremlin sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ đối đầu do Matxcơva khởi xướng vào mùa thu vừa rồi. Nhưng không có gì chắc chắn vì hiện vẫn còn rất nhiều khủng hoảng chưa được giải quyết. Tổng thống Putin đã từng hứa sẽ rút quân khỏi Belarus sau cuộc tập trận vào ngày 20/02 vừa rồi, nhưng giờ đây, lời hứa này dường như đã bị lãng quên.

    Trong trường hợp cụ thể của Donbass, giả thuyết lạc quan nhất sẽ là cuộc xung đột biến thành “xung đột đông cứng”, không có giao tranh, tương tự như những gì đang diễn ra ở Nam Ossetia và Abkhazia (các lãnh thổ của Gruzia cũng được Matxcơva công nhận) hoặc Transnistria (Moldova). Nhưng giả thuyết mong muốn này cũng không chắc chắn.

    Thực sự rất khó để có thể biết được thái độ của đa số người dân Ukraina về chủ đề này. Đa số dân Ukraina có cảm thấy gần gũi với Nga không ? Hay họ thực sự muốn xích lại gần phương Tây ?

    Không, tương đối dễ để biết thái độ của người dân Ukraina : ở nước này có các cuộc bầu cử và thăm dò dư luận. Những điều này cho thấy tinh thần dân tộc của người Ukraina rất mạnh mẽ, kể cả ở những khu vực chủ yếu nói tiếng Nga.

    Việc xích lại gần phương Tây thì được hoan nghênh. Quan hệ của Ukraina với NATO thì không rõ nét, nhưng Nga càng gia tăng áp lực thì việc ủng hộ gia nhập NATO lại càng cao. Việc ủng hộ gia nhập NATO chỉ là thiểu số nhỏ trước năm 2014, nay trở thành đa số. Đây là bi kịch của tổng thống Putin : ông vẫn một mực khẳng định rằng người Ukraina và người Nga chỉ là một và cùng một dân tộc. Thế nhưng, một trong hai dân tộc này lại không đồng ý như vậy và dường như ngày càng xa lánh Matxcơva.

    Về những cư dân ở vùng Donbass ly khai, tôi chỉ có thể giả định nhưng tôi nghĩ rằng đại đa số thở phào nhẽ nhõm khi nhìn thấy quân đội Nga tới. Đây không phải là vấn đề ý thức hệ mà là thực tế : đằng sau cuộc chiến này là sự mệt mỏi và hy vọng rằng cuộc chiến kéo dài tám năm qua sẽ kết thúc, hoặc ít nhất là bị đẩy lùi.

    Nga có lợi ích gì khi vượt ra ngoài biên giới Donbass mà Vladimir Putin tuyên bố muốn bảo vệ ?

    Vấn đề là tổng thống Putin tự mình xác định những gì ông ấy coi là lợi ích của mình. Đương nhiên, trong việc xác định này có phần bất hợp lý hoặc có cả những tính toán chỉ nhằm củng cố chế độ của ông ta. Quan điểm của châu Âu cho rằng chiến tranh luôn là một sự lựa chọn thua thiệt, nhưng điện Kremlin thì không.

    Do vậy, có thể có các giả thuyết như sau : sau khi đưa ra những yêu cầu rất cao đối với phương Tây, Putin đã phải có một hành động nào đó; bằng cách thể hiện sự quyết tâm của mình, ông đã khắc sâu, trong một thời gian dài, ý niệm Ukraina sẽ không gia nhập NATO, thay vì có được những bảo đảm chính thức về việc này. Ông làm cho những quốc gia có ý định khai phóng phải lo sợ, như trường hợp ở Belarus cách đây không lâu và ông trừng phạt Ukraina và làm mọi thứ để ngăn cản một mô hình phát triển thay thế có thể thành công.

    Nhưng chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại : thủ đoạn công nhận của hai nước cộng hòa tự xưng, hôm 21/02 có lợi ích gì ? Theo tôi thì dường như có ít thôi: Khu vực này bị đổ nát, bị phá hủy và đa số cư dân là những người về hưu. Và nhất là Matxcơva đánh mất đòn bẩy chính để gây áp lực với Ukraina, như cáo buộc nước này không tuân thủ các thỏa thuận Minsk, hoặc trong trường hợp thỏa thuận này được áp dụng thì Ukraina bị hạn chế chủ quyền. Chúng ta có thể kết luận rằng lợi ích của điện Kremlin là giờ đây không nên dừng lại và để giảm căng thẳng.

    Phải chăng ông Putin đã xé bỏ các thỏa thuận Minsk ?

    Kể từ tối 21/02, thỏa thuận Minsk đã bị chôn vùi. Kết quả là không có biện pháp ngoại giao nào có thể giải quyết được cuộc xung đột ở Donbass trong vài năm tới. Hoặc tình huống khả dĩ nhất là xung đột này bị đóng băng.

    Liệu các trừng phạt kinh tế có thể gây khó khăn cho các nhà tài phiệt Nga và buộc tổng thống Putin phải nhượng bộ ?
    Các trừng phạt chắc chắn không làm cho tổng thống Putin phải nhượng bộ. Các biện pháp này có thể gây khó khăn cho các nhà tài phiệt, nhưng không đến mức gây ra bất cứ điều gì ở Nga.

    Còn về hiệu quả của các lệnh trừng phạt, điều này sẽ phụ thuộc vào những gì mà các nước phương Tây quyết định. Rõ ràng sẽ không phải là những biện pháp gì quá nặng nề, sẽ không phải là « chấm dứt giao thương với các nước phương Tây ». Nhưng có thể sẽ có các biện pháp đe dọa, đặc biệt là đối với các ngân hàng.

    Điểm cuối cần nói: Dân Nga nghèo, nhưng kho bạc Nhà nước thì vẫn đầy tiền. Từ mười năm qua, tại nước này, mức sống của người dân giảm nhưng các dự trữ (tài chính) lại tăng. Dường như từ rất lâu, Nga đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu kéo dài này với phương Tây.


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  2. The Following 2 Users Say Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    Kiến Hôi (02-24-2022), Thiên Hùng (02-24-2022)

  3. #2
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina



    Chiến tranh Ukraina : Quân đội Nga tiến gần vào thủ đô Kiev

    25/02/2022 - Thanh Hà / RFI
    Chính quyền Kiev sáng ngày 25/02/2022 cho biết, quân đội Nga từ khi mở chiến dịch xâm lăng Ukraina đã bắn vào 33 mục tiêu dân sự. Lính Nga tiến gần đến thủ đô. Theo tổng thống Zelensky, ngày đầu tiên cuộc giao tranh làm 137 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương. Về phía Nga, Matxcơva đánh giá ngày đầu tiên xuất quân là « thành công ».

    Đặc phái viên Denis Strelkov ban tiếng Nga đài RFI tường thuật về tình hình tại Kiev vào sáng sớm hôm nay :

    « Vào lúc bốn giờ sáng, nhiều tiếng nổ lớn đánh thức dân cư thủ đô. Ít nhất là hai hay ba tên lửa đã nổ và vang đến tận trung tâm thành phố. Thế rồi tất cả hoàn toàn chìm vào im lặng. Từ đêm qua, Kiev trong tình trạng giới nghiêm.

    Đến 7 giờ sáng nay những hồi còi báo động thúc đẩy mọi người đi tìm nơi ẩn trú. Các giới chức Ukraina lo ngại quân đội Nga lại mở các đợt tấn công. Dân chúng người thì ở trong nhà, người thì chạy đến các hầm trú ẩn hay các trạm xe điện metro. Các tuyến metro không còn hoạt động nữa. Nhưng các trạm metro mở cửa cho dân vào lánh nạn trong trường hợp Nga phóng tên lửa vào thủ đô Kiev. Nhiều người đã chạy vào khách sạn nơi chúng tôi đang có mặt, bởi họ không biết phải đi đâu khác. Họ xem đây là một nơi an toàn.

    Có tin là các đoàn xe tăng của Nga đang từ Tchernobyl kéo về Kiev. Tchernobyl chỉ cách thủ đô Ukraina có hai giờ lái xe và như vậy có thể là đến chiều nay, các đoàn quân Nga sẽ tràn vào Kiev theo như ghi nhận của dân chúng tại chỗ ».

    Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba trên Twitter viết : « Lần gần đây nhất Kiev bị dội bom là năm 1941 do Đức Quốc Xã tiến hành ». Chính quyền Ukraina đặt thủ đô Kiev trong tình trạng giới nghiêm từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng.

    Trong 24 giờ đầu chiến sự tại Ukraina, nhiều thành phố trong tầm ngắm của Nga, từ Kiev đến Odessa hay Kharkiv và Marioupol. Tổng thống Zelensky trên Twitter cho biết từ chiều qua chiến sự đã diễn ra tại Tchernoby cách thủ đô Kiev 100 cây số về phía bắc. Đây cũng là nơi từng xảy ra vụ nổ nhà máy điện hạt nhân. Quân đội Nga tràn vào Tchernobyl qua ngả Belarus. Đến ba giờ chiều qua, quân đội Ukraina cho biết 74 cơ sở quân sự bị phá hủy, trong đó có 11 sân bay.

    Ukraina « đơn độc » chống chọi với Nga

    Phát biểu trên đài truyền hình đêm qua, tổng thống Volodymyr Zelensky tổng kết thiệt hại trong ngày đầu tiên của chiến sự và nhấn mạnh Nga không chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự mà gây thương vong cho cả thường dân. Kiev cảm thấy đơn độc hơn bao giờ hết trong cuộc đọ sức bất cân xứng hiện nay với Matxcơva và ông tin rằng sớm muộn gì Nga cũng phải đối thoại với Ukraina :

    « Theo những số liệu sơ khởi, 137 người anh hùng, những công dân Ukraina đã hy sinh. 10 trong số đó là các sĩ quan, 316 người bị thương. Tôi biết ơn những ai trong lúc ngày cứu sống được những mạng người, giúp đỡ duy trì trật tự.

    Kẻ thủ của chúng ta không chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự. Thường dân cũng trong tầm ngắm. Kẻ thù giết người không gớm tay và biến những thành phố yên bình thành mục tiêu quân sự. Thật đáng khinh bỉ và không bao giờ tha thứ được cho điều đó.

    Tôi rút ra được một số điểm sau các cuộc điện đàm với nhiều lãnh đạo trên thế giới. Điều thứ nhất là chúng ta được hỗ trợ và tôi biết ơn mỗi quốc gia một cách cụ thể sát cách với Ukraina trong thời điểm này. Không chỉ qua lời nói mà qua những hành động cụ thể. Tuy nhiên điểm thứ nhì là chỉ có những người Ukraina để bảo vệ tổ quốc của chúng ta. Ai là người sẵn sàng cầm súng chiến đấu với chúng ta ? Tôi không thấy một ai hết. Ai sẵn sàng bảo đảm để Ukraina được gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ? Tất cả mọi người đều run sợ ».

    Nga tuyên bố « thành công »

    Về phía Matxcơva ngay từ chiều tối qua, quân đội Nga khẳng định « thành công » phá hủy 74 cơ sở quân sự của đối phương, trong đó bao gồm nhiều phi trường, hàng chục trạm ra đa phòng không bắn chận tên lửa của Ukraina. Quan trọng hơn nữa là Nga đã chiếm được phi trường quân sự cách thủ đô Kiev chừng 40 cây số.

    -----------

    Các lãnh đạo thế giới gọt giũa các biện pháp trừng phạt chống lại Nga

    25/02/2022 - VOA / AP
    Khi quân lính Nga tràn vào và bom đạn Nga dội xuống Ukraine trong ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, các nhà lãnh đạo thế giới hôm thứ Sáu 25/2 bắt đầu gọt giũa phản ứng của họ nhằm trừng phạt nền kinh tế Nga và các nhà lãnh đạo của nước này, bao gồm cả giới những nhân vật thân tín của Tổng thống Vladimir Putin.

    Mặc dù các nước nhận thức rõ ràng rằng khó có thể can thiệp quân sự, song hiện tại, sức mạnh, sự thống nhất và tốc độ của các biện pháp trừng phạt tài chính báo hiệu một quyết tâm ngày càng tăng trên toàn cầu nhằm khiến Moscow phải xem xét lại cuộc xâm lược của họ.

    Không tham gia việc trừng phạt là Trung Quốc, một nước ủng hộ Nga mạnh mẽ.

    Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm 25/2 nói Pháp và các đồng minh châu Âu quyết tâm gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế Nga và trừng phạt Nga vì "quyết định ngu ngốc của Vladimir Putin" bằng "các biện pháp trừng phạt quy mô lớn và ngay lập tức".

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp và các đồng minh đã quyết định trừng phạt thêm các cá nhân người Nga, cũng như áp đặt các hình phạt nhắm vào lĩnh vực tài chính, năng lượng và các lĩnh vực khác. Các văn bản pháp lý về các lệnh trừng phạt sẽ được hoàn thiện và trình lên các ngoại trưởng EU phê duyệt vào cuối ngày 25/2.

    Ông Macron cũng cho biết EU đã quyết định viện trợ kinh tế cho Ukraine với số tiền "chưa từng có" là 1,5 tỷ euro (1,68 tỷ đô la Mỹ).

    Các quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương tham gia cùng với Hoa Kỳ, 27 quốc gia Liên hiệp châu Âu và các quốc gia khác ở phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng và các công ty hàng đầu của Nga. Các quốc gia cũng đã thiết lập các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm mục đích không cho các ngành công nghiệp và quân sự của Nga mua hàng bán dẫn và các sản phẩm công nghệ cao khác.

    “Nhật Bản phải thể hiện rõ lập trường rằng chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”, Thủ tướng Fumio Kishida nói với các phóng viên hôm 25/2 trong khi công bố các biện pháp trừng phạt mới bao gồm phong tỏa visa và tài sản của các tập đoàn, ngân hàng và cá nhân người Nga, cũng như đình chỉ giao hàng bán dẫn và các hàng hóa bị hạn chế khác cho các tổ chức có liên quan đến quân đội Nga.

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã công bố các lệnh cấm đi lại nhằm vào các quan chức Nga và các biện pháp khác.

    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết quốc gia của ông sẽ tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế, nhưng sẽ không xem xét các lệnh trừng phạt đơn phương.

    Hôm 25/2, Đài Loan thông báo rằng họ sẽ tham gia vào các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga, mặc dù họ không nói rõ đó là các biện pháp như thế nào.

    Trong khi hầu hết các quốc gia ở châu Á tập hợp ủng hộ Ukraine, Trung Quốc vẫn tiếp tục lên án các lệnh trừng phạt chống Nga và đổ lỗi rằng cho Hoa Kỳ và các đồng minh đã khiêu khích Moscow.

    Tại Liên Hiệp Quốc, các quan chức quyết định cấp 20 triệu đô la để thúc đẩy các hoạt động nhân đạo của LHQ ở Ukraine. Ngoài ra, Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến sẽ bỏ phiếu trong ngày 25/2 về nghị quyết lên án Nga và yêu cầu rút toàn bộ lực lượng của họ ngay lập tức. Tuy nhiên, Moscow chắc chắn sẽ phủ quyết.

    Phương Tây và các đồng minh cho thấy họ không có dự định đưa quân vào Ukraine - một quốc gia không phải là thành viên của NATO - và không muốn có nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở châu Âu. Nhưng NATO cũng tăng cường phòng thủ ở các quốc gia thành viên của khối ở Đông Âu để đề phòng một cuộc tấn công nhằm vào họ.

    (AP)

    --------------

    Nga xâm lược Ukraina : Hậu quả nào cho châu Á ?

    25/02/2022 - Thùy Dương / RFI
    Việc Nga tấn công Ukraina không chỉ khiến châu Âu lo ngại, mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với châu Á : các mối đe dọa địa chính trị đối với khu vực Đông Á là rất nhiều, đặc biệt là đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, kể cả về quân sự, kinh tế và năng lượng.

    Trên đây là nhận định của chuyên gia Pierre-Antoine Donnet trong bài viết « Nga xâm lược Ukraina : Hậu quả nào cho châu Á? », đăng ngày 23/02/2022 trên trang mạng châu Á The Asialyst. RFI lược dịch bài viết.

    Vụ Nga xâm lược Ukraina sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ đầy sóng gió giữa Hoa Kỳ và Nga, đằng sau đó là với Trung Quốc và Đài Loan. Thứ nhất, những căng thẳng quân sự Nga - Mỹ có nhiều nguy cơ leo thang tại vùng Viễn Đông của Nga. Từ nhiều tháng qua, Nga đã tăng cường các hoạt động quân sự ở biển Nhật Bản và biển Okhotsk, gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Nhật Bản, nơi các chiến lược gia đang theo dõi tình hình với nhiều lo lắng.

    Hồi tháng 12/2021, Nga thông báo sẽ đưa vào vận hành các tàu ngầm hạt nhân mới ở vùng Viễn Đông, cũng như triển khai các tên lửa tới Matua, một hòn đảo núi lửa không người sinh sống ở gần dãy núi Kuril. Thêm vào đó, từ cuối tháng 1 đến tháng 2 năm 2022, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tiến hành các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn ở biển Nhật Bản và biển Okhotsk, với sự tham gia của khoảng 20 tàu.

    Vào ngày 12/02/2022, Matxcơva tiết lộ một tàu ngầm Mỹ đã xâm phạm lãnh hải của Nga ở Thái Bình Dương, gần nơi diễn ra các cuộc thao dợt nói trên. Dù Hoa Kỳ đã phủ nhận điều đó, nhưng rõ ràng căng thẳng giữa các lực lượng quân sự Nga và Mỹ trong khu vực đã gia tăng. Từ nhiều năm nay, Nga đã triển khai nhiều tàu ngầm hạt nhân ở biển Okhotsk. Chính từ những tàu ngầm này, Nga sẽ phóng tên lửa hạt nhân về phía lãnh thổ Mỹ nếu một cuộc chiến tranh nguyên tử nổ ra giữa Nga và Hoa Kỳ.

    Thêm vào đó là tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản liên quan đến vùng mà Matxcơva coi là « lãnh thổ phía Bắc » : khu vực nằm ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật, gồm 4 hòn đảo của Nhật đã bị Nga chiếm nhưng Tokyo tuyên bố chủ quyền. Đây là những đảo mà Matxcơva coi là chiến lược vì chúng tạo thành « trận tuyến » bảo vệ vùng biển Okhotsk. Một số chuyên gia nhận định trong những năm tới đây Nga có thể sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự trên những hòn đảo này.

    Sự nhượng bộ của Washington trước Nga có thể bất lợi cho an ninh châu Á

    Cuộc khủng hoảng Ukraina cũng sẽ làm phức tạp thêm quan hệ của Nhật Bản và Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Ngày 26/01/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã trả lời bằng văn bản các yêu cầu về an ninh của đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Mặc dù từ chối yêu cầu của Nga về việc Mỹ và các đồng minh phải vĩnh viễn từ bỏ việc để Ukraina gia nhập NATO, Joe Biden đã đưa ra 3 đề xuất : Washington có thể đồng ý hạn chế triển khai tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung ; Hoa Kỳ và Nga có thể cam kết sẽ minh bạch hơn về các cuộc thao dợt quân sự ở châu Âu ; Hoa Kỳ có thể sẽ cung cấp thông tin về các căn cứ quân sự ở Rumani, Ba Lan, để đổi lấy các hành động có đi có lại của Matxcơva liên quan đến 2 trong số các căn cứ tên lửa của Nga.

    Những nhượng bộ của Washington có thể giúp xoa dịu căng thẳng Nga - Mỹ, nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro an ninh ở châu Á vì có lợi cho Trung Quốc. Tổng thống Nga Putin, nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến Trung Quốc nhân Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, đã ca ngợi là hiện nay mối quan hệ của Nga với Trung Quốc « gần gũi hơn bao giờ hết ». Ông Putin giải thích Trung Quốc và Nga hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong các lĩnh vực như địa chính trị và phát triển kinh tế. Tổng thống Nga nhấn mạnh : « Mối quan hệ song phương của chúng ta thực sự đang ở mức cao chưa từng có về tinh thần hữu nghị và về quan hệ đối tác chiến lược. Các mối liên hệ giữa hai nước đã trở thành một ví dụ về mối quan hệ chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhau và giúp các nước khác hỗ trợ nhau về phát triển kinh tế ».

    Trong một tuyên bố chung sau cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo Nga - Trung tuyên bố « phản đối bất kỳ sự mở rộng nào của NATO trong tương lai » và tố cáo « ảnh hưởng tiêu cực của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ đối với hòa bình và ổn định trong khu vực ». Hai nhà lãnh đạo còn nói họ « lo ngại » về việc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc hồi tháng 9/2021 thành lập liên minh quân sự AUKUS. Cũng trong tuyên bố chung này, Tập Cận Bình dường như cho thấy ủng hộ Nga trong hồ sơ Ukraina, trong khi Vladimir Putin khẳng định Đài Loan là một phần không thể thiếu của Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Đài Loan đã phản đối những tuyên bố « bỉ ổi » nói trên và tố cáo Bắc Kinh vẫn tiếp tục phổ biến sai sự thật rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc.

    Hồ sơ Ukraina làm suy yếu « trục châu Á » của Washington, có lợi cho Bắc Kinh

    Lo ngại khi thấy Nga - Trung muốn áp đặt các mô hình chuyền quyền độc đoán, Tây phương ngày 19/02 cảnh cáo sự xích lại gần mang chiến lược giữa Nga và Trung Quốc làm lung lay các quy tắc về trật tự quốc tế.

    Châu Âu và Mỹ đã nắm rõ được thông điệp của Vladimir Putin và Tập Cận Bình từ Bắc Kinh. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, hôm thứ Bảy 19/02, trước Hội nghị An ninh lần thứ 58 diễn ra tại Munich, Đức, nhấn mạnh : « Những lo ngại của Nga quanh vấn đề Ukraina cũng phải được nhìn nhận như đối với những mối lo ngại của các bên có liên quan về cuộc khủng hoảng này ».

    Tại hội nghị Munich, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói với các nhà lãnh đạo quốc tế rằng Nga và Trung Quốc đang tìm cách thay thế các quy tắc quốc tế hiện có và cảnh báo Bắc Kinh - Matxcơva muốn cai trị theo kiểu của kẻ mạnh hơn là tôn trọng pháp quyền, chuộng đàn áp hơn tôn trọng quyền tự quyết và ưa cưỡng chế hơn là hợp tác. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh cùng với Matxcơva yêu cầu NATO không kết nạp thêm thành viên mới. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gọi đó là một nỗ lực của Nga - Trung nhằm kiểm soát vận mệnh của các quốc gia tự do, viết lại các quy tắc quốc tế và áp đặt các mô hình lãnh đạo chuyên chế.

    Cũng phát biểu tại hội nghị Munich, thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc nhở thế giới không còn bị chia cắt như trước năm 1989 thành phe cộng sản và tư bản. Theo thủ tướng Đức, ngoài Bắc Triều Tiên thì hiện nay trên thế giới chỉ còn lại các nước tư bản và sự khác biệt giữa các quốc gia hiện nay liên quan đến chế độ chuyên quyền, về cách lãnh đạo đất nước, về nền dân chủ. Đối với thủ tướng Olaf Scholz, rõ ràng là chúng ta đang bước vào một thế giới đa cực chứ không còn là thế giới lưỡng cực. Ông tin rằng các quốc gia châu Á khác cũng mong muốn tiếng nói của họ được lắng nghe và sẽ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc hoặc Nga trong việc thiết lập phạm vi thống trị hay phạm vi lợi ích của riêng họ, bất kể đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia hay Malaysia.

    Đối với Bắc Kinh, khủng hoảng Ukraina cũng là một phương tiện làm suy yếu « trục châu Á » của Mỹ. Nhưng Trung Quốc cũng có nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt thương mại nếu hậu thuẫn Nga lách các biện pháp trả đũa kinh tế mà Washington từng dọa trong trường hợp Nga xâm lược Ukraina. Theo chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, rất có thể « sự biến mất trên truyền thông » trong suốt nhiều ngày của 7 lãnh đạo chóp bu của đảng Cộng Sản Trung Quốc là vì họ phải tập trung họp bàn về những nguy cơ mà Trung Quốc phải đối mặt nếu ủng hộ Nga xâm lược Ukraina.

    Tạm thời, các tuyên bố của Bắc Kinh vẫn rất thận trọng do những mối liên hệ với Ukraina và nhất là do Bắc Kinh phải hết sức lưu ý khi nói đến khái niệm « quyền tự chủ » bởi có liên quan đến vấn đề Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh vẫn coi là một phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc.

    -----------

    Biểu tình nhiều nơi trên thế giới phản đối Nga xâm lăng Ukraina

    25/02/2022 - Thanh Hà / RFI
    Ngay trong ngày 24/02/2022, sau khi Nga tấn công Ukraina, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra, từ Tokyo đến Vacxava, từ Praha đến Paris, Berlin hay Luân Đôn và cả tại Matxcơva, Saint Petersbourg, để phản đối việc Nga xâm chiếm Ukraina. Tại Nga, cảnh sát bắt giữ hàng trăm người biểu tình.

    Theo tổ chức phi chính phủ OVD- Info, được AFP trích dẫn, gần 1.400 người bị câu lưu tại Nga trong ngày hôm qua 24/02 do tham gia các cuộc tuần hành chống chiến tranh tại Ukraina. Hơn 700 người bị bắt tại Matxcơva.

    Chiều qua, khoảng 3.000 người tập hợp tại quảng trường Cộng Hòa Place de la République- Paris giương cao biểu ngữ « Putin, kẻ sát nhân », và đòi quốc tế mạnh mẽ áp dụng các biện pháp « trừng phạt Nga », « trang bị vũ khí giúp Ukraina tự vệ ». Một số chính khách Pháp đã tham dự cuộc tuần hành. Ứng cử viên tổng thống Pháp đại diện cho đảng Xanh, Yannick Jadot, kêu gọi châu Âu phong tỏa tài sản và tài khoản ngân hàng của giới tài phiệt Nga.

    Trong đoàn biểu tình có nhiều người Nga kịch liệt lên án tổng thống Vladimir Putin mở chiến dịch tấn công nước láng giềng. Một đoàn người biểu tình tập hợp trước tòa đại sứ Nga ở Paris để phản đối. Tại Marseille, thành phố cảng ở miền nam kết nghĩa với Odessa, hàng chục người Ukraina sống tại Pháp và một số chức sắc địa phương cũng đã tuần hành đòi Nga tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.

    Tại Đức, cổng thành Brandebourg ở thủ đô Berlin được thắp sáng với hai màu xanh và vàng, màu cờ Ukraina. Gruzia, từng bị Nga xâm chiếm hồi năm 2008, hàng ngàn người xuống đường phản đối chiến tranh. Tại thủ đô Budapest, dân chúng chưa quên hình ảnh xe tăng Liên Xô tràn vào Hungary hồi năm 1968, cho nên hôm qua, hàng ngàn người đã tuần hành từ quảng trường Wencesls đến trước cửa tòa đại sứ Nga và hô to khẩu hiệu ủng hộ Ukraina.

    Nhìn sang Ba Lan, cờ của nước Nga bị người biểu tình đốt tại thủ đô Vacxava. Tại thủ đô Vilnius của Litva, quảng trường Boris Nemkov trước sứ quán Nga đông kín người. Cảnh sát Litva đưa ra con số 15.000 người biểu tình. Không đông đảo như tại các quốc gia đông Âu, công luận Liban, Nhật Bản, Hà Lan hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng thể hiện mạnh mẽ quan điểm bất đồng với Matxcơva.

    -----------

    Chính quyền yêu cầu người dân chế bom xăng trong lúc chờ Nga tấn công

    25/02/2022 - Voa / Reuters
    Chính quyền hôm thứ Sáu 25/2 yêu cầu người dân Kyiv chế tạo bom xăng giữa lúc họ ẩn náu trong các hầm trú ẩn tạm thời và trong tầng hầm các tòa nhà, chờ một cuộc tấn công của Nga vào thủ đô Ukraine.

    Nhiều quả tên lửa bắn vào Kyiv trong đêm và còi báo động không kích vang lên, làm gia tăng mối lo của cư dân là một cuộc tấn công sắp xảy ra. Họ là những người đã không chạy khỏi thành phố có 3 triệu dân từ hôm 24/2.

    "Hãy chế tạo bom xăng, hãy vô hiệu hóa bọn chiếm đóng!", Bộ Quốc phòng Ukraine phát ra thông điệp, trong khi chính quyền địa phương yêu cầu người dân ở khu vực Obolon phía tây bắc của thành phố tránh ra đường vì sắp có "các hành động thù địch nguy hiểm".

    Một số người dân đã trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm được sử dụng làm nơi ẩn náu khi có các cuộc không kích, hoặc họ chạy đến tầng hầm của các khu chung cư hay các tòa nhà khác khi còi báo động không kích vang lên.

    Các nhà lãnh đạo Ukraine gợi lại ký ức về cuộc tấn công của Đức Quốc xã vào Kyiv năm 1941. Đã phải mất nhiều năm mới khắc phục được những thiệt hại mà Thế chiến II gây ra cho thành phố có tuổi đời hàng thế kỷ.

    Sergei, một cư dân ở đông nam Kyiv, cho biết anh thức dậy vào khoảng 4 giờ sáng và đi ra ban công căn hộ của anh để hút thuốc.

    Anh nghe thấy một tiếng nổ và nhìn thấy một tia sáng lóe lên trên bầu trời trước mặt. Năm giây sau, một vụ nổ làm rung chuyển tòa nhà 10 tầng của anh, cách sân bay quốc tế Boryspil không xa.

    "Các mảnh kính bay tứ tung. Hiện giờ có một mảnh đạn pháo trong nhà bếp của tôi. Tôi bị sốc", anh nói với Reuters. Không ai trong gia đình anh bị thương.

    Một phóng viên Reuters đã thấy hố đạn nổ sâu 2 mét đầy những mảnh vỡ bên cạnh tòa nhà và các cửa sổ bị vỡ tan tành. Một cảnh sát có mặt tại hiện trường cho biết không ai thiệt mạng nhưng một số người bị thương nặng.

    (Reuters)

    --------------


    Khủng hoảng Ukraina: Mỹ ban hành loạt trừng phạt mới nhắm vào Nga


    25/02/2022 - Trọng Nghĩa / RFI
    Đúng như đã đe dọa, Hoa Kỳ ngày hôm qua, 24/02/2022 ban hành một loạt biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga nhằm đáp trả hành động gây hấn quân sự của Nga đối với Ukraina. Đích thân tổng thống Mỹ Joe Biden đã loan báo quyết định này, kèm theo lời cảnh cáo là lệnh trừng phạt mới sẽ có những hậu quả “nghiêm trọng, tức thời và lâu dài” đối với nền kinh tế Nga.

    Phát biểu tại Washington, chỉ vài giờ sau khi tiếp xúc trực tuyến với các nhà lãnh đạo khác trong nhóm G7 nhằm phối hợp hành động để đối phó với các diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng, ông Biden đã chỉ trích tổng thống Nga Vladimir Putin về việc khởi động “một cuộc chiến một cách vô cớ”, đồng thời cảnh báo là Washington sẵn sàng triển khai các biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn để cô lập Nga khỏi kinh tế thế giới.

    Loạt trừng phạt bổ sung của Mỹ tập trung trên hai lãnh vực: Hạn chế xuất khẩu qua Nga và hạn chế khả năng của Nga trong việc giao thương bằng đô la Mỹ, đồng euro châu Âu, đồng bảng Anh và đồng yen Nhật Bản.

    Theo chính phủ Hoa Kỳ, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ cắt đứt hơn một nửa nhập khẩu công nghệ cao của Nga, hạn chế nghiêm trọng khả năng nước này tiếp cận công nghệ và các mặt hàng khác để duy trì “khả năng quân sự năng động”.

    Washington cũng quyết định cắt đứt kết nối của Sberbank, ngân hàng tín dụng lớn nhất của Nga, với hệ thống tài chính của Hoa Kỳ. Tài sản của Ngân Hàng VTB, định chế tài chính lớn thứ hai của Nga có liên kết với hệ thống tài chính Hoa Kỳ, cũng bị phong tỏa.

    Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume Naudin tường thuật:

    “Đây là phát biểu đầu tiên của ông Joe Biden kể từ khi chiến sự bùng lên ở Ukraina. Tổng thống Mỹ tố cáo quyết định có tính toán trước của một bạo chúa.

    Hoa Kỳ không gửi binh sĩ đến Ukraina nhưng tiếp tục đánh vào túi tiền của Nga. Tài sản của các nhân vật quan trọng tại Nga cũng bị phong tỏa, tương tự như 4 ngân hàng Nga khác, ngoài hai ngân hàng đã bị đưa vào sổ đen. Khả năng hoạt động của các thực thể bị trừng phạt trên các thị trường phương Tây sẽ bị hạn chế đáng kể.

    Tuy nhiên, việc Nga tiếp cận hệ thống SWIFT, cơ chế hỗ trợ trao đổi giữa các ngân hàng quốc tế, vẫn được duy trì. Cấm Nga sử dụng SWIFT là một đòn rất nặng, nhưng khả năng này chưa được tất cả các đồng minh nhất trí và Joe Biden đã thẳng thắn nêu bật điều này :

    “Trước hết, các biện pháp trừng phạt mà chúng ta áp dụng đối với các ngân hàng có hậu quả tương đương, thậm chí có thể là hậu quả quan trọng hơn việc không cho Nga tiếp cận cơ chế SWIFT. Phương án này vẫn được thảo luận, nhưng vào lúc chúng tôi đang nói, đó không phải là một quyết định mà phần còn lại của châu Âu mong muốn. Các biện pháp trừng phạt mà chúng ta áp đặt còn đi xa hơn bao giờ hết, và được 2/3 thế giới cùng tham gia. Đây là những hình phạt nặng nề. Chúng ta sẽ bàn lại về các biện pháp này một lần nữa trong vòng một tháng tới đây để xem xét hiệu quả”.

    Xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ sang Nga hầu như bị cấm. Đối với ông Joe Biden, điều đó sẽ cản trở các dự án công nghiệp trong tương lai của Điện Kremlin. Ông cho rằng các biện pháp trừng phạt này sẽ khiến Nga phải trả giá đắt ngay tức thời, nhưng cũng nói rằng một số tác động chỉ được nhìn thấy trong dài hạn, tức rất lâu sau cuộc xâm lược Ukraina”.

    ------------

    NATO phản ứng thế nào đối với cuộc tấn công của Nga vào Ukraina

    25/02/2022 - Chi Phương / RFI
    Trong bối cảnh Nga tấn công Ukraina, đe dọa an ninh châu Âu, lãnh đạo các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp trực tuyến hôm nay 25/02/2022, để thể hiện sự đoàn kết trong Liên Minh nhưng quyết định không can thiệp trực tiếp nếu các thành viên không bị tấn công hoặc bị đe dọa.

    Trong cuộc họp, tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, lên án Nga và cho rằng hành động của Nga đã “chấm dứt hòa bình” trên lục địa châu Âu, là một “hành động có chủ ý, lạnh lùng và được lên kế hoạch từ trước”. Lãnh đạo NATO cáo buộc Matxcơva sử dụng vũ lực để viết lại lịch sử.

    Tuy nhiên, theo tạp chí Times, liên minh quân sự được cho là mạnh nhất hành tinh không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraina trừ khi Nga tấn công một trong những nước thành viên của NATO. Ukraina không phải là thành viên của khối và là nguyên nhân dẫn đến cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây từ hơn 10 năm qua. Ông Stoltenberg cho biết Ukraina đã được giúp đỡ trên nhiều mặt, quân đội nước này cũng đã nhận được đào tạo, Liên Minh sẽ vẫn tiếp tục giúp đỡ Ukraina, nhưng “vấn đề bây giờ là bảo vệ các thành viên đồng minh của NATO.”

    Liên Minh đã quyết địch kích hoạt kế hoạch phòng thủ. Lực lượng quân sự đã hiện diện ở Đông Âu sẽ được tăng cường thêm. Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden xác nhận sẽ không điều binh sĩ tới Ukraina. Hiện khoảng 90.000 lính Mỹ đã có mặt ở châu Âu, đa số tập trung ở Đức. Lầu Năm Góc cũng tuyên bố gửi thêm 7.000 lính đến Đức trong tuần này.

    Trước cuộc tấn công trên diện rộng của Nga, một số quốc gia lân cận Ukraina và là thành viên NATO như Litva, Estonia, và Ba Lan cảnh giác cao độ và yêu cầu tham vấn Điều 4 của Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, tức là tiến hành trao đổi, thảo luận trong trường hợp an ninh của một số quốc gia bị đe dọa. Tuy nhiên, Time cho biết, điều này không bảo đảm đưa ra bất kỳ hành động nào mà chỉ dừng lại ở mức thảo luận.

    Tối hôm qua, 24/02, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để yêu cầu chấm dứt ngay lập tức cuộc tấn công vào Ukraina, nhưng không thu được kết quả gì. Macron cho biết thấy cần thiết phải duy trì đối thoại với Matxcơva nhưng cũng lên án sự gian dối của Putin. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tối nay, tổ chức họp, bỏ phiếu quyết định trừng phạt cuộc tấn công của Nga.

    ------------

    EU sẵn sàng chấp nhận đau thương về kinh tế khi trừng phạt Nga

    25/02/2022 - Voa / Reuters
    Các bộ trưởng tài chính thuộc khối EU nói hôm thứ Sáu 25/2 rằng Liên hiệp châu Âu sẵn sàng chịu đựng những tổn thất kinh tế khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Các thiệt hại chủ yếu sẽ là giá năng lượng cao hơn, các bộ trưởng tài chính EU nói.

    Hôm 24/2, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải của Nga, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đưa thêm người Nga vào sổ đen sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định xâm lược Ukraine.

    Điều này đồng nghĩa là các quốc gia bán sản phẩm của họ cho Nga sẽ thấy doanh thu thương mại bị giảm xuống. Nga, nước cung cấp năng lượng chính cho châu Âu, có thể trả đũa bằng cách hạn chế bán khí đốt, dầu và than cho EU, mặc dù vậy, việc này sẽ gây thiệt hại cho Moscow.

    "Tất nhiên chúng tôi sẽ phải trả giá về mặt kinh tế cho cuộc chiến này", Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni phát biểu khi đến dự hội nghị các bộ trưởng tài chính EU tại Paris.

    Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng những cái giá phải trả cho việc phản ứng về cuộc xâm lược này, về sự vi phạm luật pháp quốc tế, là những cái giá mà chúng ta phải chấp nhận”.

    Philip Lane, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, đã nói với các nhà hoạch định chính sách rằng xung đột Ukraine có thể làm giảm GDP của khu vực đồng euro 0,3%-0,4% trong năm nay.

    Ủy ban châu Âu dự báo hồi đầu tháng 2 rằng tăng trưởng kinh tế ở 19 quốc gia dùng chung đồng euro sẽ là 4,0% trong năm nay, thấp hơn mức 4,3% được dự báo hồi tháng 11 năm ngoái, do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, do tắc nghẽn chuỗi cung và lạm phát cao kỷ lục vì vấn đề giá năng lượng.

    Ông Gentiloni cho biết việc Nga xâm lược Ukraine giờ đây khiến cho dự báo tăng trưởng 4,0% càng trở nên không chắc chắn.

    Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ gây đau đớn chủ yếu cho phía Nga.

    "Chính nền kinh tế Nga sẽ phải trả giá cho quyết định của Vladimir Putin. Chính các nhà tài phiệt Nga sẽ phải trả giá cho những quyết định ngu ngốc của Vladimir Putin", ông nói với các phóng viên.

    EU đang soạn thảo các kế hoạch nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

    Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis phát biểu: “Chúng tôi đang lập đề án về việc châu Âu chung nhau mua khí đốt tự nhiên, thiết lập các nguồn dự trữ khí đốt chiến lược để chúng tôi giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga”.

    "Chúng tôi đang đàm phán với các nhà cung cấp khác trong tuần này. Chắc chắn chúng tôi cần tăng cường khả năng đương đầu của mình trước sự thao túng thị trường có thể xảy ra của Nga", ông nói thêm.

    (Reuters)

    Last edited by hoangthymaithao; 02-25-2022 at 08:19 AM.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  4. #3
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    Tin Tức Cập Nhật (26/02/2022): Chiến Tranh Ukraina

    Nga tấn công tên lửa các thành phố Ukraine, tổng thống Zelenskyy tuyên bố 'không hạ vũ khí'

    26/02/2022 - Voa / Reuters
    Các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa và pháo binh phối hợp vào các thành phố của Ukraine hôm 26/2, bao gồm cả thủ đô Kyiv, nơi tiếng súng đã nổ ra gần các tòa nhà chính phủ ở trung tâm thành phố, các quan chức quân sự và một nhân chứng của Reuters cho biết.

    Nhà chức trách Ukraine đã kêu gọi người dân giúp đỡ để bảo vệ thủ đô Kyiv trước sự tấn công của lực lượng Nga xâm lược trong cuộc khủng hoảng an ninh châu Âu tồi tệ nhất trong nhiều thập niên.

    Tuy nhiên, ngay cả trong lúc giao tranh đang diễn ra ngày càng căng thẳng, chính phủ Nga và Ukraine đã tỏ dấu hiệu mở cửa đàm phán, mang lại tia hy vọng đầu tiên về ngoại giao kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược.

    Các quan chức Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã bắn tên lửa hành trình từ Biển Đen vào các thành phố Sumy, Poltava và Mariupol và đã xảy ra giao tranh dữ dội gần thành phố Mariupol, miền nam nước này.

    Phát biểu trong một tin nhắn video từ bên ngoài văn phòng của mình ở Kyiv, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, tỏ ra thách thức.

    Ông nói: “Chúng tôi sẽ không hạ vũ khí, chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước mình”.

    Bộ tư lệnh lực lượng không quân trước đó thông báo về một cuộc giao tranh ác liệt gần một căn cứ không quân ở phía tây nam thủ đô Vasylkiv, nơi mà họ cho rằng đang bị lính dù Nga tấn công.

    Bộ này cho biết một trong những chiến đấu cơ của họ đã bắn hạ một máy bay vận tải của Nga. Reuters không thể xác minh tính độc lập của các tuyên bố.

    Hãng thông tấn Interfax cho biết các lực lượng Nga đã nắm quyền kiểm soát nhà máy thủy điện của Kyiv nhưng ông Mykhailo Podolyak, cố vấn văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết tình hình ở Kyiv và vùng ngoại ô đã được kiểm soát.

    Bộ quốc phòng Ukraine cũng đã kêu gọi người dân Kiev chế tạo bom xăng để đẩy lùi quân xâm lược.

    Rất nhiều gia đình đang ẩn nấp trong những nơi trú ẩn và hàng trăm nghìn người đã rời bỏ nhà cửa để tìm nơi an toàn, theo một quan chức viện trợ của Liên Hiệp Quốc.

    Ukraine nói có hơn 1.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, nhưng Nga không công bố số liệu thương vong.

    Tổng thống Zelenskyy cho biết vào cuối ngày 24/2 rằng có 137 binh lính và thường dân đã thiệt mạng, với hàng trăm người bị thương.

    -------

    Nga tấn công Ukraina bằng tên lửa hành trình, giao tranh ác liệt tại Kiev

    26/02/2022 - Thanh Phương / RFI
    Hôm nay, 26/02/2022, ngày thứ ba của cuộc xâm lược Ukraina, Nga đã bắn các tên lửa hành trình từ biển và từ trên không vào các cơ sở quân sự Ukraina. Đó là thông báo của phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nga Igor Konachankov trong bài phát biểu trên đài truyền hình, được hãng tin AFP trích dẫn.

    Phát ngôn viên này cũng khẳng định là tại miền đông Ukraina, nơi mà quân Nga đang yểm trợ các lực lượng ly khai ở hai vùng lãnh thổ Donetsk và Lougansk, các lực lượng này cũng đang tiến chiếm nhiều khu vực, nhưng hiện chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận thông tin đó.

    Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nga còn thông báo là quân đội Nga « đã kiểm soát hoàn toàn » thành phố Melitopol ở miền nam Ukraina, cách không xa bán đảo Crimée mà Matxcơva đã sát nhập vào năm 2014. Theo phát ngôn viên này, kể từ đầu cuộc tấn công vào Ukraina đến nay, quân đội Nga đã phá hủy 821 cơ sở quân sự, trong đó có 14 sân bay.

    Hôm nay, lực lượng bảo vệ Kiev đang chiến đấu quyết liệt để thành phố này không rơi vào tay quân Nga. Các trận giao tranh đã nổ ra đêm qua trên đại lộ Chiến thắng, một trong những trục lộ chính của thủ đô Ukraina. Theo chính quyền Ukraina, các trận giao tranh dữ dội tiếp diễn sáng nay tại Kiev và trong những ngày qua họ đã phát súng cho thường dân để tham gia bảo vệ thành phố.

    Lục quân Ukraina thì cho biết là trận giao tranh khốc liệt cũng đã nổ ra ở một nơi cách thủ đô Kiev 30 km về phía tây nam, nơi mà quân đội Nga đang cố đưa lính dù tới.

    Theo thông báo của bộ trưởng Y Tế Ukraina hôm nay, trong ba ngày nước này bị Nga tấn công, gần 200 thường dân, trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 1.100 thường dân bị thương. Ngoài ra, hàng chục quân nhân Ukraina đã tử trận. Phía Kiev thì khẳng định quân Nga đã bị tổn thất nhân mạng nặng nề, nhưng phía Matxcơva chưa đưa ra tổng kết nào.

    Bất chấp các trừng phạt của phương Tây, hôm qua, tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi quân đội Ukraina giành lấy chính quyền, chứng tỏ quyết tâm của ông tiếp tục cuộc tấn công và nhắm đến việc thay đổi chế độ ở Kiev. Ông gọi chính quyền của tổng thống Volodymyr Zelensky là chính quyền của « những kẻ nghiện ma túy và tân phát xít ». Trước đó, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cũng đã kêu gọi quân đội Ukraina đầu hàng.

    Trong khi đó, hôm nay, trên mạng Twitter, tổng thống Zelensky tuyên bố là các đối tác phương Tây sẽ cung cấp các vũ khí mới cho Ukraina, đồng thời ông kêu gọi người dân Ukraina chiến đấu bảo vệ thủ đô Kiev. Trước đó, ông Zelensky cho phát một đoạn video trên mạng Facebook trong đó ông bảo mọi người đừng tin vào « những thông tin sai lạc » lan truyền trên Internet, theo đó tổng thống đã kêu gọi quân đội Ukraina buông súng đầu hàng quân Nga.

    Hôm nay, đô trưởng Kiev vừa thông báo quyết định tăng cường lệnh giới nghiêm, cảnh báo là tất cả những người nào ra đường trong thời gian từ 17 giờ đến 8 giờ đều sẽ bị xem là thuộc « các nhóm phá hoại và tiền trạm của kẻ thù ».

    -----------

    Liên Hiệp Quốc: Nga phủ quyết nghị quyết lên án cuộc xâm lược Ukraina

    26/02/2022 - Thu Hằng / RFI
    Không ngoài dự đoán, ngày 25/02/2022, Nga đã dùng quyền phủ quyết để bác bản dự thảo nghị quyết do Mỹ và Albani đệ trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm chiếm Ukraina và kêu gọi rút quân ngay lập tức.

    Thông tín viên RFI Carrie Nooten tường trình từ New York :

    « 11 nước thành viên Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu thuận, 81 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là hơn một nửa cộng đồng quốc tế, ủng hộ văn bản lên án các chiến dịch quân sự do Nga tiến hành và lên án việc Matxcơva công nhận nền độc lập của các vùng ly khai ở Ukraina.

    Tuy nhiên, bất chấp những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của một nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, cơ quan được coi là để bảo vệ hòa bình, an ninh toàn cầu, văn bản này sẽ không thành nghị quyết do bị Nga bỏ phiếu chống và như vậy sẽ không được áp dụng.

    Nếu như đối với công chúng, tình hình có vẻ quái lạ, thì các nhà ngoại giao đánh giá rằng việc Nga bị cô lập mới là quan trọng. Nhưng bản dự thảo đã bị giảm tầm quan trọng chỉ vài giờ trước khi bỏ phiếu, do Trung Quốc, một đồng minh của Nga, gây sức ép. Dù vậy, có ba nước đã bỏ phiếu trắng là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Trung Quốc.

    Trong buổi họp, chỉ có đại sứ Kenya bên cạnh Liên Hiệp Quốc là tỏ ra thực tế và nêu rõ quan điểm ngoại giao của ông. Ông không ngần ngại lên án những hạn chế của Hội Đồng Bảo An, một cơ chế mà theo ông gây ra nhiều khủng hoảng hơn là giải quyết ».

    Theo AFP, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lấy làm tiếc về cuộc họp không đạt kết quả, nhưng khẳng định cần « tạo cơ hội mới cho hòa bình ». Ông Antonio Guterres kêu gọi « quân đội Nga trở về doanh trại » trong khi « dân thường đang chết » tại Ukraina.

    -------------

    Chiến tranh Ukraina: NATO bắt đầu triển khai lực lượng phản ứng nhanh

    26/02/2022 - Thanh Phương / RFI
    Theo thông báo của tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, Jens Stoltenberg hôm qua, 25/02/2022 , khối quân sự này đã bắt đầu triển khai lực lượng phản ứng nhanh để tăng cường hệ thống phòng thủ và sẵn sàng phản ứng nhanh chóng với mọi tình huống sau cuộc xâm lăng Ukraina của Nga.

    Phát biểu sau cuộc họp qua video giữa lãnh đạo các nước thành viên NATO, ông Stoltenberg tuyên bố : « Nước Nga đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện Ukraina, với mục tiêu công khai là tiến về Kiev lật đổ chính phủ. Nhưng những mục tiêu của điện Kremlin không chỉ giới hạn ở Ukraina. Putin đã đòi NATO rút các lực lượng ra khỏi lãnh thổ các quốc gia đã gia nhập khối này từ năm 1997. »

    Lực lượng phản ứng nhanh của NATO bao gồm 40.000 quân, trong đó có một số đơn vị có thể được triển khai chỉ trong vòng 2 hoặc 3 ngày.

    Riêng nước Pháp sẽ triển khai 500 binh lính ở Rumani trong khuôn khổ khối NATO, theo thông báo của tướng Thierry Burkhard, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tối qua. Tướng Burkhard cũng cho biết là sự hiện diện quân sự của Nga trong khối NATO ở Estonia, quốc gia có biên giới chung với Nga, sẽ được kéo dài quá thời hạn dự trù là tháng 3.

    Ngoài việc gởi quân đến Rumani, Pháp còn quyết định cung cấp cho Ukraina các thiết bị phòng thủ để giúp nước này chiến đấu chống cuộc xâm lăng của Nga, theo thông báo của phát ngôn viên bộ tổng tham mưu quân đội Pháp hôm nay. Phát ngôn viên này nói thêm là Pháp cũng đang nghiên cứu việc gởi các vũ khí đến Ukraina.

    Về phần Cộng hòa Séc, bộ Quốc Phòng nước này vừa thông báo sẽ tặng cho Ukraina các vũ khí trị giá tổng cộng 7,6 triệu euro. Theo hãng tin AFP, Hà Lan cũng đã thông báo ý định cung cấp các tên lửa và các thiết bị quân sự cho Ukraina.

    ------------

    Tổng thống Ukraine từ chối đề nghị của Mỹ đi sơ tán khỏi thủ đô Kyiv

    26/02/2022 - VOA / AP
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã được yêu cầu sơ tán Kyiv theo lệnh của chính phủ Hoa Kỳ nhưng ông đã từ chối đề nghị này.

    Thay vào đó, ông Zelenskyy đáp lại rằng: “Cuộc chiến là ở đây. Tôi cần đạn dược, chứ không phải một chuyến đi”, theo lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ am tường về cuộc trò chuyện cho biết, và mô tả ông Zelenskyy là “lạc quan”.

    Trước đó, hôm 25/2, phát biểu trong một tin nhắn video từ bên ngoài văn phòng của mình giữa lúc thủ đô Kyiv đang bị tấn công, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không hạ vũ khí, chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước mình”.

    Các lực lượng xâm lược của Nga đã tiến gần thủ đô của Ukraine vào thứ Bảy (26/2), trong một hoạt động bao vây thấy rõ sau một loạt các cuộc không kích vào các thành phố và căn cứ quân sự trên khắp đất nước Ukraine.

    ------------

    Nga phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về Ukraine

    26/02/2022 - VOA
    Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Sáu có nội dung đả kích Moscow xâm lược Ukraine, trong khi Trung Quốc không biểu quyết - một diễn biến mà mà các nước phương Tây coi là chiến thắng vì thể hiện sự cô lập quốc tế của Nga, theo Reuters.

    Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập và Ấn Độ cũng không biểu quyết về văn kiện do Mỹ soạn thảo. 11 thành viên còn lại của hội đồng biểu quyết tán thành. Dự thảo nghị quyết dự kiến sẽ được đưa ra biểu quyết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc gồm 193 thành viên.

    "Chúng tôi đoàn kết đứng sau Ukraine và người dân nước này, bất chấp việc một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an liều lĩnh, vô trách nhiệm lạm dụng quyền lực để tấn công nước láng giềng và gạt bỏ Liên Hợp Quốc cũng như hệ thống quốc tế của chúng ta," Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield nói sau khi Nga phủ quyết.

    Nga là nước có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, cùng với Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Anh.

    Việc Trung Quốc không biểu quyết diễn ra chỉ vài tuần sau khi Bắc Kinh và Moscow tuyên bố quan hệ đối tác "không giới hạn," ủng hộ lẫn nhau về những bế tắc liên quan tới Ukraine và Đài Loan với lời hứa sẽ hợp tác nhiều hơn để chống lại phương Tây.

    Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cảm ơn các thành viên Hội đồng Bảo an đã không ủng hộ dự thảo mà ông mô tả là chống Nga.

    "Dự thảo nghị quyết của quý vị không gì khác hơn là bước đi tàn bạo, vô nhân đạo khác trên bàn cờ Ukraine này," ông Nebenzia nói sau cuộc biểu quyết.

    Một tràng pháo tay hiếm hoi trong phòng họp của Hội đồng Bảo an vang lên sau khi Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya dẫn đầu phút mặc niệm trong phát biểu của ông tưởng nhớ những người thiệt mạng, Reuters cho biết.

    "Tôi không ngạc nhiên là Nga biểu quyết chống. Nga rất muốn tiếp tục đường lối hành động kiểu Đức Quốc xã," ông nói.

    Cuộc biểu quyết của LHQ bị trì hoãn hai giờ vì các cuộc thương thảo phút chót của Mỹ và các nước khác để Trung Quốc không biểu quyết, các nhà ngoại giao cho biết, theo Reuters.

    Hội đồng đã làm dịu ngôn ngữ trong nghị quyết của mình để nói rằng họ "đả kích" Nga "gây hấn với Ukraine" thay vì "lên án," trong khi lời lẽ tham chiếu đến Chương 7 của Hiến chương LHQ, đề cập đến các chế tài và việc cho phép dùng vũ lực, bị loại bỏ cùng với một tham chiếu đến "tổng thống," Reuters cho biết.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine khi Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp tại New York vào cuối ngày thứ Tư để tìm cách xoa dịu căng thẳng gia tăng trong nhiều tuần qua.

    "Đừng nhầm lẫn. Nga đang bị cô lập. Nước này không nhận được sự ủng hộ cho việc xâm lược Ukraine," Đại sứ Anh tại LHQ Barbara Woodward của Anh phát biểu trước hội đồng sau cuộc biểu quyết.

    Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an đòi Nga "ngay lập tức ngừng sử dụng vũ lực đối với Ukraine" và "rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận."

    Dự thảo cũng đòi Nga đảo ngược việc công nhận độc lập cho hai nhà nước ly khai ở miền đông Ukraine.

    ------------

    TRỰC TIẾP chiến sự: Nga xâm lược Ukraian

    26/02/2022 - VOA

    Thị trưởng thủ đô Ukraine đang áp đặt lệnh giới nghiêm tăng cường giữa lúc quân đội Nga tấn công thành phố.

    Thị trưởng Vitaly Klitschko cho biết trên Telegram rằng lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài từ 5 giờ chiều cho đến 8 giờ sáng, và “tất cả thường dân ở trên đường phố trong thời gian giới nghiêm sẽ bị coi là thành viên của các nhóm phá hoại và do thám của kẻ thù”.

    Lệnh giới nghiêm trước đó được áp dụng cách đây hai ngày, từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng.

    (Theo AP)

    .....

    198 người Ukraine thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương

    Bộ trưởng Y tế Ukraine vừa cho biết 198 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương trong cuộc tấn công của Nga.

    Bộ trưởng Y tế Viktor Lyashko cho biết hôm 26/2 rằng trong số những người thiệt mạng có 3 trẻ em. Thông báo của ông không cho biết rõ số người thiệt mạng trên gồm bao nhiêu binh sĩ và thường dân.

    Ông Lyashko cho biết thêm rằng có 1.115 người khác, trong đó có 33 trẻ em, đã bị thương trong cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu vào ngày 24/2 với các cuộc không kích và tên lửa lớn cùng với quân đội đổ bộ vào Ukraine từ các phía bắc, đông và nam.

    (Theo AP)
    .....

    Cố vấn Tổng thống Ukraine nói quân đội chống đỡ thành công các cuộc tấn công của Nga

    Một cố vấn của tổng thống Ukraine cho biết giao tranh đang diễn ra dữ dội ở thủ đô và miền nam của đất nước, và quân đội Ukraine đang chống đỡ thành công các cuộc tấn công của Nga.

    Cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết hôm 26/2 rằng các nhóm nhỏ của lực lượng Nga đã cố gắng xâm nhập vào Kyiv và giao tranh với quân đội Ukraine.

    Ông Podolyak nói Nga muốn giành quyền kiểm soát thủ đô Ukraine và tiêu diệt lãnh đạo của Ukraine, nhưng ông nói rằng quân đội Nga đã không đạt được bất kỳ bước tiến nào, và các lực lượng Ukraine đang kiểm soát tình hình ở Kyiv.

    Ông cho biết các lực lượng Nga cũng đang tập trung vào phía nam, nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh dữ dội ở Kherson, ngay phía bắc Crimea và ở các cảng của Biển Đen là Mykolaiv, Odessa và xung quanh Mariupol.

    Ông nói Nga xem việc chiếm lấy miền nam là một ưu tiên, nhưng họ đã không đạt được bất kỳ bước tiến đáng kể nào.

    “Ukraine không chỉ đơn giản là cầm cự được., mà Ukraine đang chiến thắng”, ông Podolyak nói trong một cuộc họp báo.

    (Theo AP)

    .....

    Tổng thống Ukraine tái khẳng định quân đội sẽ kiên cường chống xâm lược Nga

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vừa đưa ra lời đảm bảo mới rằng quân đội của nước này sẽ kiên cường đứng vững trước cuộc xâm lược của Nga.

    Trong một đoạn video được ghi lại trên đường phố ở trung tâm thành phố Kyiv, ông Zelenskyy nói rằng ông vẫn chưa rời thủ đô và bác bỏ những tuyên bố nói rằng quân đội Ukraine sẽ hạ vũ khí đầu hàng.

    “Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước”, ông Zelenskyy nói. “Vũ khí của chúng tôi là lẽ phải, và lẽ phải của chúng tôi chính là non sông, đất nước, con cái của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ bảo vệ tất cả những điều đó”.

    (Theo AP)



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  5. #4
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    TẠP CHÍ ĐẶC BIỆT

    Ukraina: chế độ ‘‘phát xít’’ hay trở lực cho tham vọng đế chế của Putin ?

    26/02/2022 - Trọng Thành / RFI
    Ngay sau bài diễn văn hơn 20 phút của tổng thống Nga mờ sáng 24/02/2022, quân Nga bất ngờ oanh kích hàng loạt vị trí tại Ukraina. Cuộc chiến tranh tình báo Mỹ dự báo, rút cục đã diễn ra. Truyền thông đặc biệt chú ý đến một bài diễn văn khác dài hơn một giờ ngày 21/02 của tổng thống Nga - công nhận hai nước cộng hòa tự phong vùng Donbass, lên án Kiev là « phát xít mới », tay sai của phương Tây - được nhiều người nhìn nhận như hành động tuyên chiến với Ukraina.

    Cuộc đối đầu vũ trang giữa Nga và Ukraina không thể tách khỏi trận chiến về truyền thông. Đêm ngày 24/02, ít giờ trước diễn văn khởi động chiến tranh của ông Vladimir Putin, tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky có bài nói chuyện ngắn, hướng tới người dân Nga, như một nỗ lực mong manh sau cùng hy vọng vãn hồi hòa bình. Bài nói chuyện của tổng thống Ukraina được tuần san Pháp Courrier International gọi là « một bài học về lịch sử Zelensky dành cho Putin ».

    Tạp chí Đặc biệt của RFI tuần này về can thiệp quân sự Nga tại Ukraina trước hết xin giới thiệu hai bài diễn văn, cho thấy cái nhìn của lãnh đạo hai bên chiến tuyến.

    Ukraina là sản phẩm của Liên Xô: « Bài giảng lịch sử » của Putin

    Bài diễn văn dài 65 phút trên truyền hình của tổng thống Nga Vladimir Putin được nhiều người ví với một bài giảng về lịch sử, điểm lại những cội rễ trong lịch sử, cụ thể là lịch sử của chế độ cộng sản Xô Viết, đã dẫn đến những mâu thuẫn không thể dung hòa giữa Matxcơva và Kiev. Điểm chung toát lên từ bài diễn văn được chú ý nhiều là luận điểm của tổng thống Nga, khẳng định Ukraina chỉ là một quốc gia nhân tạo, ra đời cùng với chế độ cộng sản Liên Xô, sau khi đế chế Nga sụp đổ.

    Trả lời đài France Inter, nhà báo Pierre Haski nhận định : « Đối với người Ukraina, bài phát biểu này là một sự phủ định bản sắc Ukraina, thậm chí cả quyền tồn tại của quốc gia này. Đây là một cách thuật lại lịch sử mang tính phủ nhận, với mục tiêu biện minh rằng: nếu một nước Ukraina không tồn tại, hoặc không hợp nhất với Nga, thì Matxcơva được phép hành xử tùy ý với người Ukraina, kể cả bằng vũ lực. Đối với tổng thống Nga Vladimir Putin, ‘‘nước Ukraina hiện đại đã hoàn toàn là do Nga tạo ra, chính xác hơn là bởi những người cộng sản Bolshevik và nước Nga cộng sản’’. Lênin, Stalin, Khrushchev đã kế tiếp nhau định hình nên nước Ukraina ngày nay bằng cách ‘‘cắt bớt’’ ‘‘những phần lãnh thổ lịch sử’’ của Nga, theo cách nói của tổng thống Putin.

    Mọi cách thuật lại lịch sử mang tính bịa đặt đều chứa đựng một phần sự thực. Cụ thể ở đây là đã có sự nhào nặn lãnh thổ của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, bởi những người nắm quyền lãnh đạo Liên Bang Xô Viết, mang đầy tư tưởng phiêu lưu. Nhưng gạt sang một bên chủ đề phức tạp nói trên, điều chủ yếu ở trong chuyện này là việc tổng thống Nga đã không nhìn nhận là ý thức dân tộc của người Ukraina đã trưởng thành trong một quá trình lâu dài, để chỉ giữ lại phần mô tả lịch sử Ukraina, theo quan điểm Liên Xô.

    Trong một cuốn sách được xuất bản vào mùa thu năm ngoái, chuyên gia về Ukraina, ông Alexandra Goujon, nhấn mạnh rằng : “chủ nghĩa dân tộc Ukraina đã phát triển vào thế kỷ 19, tương tự như sự thức tỉnh dân tộc của nhiều cộng đồng dân cư khác ở châu Âu. Nhưng đến tận cuối thế kỷ 20, dân tộc Ukraina mới bắt đầu thực sự có được một nhà nước của mình’’. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức về nền độc lập, với tỷ lệ hơn 80% ủng hộ độc lập ở khắp mọi nơi thuộc Ukraina - nước Cộng Hòa Liên Xô cũ, ngoại trừ bán đảo Crimée. Donbass, trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện tại, một vùng tuy đa số dân nói tiếng Nga, cũng đã ủng hộ nền độc lập của Ukraina » (Bài « Poutine ou la dangereuse négation de l’identité ukrainienne », ngày 22/02/2022).

    « Diệt chủng 4 triệu người Ukraina »: Sự vu cáo của Putin ?

    Về hệ quả của quan điểm này, nhà báo Pierre Haski nhấn mạnh : « Chúng ta có thể thấy rõ ràng, chính quyền Putin đã đi từ yêu cầu ban đầu đòi hỏi “được đảm bảo an ninh”, đến chỗ chống lại một nước láng giềng, mà chính quyền Putin phủ nhận bản sắc dân tộc của họ. Điều này đặt ra một vấn đề nghiêm trọng. Bởi trong con mắt của chính quyền Nga, một nước láng giềng như vậy sẽ không có chủ quyền về lãnh thổ, nguyên tắc được coi là nền tảng của hệ thống luật pháp quốc tế đương đại ».

    Bài diễn văn 65 phút của ông Putin lên án chính quyền Ukraina trước đây tham nhũng, chọn chính sách đi dây cơ hội chủ nghĩa giữa Nga và phương Tây trong một thời gian dài, từ khi độc lập cho đến chính biến Maidan, cuộc nổi dậy năm 2014 mà chính quyền Putin cho là do phương Tây giật dây. Tổng thống Nga cũng nhắc lại nhiều chỉ trích lâu nay về việc Hoa Kỳ, Liên Âu, khối NATO đã không thực sự mở rộng cánh cửa để Nga hội nhập với châu Âu. Chính quyền Kiev giờ đây bị Matxcơva cáo buộc do phương Tây chi phối.

    Điều đặc biệt gây sốc với nhiều phương tiện truyền thông Pháp bên cạnh việc phủ nhận bản sắc quốc gia của Ukraina, đó là việc bài diễn văn của Putin tố cáo chính sách « diệt chủng 4 triệu dân cư » Ukraina sau cuộc chính biến 2014. Điều mà nhiều người cho là hoàn toàn bịa đặt. Chúng ta biết, tổng dân số của hai nước cộng hòa tự phong Donesk và Lugansk (vùng Donbass) là gần 4 triệu, và dân số toàn Ukraina là hơn 40 triệu người.

    Nhiều nhà quan sát nhìn thấy trong bài diễn văn của ông Putin tham vọng phục hồi lại vị thế của đế quốc Nga, với uy lực và ảnh hưởng như của siêu cường Liên Xô trước đây, nhưng loại trừ những gì bất lợi của mô hình toàn trị Lênin và Stalin, mà chính ông Putin đã có những lời lẽ phê phán rất gay gắt. Phải chăng Ukraina chính là trở lực lớn đầu tiên cho dự án tái lập giấc mơ siêu cường của « Sa hoàng Putin » ?


    Ukraina « tự do »: Người dân Nga cần biết « sự thật »

    Hai ngày sau bài diễn văn dài của tổng thống Nga lên án, tổng thống Ukraina có bài phát biểu ngắn gần 10 phút. Bài phát biểu được đưa lên mạng trong đêm ngày 24/02, ít giờ trước cuộc tấn công của Nga. Tổng thống Zelenski nói bằng tiếng Nga, tiếng mẹ đẻ của ông. Đối tượng hướng đến của ông là người dân Nga.

    Tổng thống Zelenski phản bác luận điểm quy kết chính quyền Ukraina là phát xít, phản bội lại lịch sử, phổ biến trên truyền thông Nhà nước Nga từ nhiều năm nay :

    « … người dân Ukraina đang được hưởng tự do. Họ nhớ về quá khứ của mình, và đang xây dựng tương lai cho mình. Họ đang xây dựng nó chứ không phải phá hủy nó, như quý bạn vẫn được nghe kể hàng ngày trên truyền hình Nga. Ukraina mà bạn được biết qua tin tức hàng ngày trên truyền thông và Ukraina trong thực tế là hai đất nước hoàn toàn khác nhau. … Bạn được nghe nói rằng chúng tôi là phát xít. Làm thế nào mà một dân tộc có thể là phát xít sau khi đã hy sinh 8 triệu sinh mạng để tiêu diệt chế độ Quốc xã ? Làm thế nào mà tôi có thể là phát xít, khi ông nội tôi đã từng trải qua toàn bộ chiến tranh trong lực lượng bộ binh của Quân đội Liên Xô, và đã qua đời ở cương vị đại tá tại một đất nước Ukraina độc lập.

    Bạn được nghe nói rằng chúng tôi ghét văn hóa Nga. Nhưng làm sao một nền văn hóa lại có thể bị ghét bỏ? ... Hàng xóm láng giềng luôn làm giàu cho nhau về mặt văn hóa. Tuy điều đó không làm cho chúng ta trở thành một thực thể, nhưng cũng không khiến chúng ta trở thành đối thủ của nhau… Nhiều người trong số các quý bạn đã đến thăm Ukraina trong quá khứ. Nhiều bạn có người thân ở đây. Một số bạn đã theo học tại các trường đại học của chúng tôi. Kết bạn với người dân Ukraina. Bạn đã quen thuộc với tính cách của chúng tôi, với con người của chúng tôi, với các nguyên tắc của chúng tôi. Bạn biết những gì mà chúng tôi trân trọng nhất ».

    Tổng thống Ukraina hướng đến người dân Nga, nói với họ như những người bạn :

    « Hãy đối diện với lương tri của bạn, hãy lắng nghe tiếng nói của lý trí, của lẽ phải ! Hãy lắng nghe tiếng nói của chúng tôi ! Người dân Ukraina muốn hòa bình…. Đúng là Ukraine được nhiều quốc gia hỗ trợ. Tại sao? Bởi vì chúng tôi không nói về hòa bình bằng bất cứ kiểu gì. Chúng ta nói về hòa bình, và về cả các nguyên tắc, về công lý. Về quyền của mọi người được xác định tương lai cho chính mình, về sự an toàn và quyền sống của mọi người không bị đe dọa. Tất cả điều này là quan trọng đối với chúng tôi. Tất cả điều này là quan trọng cho hòa bình. Tôi biết chắc rằng điều này cũng quan trọng đối với bạn. Chúng tôi biết chắc rằng chúng tôi không muốn chiến tranh. Dù chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, hay chiến tranh lưỡng hợp… Tôi biết rằng thông điệp của tôi sẽ không được phát trên truyền hình Nga. Nhưng người dân Nga cần biết được điều đó. Họ cần biết được sự thật ».

    Zelensky ở lại với Kiev

    Nhật báo Thụy Sĩ Le Temps, bất ngờ với bài diễn văn đầy tính riêng tư, và chứa chất cảm xúc của tổng thống Ukraina, nhận xét : tổng thống Zelensky quả đã « nhập vai », « vai diễn của cuộc đời ông ». Báo Le Temps ngụ ý nhắc đến quá khứ làm diễn viên hài của vị tổng thống 44 tuổi, vốn bị không ít người lấy ra để chê cười.

    Tối hôm qua, 25/02, ngày thứ hai của chiến dịch quân sự Nga, có nhiều tin đồn về việc tổng thống đã lẩn trốn. Ông Zelensky, cùng với nhiều lãnh đạo cao cấp của chính quyền Ukraina, có mặt trong một đoạn video quay trên đường phố thủ đô Kiev. Nguyên thủ Ukraina khẳng định ông ở đây sát cánh cùng quân đội và nhân dân kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Zelensky kêu gọi những người châu Âu có « kinh nghiệm chiến đấu » đến hỗ trợ Ukraina, bởi cuộc chiến của Ukraina cũng là cuộc kháng chiến « bảo vệ châu Âu » chống lại các thế lực độc tài.

    Phần Lan, Thụy Điển tiếp tục chính sách không vào NATO

    Phản ứng của hai quốc gia Bắc Âu trung lập, Thụy Điển và Phần Lan trước cuộc tấn công của Nga là chủ đề đáng được chú ý. Hồi tháng Giêng, hai quốc gia Bắc Âu dự kiến khởi động tiến trình gia nhập NATO để đối phó với đe dọa từ Nga. Hôm thứ Năm, ngay sau khi tổng thống Nga phát động cuộc tấn công, trong một cuộc họp báo, thủ tướng Thụy Điển Magdalena Anderson nhận định « chúng ta đang bước vào một chương mới đen tối trong lịch sử châu Âu », đồng thời lên án hành động « chà đạp lên luật pháp quốc tế » của chính quyền Nga. Nhưng Stockholm nhấn mạnh : « Thụy Điển vốn đã đứng ngoài các liên minh từ rất lâu, và điều này phục vụ cho các lợi ích của Thụy Điển », chính sách an ninh của Thụy Điển « không thay đổi », bất chấp thảo luận được dấy lên về vấn đề gia nhập NATO.

    Về phần mình, Phần Lan cũng tuyên bố loại trừ khả năng gia nhập NATO trong thời gian trước mắt. Trong một cuộc họp báo được triệu tập khẩn cấp, tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nhấn mạnh là Phần Lan đã có một chiến lược an ninh quốc gia trong thời gian khủng hoảng hiện nay, và tăng cường hợp tác với các đối tác NATO. Sau khủng hoảng Helsinki sẽ xem xét « các hành động cần thiết khác ». AFP dẫn lời nữ thủ tướng Sanna Marin cho hay, trái ngược với Thụy Điển, Phần Lan có biện pháp, « khả năng gia nhập NATO », trong trường hợp an ninh quốc gia đòi hỏi.

    Matxcơva không bỏ qua dịp để một lần nữa răn đe Thụy Điển và Phần Lan, về ý định gia nhập NATO. Hôm qua, 25/02, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, đe dọa « các hậu quả quân sự », nếu hai quốc gia trung lập Bắc Âu gia nhập NATO.

    Phần Lan không ủng hộ giải pháp « Phần Lan hóa » với Ukraina

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Đức Die Zeit, tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö, bác bỏ các đòi hỏi của tổng thống Nga Putin, về việc yêu cầu NATO ngừng mở rộng phạm vi trên lục địa châu Âu. Theo nguyên thủ Phần Lan, quốc gia này sẽ tự định đoạt việc có tham gia vào một liên minh hay không.

    Về khả năng « Phần Lan hóa » (hay trung lập hóa) Ukraina, trên Financial Times ngày 22/02/2022, tức hai ngày trước cuộc tấn công của Nga, ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto nhấn mạnh : Ukraina cũng như tất cả các quốc gia khác có quyền tự quyết định lựa chọn có đề nghị gia nhập NATO hay không. Lãnh đạo ngoại giao Phần Lan khẳng định vai trò của ngoại giao để giải quyết căng thẳng hiện nay, nhưng phê bình khái niệm « Phần Lan hóa », mà theo ông là một sản phẩm của lịch sử, ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hiện giờ không nên coi là một hình mẫu cho việc giải quyết khủng hoảng trong quan hệ Nga – Ukraina. Ngoại trưởng Phần Lan cũng tố cáo mưu đồ phục dựng lại đế chế Xô Viết, mà tổng thống Nga đã thể hiện rõ qua bài diễn văn hơn một giờ đồng hồ ngày 21/02.

    Trung Quốc : Đồng minh của Nga, kẻ giật dây hay « ngư ông đắc lợi » ?

    Vai trò của Bắc Kinh trong cuộc can thiệp quân sự Nga tại Ukraina đặt ra nhiều dấu hỏi. Chế độ cộng sản Trung Quốc là đồng minh của Nga, là kẻ giật dây trong hậu trường, hay là ngư ông đắc lợi. Ngày 04/02/2022, Bắc Kinh và Matxcơva ra thông cáo khẳng định tầm nhìn chung về an ninh thế giới, chống lại Mỹ và các đồng minh, trong bối cảnh Nga đưa hơn 100 nghìn quân áp sát biên giới Ukraina. Ngày 24/02, Nga tấn công Ukraina, ngay sau khi Thế Vận Hội mùa đông do Trung Quốc đăng cai vừa khép lại. Bắc Kinh không lên án, mà tỏ ra thông cảm với các quan ngại của Nga. Ngày 25/02, Trung Quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An lên án Nga xâm lược.

    Tham vọng lãnh thổ và thái độ quá hung hăng của Nga tại Ukraina có thể đặt Trung Quốc vào thế khó xử, tạo điều kiện cho Trung Quốc nối lại đối thoại với Mỹ, như giả thiết của cựu cố vấn của tổng thống Obama, Ryan Hass hay không ? Chưa kể các trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga có thể gây khó cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá Trung Quốc có thái độ cơ hội chủ nghĩa và thâm hiểm hơn rất nhiều.

    Trả lời RFI, sử gia Pháp François Godement, chuyên gia về Trung Quốc (cố vấn về châu Á viện Montaigne) nhận định :

    « Có thể thấy Trung Quốc có một ứng xử mang tính cơ hội chủ nghĩa. Tôi cho rằng đây là một tính toán mang tính toàn cục của Tập Cận Bình : đó là mọi sự suy yếu của phương Tây, mọi mặt trận bổ sung mới chống lại phương Tây đều cần được coi là điều tốt. Liệu Trung Quốc có hoàn toàn thoải mái với cuộc xâm lăng Ukraina đang diễn ra hay không ?

    Tôi cho rằng cần phải tách thái độ của Bắc Kinh thành hai mặt. Một mặt, Trung Quốc không sẵn sàng gánh chịu các mạo hiểm của chính quyền Nga (trong cuộc can thiệp hiện nay), hay cùng gánh chịu với Nga. Bắc Kinh sẽ chọn một quan điểm mang ‘‘tính trung lập’’. Có quan điểm trung lập tại Hội Đồng Bảo An không phải là điều dễ, nhưng ‘‘bỏ phiếu trắng’’ cũng có thể chính là một cách. Phần còn lại, cần chấp nhận một thực tế là, không nên trông đợi gì ở việc Trung Quốc sẽ có một thái độ khác biệt (với Nga), và có được sự hỗ trợ của Trung Quốc trong chuyện này. Trừ phi nước Nga rơi vào tình trạng suy yếu trầm trọng, thì từ đó, Trung Quốc có thể sẽ có một lựa chọn mang tính cơ hội khác. Tuy nhiên tình hình hiện nay thì lại hoàn toàn không phải như vậy ».

    Trong một phân tích trên Les Echos, chuyên gia về Trung Quốc François Godement nhấn mạnh là, Bắc Kinh chắc chắn sẽ « vui mừng » khi Putin thành công, nhưng « không sẵn sàng trả giá cho các rủi ro trong cuộc phiêu lưu của tổng thống Nga ».


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  6. #5
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    Tin Tức Cập Nhật (27/02/2022): Chiến Tranh Ukraina


    Lực lượng Nga thúc quân về thủ đô Ukraine, vấp phải sự ‘kháng cự kiên cường’

    27/02/2022 - VOA
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết thủ đô Kyiv vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine vào ngày thứ Bảy khi các lực lượng Nga tiếp tục tấn công, dồn dập nã pháo và phi đạn hành trình vào thủ đô và các thành phố khác.

    Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các lực lượng của Ukraine đang kháng cự rất kiên cường" trước cuộc tiến công ba mũi nhọn của Nga đã khiến hàng trăm ngàn người Ukraine chạy lánh về hướng tây, làm tắc nghẽn các tuyến đường cao tốc và đường sắt.

    "Chúng tôi đã chống đỡ và đang đẩy lùi thành công các cuộc tấn công của kẻ thù. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở nhiều thành phố và khu vực của đất nước chúng ta," ông Zelenskiy phát biểu trong một thông điệp video đăng trên mạng xã hội của ông.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động điều mà ông gọi là một chiến dịch quân sự đặc biệt rạng sáng ngày thứ Năm tuần này, phớt lờ những lời cảnh báo của phương Tây và cho rằng chế độ "tân Quốc xã" đang cầm quyền ở Ukraine đe dọa an ninh Nga.

    Các quan chức an ninh hàng đầu của Nga và cựu Tổng thống Dmitry Medvedev nói chiến dịch này sẽ được tiến hành không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được các mục tiêu của ông Putin, Reuters đưa tin.

    Cuộc tấn công của Nga là cuộc tấn công lớn nhất nhắm vào một quốc gia châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ hai và có nguy cơ phá vỡ trật tự hậu Chiến tranh Lạnh của lục địa này.

    Mỹ đã quan sát thấy hơn 250 vụ phóng phi đạn của Nga, chủ yếu là tầm ngắn, vào các mục tiêu của Ukraine, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

    "Chúng tôi biết rằng (các lực lượng Nga) đã không đạt được tiến bộ mà họ mong muốn, đặc biệt là ở phía bắc,” quan chức này nói.

    Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết không có sự hiện diện quân sự lớn nào của Nga ở thủ đô, nhưng các nhóm phá hoại đang hoạt động. Hệ thống tàu điện ngầm đang được sử dụng làm nơi trú ẩn cho người dân và các chuyến tàu đã ngừng chạy, ông nói.

    Ông Klitschko, người từng là nhà vô địch quyền anh hạng nặng thế giới, nói 35 người, trong đó có hai trẻ em, đã bị thương trong đêm và lệnh giới nghiêm được áp đặt từ tối ngày thứ Bảy cho đến sáng thứ Hai.

    Theo tường trình của Reuters, người Ukraine đang đối mặt với những hàng dài người xếp hàng dài để rút tiền tại các máy rút tiền và mua nhiên liệu tại các trạm xăng, nơi mà mỗi cá nhân chủ yếu chỉ giới hạn ở 20 lít. Nhiều cửa hàng ở trung tâm thành phố đã đóng cửa và các con phố hầu như vắng bóng người vào chiều ngày thứ Bảy.

    Ít nhất 198 người Ukraine, bao gồm ba em nhỏ, đã thiệt mạng và 1.115 người bị thương cho đến nay trong cuộc xâm lược của Nga, Bộ Y tế Ukraine cho biết. Không rõ liệu con số có chỉ bao gồm thương vong dân sự hay không.

    Ukraine, một quốc gia dân chủ với 44 triệu dân, giành độc lập vào năm 1991 sau khi Liên bang Soviet sụp đổ. Ukraine muốn gia nhập NATO và EU, những mục tiêu mà Nga phản đối. Ông Putin nói rằng Ukraine là một quốc gia bất chính danh được tạo ra từ nước Nga, một quan điểm mà người Ukraine coi là nhằm xóa bỏ lịch sử và bản sắc riêng biệt của họ.

    Khoảng 100.000 người đã băng qua biên giới vào Ba Lan từ Ukraine kể từ hôm thứ Năm, trong đó có 9.000 người nhập cảnh từ 7 giờ sáng ngày thứ Bảy, Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Pawel Szefernaker cho biết.

    Người Ukraine cũng vượt biên giới sang Hungary, Romania và Slovakia.

    Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đã nổ ra ở Đức, Thụy Sĩ, Anh, Nhật Bản, Úc và nhiều nơi khác trên toàn thế giới.

    "Tôi ở đây vì tôi vô cùng xấu hổ về đất nước nơi tôi sinh ra," Valery Bragar, một người Nga hiện là công dân Thụy Sĩ, nói tại một cuộc biểu tình ở Genève, theo Reuters.

    ------------

    Quân Nga tiến vào Kharkov, bao vây thủ đô Kiev

    27/02/2022 - Thu Hằng / RFI
    Quân Nga đã « mở rộng tấn công từ mọi hướng » tại Ukraina theo lệnh được ban hành từ chiều 26/02/2022 sau thời gian tạm lắng để bàn về nối lại đàm phán nhưng Kiev không chấp nhận vì Matxcơva đòi đưa vấn đề « Ukraina trung lập » vào chương trình nghị sự. Sáng 27/02, thống đốc vùng Kharkov, xác nhận « nhiều xe hạng nhẹ của kẻ thù Nga đã vào » thành phố lớn thứ hai của Ukraina. Trong khi đó, thủ đô Kiev bị bao vây và vẫn chống trả quyết liệt.

    Lực lượng Ukraina vẫn đang giao tranh với quân Nga tại nhiều nơi ở Kharkov, kể cả trung tâm thành phố, trong ngày 27/02 sau khi gia tăng oanh kích từ chiều 26/02. Theo phóng viên của AFP, bốn xe bọc thép hạng nhẹ và một xe tải của quân Nga bị bỏ rơi trên phố. Tiếng súng, tiếng nổ vọng trong thành phố vắng lặng vì người dân trú ẩn ở nhà.

    Ukraina trải qua một đêm « nặng nề ». Trong đoạn video đăng trên mạng xã hội sáng 27/02, tổng thống Zelensky lên án các trận oanh kích của Nga nhắm cả vào các khu dân cư : « Vassylkiv, Kiev, Cherniguiv, Soumi, Kharkov và nhiều thành phố khác sống trong những điều kiện chưa từng thấy trên lãnh thổ chúng ta từ Thế Chiến II ».

    Quân Nga gia tăng oanh kích nhằm chiếm thủ đô Kiev nhưng bị lực lượng phòng vệ Ukraina chống trả quyết liệt. Thông tín viên RFI Siohan tại Kiev tường thuật các cuộc giao tranh trong đêm 27/02 :

    « Trong đêm, các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn. Chúng tôi nghe thấy rất nhiều vụ nổ cách không xa trung tâm thành phố. Chúng tôi cũng nghe thấy tiếng súng tự động, có thể là từ phía lực lượng phòng thủ Ukraina chống lại những « đơn vị gây hấn ». Đó là những quân nhân Nga tìm cách xâm nhập vào trung tâm thành phố Kiev bằng xe bọc thép, nhưng lập tức bị lực lượng vệ binh quốc gia hoặc quốc phòng Ukraina chặn lại. Lực lượng này được lệnh không cần bắt làm tù binh mà hạ gục ngay những người thâm nhập vào trung tâm Kiev.

    Chúng tôi cũng được tin là ở các vùng phụ cận quanh thủ đô cũng diễn ra nhiều cuộc giao tranh. Dường như quân đội Nga tìm cách lập cầu không vận phía trên thành phố. Vào đầu buổi đêm cũng diễn ra một vụ oanh kích lớn ở thành phố Vassylkiv, nơi một kho xăng bị tên lửa tấn công. Trong suốt một tiếng, chúng tôi ngửi thấy mùi xăng nồng nặc bay đến trung tâm thành phố. Vụ tấn công này cũng gây lo ngại thảm họa môi trường cho địa phương nhỏ ở phía nam Kiev.

    Dường như quân Nga đang tìm cách phá những kho dự trữ năng lượng. Chúng tôi nhận được tin là quân Nga tiến vào nhà máy điện hạt nhân chính của Ukraina, gần Zaporizhzhia ở đông nam đất nước ».

    Trước đó trong thông cáo sáng 26/02, quân đội Ukraina khẳng định đã khiến quân Nga chịu « tổn thất nặng nề », với khoảng 3.500 quân nhân Nga bị chết và 200 người bị bắt từ khi Nga đưa quân chiếm Ukraina, 102 xe tăng và 530 xe quân sự khác bị phá hủy. Về phía Ukraina, có khoảng 115.000 người đã đến tị nạn ở Ba Lan. Cuộc tấn công của Nga từ bốn ngày qua đã khiến gần 200 người Ukraina thiệt mạng và gần 320 người bị thương.

    Về mặt ngoại giao, Nga tiếp tục đưa đề xuất đàm phán và cử một phái đoàn đến thành phố Gomel của Belarus. Ngày 27/02, tổng thống Zelensky cho biết Ukraina sẵn sàng đàm phán nhưng không phải tại Belarus vì Minsk đồng lõa trong cuộc xâm lược của Nga. Phía Ukraina đã đề xuất các thành phố « Vacxava, Bratislava, Budapest, Istanbul, Bakou » và « bất kỳ thành phố nào khác phù hợp với chúng tôi ».

    ------------

    Trực Tiếp : phóng sự về Chiến Tranh Ukraina

    27/02/2022 - VOA

    Quan chức Ukraine: Quân đội Nga đã tiến vào thành phố Kharkiv

    Các lực lượng Ukraine đã chiến đấu với quân đội Nga trên các đường phố của thành phố Kharkiv, đông bắc Ukraine hôm 27/2, thống đốc khu vực cho biết.

    “Các phương tiện hạng nhẹ của kẻ thù Nga đã đột nhập vào Kharkiv, bao gồm cả trung tâm thành phố”, Thống đốc Oleh Sinegubov cho biết. “Các lực lượng vũ trang của Ukraine đang tiêu diệt kẻ thù. Chúng tôi yêu cầu dân thường không ra ngoài”.

    Video do ông Anton Herashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ, và cơ quan thông tin nhà nước Ukraine công bố cho thấy một số phương tiện quân sự hạng nhẹ di chuyển dọc một con phố và riêng một chiếc xe tăng bị bốc cháy.

    Một nhân chứng của Reuters ở thành phố Kharkiv cho biết có thể nhìn thấy binh lính Nga và xe bọc thép ở các khu vực khác nhau của thành phố và có thể nghe thấy tiếng súng nổ.

    (Theo Reuters)

    .....

    Ukraine từ chối chọn Belarus làm địa điểm cho các cuộc đàm phán

    Tổng thống Ukraine nói rằng đất nước của ông đã sẵn sàng cho các cuộc hòa đàm với Nga nhưng không phải ở Belarus, nơi là cứ địa cho cuộc xâm lược kéo dài 3 ngày qua của Moscow, theo AP.

    Phát biểu trong một thông điệp video hôm 27/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã chỉ định Warsaw, Bratislava, Istanbul, Budapest hoặc Baku là những địa điểm thay thế. Ông cho biết các địa điểm khác cũng có thể thực hiện được nhưng nói rõ rằng Ukraine không chấp nhận việc Nga lựa chọn Belarus.

    Điện Kremlin hôm 27/2 cho biết một phái đoàn Nga đã đến thành phố Homel của Belarus để hội đàm với các quan chức Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phái đoàn bao gồm các quan chức quân sự và nhà ngoại giao.

    Ông Peskov nói: “Phái đoàn Nga đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, và chúng tôi đang đợi những người Ukraine”.

    (theo AP)

    .....

    Hơn 43.000 người Ukraine đã vào Romania kể từ khi Nga xâm lược

    Hơn 43.000 người Ukraine đã chạy sang Romania lánh nạn trong ba ngày qua kể từ khi Nga xâm lược Ukraine bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, dữ liệu của cảnh sát biên giới cho biết hôm 27/2.

    Những người tản cư Ukraine đã vào Romania thông qua bốn trạm kiểm soát biên giới trên bộ với Ukraine, nhưng cũng thông qua các trạm kiểm soát với Moldova. Hàng nghìn người trong số họ đã rời khỏi Ukraine trên đường đến Bulgaria và Hungary.

    (theo Reuters)

    .....

    Quân đội Nga tiến vào Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine

    Giao tranh trên đường phố nổ ra vào sáng ngày 27/2 ở Kharkiv khi quân đội Nga tràn vào thành phố lớn thứ hai của Ukraine, theo một quan chức khu vực, sau một làn sóng tấn công ở những nơi khác nhằm vào các sân bay và cơ sở nhiên liệu dường như đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc xâm lược đã bị chậm lại bằng sự chống trả quyết liệt, theo AP.

    Quân đội Nga đã tiếp cận thành phố Kharkiv, cách biên giới với Nga khoảng 20 km về phía nam, ngay sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược Ukraine hôm 24/2.

    Ông Oleh Sinehubov, người đứng đầu chính quyền khu vực Kharkiv cho biết, quân đội Nga đã tiến vào thành phố này và bị lực lượng Ukraine giao tranh vào sáng ngày 27/2.

    (theo AP)

    .....

    150.000 người Ukraine chạy lánh nạn

    LHQ vừa cho biết việc Nga xâm lược Ukraine có thể khiến khoảng 4 triệu người Ukraine phải rời bỏ đất nước của họ, dẫn đến một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất ở châu Âu trong hơn 70 năm qua.

    Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn Filippo Grandi, tính đến sáng 26/2, hơn 150.000 người Ukraine đã sang các nước láng giềng, với ước tính khoảng 75.000 người sang Ba Lan.

    Theo AP, dòng xe ô tô tại cửa khẩu Medyka, Ba Lan-Ukraine kéo dài đến 15 km.

    Những người tị nạn chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già vì hồi đầu tuần này Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ra lệnh cấm những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ rời khỏi đất nước.

    (theo Reuters và AP)

    .....

    Các quan chức Ukraine hôm 27/2 cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các cơ sở dầu khí ở Ukraine, gây ra những vụ nổ lớn, theo Reuters.

    Các mục tiêu tấn công bằng tên lửa của Nga bao gồm một bến dầu bốc cháy ở Vasylkiv, phía tây nam của Kyiv, thị trưởng của thị trấn cho biết. Các tin trên mạng cho thấy các vụ nổ đã thổi những ngọn lửa lớn và khói đen cuồn cuộn lên bầu trời đêm.

    Cũng có tin tức về giao tranh ác liệt gần thành phố thứ hai của Ukraine, Kharkiv, ở phía đông bắc, nơi quân đội Nga cho nổ một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, một cơ quan nhà nước Ukraine cho biết.

    Thị trưởng thành phố Vasylkiv, Natalia Balasinovich nói: “Kẻ thù muốn phá hủy mọi thứ.

    Lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở tỉnh Luhansk, miền Đông nước này cho biết một tên lửa của Ukraine đã làm nổ một bến dầu ở thị trấn Rovenky.

    (theo Reuters)

    .....

    LHQ: Ít nhất 64 thường dân thiệt mạng trong chiến sự ở Ukraine

    Liên Hợp Quốc cho biết họ đã xác nhận ít nhất 240 thương vong dân sự, bao gồm ít nhất 64 người thiệt mạng, trong cuộc giao tranh ở Ukraine nổ ra kể từ cuộc xâm lược của Nga hôm thứ Năm - mặc dù họ tin rằng "con số thực tế cao hơn đáng kể" vì nhiều báo cáo về thương vong vẫn chưa được xác nhận.

    Văn phòng Điều phối Sự vụ Nhân đạo của LHQ (OCHA) truyền đạt con số này vào cuối ngày thứ Bảy từ văn phòng nhân quyền của LHQ, nơi có các phương pháp luận và quy trình xác minh nghiêm ngặt về thương vong do xung đột.

    OCHA cũng cho biết thiệt hại về cơ sở hạ tầng dân sự đã khiến hàng trăm ngàn người không thể sử dụng điện hoặc nước, và trình ra bản đồ “các tình huống nhân đạo” ở Ukraine - chủ yếu ở miền bắc, đông và nam Ukraine.

    Văn phòng nhân quyền trước đó vào đầu ngày thứ Sáu báo cáo con số thống kê ban đầu ít nhất là 127 thương vong dân sự - 25 người thiệt mạng và 102 người bị thương - chủ yếu là do các pháo kích và không kích.

    .....

    Nga giờ là ‘kẻ bị ruồng rẫy về kinh tế và tài chính toàn cầu'

    Các chế tài nặng nề chưa từng thấy của phương Tây nhằm cắt đứt các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống toàn cầu và gây khó khăn cho ngân hàng trung ương của nước này sẽ khiến Moscow trở thành "kẻ bị ruồng rẫy" về tài chính với đồng ruble "rơi tự do," một quan chức cao cấp của Mỹ nói ngày thứ Bảy, theo AFP.

    “Nga đã trở thành kẻ bị ruồng rẫy về kinh tế và tài chính toàn cầu,” quan chức này nói, và ngân hàng trung ương Nga hiện “không thể chống đỡ được đồng ruble.”

    "Chỉ có Putin mới có thể quyết định ông ta sẵn sàng chịu thêm bao nhiêu tổn hại nữa," quan chức này cho biết thêm rằng một lực lượng đặc nhiệm sẽ "săn lùng" "du thuyền, máy bay riêng, xe sang và biệt phủ" của các nhà tài phiệt Nga.

    .....

    Phương Tây giáng thêm chế tài nặng nề vào Nga

    Các nhà lãnh đạo của Ủy hội Châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada, và Mỹ - trong cú giáng nặng nề nhất từ trước tới giờ nhắm vào Nga - đã đạt đồng thuận cắt đứt kết nối của một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế SWIFT.

    Các biện pháp cũng bao gồm ngăn cản Ngân hàng Trung ương Nga huy động nguồn dự trữ quốc tế nhằm giảm nhẹ tác động của chế tài.

    Trong khi đó, các ngân hàng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc đang hạn chế việc cho vay để mua nguyên liệu thô từ Nga do lo ngại các chế tài thứ cấp.

    .....

    Đức Giáo hoàng gọi điện thoại cho Tổng thống Ukraine, bày tỏ ‘nỗi đau sâu sắc’

    Đại sứ quán Ukraine tại Vatican cho biết Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại vào thứ Bảy với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

    Đại sứ quán viết trên Twitter rằng "Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi đau sâu sắc nhất của mình đối với những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở đất nước chúng ta."

    Ông Zelenskyy sau đó viết trên Twitter rằng ông cảm ơn Đức Giáo hoàng đã "cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine và ngừng bắn. Người dân Ukraine cảm nhận được sự ủng hộ tinh thần của Đức Ngài."

    Đức Giáo hoàng, người đã nhiều lần gọi chiến tranh là điên rồ, đã chỉ định ngày 2 tháng 3, tức Thứ Tư Lễ Tro, là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình.

    .....

    Tin nói Đức chấp thuận súng phóng lựu chống tăng cho Ukraine

    Trong một sự đảo ngược lập trường bất ngờ, Đức đã chấp thuận chuyển giao súng phóng lựu chống tăng cho Ukraine, AFP loan tin dẫn một nguồn từ chính phủ nước này.

    "Với cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine, chính phủ sẵn sàng cung cấp những khí tài khẩn cấp cần thiết cho việc phòng vệ Ukraine," nguồn tin nói trong một phát biểu.

    Báo POLITICO dẫn lời hai quan chức EU cho biết Đức đã ủy quyền cho Hà Lan gửi cho Ukraine 400 súng phóng lựu chống tăng phản lực để hỗ trợ cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nga. Bước đi này được nói là đánh dấu sự thay đổi đột ngột trong chính sách quân sự của Berlin giữa áp lực từ các đồng minh EU và NATO

    Cho đến tận ngày thứ Bảy, Đức vẫn nhất quyết duy trì một lập trường lâu đời là không cho phép vũ khí sát thương mà nước này kiểm soát được chuyển vào khu vực xung đột, theo POLITICO.

    .....

    Quân đội Nga được lệnh mở rộng tiến công Ukraine ‘từ mọi hướng’

    Quân đội Nga đã được lệnh mở rộng cuộc tiến công ở Ukraine "từ mọi hướng," sau khi Ukraine từ chối tổ chức các cuộc đàm phán tại Belarus, Bộ Quốc phòng Nga nói trong một phát biểu ngày thứ Bảy.

    “Sau khi phía Ukraine bác bỏ tiến trình đàm phán, hôm nay tất cả các đơn vị đã được lệnh phát triển mũi tiến công từ mọi hướng phù hợp với kế hoạch của chiến dịch,” phát ngôn viên quân đội Nga Igor Konashenkov cho biết trong một phát biểu.

    .....

    Tổng thống Biden chấp thuận 350 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraine

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải ngân 350 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraine vào ngày thứ Sáu trong khi nước này đang chiến đấu để đẩy lùi một cuộc xâm lược của Nga.

    Trong một bản ghi nhớ gửi cho Ngoại trưởng Antony Blinken, ông Biden chỉ đạo khoản tiền 350 triệu đôla, vốn được phân bổ thông qua Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài, cung cấp cho Ukraine để hỗ trợ quốc phòng.


    Last edited by hoangthymaithao; 02-27-2022 at 04:42 AM.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  7. The Following User Says Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    Kiến Hôi (02-27-2022)

  8. #6
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    Tin tức cập nhật 27/02/2022 : Đồng minh phương Tây tăng cường trừng phạt kinh tế đối với Nga và tổng lực giúp Ukraina đương đầu trước cuộc xâm lăng của Nga

    >>


    NATO và Mỹ lên tiếng sau khi TT Putin đặt lực lượng hạt nhân trong tình trạng cảnh giác cao

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm Chủ nhật rằng động thái của Tổng thống Vladimir Putin, đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng cảnh giác cao, là điều nguy hiểm và vô trách nhiệm, đồng thời làm tình hình nghiêm trọng hơn.

    "Đây là một tuyên bố nguy hiểm. Đây là một hành vi vô trách nhiệm. Và tất nhiên khi ta kết hợp tuyên bố này với những gì họ đang làm trên thực địa ở Ukraine - tiến hành cuộc chiến chống lại một quốc gia độc lập, có chủ quyền, tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine - điều này càng làm tăng thêm tính nghiêm trọng của tình hình ”, ông Stoltenberg nói trên chương trình “State of the Union” của CNN.

    Trong khi đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói hôm Chủ nhật rằng động thái của ông Putin là một phần trong phương thức tạo ra các mối đe dọa để Moscow biện minh cho hành động gây hấn.

    "Chúng tôi đã chứng kiến ông ấy làm điều này hết lần này đến lần khác. Chưa bao giờ Nga bị NATO đe dọa, bị Ukraine đe dọa", bà Psaki nói trên chương trình "This week" của kênh ABC.

    "Tất cả đều là phương thức của Tổng thống Putin và chúng tôi sẽ chống lại điều đó. Chúng tôi có khả năng tự bảo vệ mình, nhưng chúng tôi cũng cần chỉ ra những gì chúng tôi đang thấy ở đây từ Tổng thống Putin".

    Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ cho Ukraine, bà Psaki nói. Bà cũng cho biết rằng Washington cũng không loại trừ các biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.

    Bà Psaki nói: “Chúng tôi không loại bỏ điều đó, nhưng chúng tôi cũng muốn làm điều đó và đảm bảo rằng chúng tôi giảm thiểu tác động đến thị trường toàn cầu và thực hiện nó một cách thống nhất”.

    --------

    Pháp, Mỹ và nhất là Đức, loan báo gởi vũ khí hỗ trợ Ukraina

    27/02/2022 - Trọng Nghĩa / RFI
    Trong một quyết định đi ngược hẳn với chính sách truyền thống của mình, nước Đức vào hôm qua, 26/02/2022 đã bật đèn xanh cho việc cung cấp tên lửa chống tăng và phòng không cho Ukraina. Pháp cũng loan báo "quyết định giao các thiết bị phòng thủ bổ sung cho chính quyền Ukraina". Các tuyên bố của Đức và Pháp được đưa ra sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden bổ sung 350 triệu đô la viện trợ quân sự cho chính quyền Kiev.

    Trong một thông báo, chính phủ Đức cho biết sẽ chuyển giao cho Ukraina "càng sớm càng tốt" một nghìn tên lửa chống tăng và 500 tên lửa phòng không loại Stinger, cùng với 9 dàn đại pháo di động, để giúp nước này đối mặt với sự xâm lược của quân đội Nga.

    Theo một nguồn tin chính phủ, Đức cũng thông báo chuyển cho Ukraine 14 xe bọc thép cũng như 10.000 tấn nhiên liệu. "Các biện pháp hỗ trợ khác hiện đang được nghiên cứu".

    Berlin gần đây đã bị chính quyền Kiev chỉ trích nặng nề trong vì đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraina. Chính phủ Đức luôn biện minh cho mình bằng chính sách hạn chế mà họ đã tuân theo kể từ thời hậu chiến, cấm xuất khẩu thiết bị "sát thương" đến các khu vực có xung đột.

    Ngay sau Đức, vào tối thứ Bảy, Pháp đã thông báo quyết định chuyển giao thêm thiết bị phòng thủ và hỗ trợ nhiên liệu cho Ukraina. Theo phủ tổng thống Pháp, quyết định đã được thông qua trong cuộc họp của hội đồng quốc phòng tại điện Elysée dưới quyền chủ tọa của tổng thống xung quanh tổng thống Emmanuel Macron.

    Theo đại sứ Ukraina tại Paris, Kiev rất cần đến các "phương tiện phòng không" và thiết bị kỹ thuật số.

    Ngay từ thứ Sáu 25/02, tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cung cấp bổ sung 350 triệu đô la vũ khí cho Ukraina, lấy từ kho vũ khí của Hoa Kỳ. Trong thời gian qua, Ukraina đã đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí chống tăng Javelin và tên lửa Stinger để bắn hạ máy bay.

    Hoa Kỳ đã trích vũ khí kho của mình để cung cấp cho Ukraina vào mùa thu năm 2021 và sau đó một lần nữa vào tháng 12. Trong năm qua, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 1 tỷ đô la cho Ukraina.

    -------------

    Phương Tây loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống Swift

    27/02/2022 - Thu Hằng / RFI
    Sau một thời gian do dự và bất đồng do Đức và Hungary, các nước phương Tây đã quyết định loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống ngân hàng Swift. Biện pháp được cho là « vũ khí nguyên tử » nằm trong loạt trừng phạt mới được phương Tây công bố ngày 26/02/2022 nhắm vào chính quyền của tổng thống Putin.

    Trong một thông cáo chung, được AFP trích dẫn, Nhà Trắng cho biết là các nhà lãnh đạo Ủy Ban châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada và Mỹ đã nhất trí « tiếp tục buộc Nga trả giá và sẽ cô lập thêm Nga khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế và nền kinh tế » của những nước này. Trước mắt, các nước phương Tây loại « một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thông tin Swift », các biện pháp tiếp theo sẽ được đưa ra trong những ngày tới.

    Có khoảng 300 ngân hàng Nga tham gia hệ thống Swift, tên viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu), được một công ty có trụ sở ở Bỉ thành lập năm 1973 và hiện có hơn 11.000 ngân hàng ở khoảng 200 nước trên thế giới tham gia.

    Theo giải thích với France 24 ngày 25/02 của bà Yamina Fourneyron, giáo sư khoa học kinh tế tại đại học Lorraine (Pháp), « Swift là một trung gian tin học không thực hiện các lệnh chuyển tiền nhưng tập trung những lệnh chuyển tiền giữa khách hàng của các ngân hàng khác nhau ».

    Trong thông cáo ngày 26/02, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh : « Loại những ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính thế giới sẽ ngăn họ thực hiện phần lớn các giao dịch tài chính quốc tế và sẽ chặn hoạt động xuất nhập khẩu của Nga ». Tuy nhiên, các ngân hàng đối tác nước ngoài cũng không thể giao dịch với ngân hàng Nga bị cấm.

    Ngoài ra, phương Tây cũng sẽ ngăn Matxcơva sử dụng « ngân khố chiến tranh » bằng cách phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, ngừng các giao dịch và khiến Nga không bán được những tài sản đó. Cuối cùng, phương Tây cũng sẽ cấm các nhà tài phiệt Nga sử dụng cổ phiếu trên thị trường những nước này. Chương trình « Hộ chiếu vàng » dành cho giới nhà giầu Nga cũng sẽ được xem xét đình chỉ.

    Theo AFP, một nhóm giám sát gồm các chuyên gia của hai bờ Đại Tây Dương sẽ được thành lập vào tuần tới để thực hiện các biện pháp trừng phạt tài trên « qua việc xác định và phong tỏa tài sản của những cá nhân và thực thể bị nhắm đến ».

    ------------

    EU: 300.000 người tị nạn Ukraine sang các nước châu Âu

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Cho đến nay, ít nhất 300.000 người tị nạn Ukraine đã vào lãnh thổ EU và khối này cần chuẩn bị cho số lượng người đến lớn hơn nữa, Ủy viên Nội vụ EU Ylva Johansson cho biết hôm Chủ nhật.

    "Tôi tự hào về cách các công dân châu Âu ở biên giới đang thể hiện tình đoàn kết cụ thể với những người Ukraine đang chạy trốn cuộc chiến tranh khốc liệt, khủng khiếp này", bà nói với các phóng viên khi đến dự một cuộc họp đặc biệt của các bộ trưởng nội vụ EU ở Brussels để thảo luận về hậu quả của cuộc chiến ở Ukraina.

    Bà cho biết sẽ công bố một chính sách đoàn kết tại cuộc họp để hỗ trợ những người Ukraine chạy trốn khỏi đất nước của họ cũng như các nước EU bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những người tị nạn tại thời điểm này.

    Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Nhập cư Đan Mạch Mattias Tesfaye cho biết Đan Mạch đã sẵn sàng cung cấp nơi trú ngụ cho những người Ukraine đang chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

    "Chúng tôi có 13.000 công dân Ukraine đang sống ở Đan Mạch. Tôi biết rằng một số người muốn rời Ukraine muốn sống với gia đình và bạn bè của họ ở Đan Mạch", ông nói với các phóng viên khi đến dự cuộc họp đặc biệt với những người đồng cấp EU ở Brussels để thảo luận về cuộc khủng hoảng.

    "Tôi đã cho thấy rất rõ ràng rằng cánh cửa của Đan Mạch đang mở và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ”.

    ------------

    Nhiều tiếng nói phản chiến tại Nga bất chấp trấn áp của chính quyền

    27/02/2022 - Thu Hằng / RFI
    Trong ba ngày kể từ khi tổng thống Putin ra lệnh tấn công Ukraina đến 26/02/2022, Nga đã bắt giữ hơn 3.000 người biểu tình phản đối trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh cấm và trấn áp của chính quyền. Giới văn nghệ sĩ nổi tiếng Nga cũng bày tỏ « kinh hoàng » và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến giữa lòng châu Âu.

    Thông tín viên RFI Anissa El Jabri tường trình từ Matxcơva :

    « Họ không giấu mặt, giữ đúng vai trò người của công chúng và đối với nhiều người trong số họ thì đây là lần đầu tiên. Có thể thấy giọng soprano nổi tiếng nhất của Nga, hay một trong những nghệ sĩ múa ba lê lớn của nhà hát Bolshoi ; một nghệ sĩ Nga nổi tiếng hay một ca sĩ rất được ngưỡng mộ cùng với vợ là một nhà tạo mẫu ; một Youtuber rồi các nhà báo, giờ có đến 300 người đã ký vào bức thư ngỏ, thêm vào đó là một bản kiến nghị của nhân viên y tế.

    Tiếp theo là nhiều chuyên gia về ngoại giao, một cố vấn nổi tiếng cho bộ Ngoại Giao Nga… Những thông điệp phản chiến lan truyền trong giới người nổi tiếng và những gương mặt không ngờ đến. Họ bày tỏ nỗi tức giận, sự hổ thẹn, cũng như tuyệt vọng. Rồi cũng có những người vô danh treo cờ Ukraina bên ngoài cửa sổ hoặc dán những khẩu hiệu « Không chiến tranh ».

    Đến giờ, tất cả những người này đều phải đối mặt với rủi ro lớn, khôn lường. Xin nêu ví dụ về quyết tâm của những chính trị gia « diều hâu » ở Nga. Hôm qua, khi được hỏi về khả năng Nga không còn nằm trong Hội đồng toàn châu Âu, cựu tổng thống Dimitri Medvedev đã trả lời lạnh lùng : Không sao hết, điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể lập lại án tử hình ».

    Về phía chính trị gia, theo AFP, hai nghị sĩ của đảng Cộng Sản, đảng đề xuất công nhận độc lập của hai nước Cộng Hòa ly khai Ukraina, đã lên án vụ tấn công. Ngày 26/02, nghị sĩ Mikhail Matveiev viết : « Tôi bỏ phiếu vì hòa bình, chứ không phải vì chiến tranh, không phải để người ta oanh kích Kiev ».

    Trước đó, trong bức thư ngỏ được nhật báo Pháp Le Monde đăng ngày 25/02, 664 nhà nghiên cứu và khoa học Nga đã « yêu cầu ngừng ngay lập tức tất cả các hành động chiến tranh nhắm vào Ukraina ». Qua việc tấn công Ukraina, « Nga tự cô lập trên trường quốc tế ».

    -----------

    Hội Đồng Bảo An chuẩn bị đưa nghị quyết về Ukraina ra trước Đại Hội Đồng LHQ

    27/02/2022 - Trọng Nghĩa / RFI
    Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ lại nhóm họp vào hôm nay 27/02/2022 để thông qua một nghị quyết kêu gọi triệu tập Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để có thể tổ chức một "phiên họp đặc biệt" vào thứ Hai về cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina.

    Theo các nguồn ngoại giao được hãng tin Pháp AFP vào hôm qua trích dẫn, việc thông qua nghị quyết này chỉ cần đến 9 phiếu thuận trong số 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An. Việc yêu cầu triệu tập Đại Hội Đồng là một khả năng nằm trong quy định của Liên Hiệp Quốc nhưng rất hiếm khi được sử dụng, và không thể bị bất cứ thành viên thường trực nào phủ quyết.

    Một nhà ngoại giao xin giấu tên đã giải thích với AFP rằng mục tiêu của phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng là “tạo điều kiện cho 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc bày tỏ lập trường” về cuộc xung đột, về việc “vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc” và tất nhiên là để lên án chiến tranh.

    Nếu nghị quyết dự kiến được Hội Đồng Bảo An thông qua, “phiên họp đặc biệt” của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc sẽ phải được tổ chức 24 tiếng đồng hồ sau đó.

    Sau thất bại vào thứ Sáu ở Hội Đồng Bảo An mà Nga với tư cách là thành viên thường trực đã phủ quyết, Đại Hội Đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về một văn bản tương tự trong “phiên họp đặc biệt”.

    Theo AFP, một số nhà ngoại giao đã chờ đợi rằng tại Đại Hội Đồng, ​​sẽ có đa số hơn một trăm thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ văn bản này.

    TT Ukraina yêu cầu LHQ hủy bỏ quyền quyết định của Nga

    Ngoài cuộc họp của Hội Đồng Bảo An, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng tích cực dấn thân vào hồ sơ Ukraina. Hành động mới nhất của người lãnh đạo Liên Hiệp Quốc là gọi điện cho tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm 26/02/2022 để khẳng định quyết tâm của Liên Hiệp Quốc tăng cường trợ giúp nhân đạo cho Ukraina.

    Trong một tin nhắn Twitter, tổng thống Ukraina đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc “hủy bỏ quyền phủ quyết của Nga tại Hội Đồng Bảo An, công nhận các hành động và tuyên bố của Nga là tội ác diệt chủng, hỗ trợ công việc trao trả thi hài binh sĩ bị thiệt mang”.

    Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten giải thích:

    “Vào ngày thứ hai của cuộc giao tranh làm rung chuyển Kiev, người lãnh đạo LHQ đã gọi điện cho tổng thống Ukraina. Tổng thư ký Antonio Guterres trước tiên đảm bảo với ông Zelensky về cam kết của Liên Hiệp Quốc trong việc triển khai viện trợ và hỗ trợ nhân đạo cho người Ukraina - một công việc đang được điều phối từ Genève.

    Volodymyr Zelensky nhân cơ hội yêu cầu ông Guterres làm mọi cách để tước bỏ quyền phủ quyết của Nga, một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An vốn đang xâm lược đất nước Ukraina. Matxcơva đã thành công trong việc dùng quyền này ngăn không cho Hội Đồng Bảo An lên án Nga.

    Hai bên cũng thảo luận về khả năng gọi các hành động và tuyên bố của Nga chống lại Ukraina là “tội ác diệt chủng”, cũng như việc trao trả thi thể của các binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công.

    Ngoài ra, ông Antonio Guterres cũng xác nhận rằng ông sẽ đưa ra lời kêu gọi tài trợ cho các hoạt động nhân đạo ở Ukraina vào thứ Ba tới đây.”

    ---------

    Các đồng minh phương Tây cắt đứt một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống toàn cầu

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Các đồng minh phương Tây loan báo áp đặt một loạt những chế tài mới nhắm vào Nga vào ngày thứ Bảy, bao gồm cắt đứt một ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu chính.

    Tìm cách tăng cường trừng phạt kinh tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì xâm lược Ukraine, Mỹ và các đối tác châu Âu cũng cho biết họ sẽ áp đặt các biện pháp đối với ngân hàng trung ương Nga nhằm hạn chế khả năng chống đỡ đồng ruble.

    "Trong khi các lực lượng Nga mở cuộc tấn công nhắm vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine, chúng tôi quyết tâm tiếp tục áp đặt những tổn hại lên Nga mà sẽ khiến Nga bị cô lập hơn nữa khỏi hệ thống tài chính quốc tế và nền kinh tế của chúng ta," các đồng minh phương Tây nói khi họ leo thang phản ứng trừng phạt.

    "Chúng tôi sẽ thi hành các biện pháp này trong những ngày tới," theo một tuyên bố chung của Mỹ, Pháp, Canada, Ý, Anh và Ủy hội Châu Âu.

    Sau khi ban đầu né tránh một bước đi như vậy, các đồng minh quyết "bảo đảm rằng những ngân hàng Nga được lựa chọn sẽ bị gạt khỏi hệ thống thông tin liên lạc SWIFT."

    Bước đi này giáng một đòn nặng nề vào thương mại của Nga và khiến các công ty Nga khó kinh doanh hơn. SWIFT, viết tắt tiếng Anh của "Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu," là một mạng thông tin liên lạc an toàn giúp cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới được thực hiện nhanh chóng, biến nó trở thành một cơ chế quan trọng cho thương mại quốc tế.

    Các chế tài đối với ngân hàng trung ương Nga có thể hạn chế việc ông Putin sử dụng hơn 630 tỉ đôla dự trữ quốc tế, vốn được nhiều người xem là giúp che chắn Nga khỏi một số tổn hại về kinh tế.

    “Nga đã trở thành kẻ bị ruồng rẫy về kinh tế và tài chính toàn cầu,” một quan chức cao cấp của Mỹ nói, theo AFP.

    "Chỉ có Putin mới có thể quyết định ông ta sẵn sàng chịu thêm bao nhiêu tổn hại nữa," quan chức này cho biết, nói thêm rằng một lực lượng đặc nhiệm sẽ "săn lùng" "du thuyền, máy bay riêng, xe sang và nhà giàu" của các nhà tài phiệt Nga.

    Loan báo được đưa ra khi giao tranh vẫn tiếp diễn trên khắp Ukraine. Thủ đô và các thành phố khác đã bị tấn công bởi pháo binh và phi đạn hành trình của Nga.

    Ông Putin khởi động điều mà ông gọi là chiến dịch quân sự đặc biệt trước rạng sáng ngày thứ Năm, phớt lờ những cảnh báo của phương Tây và cho rằng chế độ "tân phát xít" ở Ukraine đe dọa an ninh của Nga.

    Điện Kremlin nói binh sĩ của họ đang tiến lên trở lại "theo mọi hướng" sau khi ông Putin ra lệnh hưu chiến vào ngày thứ Sáu. Chính phủ Ukraine nói không có bất cứ sự hưu chiến nào.

    "Chúng tôi đã kháng cự và đang đẩy lùi thành công các cuộc tấn công của kẻ thù. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn," Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói trong một video đăng trên mạng xã hội của ông.

    -------

    Đức thay đổi chính sách, chấp thuận xuất khẩu súng phóng lựu cho Ukraine

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Đức đã chấp thuận chuyển giao 400 khẩu súng phóng lựu chống tăng phản lực từ Hà Lan cho Ukraine, xác nhận sự thay đổi chính sách sau khi Berlin vấp phải chỉ trích vì từ chối gửi vũ khí cho Kyiv, không giống như các nước đồng minh phương Tây khác.

    "Sự chấp thuận đã được xác nhận bởi thủ tướng," một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nói ngày thứ Bảy. Súng phóng lựu là từ kho dự trữ của quân đội Đức.

    Đức có chính sách lâu dài là không xuất khẩu vũ khí tới các vùng chiến sự, một phần bắt nguồn từ lịch sử đẫm máu từ thế kỷ 20 và kết quả là lập trường chủ hòa của nước này. Các nước muốn chuyển đi vũ khí của Đức phải xin phép Berlin trước tiên.

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần đề cập đến chính sách này trong những tuần gần đây khi từ chối giao vũ khí sát thương cho Ukraine.

    Đại sứ Kyiv tại Đức ngày thứ Bảy thúc giục Berlin cùng với Hà Lan cung cấp cho Ukraine các tên lửa phòng không Stinger.

    “Chúng tôi cần phòng không và chúng tôi cần vùng cấm bay,” ông Andriy Melnyk nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại đại sứ quán Ukraine.

    Trước đó, ngày thứ Bảy, chính phủ Hà Lan nói trong một lá thư gửi nghị viện nước này rằng họ sẽ cung cấp 200 tên lửa phòng không cho Ukraine sớm nhất có thể.

    Berlin vẫn còn phải quyết định về yêu cầu của Estonia muốn chuyển giao lựu pháo cũ của CHDC Đức cho Ukraine. Phần Lan đã mua loại lựu pháo này vào những năm 90 sau khi bức tường Berlin sụp đổ, và sau đó bán lại cho Estonia.

    -------

    Tổng thống Biden chấp thuận 350 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraine

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị Bộ Ngoại giao cấp thêm 350 triệu đôla giá trị vũ khí từ kho dự trữ của Mỹ cho Ukraine vào ngày thứ Sáu khi nước này đang chiến đấu để đẩy lùi một cuộc xâm lược của Nga.

    Trong một bản ghi nhớ gửi tới Ngoại trưởng Antony Blinken, ông Biden chỉ đạo cấp 350 triệu đôla cho quốc phòng Ukraine, trích từ ngân khoản được phân bổ thông qua Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài.

    Ukraine đã xin vũ khí chống tăng Javelin và phi đạn Stinger để bắn hạ máy bay.

    Ngày thứ Bảy, ông Blinken nói trong một phát biểu rằng lần ủy quyền thứ ba cho các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine là "chưa từng có."

    Lầu Năm Góc cho biết các vũ khí này bao gồm chống thiết giáp, vũ khí cỡ nhỏ, giáp thân và nhiều loại đạn dược khác nhau để hỗ trợ lực lượng phòng thủ tiền tuyến của Ukraine. Ngoài ra, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những khí tài này bao gồm các hệ thống phòng không.

    Mỹ đã rút từ kho vũ khí của mình để cung cấp cho Ukraine vào mùa thu năm 2021 và sau đó một lần nữa vào tháng 12. Ông Blinken cho biết trong năm qua, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 1 tỉ đôla cho Ukraine.

    Các quốc gia khác đã cam kết cung cấp khí tài quân sự cho Kyiv khi quân đội Ukraine chiến đấu chống lại lực lượng xâm lược của Nga.

    Chính phủ Hà Lan sẽ cung cấp 200 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine nhanh nhất có thể, chính phủ Hà Lan cho biết trong một bức thư gửi quốc hội hôm thứ Bảy.

    Bỉ cam kết 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu.

    Đức, quốc gia có chính sách lâu dài không xuất khẩu vũ khí tới các vùng chiến sự, đã chấp thuận giao 400 súng phóng lựu chống tăng phản lực từ Hà Lan cho Ukraine, xác nhận sự thay đổi chính sách sau khi nước này vấp phải chỉ trích vì từ chối gửi vũ khí đến Kyiv, không giống như các đồng minh phương Tây khác.

    Pháp đã quyết định gửi các thiết bị quân sự phòng thủ đến Ukraine để hỗ trợ nước này chống lại sự xâm lược của Nga, một phát ngôn viên của quân đội Pháp cho biết ngày thứ Bảy, nói thêm rằng vấn đề gửi vũ khí tấn công vẫn đang được xem xét.

    -------

    Website chính thức của Điện Kremlin bị tin tặc tấn công giữa chiến sự Ukraine

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Website chính thức của Điện Kremlin, văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kremlin.ru, đã ngừng hoạt động ngày thứ Bảy, sau khi có tin về các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhắm vào nhiều phương tiện truyền thông nhà nước và chính phủ Nga khác.

    Tuần trước, Anh và Mỹ cho biết tin tặc quân sự Nga đứng sau một loạt các cuộc tấn công DDoS đã đánh sập các website ngân hàng và chính phủ Ukraine trong thời gian ngắn trước khi nước này bị Nga xâm lược.

    Việc website của Điện Kremlin ngừng hoạt động ngày thứ Bảy diễn ra trong bối cảnh các thành viên của cộng đồng tin tặc ngày càng mạnh bạo kêu gọi chiến đấu trên mạng, bao gồm cả từ các tài khoản Twitter có lịch sử liên kết với Anonymous, là cộng đồng các nhà hoạt động trực tuyến không có tổ chức lần đầu tiên thu hút sự chú ý toàn cầu khoảng một thập niên trước, theo Reuters.

    Các vụ rò rỉ và tấn công tin tặc với chủ đề Nga do nhóm này gây ra đã bắt đầu lan tràn trên mạng. Tuy nhiên tính xác thực của các tuyên bố của Anonymous vẫn khó xác định.

    Reuters nói không phải là việc bất thường khi các tin tặc tự do hoặc có động cơ ý thức hệ nhảy vào các cuộc xung đột toàn cầu theo một bên này hay bên khác; những hành động tương tự đã diễn ra trong các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả-rập.

    Đôi khi, các bên tham gia xung đột kêu gọi sự chú ý của những tin tặc. Hôm thứ Năm, Reuters đưa tin chính phủ Ukraine đã kêu gọi tin tặc ngầm giúp hỗ trợ nỗ lực của họ đánh bại Nga.

    -------

    Elon Musk kích hoạt Starlink ở Ukraine giúp nối lại internet bị gián đoạn vì chiến sự

    27/02/2022 - Voa / Reuters
    Tỉ phú Elon Musk, nhà lãnh đạo công ty SpaceX, ngày thứ Bảy cho biết dịch vụ intenet băng thông rộng vệ tinh Starlink của công ty đã được kích hoạt ở Ukraine và SpaceX đang gửi thêm các thiết bị đầu cuối (terminal) đến quốc gia này, nơi mạng internet đã bị gián đoạn do cuộc xâm lược của Nga.

    "Dịch vụ Starlink hiện đang hoạt động ở Ukraine. Nhiều thiết bị đầu cuối hơn đang đến," ông Musk viết trên Twitter.

    Ông hồi đáp một lời kêu gọi trên Twitter của một quan chức chính phủ Ukraine, người đã khẩn cầu ông Musk cung cấp cho đất nước đang gặp khó khăn của ông những các trạm Starlink.

    “@elonmusk, trong khi ông cố gắng chiếm đóng sao Hỏa - Nga đang cố gắng chiếm Ukraine! Trong khi tên lửa của ông hạ cánh thành công từ không gian - tên lửa của Nga tấn công người dân Ukraine!" Phó thủ tướng Ukraine, Mykhailo Fedorov, viết trên Twitter.

    Kết nối Internet ở Ukraine đã bị ảnh hưởng vì cuộc xâm lược của Nga, đặc biệt là ở các khu vực phía nam và phía đông của đất nước, nơi giao tranh diễn ra nặng nề nhất, những người theo dõi internet cho biết ngày thứ Bảy.

    Mặc dù việc triển khai cực kì tốn kém, công nghệ vệ tinh có thể cung cấp internet cho những người sống ở vùng nông thôn hoặc những nơi khó phục vụ mà cáp quang và tháp di động không đến được. Công nghệ này cũng có thể là một biện pháp phòng hờ hệ trọng khi bão hoặc các thảm họa thiên nhiên khác làm gián đoạn thông tin liên lạc.

    Ông Musk cho biết vào ngày 15 tháng 1 rằng SpaceX có 1.469 vệ tinh Starlink đang hoạt động và 272 vệ tinh sẽ sớm chuyển sang quỹ đạo hoạt động.

    -------

    Loại Nga khỏi hệ thống Swift : Con dao hai lưỡi đối với phương Tây

    27/02/2022 - Chi Phương / RFI
    Sau một thời gian do dự, ngày 27/02/2022, phương Tây đã quyết định loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống Swift. Được coi là “vũ khí hạt nhân” trên bình diện tài chánh, hệ thống Swift sẽ tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và người dân Nga nhưng các nước trên thế giới cũng bị vạ lây. Vậy hệ thống Swift là gì ? Đài truyền hình Pháp France 24 giải thích trong bài viết ngày 25/02/2022.

    Swift là tên viết tắt của “Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication” (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). Được thành lập năm 1973, công ty tư nhân có trụ sở ở Bỉ đã xây dựng một mạng lưới khổng lồ về thông tin được bảo mật tối đa dành riêng cho các giao dịch tài chính.

    Cụ thể, theo giải thích với France 24 của bà Yamina Fourneyron, giáo sư khoa học kinh tế tại đại học Lorraine (Pháp), “Swift là một trung gian tin học không thực hiện các lệnh chuyển tiền nhưng tập trung những lệnh chuyển tiền giữa khách hàng của các ngân hàng khác nhau. Đó là một công cụ quan trọng để tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn cho các giao dịch lớn”.

    Hiệp hội này hiện có hơn 11.000 ngân hàng ở khoảng 200 nước trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính quốc tế. Năm 2021, mạng lưới này đã chuyển khoảng 10,6 tỉ lệnh thanh toán trên khắp toàn cầu. Để loại khoảng 300 ngân hàng và thể chế Nga khỏi hệ thống này, các nước phương Tây phải gây sức ép đối với công ty và thuyết phục ít nhất 13 trên 25 thành viên của hội đồng hành chính của Swift đưa ra quyết định trên.

    Hậu quả “tàn khốc” cho Nga

    Loại một quốc gia khỏi hệ thống Swift không phải là điều chưa từng có. Biện pháp này đã được áp dụng đối với Bắc Triều Tiên năm 2017 sau hàng loạt vụ thử tên lửa. Tiếp theo là Iran trong thời gian từ 2012 đến 2016 và được tổng thống Mỹ Donald Trump tái áp dụng năm 2018. Biện pháp này từng được cân nhắc áp dụng đối với Nga sau khi chính quyền tổng thống Putin sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014.

    Trung tâm Carnergie Matxcơva từng lưu ý là hậu quả của việc các ngân hàng Nga bị cắt đứt khỏi hệ thống sẽ rất “tàn khốc, đặc biệt là trong ngắn hạn”. Ví dụ “sau khi các ngân hàng Iran bị loại khỏi hệ thống Swift, nước này bị mất gần một nửa thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và 30% ngoại thương”.

    Trong trường hợp bị trừng phạt, hoạt động của hệ thống ngân hàng Nga sẽ bị chậm lại. Các doanh nghiệp của nước này phải tìm cách khác để giao dịch với nước ngoài. Giáo sư Yamina Fourneyron giải thích : “Cứ thử hình dung một nhà xuất khẩu Nga muốn mua rượu sâm banh Pháp. Họ sẽ bị chặn vì ngân hàng Nga không thể chuyển lệnh chuyển tiền đến ngân hàng Pháp. Doanh nghiệp Nga sẽ phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc phải có một tài khoản khác trong một ngân hàng kết nối với Swift ở một nước khác, ví dụ ở Pháp hay ở Chypre”.

    Để giảm bớt hiệu quả của biện pháp trừng phạt này, các ngân hàng Nga có thể sẽ dựa vào một hệ thống truyền tin bảo mật thay thế khác, đó là hệ thống SPFS, được Ngân hàng Nga khởi động từ năm 2014 sau khi cộng đồng quốc tế dọa loại Nga khỏi Swift vì sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. SPFS có cùng dịch vụ như Swift nhưng hiện chỉ có khoảng 20 ngân hàng nước ngoài sử dụng.

    Về mặt lý thuyết, một doanh nghiệp Nga có thể yêu cầu một ngân hàng Ấn Độ, tham gia hệ thống SPFS, thực hiện lệnh chuyển tiền qua hệ thống Swift vì một ngân hàng có thể cùng lúc là thành viên của nhiều mạng lưới truyền thông tin. Tuy nhiên, “cách làm này sẽ lâu hơn và tốn kém hơn vì phải qua thêm một trung gian”, theo giải thích của giáo sư Pháp Yamina Fourneyron. “Điều này chắc chắn sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp Nga phức tạp hơn. Nhưng nhìn vào tốc độ đổi mới tài chính, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ hoàn toàn có khả năng đề xuất những giải pháp thay thế”.

    Con dao hai lưỡi cho phương Tây

    Loại Nga khỏi hệ thống Swift còn có thể thúc đẩy điện Kremlin tăng tốc phát triển mạng lưới thay thế của Nga và tác động đến các giao dịch bằng đô la được tiến hành qua Swift. Sự phát triển của hệ thống SPFS không phải là tin tốt cho Washington, trong khi Nga cũng có tham vọng gộp hệ thống của họ với dịch vụ tương tự của Trung Quốc : CIPS (Cross-Border Inter-Bank Payments System).

    Mục tiêu lâu dài của Nga và Trung Quốc là đưa các nước đang phát triển như Ấn Độ và Iran vào mạng lưới mới này và khẳng định sự độc lập của họ với các định chế tài chính Mỹ.

    Cuối cùng, biện pháp loại Nga khỏi Swift cũng khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn, kể cả các doanh nghiệp Pháp như tập đoàn TotalEnergie hay ngân hàng Société Générale hoạt động rất mạnh ở Nga. Từ nhiều năm nay, Pháp là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai ở Nga và là chủ lao động lớn nhất, sử dụng 160.000 nhân viên. Giáo sư khoa học kinh tế Yamina Fourneyron giải thích với France 24 : “Sẽ còn có vấn đề với việc mua khí đốt Nga ở châu Âu. Để thanh toán cho các doanh nghiệp Nga, các nước châu Âu cũng sẽ phải đi đường vòng” và điều này sẽ khiến giá năng lượng đang ở mức cao còn tăng thêm nữa.

    Nói tóm lại, loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống Swift là “con dao hai lưỡi”. Dù gây hậu quả “tàn khốc” cho nền kinh tế Nga nhưng quyết định này cũng gây thiệt hại cho các nước phương Tây.

    -------

    Ba Lan, Thụy Điển từ chối đá trận play-off World Cup với Nga vì tình hình Ukraine

    27/02/2022 - VOA
    Ba Lan và Thụy Điển ngày thứ Bảy khẳng định rằng họ sẽ không thi đấu với Nga trong các trận tranh suất vớt play-off của World Cup để phản đối việc Nga xâm lược Ukraine.

    “Thời gian thương thảo đã hết. Đã đến lúc phải hành động. Do sự leo thang gây hấn của Liên bang Nga ở Ukraine, đội tuyển Ba Lan không dự tính chơi trận play-off với Nga,” chủ tịch liên đoàn bóng đá Ba Lan Cezary Kulesza nói.

    Người tương nhiệm phía Thụy Điển nhanh chóng theo bước.

    “Dù FIFA quyết định thế nào đi nữa, chúng tôi sẽ không thi đấu với Nga vào tháng 3,” chủ tịch liên đoàn Karl-Erik Nilsson nói.

    Ba Lan theo lịch trình sẽ đá ở Moscow vào ngày 24 tháng 3 trong khi Thụy Điển sẽ đến Nga nếu cả hai thắng trận play-off. Thụy Điển sẽ đối đầu với Cộng hòa Czech trước.

    "Quyết định đúng đắn!" Robert Lewandowski, ngôi sao của câu lạc bộ bóng đá Bayern Munich và đội trưởng Ba Lan, viết trên Twitter.

    "Tôi không thể tưởng tượng đá một trận với đội tuyển quốc gia Nga trong một tình huống mà hành động gây hấn có vũ trang ở Ukraine vẫn tiếp diễn."

    Các cầu thủ Bayern đã đeo băng tay đen trong trận đấu của họ tại Eintracht Frankfurt trong khi Lewandowski chọn băng một màu vàng và xanh lam, AFP cho biết.

    FIFA không phản ứng về hành động mới nhất của Ba Lan vào ngày thứ Bảy khi được AFP yêu cầu bình luận.

    Cơ quan quản lý của bóng đá châu Âu UEFA được cho là cũng đang xem xét liệu có nên chấm dứt hợp đồng tài trợ 40 triệu euro một năm với đại tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hay không.

    Ngày thứ Sáu, UEFA đã trừng phạt Nga bằng cách tước quyền đăng cai trận chung kết giải Champions League vào ngày 28 tháng 5 của Saint Petersburg - tại Sân vận động Gazprom - và trao cho Paris.

    Trong khi đó, Chính phủ Thụy Điển cho biết họ sẽ cố gắng thuyết phục 27 quốc gia khác của Liên minh Châu Âu áp đặt lệnh cấm thể thao toàn diện đối với Nga "chừng nào cuộc xâm lược Ukraine còn kéo dài."

    Ngày thứ Sáu, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã kêu gọi các liên đoàn thể thao cấm các quốc kỳ tương ứng của Nga và Belarus.

    -------

    Ukraina: Tâm lý chống Bắc Kinh gia tăng, Trung Quốc yêu cầu công dân giấu danh tính

    27/02/2022 - Trọng Nghĩa - RFI
    Trong bối cảnh Trung Quốc từ chối lên án hành động xâm lược Ukraina của Nga, đại sứ quán nước này tại Kiev đang phải khuyến cáo công dân của mình che giấu gốc gác Trung Quốc của mình trước tâm lý chống Bắc Kinh càng lúc càng nặng. Trung Quốc đồng thời cho biết gấp rút tổ chức các chuyến bay thuê bao sơ tán 6.000 công dân của họ đang chờ rời khỏi Ukraina.

    Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Stéphane Lagarde ghi nhận:

    Các thông báo của đại sứ quán Trung Quốc tại Kiev đã được chuyển tiếp trên mạng xã hội weibo trên nền nhạc: “Hãy hòa đồng với người dân Ukraina, cố gắng không rời khỏi nhà, không tiết lộ danh tính, không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào bạn là người Trung Quốc.”

    Những thông điệp này là bằng chứng cho thấy tình hình đang xấu đi tại Ukraina, đặc biệt đối với các công dân và doanh nghiệp Trung Quốc, những đối tượng mà vào hôm đầu tiên của cuộc chiến, đại sứ quán Trung Quốc đã khuyến cáo là nên hiển thị rõ ràng màu cờ Trung Quốc trên xe của họ, để có thể rời khỏi khu vực.

    Kết quả là tình trạng cạn kiệt, không còn lá cờ Trung Quốc nào ở Kiev. Một sinh viên Trung Quốc than phiền rằng lá cờ anh gắn vào túi xách của mình đã bị ăn cắp, còn một người Kazakhstan cho biết anh phải dùng băng kéo dính và son môi để vẽ lá cờ đỏ sao vàng trên xe ô tô của mình để đưa vị hôn thê người Trung Quốc đến sân bay.

    Ở khắp nơi tại Ukraina, đều là cùng những lời chứng về việc phải chờ đợi, trú ẩn tại nhà hay dưới các tầng hầm. Một sinh viên đến từ Cát Lâm ở miền đông bắc Trung Quốc thú nhận với tờ bào Trung Quốc Tài Tân (Caijin): “Rất nhiều người đã hoảng loạn, tất cả đều đi mua hàng tại siêu thị. Mọi người đều sẵn sàng di tản”.

    Một người khác ở thành phố Odessa cũng chuẩn bị bỏ đi và xác nhận: “Tôi đã bắt đầu đóng gói một vài kiện, tôi sẽ chỉ mang theo một chiếc vali nhỏ”.

    Cảng Odessa là nơi mà một tài khoản Vi Bác có nhiều người theo dõi đã khuyến cáo người Trung Quốc là phải cẩn thận với những lập luận chống Ukraina, điều đã khiến tâm lý chống Trung Quốc dâng cao.



    Last edited by hoangthymaithao; 02-27-2022 at 09:52 AM.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  9. The Following User Says Thank You to hoangthymaithao For This Useful Post:

    Kiến Hôi (02-27-2022)

  10. #7
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    Tin Tức cập nhật - 28/02/2022: Chiến Tranh Ukraina


    Chiến tranh Ukraina: Vì sao Putin đe dọa dùng vũ khí hạt nhân vào thời điểm này ?

    28/02/2022 - Trọng Thành / RFI
    Ngày 27/02/2022, ngày thứ tư của cuộc chiến tranh tại Ukraina, tổng thống Nga tuyên bố đặt hệ thống răn đe hạt nhân của Nga trong tình trạng « sẵn sàng chiến đấu ». Trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukrain hứa hẹn không sớm chấm dứt, việc ông Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân khiến một bộ phận chuyên gia quân sự phương Tây đặc biệt lo ngại.

    Trong suốt một phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh và mãi cho đến gần đây, vũ khí hạt nhân được xếp vào nhóm vũ khí « răn đe », không thể sử dụng trong chiến tranh. Đầu năm nay, các cường quốc hạt nhân, thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một lần nữa thừa nhận « sẽ không có bên thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân ». Bởi, chỉ cần một phần rất nhỏ trong khối vũ khí hạt nhân hiện có được sử dụng, với nhân loại sẽ là ngày Tận thế. Cha đẻ bom hạt nhân, nhà vật lý Albert Einstein, từng đưa ra hình ảnh, sau chiến tranh thế giới thứ ba, phương tiện chiến tranh sẽ chỉ là « gậy và đá ».

    Tổng thống Nga có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân hay không ? Thực hư ra sao ? Tại sao ông Putin lại đưa ra đe dọa vào lúc này ? RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.

    ***

    1/ Tuyên bố của tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh nào ? Vì sao ông Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ?

    Báo mạng Hoa Kỳ Huffington Post phiên bản Pháp ngữ, hôm qua 27/02/2022, có bài « Vì sao Vladimir Putin khuấy lên đe dọa vũ khí hạt nhân trước cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraina ? », tổng hợp một số nguyên nhân chính và bối cảnh của tuyên bố nói trên. Cho đến nay, quân đội Nga với hỏa lực và phương tiện áp đảo chưa chiếm được thành phố lớn nào của Ukraina. Thất vọng trước diễn biến trên chiến trường Ukraina, dự án thần tốc, đánh nhanh thắng nhanh của điện Kremlin không thành công, và khó khăn vượt xa dự đoán của chính quyền Nga được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phản ứng nói trên của tổng thống Nga.

    Tuyên bố của tổng thống Nga cũng đã được đưa ra chỉ ít giờ sau khi các nước châu Âu đạt đồng thuận về việc thực hiện biện pháp loại trừ Nga ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế Swift, tên viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). Một biện pháp trừng phạt cực mạnh về tài chính mà bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Lemaire ví như « một vũ khí hạt nhân về kinh tế » cách đây ít hôm.

    Lo ngại trước các trừng phạt gia tăng từ phương Tây, và ngày càng triệt để từ phương Tây, cộng với sự hậu thuẫn gia tăng về phương tiện quân sự của phương Tây cho lực lượng kháng chiến Ukraina, có thể là một nguyên nhân quan trọng khác khiến chính quyền Putin giương cao đe dọa vũ khí hạt nhân. Theo chuyên gia Eliot Cohen, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, đe dọa hạt nhân của ông Putin trước hết có ý nghĩa về mặt « tâm lý », với mục tiêu « phân hóa » hàng ngũ các quốc gia và các lực lượng chống can thiệp quân sự Nga tại Ukraina.

    Một điểm đáng chú ý khác là tuyên bố của ông Putin được đưa ra ít giờ trước cuộc đàm phán dự kiến với chính quyền Ukraina, có thể được hiểu như một áp lực để buộc Kiev phải nhân nhượng.

    2/ Thế giới phản ứng ra sao sau tuyên bố « đặt hệ thống vũ khí răn đe vào trạng thái báo động » của ông Putin ?

    Ngay sau tuyên bố của tổng thống Nga, hôm qua, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki tố cáo tổng thống Nga « bịa đặt các đe dọa không tồn tại » để biện minh cho việc đặt hệ thống hạt nhân trong tình trạng sẵn sàng. Trên CNN, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lên án một « hành xử vô trách nhiệm », những « lời lẽ nguy hiểm » của Matxcơva.

    Đây là lần thứ hai trong những ngày gần đây, tổng thống Nga đe dọa « đặt hệ thống vũ khí răn đe vào trạng thái báo động ». Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngay lập tức đáp trả với tuyên bố : NATO cũng là một « liên minh các cường quốc hạt nhân ». Tổng thống Nga đưa ra những lời lẽ nói trên nhằm đe dọa những ai có ý định ngăn cản cuộc tấn công Ukraina của quân đội Nga, vừa mở màn.

    Theo trang mạng Pháp France TV Info, một số chuyên gia, như Gaspard Schnitzler (Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, Iris, Pháp) cho rằng tuyên bố của ông Putin trước hết chỉ nằm trong một « chiến lược truyền thông », và « gần như không có khả năng Matxcơva sử dụng vũ khí nguyên tử ». Tuy nhiên, theo không ít chuyên gia, như Hans Kristensen, chuyên gia về hạt nhân Liên Đoàn các nhà Khoa học Mỹ, không nên coi tuyên bố trên của tổng thống Nga chì là một đe dọa mang tính « biểu tuợng ».

    3/ Về phương diện quân sự, tuyên bố « đặt hệ thống vũ khí răn đe trong trạng thái báo động » của tổng thống Nga có ý nghĩa gì ?

    Tuyên bố đặt vũ khí hạt nhân vào trạng thái sẵn sàng tấn công là lời lẽ đánh lạc hướng, mang tính hù dọa, hay đe dọa thật sự ? Đây là câu hỏi của không ít nhà quan sát. Trên thực tế, theo giới chuyên gia, hệ thống các vũ khí của Nga hay Mỹ đều đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng. Trả lời AFP, chuyên gia Marc Finaud, Trung tâm Chính trị về An ninh tại Genève, cho biết các tên lửa hạt nhân có thể phóng đi trong vòng khoảng vài chục phút, sau khi có lệnh. Riêng Nga, đã có 1.600 đầu đạn được đặt trong tư thế sẵn sàng tấn công. Theo chuyên gia Hans Kristensen, vấn đề chủ yếu là « sẽ có thêm bao nhiêu tàu ngầm và oanh tạc cơ được trang bị vũ khí nguyên tử », ngoài số vũ khí đã có.

    Tuần san Courrier International dẫn nhận định rất đáng chú ý của một viên tướng Nga, trên một nhật báo Nga, nhan đề « Vali hạt nhân đã sẵn sàng ». Nhật báo Komsomolskaia Pravda, dẫn lời tướng Boris Soloviov, phục vụ tại Bộ Tổng tham lưu Quân Đội Nga, cho biết hệ thống vũ khí hạt nhân Nga đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng ở cấp độ « gần cao nhất ». Mức độ cao nhất là « báo động toàn bộ », tức « nút bấm đỏ » hạt nhân được đặt trong thế sẵn sàng kích hoạt.

    Nhật báo Nga Vzgliad thân điện Kremlin cho biết rõ là tổng thống Nga đã ra lệnh cho bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigou và tổng tham mưu trưởng Velery Guerassimov đặt hệ thống hạt nhân vào tình trạng đặc biệt, với lý do « nhiều quan chức cao cấp của các cường quốc NATO đã đưa ra những lời lẽ gây hấn nhắm vào nước Nga ».

    Về ý nghĩa của việc Nga nâng cấp báo động hạt nhân, theo chuyên gia James Acton, lần đầu tiên có một quyết định nâng cấp khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đến mức như ông Putin vừa tuyên bố kể từ « khủng hoảng tên lửa hạt nhân Cuba » năm 1962 giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô.

    4/ Đe dọa của Putin sử dụng vũ khí hạt nhân có khả năng thành hiện thực không ?

    Trong lúc chuyên gia Gaspard Schnitzler (viện Iris) cho rằng điều này gần như hoàn toàn không thể, nhiều chuyên gia khác tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Tuyên bố của Putin có thể nói đi ngược lại học thuyết chính thống lâu nay về sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga và các cường quốc hạt nhân khác, với điểm chính là chỉ sử dụng như vũ khí răn đe, tức không dùng để tấn công phủ đầu, mà chỉ để dùng để đáp trả lại một cuộc tấn công hạt nhân của đối phương. Với tuyên bố nói trên, theo chuyên gia Héloise Fayet, Ifri, vũ khí hạt nhân đã « từ chỗ là công cụ răn đe đã biến thành công cụ gây áp lực ». Không chỉ đe dọa, mà bản thân tổng thống Nga còn trực tiếp thị sát một số vụ bắn thử tên lửa siêu thanh, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong những ngày gần đây.

    Theo chuyên gia Héloise Fayet (Ifri), tuyên bố nói trên của tổng thống Nga nằm trong chiến thuật « escalate to descalate » (leo thang để buộc xuống thang), « đe dọa tối đa để buộc đối phương phải xuống thang », khác hẳn với chiến thuật « phản ứng từng bước có mức độ » trong đe dọa hạt nhân xưa nay. Lawrence Freedeman, giáo sư chuyên về chiến tranh, trường King’s College Luân Đôn (báo Financial Times) nhận xét : đe dọa tấn công hạt nhân, cộng với đề xuất một thỏa thuận hòa bình có thể là cách để tổng thống Nga « thoát khỏi mớ bòng bòng » mà ông ta đang bị sa lầy.

    Một số nhà quan sát, ghi nhận kể từ năm 2020, chính quyền Nga bắt đầu có những động thái « hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân ». Trên France TV Info, ông Jean-Sylvestre Mongrenier, chuyên gia về an ninh châu Âu, viện Thomas More, nêu khả năng, chính quyền Putin có thể sử dụng « vũ khí hạt nhân chiến thuật », tức vũ khí hạt nhân có quy mô nhỏ hơn so với vũ khí hạt nhân chiến lược, và không chịu sự điều chỉnh của các hiệp ước về hạt nhân Nga – Mỹ.

    Báo Anh Financial Times dẫn lời Caitlin Talmadge, chuyên gia về hạt nhân Đại học Georgetown, cảnh báo, nếu thất bại về quân sự, cũng như chính trị trong xung đột Ukraina, cùng đường lãnh đạo tối cao Nga Vladimir Putin có thể sử dụng « vũ khí hạt nhân chiến thuật ».

    Nhìn chung hiểm họa sử dụng vũ khí hạt nhân mang tính hủy diệt đặc biệt gia tăng với việc các đối thủ đánh giá sai, hay « phiên dịch sai » ý đồ của nhau. Trong trường hợp đó, vũ khí hạt nhân có thể được Nga sử dụng trước, với lý do để tránh trở thành nạn nhân của Mỹ.

    Nhiều chuyên gia và nhà quan sát khẳng định rất khó đoán biết được thái độ thực sự của ông Putin, do việc tổng thống Nga sống gần như tách biệt với xã hội, ngờ vực tất cả. Courrier International, trích dẫn một người hiểu biết sâu về nội tình nước Nga cho biết, số nhân vật thân tín và có khả năng tiếp xúc với tổng thống Nga chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một số ít tướng lĩnh quân đội và lãnh đạo ngành an ninh nằm trong số những người được ông Putin tin cậy và chịu ảnh hưởng. Giới tài phiệt dường như rất ít có mặt trong nhóm này (chuyên gia nổi tiếng về Liên Xô, nữ phóng viên CH Séc Petra Prochazkova, nhật báo Denik N.).

    5/ Phản ứng chừng mực của Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây phải chăng có vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nguy cơ Putin liều lĩnh bấm nút hạt nhân ?

    Thái độ chừng mực của phương Tây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Việc giải thích sai phản ứng của đối phương có thể nói sẽ dẫn đến thảm họa. Ngay sau tuyên bố của ông Putin, tổng thống Hoa Kỳ đã có động thái « xuống thang » trong lời lẽ. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cho biết Matxcơva đã hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng Nga bị đe dọa. Nước Mỹ thông báo không nâng cấp báo động hạt nhân lên cấp Defcon 3 (Báo động hạt nhân của Mỹ có 5 cấp. Cấp 5 là cấp cao nhất. Hiện tại, Hoa Kỳ chỉ đặt ở cấp 2. Báo động cấp 3 là trên mức bình thường).

    Thông điệp trước đó có khả năng gây hiểu lầm từ phía Mỹ là tuyên bố của tổng thống Biden, là « hoặc các trừng phạt kinh tế buộc Nga xuống thang tại Ukraina, hoặc chiến tranh thế giới thứ Ba ». Thông điệp của ông Biden có lẽ trước hết nhắm vào các đồng minh của Mỹ nhằm gây áp lực để buộc các đồng minh nhanh chóng đưa ra các trừng phạt kinh tế mạnh mẽ, có thể bị hiểu là đe dọa chiến tranh với Nga, hoặc bị cố tình hiểu theo hướng này, ít nhất là theo lời của viên tướng Boris Soloviov, Hoa Kỳ và NATO đang đe dọa Matxcơva. Tướng Boris Soloviov khẳng định : theo học thuyết hạt nhân 2020, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ngay cả khi chỉ bị đe dọa nghiêm trọng bằng« vũ khí quy ước », và thông báo vừa qua của nguyên thủ Putin chỉ nhắc lại quan điểm này.

    Việc tổng thống Mỹ khẳng định công khai không đưa quân đội đối đầu với Nga tại chiến trường Ukraina, mà nhiều người cho rằng là một hành động xuống nước đáng tiếc với Matxcơva, gây bất lợi cho Ukraina, trên thực tế rất có thể chính là điều mà hai siêu cường hạt nhân đều đã ngầm hiểu. Đó là mọi đối đầu trực tiếp Mỹ - Nga đều tiềm ẩn nguy cơ lớn khiến căng thẳng leo thang tột độ, gia tăng nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân. « Cân bằng về đe dọa hạt nhân » phương Tây - Nga (đặc biệt là cân bằng về vị trí bố trí phương tiện tấn công, để thời gian tấn công giả định là tương đương) cũng là điều mà hai bên cần phải bảo đảm duy trì nghiêm ngặt, như điều đã được cố gắng duy trì trong những thập niên qua.

    Nguy cơ chiến tranh hạt nhân thực hư đến đâu ? Theo một số nhà quan sát, điều này cũng phụ thuộc nhiều vào quan điểm về vấn đề này trong xã hội Nga. Trang France TV Info dẫn lời chuyên gia về vũ khí hạt nhân Hans Kristensen, ghi nhận một thực tế đáng sợ, đó là trong những năm gần đây chính quyền Putin đã có những lời lẽ khác thường về vũ khí nguyên tử. Đơn cử năm 2018, trong một thảo luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân của câu lạc bộ Valdai, Sotchi, tổng thống Putin khẳng định : nếu xảy ra chiến tranh hủy diệt, nước Nga không sợ hãi, bởi « người Nga sẽ được lên Thiên đàng ».

    Tình hình càng đáng lo hơn, khi « người phương Tây hoàn toàn không muốn tin vào việc vũ khí hạt nhân có thể bị sử dụng » (bởi coi đây là một phương tiện hoàn toàn thuộc về quá khứ), và chính vì vậy, « chúng ta không sẵn sàng » đối diện với việc viễn cảnh mối nguy cơ này « có thể trở thành hiện thực » (chuyên gia Florent Parmentier, Viện Khoa học Chính trị Sciences Po, Paris).

    Để ngăn ngừa nguy cơ xung đột hạt nhân, xã hội Nga cũng có vai trò hàng đầu. Đã có dấu hiệu thức tỉnh trong bộ phận xã hội Nga thân chính quyền Putin. Một sự kiện đáng chú ý : hôm thứ Bảy, 25/02, trên mạng Instagram, cô Elizaveta Peskova, con gái của Dmitri Peskov, người phát ngôn của tổng thống Nga, đã đưa lên thông điệp rõ ràng « HET BOЙHE » (Không Chiến Tranh). Con gái của nhân vật thân tín hàng đầu với ông Putin gọi thẳng cuộc can thiệp quân sự của Nga là « chiến tranh », chứ không phải là một « chiến dịch quân sự », như ngôn từ chính thức của điện Kremlin, mà một số tỉ phú Nga phản chiến đã sử dụng, để tránh phải đối đầu với chính quyền.

    --------

    Hậu quả tài chính đầu tiên đối với Nga do lệnh trừng phạt của phương Tây

    28/02/2022 - Thùy Dương / RFI
    Sau khi phương Tây phát động các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga, đồng tiền rouble của Nga hôm nay 28/02/2022 tại thị trường chứng khoán Nga đã mất giá gần 30% so với đồng đô la, xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) hôm nay thông báo nhiều chi nhánh của ngân hàng Nga Sberbank tại châu Âu đã phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản.

    Theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Nga đang nỗ lực làm giảm thiểu hậu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây sau vụ Matxcơva xâm lăng nước láng giềng Ukraina. Hôm nay 28/02, để đối phó với đà mất giá của đồng rouble và nguy cơ lạm phát, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải nâng mạnh mức lãi suất chỉ đạo từ 9,5% lên thành 20% và yêu cầu các doanh nghiệp bán 80% lượng dự trữ ngoại hối.

    Các biện pháp trừng phạt của quốc tế có thể phát huy hiệu quả tàn phá nền kinh tế Nga và khiến các ngân hàng, doanh nghiệp Nga khó tiếp cận được với hệ thống tài chính quốc tế. Khách hàng của các nhà băng Nga bị quốc tế nhắm tới cũng không thể sử dụng thẻ ngân hàng ngoài lãnh thổ Nga, các thẻ ngân hàng này cũng không thể hoạt động với các ứng dụng thanh toán điện tử Google Pay hoặc Apple Pay.

    Liên quan đến ngân hàng Nga Sberbank, một trong những nhà băng lớn nhất của Nga và phần lớn là do chính phủ Nga quản lý, Ngân hàng Trung Ương châu Âu BCE ra thông cáo cho biết các căng thẳng địa chính trị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà băng này, khiến các khoản tiền gửi bị rút nhiều đáng kể, đẩy nhiều chi nhánh của Sberbank tại châu Âu vào cảnh phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản.

    -------

    Chiến tranh Ukraina bước qua ngày thứ 5, Kiev và Kharkov vẫn kiên trì kháng cự quân Nga

    28/02/2022 - Trọng Nghĩa / RFI
    Chiến sự tại Ukraina hôm nay, 28/02/2022 bước vào ngày thứ 5. Dù bị lực lượng Nga liên tục tấn công từ nhiều ngày qua, thủ đô Kiev và thành phố lớn thứ hai tại Ukraina là Kharkov vào trưa hôm nay vẫn đứng vững.

    Theo Quân Đội Ukraina, trong đêm hôm qua, rạng sáng hôm nay, lực lượng Nga đã “nhiều lần” tấn công nhằm chiếm lĩnh một số vị trí ở vùng ngoại vi Kiev, nhưng đều đã bị đẩy lùi, và tình hình thủ đô Ukraina vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền.

    Theo một cố vấn của tổng thống Ukraina, vào tối hôm qua, Nga đã bắn ba tên lửa vào Kiev, trong đó có một chiếc đã bị phòng không Ukraina phá hủy.

    Còn tại thành phố Kharkov, ở miền đông-bắc Ukraina, truyền thông nước này cho biết là nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy vào tối hôm qua, nhưng Quân Đội Ukraina cho biết đã giành lại quyền kiểm soát thành phố sau khi nơi này bị lực lượng thiết giáp Nga đánh chiếm tối Thứ Bảy.

    Trong bối cảnh Kiev đang bị lực lượng Nga công hãm, hàng nghìn cư dân thủ đô đang cố tản cư đi nơi khác để lánh nạn, bằng ô tô hoặc tàu hỏa. Bên cạnh đó cũng có hàng trăm người từ các thành phố khác đổ về thủ đô để đầu quân chống lại kẻ thù.

    Thông tín viên RFI Stephane Siohan tại Kiev đã có mặt tại nhà ga trung tâm để tìm hiểu thêm.

    Mỗi buổi tối, nhà ga trung tâm của Kiev đều đầy ắp người, bởi vì việc đi lại trên đường phố sau giờ giới nghiêm đã bị nghiêm cấm, và người vi phạm có nguy cơ bị bắn bỏ. Do đó, vào buổi tối những ai nôn nóng chờ đợi chuyến tàu đưa họ về phía tây, hoặc những người đã quyết định lên thủ đô để nhập ngũ, đều chen chúc nhau để qua đêm trong nhà ga.

    Ví dụ như Denis, 32 tuổi, quê tại Kherson, đã lên thủ đô với một ý tưởng trong đầu. Anh nói: “Tôi đã đến gặp cảnh sát và họ nói với tôi rằng cho đến thứ Hai vẫn còn giới nghiêm, nhưng sau đó tôi có thể đến trung tâm tuyển quân. Sau khi đăng ký, tôi muốn tham gia Lực Lượng Phòng Thủ Lãnh Thổ. Tôi muốn cầm súng để bảo vệ đất nước”.

    Trong hai ngày, bộ Quốc Phòng Ukraina đã tuyển mộ được gần 100.000 tân binh tình nguyện, gia nhập Quân Đội hay Lực lượng Phòng Thủ Lãnh Thổ.

    Tuy nhiên cũng có người như Ivan, 45 tuổi, một công nhân ở Shchastya thuộc vùng Donbass, vừa đến được Kiev sau khi thành phố của anh gần như nằm trong tay lính Nga. Anh giải thích: “Khi súng vừa nổ, chúng tôi đã chạy ngay đến nơi trú ẩn để tránh không kích. Sau đó đã có lệnh sơ tán và chúng tôi đã đến nhà ga để đón tàu hỏa lên Kiev. 80% thành phố nơi tôi ở đã bị phá hủy, không còn đèn đuốc hay điện, ga, không còn gì để sống. Nhà máy điện nơi tôi làm việc cũng bị phá hủy hoàn toàn. Tại Kiev này, tôi sẽ tạm ở với đứa con trai lớn, sau đó chúng tôi sẽ phải thay đổi cuộc sống, tìm kiếm việc làm… Chúng tôi đến đây, như đến một thế giới mới”.

    Thế nhưng, kể từ cuối tuần, cả Ukraina đã bước vào một thực tế mới, với một thành phố 4 triệu dân, nơi mọi người đều phải qua đêm trong boongke, hoặc trong tầng hầm của các hộ dân cư.

    Theo Ủy Ban Châu Âu, sau bốn ngày chiến tranh, bảy triệu người Ukraina đã phải di tản cư.

    ---------

    Mỹ và NATO lên án mạnh mẽ Putin đe dọa « huy động lực lượng răn đe »

    28/02/2022 - RFI
    Thông báo hôm 27/02/2022 của Vladimir Putin về việc huy động « lực lượng răn đe » của Nga, bao gồm cả lực lượng hạt nhân, ngay lập tức đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)

    Đối với đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, thông báo của Nga có nghĩa là tổng thống Putin tiếp tục « leo thang » trong trong chiến tranh Ukraina « theo cách không hoàn toàn thể chấp nhận được ».

    Trong khi đó, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhận định việc Putin đặt « lực lượng răn đe hạt nhân » trong tình trạng báo động là một sai lầm trong tính toán, có thể khiến mọi chuyện trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, đồng thời xem đó là một lời báo động « vô ích » bởi Nga « chưa bao giờ bị Tây phương đe dọa ».

    Còn phát ngôn viên Nhà Trắng, Jen Psaki, lên án Putin đã « bịa đặt ra các mối đe dọa không hề tồn tại để biện minh cho việc tiếp tục thực hiện một cuộc tấn công ».

    Về phản ứng của NATO, phát biểu với đài CNN, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg, hôm qua 27/02/2022 lên án « cách hành xử vô trách nhiệm », « lời lẽ nguy hiểm » của Matxcơva, nhất là trong bối cảnh từ nhiều tháng nay, đặc biệt là trong 2 tuần qua, chính quyền Putin đã có « những phát biểu rất hiếu chiến ». Theo tổng thư ký NATO, Matxcơva không đơn giản chỉ đe dọa Ukraina mà còn đe dọa các nước đồng minh NATO.

    Trong khi đó, trong một bài phỏng vấn được phát trên BBC cũng vào hôm qua, ông Jens Stoltenberg kêu gọi các nước thành viên NATO thống nhất một mặt trận chung trước « những lời lẽ mang tính đe dọa » của Nga. Lãnh đạo NATO nhấn mạnh: Liên Minh tự bảo vệ mình và bảo vệ lẫn nhau. NATO không muốn chiến tranh với Nga, không tìm kiếm sự đối đầu, không hiểu sai và không có những tính toán sai lầm về khả năng bảo vệ các đồng minh trước khả năng bị Nga tấn công.

    Trước cáo buộc của tổng thống Nga là NATO có « những tuyên bố gây gổ, hiếu chiến », tổng thư ký Stoltenberg nhấn mạnh chính Nga đã phát động cuộc chiến, « tấn công quân sự xâm lăng diện rộng một quốc gia có chủ quyền và ôn hòa », vì thế nước Nga và tổng thống Putin mới là bên có trách nhiệm trong cuộc xung đột này.

    -------

    Tổng thống Putin đặt « lực lượng răn đe hạt nhân » Nga trong tình trạng báo động

    28/02/2022 - Phan Minh / RFI
    Tổng thống Vladimir Putin hôm qua 27/02/2022 tuyên bố đã đặt « lực lượng răn đe hạt nhân » của quân đội Nga vào tình trạng báo động, « sẵn sàng chiến đấu ». Để biện minh, nguyên thủ Nga giải thích muốn đáp trả « những tuyên bố gây hấn của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương-NATO ».

    Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

    Lực lượng răn đe hạt nhân của Nga hiện đang ở chế độ đặc biệt. Việc đặt lực lượng này trong tình trạng báo động do tổng thống Vladimir Putin quyết định và ra lệnh cho bộ trưởng Quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội Nga thực thi.

    Để biện minh cho quyết định của mình, tổng thống Nga đã nhắc đến những tuyên bố hung hăng chống Nga của các quan chức cấp cao của các thành viên NATO. Nhưng không thể loại trừ việc Matxcơva phải hứng chịu hàng loạt các lệnh trừng phạt trong hai ngày qua đã có ảnh hưởng đến quyết định của tổng thống. Nga hiện bị cô lập với phần còn lại của châu Âu về giao thông hàng không, các lệnh trừng phạt kinh tế thậm chí nhắm vào tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga ở nước ngoài.

    Đồng thời, các lĩnh vực thể thao, nghệ thuật và văn hóa cũng đã có phản ứng về cuộc tấn công do tổng thống Nga phát động từ hôm 24/02. Hôm qua, Vladimir Putin đã ra lệnh mở rộng cuộc tấn công ở Ukraina. Đây có thể là một tín hiệu cho thấy mọi thứ đang không diễn ra theo ý của ông?

    Không ai biết, nhưng chúng ta có thể nhận định rằng bằng việc đe dọa hạt nhân, ông Putin đã khiến cho khủng hoảng giữa Nga và phương Tây leo thang thêm một mức.

    -------

    Ukraina nói Nga giảm tốc độ tấn công

    28/02/2022 - Phan Minh / RFI
    Quân đội Ukraina hôm nay 28/02/2022 cho biết, Nga đã giảm tốc độ của cuộc tấn công vào ngày thứ năm của cuộc xâm lược, trong khi các cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra tại Belarus. Mặt khác, quân đội Nga khẳng định rằng họ đã đạt được nhiều thành công.

    Nhận định về tình hình tại Ukraina được AFP và Reuters trích dẫn, bộ Quốc Phòng Anh cho rằng việc Matxcơva buộc phải giảm tốc độ cuộc tấc công là do vấp phải các vấn đề về mặt hậu cần và sự kháng cự quyết liệt của Ukraina.

    Lực lượng kháng chiến Ukraina, vốn là mục tiêu của các cuộc nã pháo của Nga đóng một vai trò rất quan trọng ở Kiev. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nga cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng quân đội của điện Kremlin đã có mặt ở các cửa ô của thủ đô Kiev, nhưng họ sẽ không ngăn cản dân thường muốn rời khỏi thành phố.

    Kiev thông báo đàm phán với Matxcơva tại biên giới Ukraina-Belarus

    Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua 27/02 cho biết cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina sẽ được tổ chức ở biên giới Ukraina-Belarus.

    Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công Ukraina vào hôm 24/02 vừa rồi. Văn phòng của tổng thống Zelensky đã xác nhận cuộc gọi với đồng nhiệm Belarus Alexander Loukachenko, cho biết cả hai bên đã đồng ý rằng « phái đoàn Ukraina sẽ gặp phái đoàn Nga mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào tại biên giới Ukraina-Belarus, gần sông Pripyat ».

    -------

    Liên Âu thông báo hàng loạt biện pháp đáp trả Nga, hậu thuẫn Ukraina

    28/02/2022 - Thùy Dương / RFI
    Liên Hiệp Châu Âu đang tăng cường các biện pháp đáp trả việc Nga xâm lược Ukraina. Hàng loạt quyết định mạnh mẽ đã được Bruxelles đưa ra vào cuối tuần qua, một mặt để trừng phạt Matxcơva, mặt khác là để hậu thuẫn Kiev chống Nga và cứu trợ dân Ukraina.

    Ngoài việc cô lập Nga về tài chính, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống kết nối Swift, lần đầu tiên Bruxelles mua và cung cấp vũ khí sát thương giúp Ukraina đối phó với quân đội Nga.

    Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota tường trình :

    Lãnh đạo Ngoại giao châu Âu phát biểu tự hào về khả năng của Liên Âu đưa ra các biện pháp mạnh mẽ. Ông Josep Borell nói : « Các nước châu Âu đã phản ứng theo cách khiến nhiều người bất ngờ, trước tiên là nước Nga. Chiến tranh đang quay trở lại biên giới của chúng ta : đây là lý do tại sao chúng ta đang ở vào một thời khắc mang tính lịch sử trong lịch sử châu Âu ».

    Quả thực đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Hiệp Châu Âu sẽ tài trợ, mua và cung cấp vũ khí sát thương với số tiền lên tới 450 triệu euro. Lãnh đạo Ngoại giao châu Âu phát biểu : « Chúng tôi đã quyết định sử dụng khả năng tài chính của mình để trang bị vũ khí sát thương cho quân đội Ukraina ».

    Về phần mình, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thông báo rằng Liên Hiệp đóng cửa không phận đối với tất cả các máy bay của Nga. Và để chống lại việc truyền bá thông tin sai lệch, các phương tiện truyền thông Russia Today và Sputnik bị cấm tại tất cả các nước thành viên Liên Âu. Các quốc gia châu Âu cũng đã muốn dập tắt khả năng tài chính của Matxcơva : nhiều ngân hàng Nga sẽ bị ngắt kết nối với hệ thống quốc tế về giao dịch ngân hàng ».

    Và cuối cùng, Liên Hiệp Châu Âu sẽ viện trợ nhân đạo cho Ukraina và hỗ trợ các quốc gia đang tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn Ukraina.

    -------

    Thụy Điển thay đổi lập trường, quyết định giao vũ khí cho Ukraina

    28/02/2022 - Phan Minh / RFI
    Một quyết định mang tính lịch sử đối với Thụy Điện. Theo AFP, hôm qua, 27/02/2022, thủ tướng Magdalena Anderson tuyên bố sẽ viện trợ quân sự cho Ukraina và như vậy, từ bỏ quan điểm không giao vũ khí cho một nước đang có chiến tranh.

    Từ Stockholm, thông tín viên Frédéric Faux tường trình :

    Magdalena Anderson, thủ tướng thuộc đảng Dân chủ Xã hội đã thông báo một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển vào tối Chủ nhật. Cho đến nay, Thụy Điển không cung cấp vũ khí cho một nước đang có chiến tranh. Thế nhưng, giờ đây, Thụy Điển sẽ chuyển giao cho quân đội Ukraina 5.000 súng phóng tên lửa chống tăng, cùng 5.000 mũ bảo hiểm và áo chống đạn, 135.000 khẩu phần ăn, với tổng chi phí là 50 triệu euro.

    Đây là quyết định chưa từng có kể từ năm 1939, khi Thụy Điển viện trợ cho nước láng giềng Phần Lan, bị Liên Xô của Stalin tấn công. Nhưng quyết định này cũng phù hợp với bối cảnh ông Putin thường xuyên đưa ra những lời đe dọa ngày càng mạnh mẽ đối với hai quốc gia này.

    Mặc dù không phải là thành viên của NATO, nhưng Thụy Điển và Phần Lan hợp tác ngày càng chặt chẽ với Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Thụy Điển tham gia cơ chế « Đối tác vì hòa bình » của NATO vào năm 1994, cũng đã quyết định tăng cường tiềm lực quốc phòng và khôi phục nghĩa vụ quân sự sau khi Nga sáp nhập Crimée vào năm 2014.

    -------

    Google chặn các kênh truyền thông do Matxcơva tài trợ thu lợi từ quảng cáo

    27/02/2022 - Chi Phương / RFI
    Google thông báo hôm thứ Bảy, 26/02, cấm cơ quan truyền thông Russia Today (RT) do Matxcơva tài trợ và các kênh khác của Nga, tạo doanh thu từ quảng cáo trên các trang mạng, ứng dụng và video trên Youtube của các kênh này. Cũng giống như Facebook, ông lớn Google đang thực hiện quyền lực của mình để trừng phạt, phản đối cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.

    Phát ngôn viên của Google, ông Michael Aciman cho biết sẽ cấm các hãng truyền thông do nhà nước Nga tài trợ sử dụng quảng cáo để tạo doanh thu trên các trang web và ứng dụng của các kênh này. Thêm vào đó, giới truyền thông Nga sẽ không thể đăng quảng cáo thông qua Google Tool hoặc các dịch vụ khác của Google như Gmail.

    Về phía Youtube, đơn vị quản lý thuộc Google nhận định rằng việc tạm dừng tính năng kiếm tiền trên Youtube của một số kênh của truyền thông Nga là một « trường hợp bất thường ».

    Phát ngôn viên của YouTube, ông Farshad Shadloo, cho biết các video từ các kênh truyền thông này sẽ ít xuất hiện hơn trong các đề xuất cho người dùng. Theo yêu cầu của chính phủ Ukraina, kênh RT và một số kênh khác sẽ không còn truy cập được ở Ukraina.

    Theo Reuters, quyết định được đưa ra liên quan đến các lệnh trừng phạt được phương Tây đưa ra gần đây đối với Nga. Hôm thứ Tư, 23/02/2022, Liên Hiệp Châu Âu đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân người Nga, như Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT và là « nhân vật trung tâm » của chính sách tuyên truyền của Matxcơva

    Reuters cho biết, từ nhiều năm, các nhà lập pháp và một số người dùng đã kêu gọi Google có nhiều hành động nhiều hơn đối với các kênh truyền thông có liên hệ với chính phủ Nga, vì lo ngại phát tán thông tin sai lệch và Google không nên thu lợi từ các kênh này.

    Ước tính Nga đã nhận được khoảng từ 7 đến 32 triệu đô la từ các quảng cáo trên 26 kênh YouTube mà Matxcơva tài trợ, trong hai năm tính từ tháng 12 năm 2018.

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  11. #8
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina



    Trực Tiếp (VOA, RFI) - 28/02/2022: Chiến Tranh Ukraina

    Tổng thống Biden sẽ điện đàm với các đồng minh về cuộc chiến ở Ukraine

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ tổ chức một cuộc gọi với các đồng minh và đối tác vào ngày 28/2 để điều phối một phản ứng thống nhất về cuộc chiến ở Ukraine, Nhà Trắng cho biết.

    Hoa Kỳ cho rằng ông Putin đang leo thang cuộc chiến với “lời lẽ nguy hiểm” về tư thế hạt nhân của Nga, trong bối cảnh các lực lượng Nga có dấu hiệu chuẩn bị bao vây các thành phố lớn ở Ukraine.

    (theo Reuters)

    .....

    Máy bay lớn nhất thế giới của Ukraine bị thiệt hại

    Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukraine cho biết chiếc máy bay lớn nhất thế giới đang hoạt động thường xuyên đã bị hư hại nặng trong cuộc giao tranh với quân đội Nga tại sân bay ngoại ô Kiev nơi nó đang đậu.

    Công ty Ukroboronprom cho biết trong một tuyên bố rằng chiếc Antonov-225 đã "bị phá hủy" nhưng sẽ được sửa chữa. An-225, được vận hành bởi Antonov Airlines, công ty con của Ukroboronprom, được sử dụng để vận chuyển những hàng hóa đặc biệt lớn. Các chuyến đến và đi của nó tại các sân bay nước ngoài thường thu hút những người yêu thích hàng không quan sát chiếc máy bay nặng nề với sải cánh dài 84 mét.

    Chỉ có hai chiếc máy bay được chế tạo có sải cánh lớn hơn - Stratolaunch và Hughes “Spruce Goose” - nhưng mỗi chiếc chỉ bay được mới có một lần.

    (AP)
    .....

    Singapore sẽ trừng phạt Nga

    Singapore sẽ áp đặt "các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp" đối với Nga, ngoại trưởng nước này cho biết hôm thứ Hai 28/2, bao gồm các chế tài về tài chính ngân hàng và kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng có thể được sử dụng làm vũ khí chống lại người dân Ukraine.

    Quốc gia nhỏ bé, một trung tâm tài chính châu Á và trung tâm vận chuyển quốc tế quan trọng, tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhưng hiếm khi ra lệnh trừng phạt các nước khác.

    Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội: “Singapore dự định sẽ hành động cùng với nhiều quốc gia cùng chí hướng khác để áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp đối với Nga”. Ông nói việc Nga xâm lược Ukraine là một hành động vi phạm trắng trợn chuẩn mực quốc tế không thể chấp nhận được.

    Ông cho biết các biện pháp trừng phạt là do tình hình "nghiêm trọng chưa từng có" và việc Nga tuần trước phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

    Ông nói: “Đặc biệt, chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng có thể được sử dụng trực tiếp làm vũ khí ở Ukraine để gây tổn hại hoặc để khuất phục người Ukraine.

    "Chúng tôi cũng sẽ chặn một số ngân hàng Nga và các giao dịch tài chính được kết nối với Nga", ông nói thêm.

    Ông Balakrishnan cho biết các biện pháp cụ thể đang được tính toán và sẽ được công bố trong thời gian ngắn.

    Động thái của Singapore là động thái đầu tiên trong số các nước láng giềng trong khu vực và độc lập với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia mà Singapore là một thành viên.

    ASEAN hôm thứ Bảy kêu gọi giảm leo thang xung đột và nên đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế và các cam kết của Liên Hợp Quốc.

    (Reuters)

    .....

    Đồng rúp mất giá gần 26%

    Đồng rúp giảm gần 26% so với đô la Mỹ sau khi các nước phương Tây chặn các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

    Đồng rúp được giao dịch ở mức thấp kỷ lục 105,27 rúp ăn một đô la vào đầu thứ Hai 28/2, giảm từ khoảng 84 rúp một đô la vào cuối ngày thứ Sáu.

    Cuối tuần qua, Nhật Bản đã tham gia với Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

    Các hạn chế đối với ngân hàng trung ương Nga nhằm vào khả năng tiếp cận hơn 600 tỷ đô la dự trữ mà Điện Kremlin có trong tay.

    Các hạn chế này cản trở khả năng của ngân hàng trung ương hỗ trợ đồng rúp của Nga khi nó bị rớt giá.

    Các lệnh trừng phạt được công bố trước đó đã đẩy đồng tiền của Nga xuống mức thấp nhất so với đồng đô la trong lịch sử.

    (AP)
    .....

    Giới chức Mỹ: Belarus có thể cùng đưa quân xâm lược Ukraine

    Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết Belarus có thể sẽ đưa quân vào Ukraine ngay vào thứ Hai 28/2 để cùng với các lực lượng Nga xâm lược Ukraine.

    Belarus đã và đang hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Nga, nhưng cho đến nay vẫn chưa tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

    Quan chức Mỹ am hiểu trực tiếp các đánh giá tình báo hiện tại của Mỹ và cho biết quyết định của nhà lãnh đạo Belarus về việc có đưa Belarus lấn sâu vào cuộc chiến hay không phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine diễn ra trong những ngày tới. Quan chức giấu tên để thảo luận về thông tin nhạy cảm.

    Các lực lượng Nga đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ những người Ukraine kiên quyết bảo vệ đất nước, và các quan chức Mỹ cho biết họ tin rằng cuộc xâm lược diễn ra khó khăn hơn và chậm hơn so với kế hoạch của Điện Kremlin, mặc dù điều đó có thể thay đổi khi Moscow tìm cách thích ứng.

    (AP)

    .....

    Châu Âu và Canada cấm máy bay Nga vào không phận

    Các nước châu Âu và Canada hôm Chủ nhật 27/2 đã tiến tới đóng cửa không phận của họ đối với máy bay Nga, một bước đi chưa từng có nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Vladimir Putin chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine.

    Aeroflot cho biết sẽ hủy tất cả các chuyến bay đến các phi trường châu Âu sau khi Trưởng ban chính sách đối ngoại Josep Borrell cho biết Liên minh châu Âu đã quyết định đóng cửa không phận châu Âu đối với hàng không của Nga.

    Hoa Kỳ đang xem xét hành động tương tự, nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, theo các quan chức ở Washington. Chính phủ Hoa Kỳ nói công dân Mỹ nên cân nhắc rời Nga ngay lập tức bằng các chuyến bay thương mại, với lý do là ngày càng có nhiều hãng hàng không hủy chuyến khi các nước đóng cửa không phận của họ đối với Nga.

    Lệnh cấm đối với máy bay của Nga được đưa ra trong bối cảnh ngành hàng không vẫn đang chật vật hồi phục từ đại dịch COVID-19.

    Đức, Tây Ban Nha và Pháp đã cùng với Anh, các nước Bắc Âu và Baltic tuyên bố cấm Nga sử dụng không phận của họ, một bước leo thang lớn trong chiến thuật của hầu hết các đồng minh NATO nhằm mở cuộc chiến kinh tế chống lại ông Putin về cuộc xâm lược Ukraine.

    Nga theo trông đợi sẽ trả đũa thêm nữa đối với các cuộc phong tỏa đường không và các biện pháp trừng phạt khác. Moscow đã phản ứng với các lệnh cấm không phận của châu Âu trước đó bằng các sắc lệnh của Nga cấm các hãng hàng không từ Anh, Bulgaria và Ba Lan.

    Các chuyên gia nói rằng nếu không có đường bay qua Nga, các hãng sẽ phải chuyển hướng các chuyến bay xuống phía nam và đồng thời phải tránh các khu vực căng thẳng ở Trung Đông.

    Nhà phân tích Robert Mann của R.W. Mann & Company, Inc. nói nó có thể làm cho một số chuyến bay quá tốn kém để vận hành đối với các hãng vận tải của Hoa Kỳ. "Nó sẽ chỉ làm tăng thêm rất nhiều chi phí," ông nói.

    Washington sẽ làm theo?

    "Pháp sẽ đóng cửa không phận của mình đối với tất cả các máy bay và hãng hàng không của Nga từ tối nay", Bộ trưởng Giao thông Pháp Jean-Baptiste Djebbari cho biết trong một bài đăng trên Twitter, một thông báo vang vọng khắp lục địa châu Âu.

    Hãng hàng không Air France-KLM cho biết họ đang tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ Nga cũng như việc bay qua không phận Nga cho đến khi có thông báo mới tính đến hôm Chủ nhật 27/2.

    Việc đóng cửa không phận châu Âu đối với các hãng hàng không Nga và ngược lại đã có những tác động ngay lập tức đến hàng không toàn cầu.

    Air France cho biết họ đang tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời nghiên cứu các phương án bay để tránh không phận Nga.

    Finnair cho biết họ sẽ hủy các chuyến bay đến Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đến hết ngày 6 tháng 3 vì nó tránh không phận Nga, mặc dù các chuyến bay đến Singapore, Thái Lan và Ấn Độ sẽ tiếp tục với thời gian bay thêm một giờ.

    Các nguồn tin trong ngành nói với Reuters rằng nếu các hãng hàng không của Mỹ bị cấm bay qua không phận Nga, thì một số chuyến bay quốc tế sẽ kéo dài thời gian bay và một số có thể sẽ bị buộc phải tiếp nhiên liệu ở Anchorage. Các chuyến bay có thể bị ảnh hưởng bao gồm các chuyến bay của Hoa Kỳ đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các nguồn tin cho biết.

    Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về việc liệu Hoa Kỳ có đóng cửa không phận với Nga hay không và chuyển các câu hỏi lên Cục Hàng không Liên bang, và cơ quan này cũng chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.

    .....

    Australia gửi vũ khí sát thương cho Ukraine

    Australia sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để giúp Ukraine chống Nga xâm lược.

    Thông báo của chính phủ Úc hôm thứ Hai 28/2 không đưa ra chi tiết về vũ khí mà họ có thể sẽ gửi cho Ukraine. Quyết định này được đưa ra sau một đề nghị của Úc hôm thứ Sáu là sẽ cung cấp các thiết bị quân sự không sát thương, vật tư y tế và đóng góp 3 triệu đôla cho quỹ ủy thác của NATO để hỗ trợ Ukraine đang bị quân Nga bao vây.

    Australia đã áp đặt các biện pháp chế tài đối với hơn 350 cá nhân Nga, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ hôm thứ Năm.

    Australia cũng đã nhắm mục tiêu trừng phạt 13 cá nhân và tổ chức của Belarus, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Viktor Khrenin. Belarus đang giúp Nga xâm lược Ukraine.

    (AP)

    .....

    352 thường dân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga

    Bộ Nội vụ Ukraine cho hay 352 thường dân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga, trong đó có 14 trẻ em, và 1.684 người bị thương, bao gồm 116 trẻ em.

    Tuyên bố của Bộ Nội vụ hôm Chủ nhật 27/2 không đưa ra bất kỳ thông tin nào về thương vong trong các lực lượng vũ trang của Ukraine.

    Nga đã tuyên bố rằng quân đội của họ chỉ nhắm mục tiêu vào các cơ sở quân sự của Ukraine và nói rằng dân thường của Ukraine không gặp nguy hiểm.

    Moscow chưa công bố bất kỳ thông tin nào về thương vong của quân đội Nga trong cuộc xâm lược. Hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Nga nói các binh sĩ Nga đã thiệt mạng và bị thương nhưng không đưa ra bất kỳ con số nào.

    (Theo AP)

    .....

    EU ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga

    Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu hôm Chủ nhật ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine và có hiệu lực vào thứ Hai, quan chức đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết hôm Chủ nhật.

    Ông Borrell cho biết các bộ trưởng đã đạt được một thỏa thuận chính trị về một gói hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang Ukraine, các biện pháp trừng phạt mới và nỗ lực nhằm cô lập Nga cũng như ngăn chặn những thông tin sai lệch.

    [Reuters]

    .....

    Anh tuyên bố đội tuyển bóng đá của nước này sẽ không đá với Nga

    Liên đoàn Bóng đá Anh cho biết hôm Chủ nhật rằng đội tuyển bóng đá Anh sẽ không đá bất kỳ trận nào với Nga trong tương lai gần để "lên án toàn diện những hành động tàn bạo mà giới lãnh đạo Nga đã gây ra" sau cuộc xâm lược Ukraine.

    Các quốc gia khác cũng đã tuyên bố sẽ không đá với đội tuyển bóng đá Nga.

    [Reuters]

    .....

    EU thắt chặt trừng phạt Nga, mua vũ khí cho Ukraine

    Liên minh châu Âu sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, sử dụng các lệnh cấm để nhắm mục tiêu vào đồng minh của Nga là Belarus, và tài trợ vũ khí cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga, các quan chức hàng đầu của EU cho biết hôm Chủ nhật.

    “Lần đầu tiên, Liên minh châu Âu sẽ tài trợ cho việc mua và chuyển giao vũ khí và các thiết bị khác cho một quốc gia đang bị tấn công”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết.

    Bà cho biết Liên minh châu Âu sẽ đóng cửa không phận của mình đối với máy bay Nga, bao gồm cả máy bay riêng của các nhà tài phiệt Nga.

    Khối sẽ cấm kênh truyền hình nhà nước Nga Russia Today và hãng tin Sputnik. Bà Von der Leyen cho biết điều này nhằm khiến họ không thể "tung tin dối trá để biện minh cho cuộc chiến của Putin và gieo rắc chia rẽ trong Liên minh của chúng ta".

    Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một "chiến dịch đặc biệt" mà họ nói không phải nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà nhằm phá hủy khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và bắt giữ những người mà nước này coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.

    Đối với đồng minh của Nga là Belarus, Liên minh châu Âu sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm từ nhiên liệu khoáng sản đến thuốc lá, gỗ, xi măng và sắt thép.

    [Reuters]

    .....

    Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Các lãnh đạo tài chính G7 sắp thảo luận về xung đột ở Ukraine

    Các nhà lãnh đạo tài chính từ các nền dân chủ phương Tây G7 sẽ gặp nhau vào thứ Ba để thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine và các khả năng viện trợ cho nước này, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết hôm Chủ nhật.

    Một nguồn thạo tin về kế hoạch thảo luận cũng nói với Reuters rằng các bộ trưởng tài chính G7 và thống đốc ngân hàng trung ương sẽ thảo luận về đợt trừng phạt tài chính mới nhất đối với ngân hàng trung ương Nga và loại bỏ các ngân hàng thương mại chủ chốt của Nga khỏi mạng lưới giao dịch tài chính SWIFT.

    Ông Malpass nói với chương trình "Face the Nation" của CBS rằng các nhà lãnh đạo tài chính G7 "có thể ra quyết định lớn về mức viện trợ đổ vào Ukraine”.

    [Reuters]

    .....

    Đàm phán Nga – Ukraine kết thúc

    Các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa các quan chức Nga và Ukraine đã kết thúc hôm thứ Hai trên biên giới với Belarus, Reuters đưa tin, dẫn lại hãng thông tấn TASS.
    Theo Reuters, hãng tin Nga RIA dẫn lời quan chức Ukraine nói rằng phái đoàn hai nước sẽ trở về thủ đô mỗi nước để có các cuộc tham vấn trước khi tiến hành vòng đàm phán thứ hai.
    [Reuters]

    .....


    (AFP) - Thổ Nhĩ Kỳcông nhận "tình trạng chiến tranh" giữa Nga và Ukraina. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Casuvoglu hôm qua 27/02/2022 cho biết, Ankara đã chính thức công nhận "tình trạng chiến tranh" giữa Nga và Ukraina, và theo công ước Montreux năm 1936, nước này có quyền hạn chế việc tiếp cận của hai bên tham chiến tới Eo biển Dardanelles, thông về phía Biển Đen.

    .....

    (AFP) - Tỉ phú Nhật Bản Hiroshi Mikitani ngày 27/02/2022 thông báo tặng 7,7 triệu euro cho Ukraina. Tỉ phú Mikitani là người sáng lập Rakuten, nền tảng thương mại và các dịch vụ trực tuyến lớn của Nhật. Ông tuyên bố, trong thư ngỏ gửi tổng thống Ukraina Zelensky, số tiền nói trên là dành cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo giúp các nạn nhân của vụ tấn công của quân đội Nga.

    .....

    (AFP) - Chiến tranh Ukraina : Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc mở phiên họp đặc biệt khẩn cấp, vào 15h giờ quốc tế ngày 28/02/2022, với sự tham gia của 193 thành viên. Từ năm 1950 đến nay, mới chỉ có khoảng 10 phiên họp đặc biệt như thế này được Đại hội đồng Liên hiệp Quốc tổ chức. Theo dự kiến, tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay cũng có cuộc họp trực tuyến với các đồng minh và đối tác để phối hợp đối phó với Nga. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo các nước G7 đều hoàn toàn chống lại vụ Nga xâm lược Ukraina.

    .....

    (AFP) - Chiến tranh Ukraina khiến hơn 500.000 người phải rời đất nước, hơn 50% lánh nạn sang Ba Lan. Hôm nay Cao ủy Liên hiệp Quốc về người tị nạn cho biết chỉ riêng trong ngày thứ Bảy 26/02, có khoảng 77.300 người từ Ukraina sang Ba Lan trú ẩn. Trong khi đó, Janez Lenarcic, Cao ủy châu Âu phụ trách xử lý các vụ khủng hoảng hôm qua 27/02/2022 dự báo có khoảng 7 triệu người Ukraina phải rời khỏi đất nước vì cuộc xâm lược của Nga. Quan chức châu Âu cảnh báo đây sẽ là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trên lục địa này tính từ nhiều năm nay.



    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  12. #9
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    Tin Tức cập nhật - 01/03/2022 : Chiến Tranh Ukraina
    >>

    Chiến tranh Ukraina: Nga dồn quân cố đánh chiếm Kiev

    01/03/2022 - Thanh Phương / RFI
    Hôm nay, 01/03/2022, ngày thứ sáu của cuộc xâm lăng Ukraina, quân đội Nga dường như đang dồn quân về thủ đô Kiev để đánh chiếm mục tiêu quân sự quan trọng hàng đầu trong cuộc tấn công.

    Theo hãng tin AFP, tối qua, công ty ảnh vệ tinh của Mỹ Maxar cho biết các ảnh chụp được hôm qua cho thấy một đoàn xe quân sự trải dài trên 60 km, từ sân bay Antonov ở phía nam Kiev đến một thị trấn ở phía bắc thủ đô Ukraina. Kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraina, sân bay Antonov vẫn là nơi giao tranh ác liệt, vì quân Nga cố chiếm được cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng chiến lược trong cuộc tấn công vào Kiev.

    Hôm nay, trên mạng Facebook, quân đội Ukraina cũng thông báo là trong 24 tiếng đồng hồ qua, quân Nga đang tập trung lực lượng, huy động thêm xe thiết giáp và các khẩu pháo “ nhằm bao vây và giành quyền kiểm soát Kiev và các thành phố khác.”

    Hai nguồn tin ngoại giao và an ninh cho hãng tin AFP biết là, quân Nga đang chuẩn bị mở một chiến dịch tấn công mới. Cho tới nay, quân đội Ukraina vẫn ngăn được quân Nga tiến vào trung tâm thủ đô Kiev và hôm qua, đà tiến của quân Nga đã chậm lại.

    Cũng theo hãng tin AFP, trong đêm qua, trên mạng Facebook, Igor Kolikhaiev, thị trưởng thành phố Kherson ở miền nam Ukraina, cho biết quân đội Nga đang tiến gần đến cửa ngõ của thành phố này. Nhưng ông Kolikhaiev khẳng định: “ Kherson vẫn thuộc về Ukraina. Kherson vẫn kháng cự!”.

    Trong khi đó, theo đặc phái viên RFI Denis Strelkov, thành phố Kharkov đêm qua đã bị oanh tạc dữ dội:

    “ Tình hình ở Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraina, nằm ở phía nam Kiev, rất nóng. Thành phố bị oanh tạc và đang bị quân Nga bao vây. Hiện giờ, chính quyền Ukraina khẳng định đang kiểm soát hoàn toàn Kharkov, nhưng trong vài tiếng nữa có thể tình hình sẽ thay đổi. Ai cũng rất lo. Có thông tin là các khu dân cư đã bị oanh tạc khiến hàng chục người chết, nhưng hiện chưa có nguồn tin nào khác xác nhận điều này.

    Nói chung là từ Kharkov rất khó có được những thông tin có thể kiểm chứng được. Thành phố Mariupol được biết là vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraina, nhưng thành phố này đang bị cắt điện hoàn toàn. Quân đội đang tiến vào gần như toàn bộ các thành phố của Ukraina, kể cả Lviv, theo báo chí Ukraina, không còn là thành phố hoàn toàn an toàn. Người ta lo ngại tình huống xấu nhất tại đây.

    Tại Kiev, đêm qua đã không có tiếng nổ nào, nhưng thành phố vẫn có nguy cơ bị oanh tạc và còi báo động đã vang lên nhiều lần. Sáng nay, tuyết có rơi một chút, tôi không thấy nhiều binh lính trên đường phố như hôm qua, nhưng có rất nhiều xe thiết giáp ở trung tâm Kiev. Có thông tin quân Nga đang chuẩn bị bao vây thành phố, nhưng thông tin này chưa được quân đội Ukraina chính thức xác nhận. Họ cho rằng Kiev vẫn phòng thủ vững chắc, thường dân không nên chạy khỏi thành phố, mà chỉ nên vào các hầm trú ẩn.

    Tuy vậy, tình hình ở trung tâm thủ đô khá căng thẳng, do cảnh sát và quân đội đang truy lùng những người Nga cải trang thành quân Ukraina. Đó mới chính là mối đe dọa đối với Kiev.”

    Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigou vừa tuyên bố là quân Nga sẽ tấn công "cho đến khi nào đạt được toàn bộ mục tiêu" và một lần nữa cáo buộc quân đội Ukraina dùng thường dân làm "lá chắn sống"

    -------

    Xâm lăng Ukraina, Nga bị chỉ trích dữ dội tại Liên Hiệp Quốc

    01/03/2022 - Thụy Mi / RFI
    Tối qua 28/02/2022, Nga bị cực lực chỉ trích vì đã xâm lược Ukraina, trong cuộc họp « đặc biệt khẩn cấp » của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 nước, sẽ kéo dài đến ngày mai. Đây là sự kiện hiếm hoi trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, chưa từng diễn ra từ 40 năm qua. Một nghị quyết lên án chiến tranh do châu Âu phối hợp với Ukraina soạn thảo sẽ được đưa ra bỏ phiếu.

    Sau một phút mặc niệm các nạn nhân chiến cuộc ở Ukraina, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh « Các trận đánh ở Ukraina phải chấm dứt (…), những người lính cần trở về doanh trại». Nga trở thành bị cáo trước cộng đồng quốc tế, hơn 100 diễn giả đăng ký phát biểu, hầu hết đòi hỏi Matxcơva phải ngưng ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhiều nước châu Phi và châu Mỹ la-tinh đứng về phía Mỹ và châu Âu, còn các nước Hồi giáo dè dặt hơn. Phía châu Á, Nhật Bản và New Zealand cực lực tố cáo Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra thận trọng.

    Đại diện Nga viện dẫn điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nói rằng chỉ tự vệ, trong khi phương Tây và Liên Hiệp Quốc cáo buộc Matxcơva vi phạm điều 2 của Hiến chương, quy định các thành viên không được đe dọa và sử dụng đến vũ lực để giải quyết khủng hoảng. Một dự thảo nghị quyết lên án chiến tranh có thể được thông qua ngày mai, nếu đạt được tỉ lệ 2/3. Theo AFP, để giành được tối đa số phiếu, từ ngữ đã được giảm nhẹ so với dự thảo, « vô cùng lấy làm tiếc » thay vì « lên án » việc Nga tấn công Ukraina.

    Tại Đại hội đồng, không nước nào có quyền phủ quyết. Trước đó Nga đã bác một dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.

    Mỹ trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại Liên Hiệp Quốc

    Trong bối cảnh đó, quyết định trục xuất 12 trong số khoảng 100 nhân viên trong phái đoàn ngoại giao Nga ở Liên Hiệp Quốc càng gây thêm căng thẳng. Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

    « Chiều hôm qua, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassily Nebenzia đang phát biểu với báo chí, thì chuông điện thoại di động reo lên. Ông nhận cuộc gọi và xác nhận vừa trực tiếp nghe lệnh trục xuất 12 đồng nghiệp, tất cả đều là các nhà ngoại giao đang làm nhiệm vụ. Họ có thời hạn một tuần lễ để rời New York.

    « Đó là một tin xấu », đại diện của Matxcơva nhìn nhận. Bản thân ông và hai phó đại sứ không liên quan, nhưng ông cho rằng Hoa Kỳ, nước chủ nhà nơi Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở, đã phá vỡ những cam kết. Đại sứ Nga tại Washington nói rằng « Đó là một hành động thù địch nhắm vào nước chúng tôi ».

    Đối với Hoa Kỳ, mười hai nhân viên này đã « lợi dụng tư cách ngoại giao để hoạt động gián điệp ». Mỹ khẳng định cuộc điều tra đã bắt đầu từ nhiều tháng qua, hàm ý đây không phải là trả đũa cho việc xâm lăng Ukraina. Dù vậy chắc chắn là động thái chẳng may diễn ra vào thời điểm này sẽ đổ dầu vào lửa ».

    -------

    Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về cuộc chiến Ukraina

    01/03/2022 - Thụy My / RFI
    Công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) tối qua 28/02/2022 thông báo ý định mở điều tra về các tội ác tại Ukraina. Hồi tháng 12/2020, Tòa đã kết luận rằng các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh đã diễn ra trên lãnh thổ Ukraina từ khi khởi đầu cuộc xung đột tháng 2/2014, nhưng cho đến nay chưa có cuộc điều tra nào được mở ra.

    Từ La Haye, thông tín viên Stéphanie Maupas tường trình:

    « Thông cáo của công tố viên cho biết cuộc điều tra sẽ xoay quanh những tội ác do tất cả các bên xung đột phạm phải trên lãnh thổ Ukraina. Do Kiev không phải là thành viên tòa án, ông Karim Khan cần có được sự đồng ý của các thẩm phán để mở một cuộc điều tra như vậy. Hoặc là một trong 123 quốc gia thành viên khởi kiện, và đó cũng là gợi ý của công tố viên. Trong trường hợp này, ông có thể lập tức khởi động điều tra mà không phải đợi các thẩm phán bật đèn xanh.

    Cả Ukraina lẫn Nga đều không phải là thành viên CPI. Nhưng Kiev đã cho phép Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về các tội ác diễn ra trên lãnh thổ nước mình kể từ tháng 2/2014, trước khi cựu tổng thống thân Nga Viktor Ianoukovitch bị lật đổ. Văn phòng công tố biện minh do không đủ phương tiện nên cho đến này chưa có cuộc điều tra nào được mở ra.

    Ngoài ra ông Karim Khan còn đòi hỏi một ngân sách bổ sung, các đóng góp tự nguyện và biệt phái thêm nhân sự cho văn phòng. Một lần nữa, ông kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế về nhân đạo.

    -------

    Chiến tranh Ukraina : Truyền thông độc lập Nga bị kiểm duyệt và chịu sức ép tuyên truyền

    01/03/2022 - Thu Hằng / RFI
    Chính quyền Matxcơva tìm gia tăng sức ép để buộc những cơ quan truyền thông độc lập cuối cùng ở Nga đưa tin về chiến tranh Ukraina theo lập trường của điện Kremlin. Ngày 01/03, tờ Nova Gazeta đã phải « nói theo » chính quyền trung ương dù vẫn tìm cách giải thích.

    Thông tín viên RFI Anissa El Jabri tường trình từ Matxcơva :

    « ‘Chiến tranh ở Ukraina’, những từ này chưa bao giờ tồn tại trên truyền thông Nhà nước và đang dần biến khỏi những cơ quan truyền thông độc lập cuối cùng. Sáng nay (01/03), tờ Nova Gazeta sử dụng ngôn ngữ của điện Kremlin và từ giờ nói đến « chiến dịch quân sự đặc biệt ».

    Tờ báo này cố tìm cách tránh bằng những chú thích ghi dưới trang kèm theo giải thích : Cơ quan kiểm duyệt đã buộc chúng tôi sử dụng cụm từ này để miêu tả « những sự kiện trên lãnh thổ Ukraina ». Mọi phóng sự về chiến tranh đều bị xóa hết.

    Một tập sách cũng được đưa đến các trường học với câu chuyện buộc phải dạy cho học sinh, cùng với những câu trả lời mà học sinh có thể hỏi. Ví dụ : « Chúng ta, nước Nga, đã luôn ủng hộ và chăm lo cho Ukraina » và câu thần chú của chính quyền : « Mục tiêu của chiến dịch đặc biệt gìn giữ hòa bình là bảo vệ các nạn nhân khỏi nạn diệt chủng và trấn áp của chế độ Kiev từ 8 năm qua ».

    Điều 275 của Luật Hình sự Nga, nêu rõ là tư pháp có thể truy tố tội « phản quốc nghiêm trọng » đối với những người giúp đỡ người nước ngoài « trong khuôn khổ hoạt động do Liên Bang Nga lãnh đạo », cũng được nêu lên.

    Nga đang dùng những biện pháp vẫn được biết đến từ xưa : Tự cho là nạn nhân, coi mọi tiếng nói chỉ trích là kẻ thù của quốc gia. Chính đường lối này đang được sử dụng để nói với người dân Nga rằng họ phải cam chịu hậu quả của các lệnh trừng phạt với tư cách là những người yêu nước ».

    Trong khi đó, xã hội dân sự Ukraina, kể cả những người nổi tiếng và vô danh, tìm cách giải thích sự thật vụ tấn công của Nga với người thân ở Nga và Belarus. Tuy nhiên, theo đặc phái viên RFI Becchio, nhiều người cho biết dường như người thân của họ ở Nga « như bị tẩy não » khi khẳng định « con cháu của họ đang bảo vệ chúng tôi trước Hoa Kỳ ». Một số người khác thì bị sốc khi biết sự thật, trái ngược với thông tin của truyền thông Nga là « Ukraina mới là phe tấn công ».

    -------

    EU xem xét khả năng cho Ukraine gia nhập

    01/03/2022 - Voa / Reuters
    Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu có thể thảo luận về khả năng Ukraine gia nhập EU tại cuộc họp thượng đỉnh không chính thức vào tháng Ba, một quan chức cao cấp EU cho biết ngày 28/2.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 28/2 loan báo đã ký một yêu cầu chính thức xin EU cho Ukraine gia nhập.

    Ukraine có một thỏa thuận liên kết với khối EU gồm 27 nước, nhưng muốn trở thành một thành viên hoàn toàn- điều mà Nga chống lại. Trước nay việc Ukraine gia nhập EU chưa được thảo luận hầu khỏi làm Nga phẫn nộ nhưng cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine đã thay đổi mọi chuyện, theo quan chức cao cấp của EU không muốn nêu tên.

    “Cuộc xâm lược chưa từng có trước đây của Nga mà chúng ta đang thấy nhắm vào Ukraine, việc EU lên án mạnh mẽ việc này, sự phẫn nộ trong Liên hiệp châu Âu, các nước thành viên và công luận-tôi nghĩ đó cũng là một yếu tố sẽ quyết định cách thức chúng ta đáp ứng [với đơn xin gia nhập EU của Ukraine],” giới chức này cho biết.

    Thủ tướng Slovenia, Janez Jansa, ngày 28/2 bày tỏ “ủng hộ hoàn toàn” thủ tục cấp tốc cho Ukraine gia nhập EU, trong khi Thủ tướng Cộng hòa Czech, Petr Fiala, tuyên bố cần đưa ra tín hiệu rõ ràng là Ukraine được hoan nghênh, hãng tin CTK dẫn lời ông cho biết hôm 28/2.

    Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, ông Josep Borrell, nói ưu tiên ngay lập tức là hỗ trợ thực tiễn để Ukraine chống cuộc xâm lược của Nga, hơn là thảo luận những vấn đề dài hạn có thể mất nhiều năm.

    “Chúng ta phải có đáp án cho những giờ khắc sắp tới, chứ không phải cho những năm sắp tới,” ông nói với phóng viên ngày 28/2 khi được hỏi về việc Ukraine gia nhập EU.

    “Ukraine rõ ràng là viễn ảnh của châu Âu, nhưng hiện nay chúng ta phải chiến đấu chống lại một xâm lược cái đã.”

    (trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Rouslan Stefantchouk, Tổng Thống Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Denys Chmyhal (từ trái sang phải) cùng ký vào văn bản yêu cầu xin được vào liên hiệp Âu châu (UE) le 28 février 2022 - UKRAINE PRESIDENCY / AFP)

    -------

    Các ngân hàng quốc tế bắt đầu thi hành lệnh chế tài Nga

    01/03/2022 - Voa / Reuters
    Các tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh, Societe Generale của Pháp, và các ngân hàng Hàn Quốc đang rút bớt quan hệ với một loạt các ngân hàng Nga, trong lúc thực thi lệnh chế tài của phương Tây đối với Nga.

    Mỹ, Anh, châu Âu và Canada loan báo thêm chế tài đối với Nga hôm 26/2, kể cả việc cấm một số ngân hàng Nga tiếp cận hệ thống chi trả quốc tế SWIFT, sau khi Nga xâm lược Ukraine.

    Một thông báo của HSBC mà Reuters có được yêu cầu nhân viên áp dụng những chế tài toàn cầu lên Nga.

    HSBC ít có hoạt động trực tiếp tại Nga. Giám đốc Tài chánh Ewen Stevenson hôm 22/2 cho biết HSBC có khoảng 200 nhân viên và lợi tức hàng năm là 15 triệu đô la tại thị trường Nga, một phần nhỏ trong số lợi tức toàn cầu 50 tỉ đô la của họ.

    Tuy nhiên, là ngân hàng thương mại tài chánh hàng đầu thế giới và ngân hàng lớn hàng thứ hai châu Âu, HSBC là một mắt xích thiết yếu trong cơ chế ngân hàng toàn cầu và việc Nga bị cắt các dịch vụ của ngân hàng này là một đòn giáng mạnh đối với Moscow.

    Thị trường chứng khoán châu Âu đã ngưng tư cách thành viên của ngân hàng Nga VTB Capital, nghĩa là VTB Capital không còn trao đổi trên Thị trường Chứng khoán London được nữa.

    Hai ngân hàng hàng đầu tại Hàn Quốc ngày 28/2 xác nhận dù chưa nhận được hướng dẫn rõ ràng từ SWIFT, nhưng họ đã ngưng giao dịch tài chánh với ít nhất 7 ngân hàng Nga.

    Ngân hàng Societe Generale của Pháp nói “đã dự trù trước và nhanh chóng áp dụng tất cả các biện pháp liên hệ đến những chế tài mới được áp đặt.”

    Ngân hàng Deutsche, lớn nhất nước Đức, cho hay đã thành lập một trang mạng để giúp các công ty khách hàng đối phó với tình hình. Trang này bao gồm những tin tức về ảnh hưởng của các chế tài và những thay đổi trong chuyển khoản các chi trả quốc tế.

    Dịch vụ ngân hàng toàn cầu

    Thông tư nội bộ của HSBC cũng đề ra những chế tài khác do Anh, Liên hiệp châu Âu và Mỹ áp đặt và liệt kê những công ty của Nga là đối tượng của những chế tài, kể cả ngân hàng phát triển VEB.

    HSBC chỉ rõ là theo chế tài của Mỹ, một thực thể do một cá nhân bị chế tài làm chủ từ 50% trở lên cũng bị chế tài, dù thực thể đó có hay không có tên trong danh sách chế tài.

    Chế tài của EU áp dụng cùng một quy luật tương tự, HSBC nói.

    Ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc và một ngân hàng lớn thứ hai của Hàn Quốc cho hay sẽ ngưng cấp tín dụng thư và những trao đổi tài chánh khác cho các ngân hàng Nga PSB, VEB, VTB, Ngân hàng Otkritie, Novikombank, Sovcombank, và Sberbank.

    Ngân hàng thứ hai của Hàn Quốc từ chối tiết lộ danh tánh vì tính nhạy cảm của vấn đề.

    Anh ngày 28/2 tuyên bố đang có thêm những biện pháp chống lại Nga phù hợp với Mỹ và EU trong đó có việc cấm các thực thể Anh thực thi những chuyển khoản với ngân hàng trung ương, Bộ Tài chánh và các quỹ đầu tư khác của Nga.

    -------

    Chế tài siết chặt, các đại công ty lần lượt rời bỏ Nga

    01/03/2022 - Voa / Reuters
    Các đại công ty năng lượng khổng lồ BP và Shell, ngân hàng toàn cầu HSBC và công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới AerCap ngày 28/2 gia nhập danh sách ngày càng tăng các doanh nghiệp đang tìm cách rời bỏ Nga trong lúc các chế tài của phương Tây được siết chặt lên Moscow vì xâm lược Ukraine.

    Phương Tây đã có những hành động trừng phạt Nga với một loạt chế tài bao gồm đóng cửa không phận đối với các máy bay Nga, chặn không cho một số ngân hàng Nga tiếp cận mạng lưới tài chánh toàn cầu SWIFT và hạn chế khả năng của Moscow sử dụng 630 tỉ đô la dự trữ ở nước ngoài.

    Công ty Shell ngày 28/2 tuyên bố sẽ rời bỏ tất cả các hoạt động tại Nga.

    “Chúng tôi không thể-và sẽ không-làm ngơ,” Giám đốc Điều hành Shell, ông Ben van Beurden, nói và gọi cuộc tấn công của Nga là “hành động quân sự hung hăng vô lối.” Ông cho biết thêm Shell đang trao đổi với các chính phủ về việc đảm bảo năng lượng cho châu Âu.

    Đại công ty năng lượng BP của Anh, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Nga, loan báo hồi cuối tuần sẽ bỏ 20% cổ phần trong công ty quốc doanh Rosneft của Nga, với phí tổn đến 25 tỉ đô la, cắt phân nửa dự trữ xăng dầu và khí đốt của họ.

    Equinor, công ty năng lượng chủ yếu do nhà nước Na Uy làm chủ, loan báo sẽ bắt đầu bỏ bớt những liên doanh tại Nga.

    Ăn miếng trả miếng

    Nga cấm các hãng hàng không của 36 nước không được vào không phận của Nga, trong đó có các nước châu Âu và Canada vốn đã đóng cửa không phận của họ đối với các máy bay Nga. Các giới chức Mỹ cho hay Washington đang cứu xét hành động tương tự.

    Các công ty cho thuê bao gồm AerCap, công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới với khoảng 5% máy bay cho các hãng hàng không Nga thuê, và hãng BOC Aviation cho biết sẽ chấm dứt hàng trăm hợp đồng cho các hãng hàng không Nga thuê máy bay vì chế tài.

    Công ty dịch vụ chuyển vận hàng hóa UPS và FedEx tại Mỹ loan báo sẽ ngưng chuyển vận cho Nga và Ukraine.

    Microsoft ngày 28/2 công bố sẽ gỡ bỏ ứng dụng điện thoại di động của hãng tin quốc doanh Nga, RT, ra khỏi các cửa hàng Ứng dụng Windows và cấm quảng cáo trên truyền thông do nhà nước Nga bảo trợ.

    Google đã cấm RT và những kênh tin tức khác của Nga nhận tiền quảng cáo trên các trang mạng, ứng dụng và YouTube, tương tự như hành động của Facebook.

    Giới đầu tư cũng lần lượt rút chân ra khỏi các công ty Nga.

    Trong khi đó, cùng ngày 28/2, Tổng thống của 8 nước Trung và Đông Âu kêu gọi các nước thành viên trong Liên hiệp châu Âu lập tức cấp cho Ukraine quy chế thành viên EU và mở những cuộc thảo luận về việc cho Ukraine gia nhập EU, theo một thơ ngỏ được công bố ngày 28/2.

    “Chúng tôi, Tổng thống của các nước thành viên EU: Cộng hòa Bulgaria, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Latvia, Cộng hòa Lithuania, Cộng hòa Poland, Cộng hòa Slovakia, và Cộng hòa Slovenia mạnh mẽ tin rằng Ukraine xứng đáng được nhận vào EU ngay lập tức,” bức thư viết.


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  13. #10
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,617
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,985 Times in 3,947 Posts

    Default Re: Nga xâm lược Ukraina


    Putin sử dụng NATO như một cái cớ để xâm lược Ukraina

    01/03/2022 - Chi Phương / RFI
    Đối với Vladimir Putin, Liên Minh Bắc Đại Dương (NATO) luôn là một mối đe doạ lớn. Matxcơva không ngừng phản đối việc Ukraina gia nhập liên minh quân sự mạnh nhất hành tinh này. Đòi hỏi của Putin là Ukraina phải có quy chế trung lập, nhưng điều này có khả thi với Kiev hay không ?

    Những tiếng nổ đầu tiên trên bầu trời Ukraina đánh dấu cuộc tấn công quân sự trên diện rộng của Nga chính thức bắt đầu vào hôm 24/2. Ngay trong tối cùng ngày, tổng thống Ukraina đã đưa ra phát biểu thể hiện mong muốn gia nhập NATO, nhưng không có phản hồi :

    "Hôm nay, tôi muốn hỏi lãnh đạo các nước châu Âu là liệu Ukraina có được vào NATO hay không ? Tôi đã hỏi trực tiếp như vậy, nhưng ai cũng lo sợ, không ai trả lời. Nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi không sợ bất cứ thứ gì. Chúng tôi không sợ phải bảo vệ đất nước của chúng tôi. Chúng tôi không sợ Nga, chúng tôi không sợ phải đàm phán với Nga, hay đàm phán về bất cứ điều gì, về việc bảo đảm an ninh cho đất nước chúng tôi. Chúng tôi cũng không sợ phải nói về trung lập, chúng tôi hiện không phải là thành viên của NATO. Nhưng liệu chúng tôi có được bảo đảm từ đâu ? Nhất là quốc gia nào sẽ đưa ra bảo đảm cho chúng tôi ?"

    Vấn đề Ukraina gia nhập NATO dường như là vấn đề chính trong các bài diễn văn của Matxcơva từ nhiều tháng qua. Bước sang ngày thứ sáu của cuộc chiến, căng thẳng giữa Nga và Ukraina vẫn chưa có dấu hiệu hoà dịu, Nga vẫn khăng khăng nhất mực yêu cầu lực lượng NATO rút quân tại Đông Âu, chính phủ Ukraina phải được "tẩy trừ ảnh hưởng quốc xã" và bảo đảm giữ quy chế trung lập.

    Về chủ đề này, RFI phỏng vấn chuyên gia về quan hệ quốc tế Iliya Kusa, nghiên cứu tại think tank Ukrainian Institute for the Future, có trụ sở tại Kiev. Ông chuyên nghiên cứu, phân tích các chính sách đối nội đối ngoại của Ukraina.

    RFI : Trước tiên ông nhìn nhận về hành động xâm lược, gây hấn của Nga từ những ngày qua như thế nào ?

    Iliya Kusa
    : Tôi nghĩ rằng Nga đã tính toán sai lầm nhiều thứ. Đầu tiên họ không nghĩ rằng phương Tây lại phản ứng mạnh mẽ đến vậy, đặc biệt là liên quan đến các lệnh trừng phạt. Thứ hai, họ không ngờ rằng quân đội Ukraina lại phản kháng mạnh đến mức mà họ phải từ bỏ mục tiêu "đánh nhanh thắng nhanh" chỉ trong vài ngày. Hiện giờ, lực lượng Nga đến Ukraina tấn công càng nhiều, thì chiến tranh càng kéo dài lâu hơn. Tôi nghĩ rằng quyết định xâm lược Ukraina của Putin là bản chất của ông ta và ông ta đã tính sai chiến lược. Đó là lý do tại sao ông ta không thể chấp nhận lùi bước bởi vì điều đó có nghĩa là ông ta đã sai lầm. Trong tâm lý và văn hoá hậu Liên Xô, chấp nhận lỗi sai tức là bạn đã làm sai và bạn không còn tư cách làm lãnh đạo nữa. Với Putin, đó là một vấn đề, vì ông ta muốn lãnh đạo mọi thứ, nắm giữ quyền lực. Nếu Putin nói, "được thôi, tôi đã sai" và lùi bước trước áp lực của nước ngoài, nghĩa là ông ta là một lãnh đạo tồi và có thể sẽ mất đi quyền lực

    RFI: Trong cuộc khủng hoảng Ukraina, khả năng Ukraina gia nhập NATO dường như là nguồn cơ của các cuộc leo thang ? Ông đánh giá như thế nào về việc này ?

    Iliya Kusa
    : Tôi không cho rằng NATO là nguyên nhân thật sự. Tất cả mọi người ở Ukraina đều biết điều đó. Đó không còn là bí mật về việc hồ sơ Ukraina muốn gia nhập NATO bị chặn lại từ 2008 khi Đức và các quốc gia châu Âu không chấp nhận Ukraina làm thành viên tại hội nghị thượng đỉnh Bucarest. Cho đến nay tình hình không có nhiều thay đổi.

    Tôi nghĩ rằng Nga chỉ sử dụng NATO làm cái cớ để áp đặt các điều kiện chính trị mới đối với Ukraina. Mong muốn thực sự của Nga là Ukraina thực hiện quy chế trung lập và Ukraina công nhận Crimée là một phần lãnh thổ của Nga (vì chúng tôi vẫn chưa công nhận từ 2014). Thứ ba, Matxcơva muốn gây sức ép bắt Ukraina nhượng bộ liên quan đến tiến trình của Thỏa Thuận Minks. Tôi nghĩ rằng Putin dùng quân bài NATO để giải thích cho người Nga về về cuộc chiến và nguy hiểm lớn mà Nga phải đối mặt. Putin đã sử dụng nó từ nhiều năm nay trong các bài hùng biện của mình. Bởi vì Putin không chỉ coi khối này như là một liên minh quân sự tự vệ mà là một công cụ tạo ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Âu. Đó là lý do tại sao họ cần lời giải thích để gây chiến với Ukraina

    RFI : Ngay vào ngày cuộc chiến bắt đầu, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky một lần nữa đã thể hiện mong muốn gia nhập NATO, điều mà Nga nhất mực phản đối. Giả sử như tổng thống Ukraina ngay từ khi căng thẳng leo thang, thể hiện rõ thái độ là không gia nhập NATO, điều này liệu có thể ngăn chặn được chiến tranh xảy ra hay không ?

    Iliya Kusa
    : Điều này không giải quyết vấn đề với Nga. Tôi nghĩ rằng ông ấy không tuyên bố như vậy bởi vì công luận Ukraina ủng hộ Nato, hơn 55 %. Dĩ nhiên ông ấy không thể nói như vậy vì như thế sẽ đánh mất sự tín nhiệm và mọi người sẽ nổi dậy phản kháng. Tôi không nghĩ rằng Putin quan tâm đến các tuyên bố hay quyết định của Ukraina. Bởi vì từ 2020, lãnh đạo Nga không quan tâm đến các hành động của Zelensky nữa. Năm 2020 là lần cuối cùng Nga nỗ lực đàm phán với phương Tây và chính phủ Ukraina, nhưng họ đã thất bại. Kể từ đó họ quyết định : "được thôi, chúng tôi không đàm phán với Ukraina nữa mà nói chuyện trực tiếp với Mỹ" bởi vì họ tuyên bố là Ukraina thân Mỹ. Từ đó đến nay, đối thoại giữa Kiev và Matxcơva vẫn khó khăn. Putin quyết định như vậy vì ông ta cho rằng trên nhiều lĩnh vực địa chính trị toàn cầu, chỉ có Nga và Mỹ mà thôi.

    RFI : Đối với yêu cầu thực hiện quy chế trung lập của Putin mà ông đã nhắc đến ở trên, vậy theo ông, Ukraina có khả năng sẽ tính đến phương án này hay chỉ là ảo tưởng ?

    Iliya Kusa
    : Đó không phải là ảo tưởng mà vấn đề là sự bảo đảm. Câu hỏi chính ở đây đó là liệu quốc gia nào và sự bảo đảm nào cho an ninh của Ukraina. Đó chính là câu hỏi lớn để thực hiện quy chế trung lập. Trạng thái trung lập có thể được duy trì khi chúng tôi nhận được những bảo đảm đáng tin cậy từ các thể chế quốc tế khác nhau.

    Đó là một vấn đề lớn vì không có bất cứ đàm phán nào liên quan đến sự trung lập của Ukraina với bất cứ quốc gia nào và không ai muốn đứng ra bảo đảm cho an ninh Ukraina. Lần cuối cùng chúng tôi nhận được bảo đảm về an ninh vào năm 1994 khi Ukraina quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã.

    Cho đến năm 2014, Nga quyết định xâm lược Crimea và không ai nói gì cả. Điều đó có nghĩa là những bảo đảm mà chúng tôi nhận được thực ra lại chỉ là những lời hứa hão. Đó là lý do tại sao rất khó để đàm phán về trung lập.

    RFI : Gần đây, hình ảnh lãnh đạo của Ukraina Volodymyr Zelensky được báo chí quốc tế quan tâm, nhất là xuất thân từ nghệ sỹ hài của ông. Năm 2019, Zelensky đắc cử với 73 % phiếu ủng hộ, đây là tỉ lệ kỷ lục của Ukraina. Cho đến nay, theo ông, liệu người dân Ukraina vẫn duy trì niềm tin vào lãnh đạo của Zelensky hay không ?

    Iliya Kusa
    : Chiến tranh thường gắn kết mọi người lại hơn. Tôi cho rằng đa số người Ukraina vẫn tin tưởng vào tổng thống và chính phủ, bởi hiện nay chúng tôi đang trải qua thời kỳ khó khăn. Tất cả mọi người đều hợp lực với chính phủ vì đây là cách duy nhất để bảo vệ đất nước chúng tôi. Theo tôi, Zelensky thể hiện là một người lãnh đạo tốt, một lãnh đạo quân sự và đàm phán có năng lực. Và không giống như người tiền nhiệm cựu tổng thống Viktor Ianoukovich, ông ấy không chạy chốn khỏi đất nước cũng như không khuất phục trước các áp lực quốc tế. Tôi nghĩ rằng điều này làm tăng thêm tín nhiệm của ông ấy. Nếu như chiến sự kết thúc có lợi cho Ukraina, ghế của ông ấy thêm vững chắc và trong tương lai, ông ấy có thể tái đắc cử vì khủng hoảng chính là thời điểm thử thách vai trò lãnh đạo (và ông ấy đã qua bài kiểm tra).

    RFI : Theo ông, đâu là kịch bản lý tưởng nhất để kết thúc chiến tranh Ukraina ?

    Iliya Kusa
    : Điều này phụ thuộc vào lý tưởng cho bên nào. Đối với Nga, đó là thay đổi chế độ và thiết lập chính phủ bù nhìn và hợp pháp hóa việc Nga sáp nhập Crimea và một số thứ khác. Tôi nghĩ kịch bản lý tưởng nhất đó là Zelensky và Putin đó là giải quyết các quan điểm khác biệt, dù khá phức tạp để có thể tiến đến đàm phán một cách cơ bản về quan hệ giữa Nga và Ukraina. Nga nên nhượng bộ, thay đổi cách nhìn nhận Ukraina như là một thuộc địa. Tôi nghĩ rằng điểm khó khăn (sticky point) trong quan hệ giữa chúng tôi và Nga, đó là Nga không chấp nhận Ukraina trở thành một nước độc lập. Trong bài phát biểu của Putin vào 21/02, ông ta nói rõ rằng chúng tôi chỉ là một đất nước giả (artificial state). Tôi cho rằng hai nước sẽ không thể thỏa hiệp ngay được, bước đầu tiên sẽ là lệnh ngừng bắn.

    RFI xin cảm ơn các đánh giá, phân tích của ông Iliya Kusa, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Ukrainian Institute for the Future tại Kiev. Ông đã có nhiều nghiên cứu về Trung Đông và các chính sách đối ngoại của Kiev từ sau 2014 và các chính sách châu Âu.

    ---------------------------------------------------------------

    Đại biện Ukraine ở Việt Nam: Chúng tôi không sợ đại quân Nga, sẽ không rút vào rừng

    01/03/2022 - An Tôn / VOA
    Sau khi hai phái đoàn của Ukraine và Nga kết thúc vòng đàm phán đầu tiên và hiện có tin cho thấy một đội quân Nga kéo dài hàng chục kilomet đang tiến về thủ đô Kyiv của Ukraine, Đại biện Lâm thời của Ukraine ở Hà Nội, bà Nataliya Zhinkyna, trả lời phỏng vấn của VOA hôm 1/3 về cuộc chiến của đất nước bà chống lại quân Nga xâm lược.

    Không khiếp sợ đại quân Nga

    VOA: Nga đang điều đội quân gồm cả xe tăng, thiếp giáp dài tới hơn 60 km đi về Kyiv. Bà phản ứng thế nào về tin này?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Ukraine đã chiến đấu trong 5 ngày chống lại cuộc xâm lược của Nga. Chúng tôi có đủ sức mạnh để không sợ bất cứ đội quân nào của Nga đang đến cả. Nếu bạn xem các hình ảnh đã được đưa tin, bạn có thể thấy những gì đã xảy ra với các đoàn xe tăng Nga. Chúng đều bị đốt cháy, bị tiêu diệt.

    Đoàn xe tăng mới đang đi đến Kyiv không làm cho Ukraine sợ hãi. Tin tức này chỉ làm cho người Ukraine chuẩn bị sẵn sàng, cả quân và dân đều đứng vững để bảo vệ tổ quốc.

    Như chúng tôi đã thể hiện, và tôi tin tưởng vào đồng bào mình, đó là chúng tôi không khiếp sợ cuộc xâm lược. Chúng tôi đang bảo vệ đất đai của mình, nhà của mình, đồng bào mình. Làn sóng xâm lược mới không làm chúng tôi sợ hãi.

    VOA: Hai bên đã kết thúc phiên đàm phán đầu tiên và không ai nhượng bộ ai. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Hai bên sẽ tiếp tục giao tranh rồi mới quay lại bàn đàm phán?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Những gì tôi được biết từ tổng hành dinh của chúng tôi là hai bên đã thảo luận một số điểm, nhưng sau đó hai đoàn đã quay về tổng hành dinh của nhau để nhận thêm chỉ thị. Vòng đàm phán tiếp theo sẽ sớm diễn ra.

    Tôi không tin vào các ý định của ông [Tổng thống Nga] Putin về việc đàm phán. Tôi không tin là trong thâm tâm ông ta có một giải pháp thực sự, bởi vì ngay khi đàm phán còn đang diễn ra, thành phố Kharkiv bị pháo kích, mục tiêu là khu dân cư của Kharkiv, nhiều nhà cửa bị tàn phá, có những người bị giết hại.

    Đàm phán được mở ra nhưng tôi không tin rằng ông Putin quan tâm đến chuyện sử dụng đàm phán để giải quyết cuộc xung đột.

    VOA: Bà dự báo ra sao về kết cục của cuộc chiến? Liệu người Ukraine có phải rời bỏ thành phố và vào rừng kháng chiến không?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Cuộc chiến này sẽ khó khăn. Nhưng quân đội Ukraine đủ mạnh để bảo vệ các thành phố. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào quân đội của mình.

    Tôi không nghĩ rằng sẽ có kết cục là chúng tôi phải rời bỏ thành phố, rời bỏ nhà của mình và đi vào rừng. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, bảo vệ các thành phố của mình. Các thành phố lớn có sự phòng thủ rất vững chắc. Quân đội Ukraine mạnh và đặc biệt mạnh hơn với sự giúp đỡ từ khắp mọi nơi trên thế giới.

    Cả thế giới ủng hộ Ukraine

    VOA: Các nước phương Tây và những nước khác đã và đang trợ giúp cho Ukraine. Bà bình luận gì về điều này?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Chúng tôi thấy được khích lệ khi các nước phương Tây và có lẽ là cả thế giới sát cánh với Ukraine.

    Ngay trước cuộc phỏng vấn này, tôi có cuộc gặp với vị Trưởng Đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở Hà Nội. Bà cho biết lô hàng viện trợ của Đài Loan đang trên đường đi qua một số nước và sẽ đến Ukraine để giúp người dân Ukraine. Lô hàng này chủ yếu là đồ y tế phục vụ mục đích nhân đạo.

    Điều quan trọng hơn là Đài Loan tham gia cùng các nước thực hiện cấm vận Nga. Họ cấm xuất khẩu các con chip điện tử, đây là một đòn đánh vào kinh tế Nga, vào nền sản xuất Nga. Nước này sẽ không có thêm đồ điện tử mới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quân sự, quốc phòng của Nga. Điều này rất quan trọng.

    Như vậy, đây chỉ là một ví dụ về việc không chỉ có các nước phương Tây đang giúp Ukraine. Ở châu Á và các nơi khác cũng có những nước khác giúp chúng tôi, như là Singapore, New Zealand hay một số nước châu Phi.

    VOA: Bà có thể nói gì thêm về sự giúp đỡ viện trợ của Mỹ và các nước dành cho Ukraine?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Nếu không có sự bảo vệ, bênh vực của các nước và những người dân thường trên khắp thế giới dành cho Ukraine, chúng tôi không thể trụ lại trước cuộc xâm lược lớn này.

    Chắc chắn là nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ, của châu Âu, châu Á mà chúng tôi mới có sức mạnh và trụ lại được trong cuộc chiến này.

    Giờ đã là ngày thứ 5 của cuộc chiến. Chúng tôi sẽ vẫn bám trụ và chúng tôi tiếp tục nhận được trợ giúp từ châu Âu, từ Hoa Kỳ và các nước khác, không chỉ về mặt nhân đạo mà cả về quân sự, đó là vũ khí, khí tài.

    Văn hóa của người Ukraine là ở lại và chiến đấu. Với sự trợ giúp kỹ thuật, trang thiết bị, với sự ủng hộ từ mọi nơi trên thế giới, chúng tôi có thể bảo vệ Ukraine. Và khi bảo vệ Ukraine, chúng tôi không chỉ bảo vệ đất đai của mình mà còn bảo vệ cả châu Âu, bảo vệ cả trật tự dựa trên luật lệ của toàn thế giới.

    Mong Việt Nam lên án kẻ xâm lược

    VOA: Bà có hài lòng về những gì Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về cuộc chiến cho đến nay? Bà mong muốn phía Việt Nam nói hay hành động như thế nào?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế.

    Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý.

    Tôi muốn thúc giục Việt Nam hãy nêu đích danh kẻ xâm lược, không chỉ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà cả ở các diễn đàn quốc tế khác.

    VOA: Những ngày này, như bà có thể thấy ngay trong trang Facebook của Đại sứ quán Ukraine, có nhiều người Việt ủng hộ Ukraine, có người thậm chí sẵn sàng sang chiến đấu cho Ukraine. Bà có cảm nghĩ gì về điều đó?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Tôi rất cảm động vì Việt Nam rất thân thiết trong trái tim tôi. Nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam đã được gần 10 năm, đây gần như là quê hương thứ hai của tôi. Khi tôi thấy sự ủng hộ của người Việt Nam, những lời nói tử tế của họ, ý muốn của họ chiến đấu cho Ukraine, tôi trân trọng sâu sắc và xin cảm ơn!

    VOA: Đồng thời, có lẽ bà cũng biết, đó là có nhiều người Việt từng du học ở Nga, có những gắn bó với nước Nga, họ yêu Nga và yêu ông Putin, họ nói họ ủng hộ cuộc chiến của Nga đánh vào đất nước của bà. Bà muốn nói gì với họ?

    Đại biện Nataliya Zhinkyna: Tôi không thấy nhiều lắm những người như vậy trên trang của chúng tôi. Có lẽ những người tham gia trang của chúng tôi biết rõ trong thâm tâm họ ai đúng ai sai.

    Đối với những người có lẽ vẫn còn đang nghĩ ông Putin là người tốt, tôi muốn nói với họ rằng: Chiến tranh là thứ tồi tệ nhất có thể xảy ra với nhân loại, chiến tranh có thể xảy ra ở bất cứ nước nào. Nếu vì lý do gì đấy mà chúng ta biện minh cho hành động của kẻ xâm lược, thế thì bất cứ ai có đầu óc can thiệp trên thế giới này cũng có thể nghĩ rằng họ có thể xâm lược nước khác, họ có thể giết những người khác và họ sẽ không phải chịu hậu quả gì.

    Tôi muốn nói với những người Việt Nam vẫn đang nghĩ rằng ông Putin là người tốt là họ hãy nghĩ về thực tế là cả thế giới, người dân khắp nơi trên thế giới đều sát cánh với Ukraine ngày hôm nay.

    VOA: Xin cảm ơn bà!

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

Page 1 of 19 1234567891011 ... LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •