Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Results 1 to 7 of 7

Thread: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới

  1. #1
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Chiến tranh Ukraina thách thức công nghiệp quốc phòng của Châu Âu

    21/06/2022 - Thanh Hà / RFI
    Nếu bị tấn công như Ukraina, Pháp có thể cầm cự được bao lâu mà không cần các đồng minh viện trợ vũ khí ? Đức đầu tư thêm 100 tỷ euro hiện đại hóa quân đội, nhưng lại chọn mua hàng của Mỹ. Chiến tranh ngay sát cạnh biên giới Liên Hiệp Châu Âu làm lộ rõ những nhược điểm của nền công nghiệp phòng thủ trên Lục Địa Già. Đâu là những thách thức mà cuộc chiến này đặt ra cho các nhà sản xuất vũ khí của châu Âu ?

    Trong gần một tuần lễ, từ ngày 13 đến 17/06/2022, khoảng 1.700 công ty đại diện cho hơn 60 quốc gia trên thế giới đã tập hợp về khu triển lãm Villepinte, ngoại ô phía bắc Paris, dự triển lãm lớn nhất thế giới về các phương tiện quân sự sử dụng trên bộ, Eurosatory 2022.

    Nga là một trong ba nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng đương nhiên các tập đoàn Nga đã hoàn toàn vắng mặt Eurosatory lần này.

    Tất cả các tập đoàn tham gia đều bị đặt trước một thực tế : chiến tranh Ukraina chẳng những đang diễn ra một cách « cổ điển » trên bộ, trên không, trên biển, trên mặt trận truyền thông tuyên truyền, mà còn bao hàm luôn cả các trận địa mới, như các mạng xã hội và không gian cyber. Những mặt trận mới đó đòi hỏi một cách tiếp cận mới về chiến lược an ninh và phòng thủ, đòi hỏi những vũ khí mới, những công cụ mới với những công nghệ mới.

    Thế giới lao vào chạy đua vũ trang

    Cuộc chiến mà Nga khởi động từ hôm 24/02/2022 và trước đó nữa là căng thẳng về địa chính trị tại hầu hết các châu lục trên thế giới đã mang lại một bầu « sinh khí mới » cho các nhà sản xuất khí tài châu Âu. Jean-Marc Duquesne, tổng giám đốc GICAT, tập hợp các nhà sản xuất khí tài của Pháp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên bộ, ghi nhận trên đài truyền hình Pháp France 24 :

    Jean-Marc Duquesne 1 : « Đây là một lĩnh vực, mà do thời cuộc và những chuyển biến về địa chính trị, đang trong giai đoại thuận lợi. Chưa bao giờ nhu cầu của các quốc gia lại cao như hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực khá đặc biệt, do khách hàng là các nhà nước. Các nhà chế tạo vũ khí phải thích nghi để chen chân vào bàn cờ chiến lược đó của thế giới. Đừng quên rằng công nghiệp vũ khí là một lá chắn, một tấm khiên bảo vệ những quốc gia nào có những công cụ đó ».

    Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI, trong năm 2021 chi phí quốc phòng của thế giới lên tới hơn 2.100 tỷ đô la, một mức cao chưa từng thấy.

    Chỉ ba ngày sau khi Ukraina bị xâm chiếm, chính phủ Đức thông báo « một quỹ đặc biệt » 100 tỷ euro cho những năm sắp tới để hiện đại hóa lực lượng phòng thủ. Kế hoạch đó vừa được Quốc Hội thông qua. Nhưng trước biến cố Ukraina, Pháp từ vài năm nay đã liên tục nâng ngân sách quốc phòng, cho dù 40 tỷ euro một năm không thấm vào đâu so với trên 700 tỷ đô la của Bộ Quốc Phòng Mỹ.

    Vẫn theo báo cáo của SIPRI 2021 không chỉ có châu Âu tăng chi phí quân sự, mà cả châu Á cũng đã nhập cuộc : 81 % chi tiêu quân sự trên thế giới xuất phát từ 15 quốc gia. Trung Quốc (293 tỷ đô la) Ấn Độ (77 tỷ đô la), Anh, Nga và Mỹ (700 tỷ đô la) là những quốc gia « mua vào nhiều nhất ».

    Về phía các nguồn cung, Pháp, với 8,2 % thị phần quốc tế, có tên trong bộ ba dẫn đầu thế giới, nhưng bị Nga, khoảng 20 % và nhất là Mỹ, 37 %, bỏ lại rất xa phía sau. Đáng ngạc nhiên không kém: ba trong số 10 khách hàng lớn của Pháp là Hàn Quốc, Singapore và Ấn Độ.

    Châu Âu chê hàng của chính mình

    Ngoài Pháp, từ một nước lớn, như Đức và hay nhỏ, như vương quốc B,ỉ đều có nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí lợi hại. Ở cấp châu Âu không thiếu những tên tuổi lớn như Airbus, hay những chương trình phát triển vũ khí chung như Quỹ Phòng Thủ Châu Âu –FED, Sáng Kiến Can Thiệp Châu Âu IEI … và mới nhất là kế hoạch thiết kế Hệ Thống Chiến Đấu trên Không cho Tương Lai SCAF, liên kết Pháp với Đức và Tây Ban Nha.

    Dù vậy, khi cần trang bị vũ khí và chiến đấu cơ, hay các loại khí tài, thì bản thân các thành viên Liên Âu lại hướng về phía các nhà sản xuất của Mỹ. Từ Thụy Điển đến Hà Lan đều thích hàng Mỹ. Ba Lan và chính bản thân Đức cũng vậy.

    Một phần trong số 41 tỷ euro trích từ quỹ 100 tỷ nhằm nâng cao khả năng phòng thủ cho Không Quân Đức được dành để mua 35 chiến đấu cơ F35 của Mỹ. Đức « chê » Rafale của Pháp.

    Jean-Marc Duquesne, tổng giám đốc GICAT cho rằng châu Âu bắt đầu ý thức về sự lệ thuộc quá lớn vào nền công nghiệp vũ khí của Hoa Kỳ. Ông giải thích thêm về quyết định của Đức mua chiến đấu cơ Mỹ thay vì chọn Pháp :

    Jean-Marc Duquesne 2 : « Tại sao và làm thế nào tránh để các khoản đầu tư trang bị vũ khí phòng thủ của châu Âu có lợi cho một quốc gia thứ ba, tôi muốn nói đến Hoa Kỳ hay Israel. Trong giai đoạn 2008-2022 chẳng hạn, đã có đến 60 % các khoản chi tiêu của châu Âu rót vào các tập đoàn ngoài khối. Do vậy, Liên Âu đã thông qua một kế hoạch đầu tư chung trong lĩnh vực phòng thủ. Trong tương lai, 35 % ngân sách mua trang thiết bị quân sư của các thành viên trong khối dành cho các nhà sản xuất của châu Âu, thay vì chỉ có 11 % như hiện tại (...)

    Giữa Đức và Hoa Kỳ có một mối liên hệ rất chặt chẽ, nhưng chúng ta cần quan sát xem quan hệ đó chuyển biến như thế nào, ngoài việc Berlin mua chiến đầu cơ F35 của Mỹ. Chúng ta hãy chờ xem Đức sẽ có những kế hoạch hợp tác nào với các đối tác châu Âu. Thí dụ như với Pháp, đôi bên đang tập trung vào dự án thiết kế và chế tạo xe tăng. Hai bên đang phân chia công việc. Trên nguyên tắc, đến năm 2035, những sản phẩm đầu tiên sẽ bắt đầu được sử dụng. Đây là những quyết định mang nặng hệ quả cả về mặt công nghiệp lẫn kinh tế. Đạt được đồng thuận đòi hỏi nhiều thời gian ».

    Nhu cầu cấp bách « lấp đầy những lỗ hổng »

    Tự chủ về mặt phòng thủ càng mang tính cấp bách với cuộc chiến Nga-Ukraina hiện nay. Charles Beaudouin, tổng giám đốc COGES Events ban tổ chức triển lãm khí tài và trang thiết bị quân sự trên bộ Eurosatory, phân tích :

    Charles Beaudouin : « Theo tôi, châu Âu vừa ý thức được rằng châu lục này một lần nữa phải trực diện với chiến tranh. Trong gần 30 năm liền, châu Âu phát triển các công cụ để đương đầu với khủng bố. Công nghiệp quốc phòng của châu Âu phát triển theo hướng đó để rồi giờ đây mọi người mới bừng tỉnh nhận ra rằng nhu cầu của châu lục này khác hẳn hoàn toàn : Chúng ta thiếu đạn dược, các lực lượng quân sự phải thích nghi với tình huống chiến tranh khác hẳn với cuộc chiến chống khủng bố. Ngành sản xuất vũ khí cần đầu tư nhiều cho tương lai. Nếu moi việc diễn ra tốt đẹp, khoảng 20 năm nữa châu Âu sẽ gặt hái được những thành quả đầu tiên. Có nghĩa là sẽ bắt đầu tự chủ về công nghệ quốc phòng và không phải lệ thuộc vào Mỹ như hiện nay nữa ».

    Chính xác hơn, chiến tranh Ukraina làm lộ ra những nhược điểm nào về các phương tiện phòng thủ của châu Âu ?

    Thí dự như trong trường hợp của Pháp, báo cáo trước Thượng Viện hồi tháng 5/2022, lãnh đạo DGA đặc trách phối hợp các chương trình mua bán vũ khí Joel Barre đã nêu bật một số « bài học » rút ra từ cuộc chiến ở cách biên giới Pháp chưa đầy 1500 km:

    Pháp thiếu đạn pháo, pháo binh là một điểm yếu, nhất là sau khi cam kết cung cấp cho Ukraina 18 khẩu đại bác hiện đại nhất Caesar, tức là 25 % « những gì đã và sắp có được để trang bị cho bên Lục Quân » ;

    Điểm thứ nhì là nhịp độ sản xuất vũ khí của Pháp bị đánh giá là « chậm » và « rất khó » để « tăng tốc độ » cho ra lò các loại trang thiết bị quân sự cần thiết, khi mà Pháp thiếu « phụ tùng », phải « nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết », bị phụ thuộc vào các đối tác « gia công » ở nước ngoài.

    Bên cạnh đó, chiến sự Ukraina cho thấy chiến tranh trong thế kỷ 21 vẫn là một « cuộc chiến toàn diện », mà ở đó các bên cần « đạn dược, thiết bị các loại từ xe tải, xe bọc thép, chiến đấu cơ, trực thăng, tàu chiến, cho đến các loại đầu đạn tự hành, drone », cần các công nghệ mới, như trí thông minh nhân tạo hay công nghệ robot, công nghệ kết nối, cho đến kỹ thuật số …. ,bởi « ngoài các mặt trận truyền thống, còn phải tính đến những lĩnh vực mới, như an ninh mạng hay chiến tranh trên không gian ».

    Ngoài những thách thức về công nghệ đó, tổng giám đốc GICAT, tập hợp các nhà sản xuất khí tài của Pháp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên bộ Jean-Marc Duquesne, xoáy vào một điểm nhậy cảm khác trong chính sách trang bị quân sự của châu Âu. Đó là sự lệ thuộc quá lớn vào Mỹ, trong lúc mà châu Âu, tuy với các phương tiện khiêm tốn hơn nhiều so với của Hoa Kỳ, cũng là một thị trường rộng lớn với ngân sách chung của toàn khối, tương đương với 40-45 % ngân sách của Lầu Năm Góc. Hơn nữa, châu Âu lại có các nhà sản xuất tên tuổi của Đức, Tây Ban Nha Ý và nhất là Pháp, có mối quan hệ đặc biệt với ngành công nghiệp vũ khí của Anh Quốc, một cựu thành viên trong Liên Âu

    Jean-Marc Duquesne : « Đây là một cuộc chiến đấu dài hơi, được khởi động từ khoảng 15 năm nay. Dưới sự điều phối của Cơ Quan Phòng Thủ Châu Âu, các bên đã xác định đâu là những thiếu sót, những loại trang thiết bị mà có quá nhiều nhà sản xuất cùng tập trung khai thác, và ở những khâu nào các nước trong Liên Âu có thể cộng tác với nhau một cách hiệu quả hơn. Nhưng ngoài việc xác định những nhược điểm đó, các bên không làm gì nhiều để khắc phục tình hình. Thời sự hiện tại đã bắt buộc Liên Hiệp Châu Âu phải rà soát lại cỗ máy sản xuất, lấp đầy vào những lỗ hổng mà cuộc chiến Ukraina đang phơi bày ra ánh sáng ».

    Tháng 3/2022, lãnh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đã họp thượng đỉnh tại lâu đài Versailles với mục đích « tăng cường khả năng phòng thủ » của châu lục này, đẩy mạnh đầu tư và nhất là nâng cao « tiềm lực công nghiệp » cho các nhà sản xuất châu Âu. Bruxelles bơm thêm 200 tỷ euro cho ngân sách quốc phòng chung nhằm đối phó với những thách thức « chiến tranh Ukraina » đặt ra.

    Trong giai đoạn 1999/2021, ngân sách phòng thủ chung của châu Âu tăng 20 %, trong lúc mà Hoa Kỳ tăng 65 %. Ngân sách của Nga năm 2021 cao gấp ba lần so với hồi 1999. Trong cùng thời kỳ, Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng đến 600 %, theo các thống kê được Ủy Ban Châu Âu đưa ra trong báo cáo hồi tháng 3/2022.

    Đáng quan ngại hơn nữa là nhiều nước đông và trung Âu vẫn còn sử dụng trang thiết bị quân sự từ thời Liên Xô và với chiến tranh Ukraina, ngay cả các phương tiện dù đã bị lỗi thời này cũng đã được chuyển sang Ukraina, nhằm giúp Kiev kháng cự trước sức mạnh của quân đội Nga. Hậu quả kèm theo là kho dự trữ vũ khí, khí tài, các phương tiện phòng thủ của châu Âu đã bị « gọt mỏng ».

    Tham vọng của Bruxelles giờ đây là khẩn trương trang bị lại các kho vũ khí đã cạn theo hai hướng : một là đẩy mạnh chiến lược đầu tư và phát triển công nghệ vũ khí của toàn khối để từng bước bớt lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Hướng thứ nhì là, « tương tự như chiến dịch mua vac-xin chung để đối phó với Covid-19 », Liên Âu muốn có một ngân sách chung để trang bị khí tài, để có trọng lượng hơn khi mặc cả với nhà cung cấp chính là Mỹ và trong một chừng mực nào đó là Israel.

    Giới quan sát không mấy lạc quan trước viễn cảnh này, bởi một phần lớn các nước Đông Âu, đứng đầu là Ba Lan hay ba quốc gia vùng Baltic, Bắc Âu, đều có khuynh hướng « tin vào hàng của Mỹ hơn ». Trái lại, các nhà sản xuất châu Âu thường xuyên « cạnh tranh » với nhau hơn là thiên về giải pháp « hợp tác ».

    -------

    Nga-Trung : Cùng chung mục đích nhưng phương cách hành động khác nhau

    21/06/2022 - Anh Vũ / RFI
    Mối liên kết chiến lược Nga-Trung chống những tham vọng của phương Tây để điều chỉnh các quan hệ quốc tế không có nghĩa là hai cường quốc này có những tính toán lịch trình giống nhau.

    Hôm 15/06/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm. Phân tích chi tiết những điều hai ông nói với nhau, cũng như những chủ đề họ né tránh, sẽ cho chúng ta thấy nhiều điều về hiện trạng quan hệ gữa hai quốc gia lớn của thế giới, kẻ thù không đội trời chung cách đây 50 năm và giờ lại trở thành những người bạn lớn của nhau.

    Theo Tân Hoa Xã, lãnh đạo hai nước đã khen ngợi tiến bộ liên tục của mối quan hệ chính trị và thương mại giữa Nga và Trung Quốc từ đầu năm đến giờ, trong một môi trường quốc tế được đánh giá là đầy « náo động » . Sự « náo động » trên hành tinh này dường như là từ trên trời rơi xuống, bởi vì cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina hôm 24/02/2022 không hề được nhắc đến.

    Không thể phủ nhận được là mối quan hệ thương mại Nga-Trung đã phát triển. Trong vòng một năm, nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga của Trung Quốc đã tăng 55%. Đầu tháng 6 này, hai nước đã khánh thành chiếc cầu đường bộ đầu tiên nối liền Trung Quốc và Nga. Dài 1,3 km, rộng 15 mét, cây cầu bắc quan sông Amour nối thành phố Hoa Hạ của Trung Quốc với Blagovechchensk bên Nga. Trung Quốc đã thế chỗ Châu Âu trong vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm chế biến hàng đầu cho Nga.

    Ngược dòng thời gian, năm 1969, những vụ đụng độ biên giới Nga –Trung đã từng làm hàng trăm người thiệt mạng. Giờ đây, hai quốc gia này liên tục tiến hành các cuộc tập trận chung, trên bộ cũng như trên biển. Động thái đó để nhắc người Mỹ rằng không lâu nữa, Hoa Kỳ sẽ không còn làm chủ Thái Bình Dương.

    Hai cường quốc quân sự ở khu vực bắc Á này đồng ý với nhau trên quan điểm rằng người Mỹ về bản chất là kẻ chen chân không đúng chỗ vào trong khu vực này của thế giới.

    Cùng nhau, Nga và Trung Quốc không chịu để cho Mỹ can thiệp vào các công việc nội bộ của họ, như kiểu quan tâm đến nhân quyền. Hai nước đã quyết định giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mỗi nước. Ở Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã không lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina.

    Trong cuộc điện đàm nói trên, ông Vladimir Putin đã nhắc lại rằng Nga chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả các vấn đề ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan.

    Nhưng mối liên kết chiến lược Nga- Trung chống lại các ý đồ của phương Tây nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế không có nghĩa là hai cường quốc này cùng có chung một cách thức hành động. Trên thực tế, mục đích và lịch trình thực hiện của họ hoàn toàn khá nhau.

    Chiến lược câu giờ

    Vladimir Putin đã quyết định chơi theo cách câu giờ. Bởi ông ta cho rằng các nước phương Tây không chịu được o bế, trói buộc lâu dài. Dường như ông ta không sẵn sàng rút ngắn « chiến dịch quân sự đặc biệt » tại Ukraina.

    Ở Dobass, quân Nga tiến tiến chậm, nhưng chắc. Từ nay đến cuối năm, rất có thể quân đội Nga sẽ chiếm được toàn bộ các tỉnh Luhangsk và Donetsk. Ông Putin đã công nhận độc lập hai nước cộng hòa ly khai tự xưng này chỉ hai ngay trước khi phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraina.

    Có vẻ như hai nước cộng hòa tự xung này đang chuẩn bị một cuộc trưng cầu dân ý đề xin sáp nhập vào Nga. Ông Putin sẽ chuẩn bị diễn văn để nói với dân Nga rằng : « Tôi đã mang những người anh em Nga của chúng ta trở về trong lòng tổ quốc, nếu không thì họ đã bị tiêu diệt dưới ách của bọn phát-xít Ukraina. »

    Putin cũng sẽ củng cố thêm hai hướng chiếm đóng lớn :Thành phố Kherson, nằm trên bờ tây sông Dniepr để kiểm soát kênh dẫn nước cho Crimée và nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu Zaporijjia, bao gồm 6 lò phản ứng 1000 MW.

    Nga sẽ chờ cho đến khi người Ukraina đã quá mệt mỏi trong chiến đấu và các nước phương Tây bắt đầu nản trong việc hỗ trợ Ukraina thì mới đưa ra đề nghị hòa bình. Liệu Nga có ý định tấn công Odessa để cắt đường ra biển Đen của Ukraina ? Đây là một giả thuyết cần phải xem xét.

    Lịch trình hành động của Trung Quốc thì khác. Ông Tập Cận Bình muốn cuộc chiến tranh tại Ukraina ngừng lại sớm nhất, nhưng kết luận trong thông cáo của Tân Hoa Xã. Lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến tranh tại Ukraina làm đầu độc bầu không khí Đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2022.

    Cuộc kháng cự của người Ukraina là một tấm gương xấu cho người Đài Loan. Lãnh đạo họ Tập muốn người ta quên đi cuộc chiến tranh bất hạnh này do đồng minh Nga phát động, và các hành xử của Nga có phần cũng giống như Nhật Bản hồi năm 1937 với Trung Quốc.

    Cuối cùng, chủ tịch Trung Quốc còn lo ngại chiến tranh sẽ làm chững lại tốc độ phát triển kinh tế của phương Tây, có thể gây hệ lụy trực tiếp với Trung Quốc. Để các nhà máy của Trung Quốc tiếp tục vận hành, Bắc Kinh cần mức tiêu thụ của phương Tây không sụt giảm.

    Dưới cái nhìn từ nước Mỹ, Putin và Tập Cận Bình là những kẻ « đồng sàng dị mộng ». Đó là một hoàn cảnh phức tạp, điều này lý giải tại sao Mỹ không tìm được cách nào để phá rối mối liên kết Nga-Trung.

    (Theo Le Figaro)

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  2. #2
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Re: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Mỹ đàm phán với các đồng minh về giới hạn giá dầu mỏ của Nga

    21/06/2022 - Voa / Reuters
    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết Mỹ đang đàm phán với Canada và các đồng minh khác để hạn chế hơn nữa nguồn thu từ năng lượng của Moscow bằng cách áp đặt giới hạn giá đối với dầu mỏ của Nga, theo Reuters.

    “Chúng tôi đang bàn về giới hạn giá hoặc một ngoại lệ về giá. Điều này sẽ tăng cường và củng cố các biện pháp hạn chế năng lượng đã có gần đây và đã được đề xuất bởi châu Âu, Hoa Kỳ, Anh và những nước khác, và sẽ đẩy giá dầu của Nga xuống và làm giảm lợi tức của ông Putin, đồng thời cho phép có thêm nhiều dầu được cung cấp cho thị trường toàn cầu”, bà Yellen nói với các phóng viên tại Toronto.

    “Chúng tôi nghĩ rằng một ngoại lệ về giá cũng là một cách quan trọng để ngăn chặn tác động lan tỏa đến các nước thu nhập thấp và đang phát triển đang phải vật lộn với chi phí thực phẩm và năng lượng cao”, bà Yellen nói cùng với Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland.

    Bà Yellen cho biết một ngoại lệ về giá là mức giới hạn hiệu quả có thể đạt được thông qua cơ chế hạn chế hoặc cấm bảo hiểm hoặc tài trợ cho các lô hàng dầu mỏ của Nga trên một mức nhất định.

    Hoa Kỳ, Canada, Anh và một số quốc gia khác đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhưng Liên minh châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu thô của Nga.

    Khi được hỏi liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch tìm kiếm sự đồng thuận về kế hoạch giá dầu mỏ tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nhóm G-7 ở Đức vào tuần tới hay không, bà Yellen nói: “Chúng tôi rất tích cực, tích cực làm việc với các đối tác của chúng tôi”.

    Bà Freeland cho biết Canada “nghĩ rằng đó là một ý tưởng thực sự tốt” khi cố gắng hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, nhưng thừa nhận rằng điều này sẽ là thách thức đối với các nước châu Âu.

    “Con đường phía trước ở đây thực sự là việc trao đổi với các đối tác châu Âu của chúng tôi và chúng ta biết rằng họ đóng vai trò trung tâm trong việc đưa ra quyết định này”, bà Freeland nói và cho biết thêm rằng bất kỳ quyết định nào cũng cần đưa Ukraine vào.

    -------

    EU, Anh quốc tiếp tục áp lực trừng phạt đối với Nga, vàng được chọn là mục tiêu mới

    21/06/2022 - Voa / Reuters
    Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) đặt mục tiêu duy trì áp lực lên Nga tại hội nghị thượng đỉnh của họ trong tuần này bằng cách cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp trừng phạt, một tài liệu dự thảo cho thấy, trong đó vàng là một trong những tài sản có thể được nhắm tới trong một vòng các biện pháp trừng phạt khả thi sắp tới, theo Reuters.

    EU đã thông qua 6 gói trừng phạt đánh vào Nga và Belarus kể từ khi Moscow bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, nhưng một số lĩnh vực bao gồm khí đốt phần lớn vẫn chưa bị ảnh hưởng do các chính phủ EU tránh các biện pháp có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế của chính họ.

    Các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận vào cuối hội nghị thượng đỉnh thường kỳ vào ngày 23-24/6, theo phiên bản mới nhất của dự thảo kết luận ngày 20/6 mà Reuters xem được: “Công việc sẽ tiếp tục về các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc tăng cường thực hiện và ngăn chặn gian lận”.

    Văn bản thể hiện sự thỏa hiệp giữa các quốc gia Bắc Âu và Đông Âu, đề cập đến việc đẩy nhanh một gói trừng phạt thứ 7 trong tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh. Trong khi đó, các quốc gia như Đức và Bỉ muốn tập trung vào việc áp dụng các biện pháp hiện có hơn là bổ sung thêm biện pháp mới ngay lập tức.

    Trong diễn biến liên quan, chính phủ Anh quyết tâm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga và sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi Moscow rút hoàn toàn khỏi Ukraine, ngoại trưởng Liz Truss cho biết hôm 21/6, cũng theo Reuters.

    Bà Truss nói trước quốc hội: “Chúng tôi quyết tâm cung cấp thêm vũ khí, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt và hỗ trợ Ukraine đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ của họ”.

    Bà Truss cho biết bà sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 22/6 để thảo luận về các phương án giúp đưa ngũ cốc ra khỏi Odesa, nói rằng chỉ còn vài tuần để tìm ra giải pháp.

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  3. #3
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Re: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Bruxelles và các tổ chức phi chính phủ lo ngại việc nhiều nước châu Âu trở lại với than đá


    22/06/2022 - Anh Vũ / RFI
    Việc cả ba nước Đức, Áo và Hà Lan thông báo quay lại sử dụng than đá nhiều hơn để bù vào thiếu hụt nguồn dầu lửa và khí đốt Nga khiến Ủy Ban Châu Âu và các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại rằng các tham vọng bảo vệ khí hậu của Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ bị chệch hướng.

    Trong một cuộc phỏng vấn với nhiều cơ quan truyền thông được đăng ngày 21/06, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói : « Chúng ta cần lợi dụng khủng hoảng năng lượng này để đảm bảo tiến lên phía trước, chứ không lùi lại sau về hướng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm ».

    Để bù vào thiếu hụt năng lượng do bị Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt, đầu tuần này, Hà Lan quyết định bỏ toàn bộ các hạn chế liên quan đến sử dụng than đá để sản xuất điện. Trước đó, hôm 19/06 , Berlin và Vienna thông báo sẽ phải sử dụng nhiều hơn than đá để bảo đảm nhu cầu năng lượng.

    Liên hiệp các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường Réseau Action Climat (RAC) đã đánh giá: « Đây là một sự lựa chọn tồi, hậu quả của nhiều thập kỷ buông lỏng và chậm trễ. Các nước tiếp tục nhắm tới năng lượng hóa thạch hơn là đầu tư đầy đủ cho năng lượng tái tạo ». Theo họ, làm như vậy chỉ là thay thế sự lệ thuộc này bằng một sự lệ thuộc khác.

    Trong khi đó, ông Sam Van den Plas, thuộc tổ chức phi chính phủ Carbon Market Watch, nhận định : « Thách thức là ở chỗ làm sao các nước đó có thể thực hiện được kế hoạch của họ về loại trừ dần điện than, cũng như là lộ trình cắt giảm lượng khí phát thải CO2 khi trở lại với than đá ».

    Các nhà bảo vệ môi trường nhấn mạnh giải pháp than đá này chỉ là tạm thời và không để dẫn đến tình trạng bỏ rơi các đầu tư vào năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, cắt giảm nhu cầu…Theo các chuyên gia, phải ưu tiên cắt giảm mạnh nhu cầu sử dụng điện bằng các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí hơn nữa.
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  4. #4
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Re: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Giới chóp bu Nga cảnh báo nguy cơ kinh tế Nga ‘‘trở lại thời Liên Xô’’

    22/06/2022 - Trọng Thành / RFI
    Ngay sau khi Nga mở màn cuộc xâm lược Ukraina ngày 24/02/2022, phương Tây đã nhanh chóng quyết định tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, nhưng áp dụng chính sách chống Nga trên hai mặt trận. Mặt trận thứ nhất là hỗ trợ Ukraina, đặc biệt về các phương tiện quân sự, để giúp chống lại quân Nga trên chiến trường. Mặt trận thứ hai là các trừng phạt về kinh tế, với mục tiêu cô lập kinh tế Nga, để buộc Matxcơva từ bỏ tham vọng xâm lược.

    Gần bốn tháng kể từ đầu cuộc xâm lăng, các biện pháp trừng phạt phương Tây tác động như thế nào đến kinh tế Nga ? Trong lúc lãnh đạo Nga khẳng định trừng phạt của phương Tây hoàn toàn không hiệu quả, không tác động đáng kể đến nền kinh tế nước này, thì trong nội bộ giới chóp bu kinh tế Nga, nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi cải tổ sâu sắc nền kinh tế, để tránh cho kinh tế Nga ‘‘thoái lùi trở lại thời kỳ Liên Xô’’. RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.

    ***

    1/ Nước Nga ra sao sau bốn tháng chiến tranh chống Ukraina, bị phương Tây trừng phạt về kinh tế ?
    Đài France 24 có bài tổng hợp đáng chú ý mang tựa đề : ‘‘Chiến tranh Ukraina : Kinh tế Nga trụ lại được, nhưng đến bao giờ ?’’. Bài viết nhấn mạnh trước hết đến hai lĩnh vực mà chính quyền Nga tin tưởng là đã thành công bước đầu trong việc chống trả các trừng phạt của phương Tây. Thứ nhất là sự phục hồi được đánh giá là ‘‘ngoạn mục’’ của đồng rúp, sau một thời gian ngắn bị rớt giá, ngay sau khi phương Tây ban hành loạt trừng phạt đầu tiên, đặc biệt với việc các dự trữ ngoại tệ của Nga tại các ngân hàng ở nước ngoài bị phong tỏa.

    Ngày 20/06, tại sàn chứng khoán Matxcơva, đồng rúp đạt mức giá trị cao nhất kể từ gần 7 năm nay so với đồng đô la (với 55,44 rúp ăn một đô la), sau khi tụt xuống mức khoảng 140 rúp/đô la hồi đầu tháng 3. Cùng với việc bảo vệ được giá trị đồng rúp, chính quyền Nga cũng được hưởng lợi nhờ giá dầu tăng vọt. Cho dù lượng dầu khí xuất khẩu sang châu Âu bị cắt giảm, việc giá dầu tăng vọt khiến thu nhập do dầu khí vẫn tiếp tục là nguồn lợi chủ yếu của Nga. Theo số liệu do Viện nghiên cứu độc lập về năng lượng CREA công bố hồi đầu tháng 6, sau 100 ngày chiến tranh (từ 24/02 đến 03/06), Nga đã thu được 93 tỉ euro tiền bán dầu khí, 61% số tiền nói trên là do chính các nước châu Âu chỉ trả. Việc dầu khí tiếp tục mang lại thu nhập đáng kể cho nước Nga, chiếm 60% tổng thu nhập xuất khẩu của Nga, cũng là yếu tố giúp cho đồng rúp tăng giá.

    Như vậy, ít nhất hai lĩnh vực tạm thời sáng sủa nói trên khiến lãnh đạo Nga tỏ ra rất tự tin. Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế, ở thành phố St Petersbourg trung tuần tháng 6, tổng thống Nga Vladimir Putin lớn tiếng khẳng định thành công của việc giữ giá đồng rúp, khi tuyên bố : ‘‘Người ta đã cảnh báo với chúng tôi là đồng rúp sẽ sụp đổ. Nhưng các dự đoán này đã không trở thành sự thật’’. Ông Putin cũng khẳng định nước Nga không có lạm phát.

    Tuy nhiên, France 24 dẫn lời một số chuyên gia, nhà quan sát phương Tây, dự báo là điều tồi tệ nhất chưa đến. Dự kiến kinh tế Nga sẽ phải gánh chịu các hậu quả nặng nề trong trung hạn và dài hạn. Theo ông Ivan Timofeev, cựu giám đốc Hội đồng Nga về Giao dịch Quốc tế, một nhóm tư vấn gần gũi với điện Kremlin, ‘‘trong hiện tại, hậu quả của các trừng phạt đối với đời sống hàng ngày với đa số dân chúng chưa thấy rõ, nhưng các vấn đề sẽ tích tụ lại kể từ đầu mùa thu này’’ (La Croix, 15/06/2022).

    2/ Những gì là thách thức chủ yếu đối với nền kinh tế Nga ?

    Việc Liên Âu cấm vận dầu lửa Nga là biện pháp căn bản hàng đầu. Theo loạt trừng phạt thứ sáu của Liên Âu, việc cấm vận dần từng nấc dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga, sẽ cho phép giảm đến 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Theo kinh tế gia Philippe Waechter, giám đốc bộ phận nghiên cứu về kinh tế thuộc Ostrum Asset Management, ‘‘đây là biện pháp hết sức quan trọng, bởi chính dầu lửa cho phép Nga duy trì được cỗ máy chiến tranh’’. Khí đốt được nói đến nhiều bởi một lý do chính là Châu Âu rất phụ thuộc vào Nga về loại hình năng lượng này (và Nga cũng có ý thức sử dụng mặt hàng này như một vũ khí gây áp lực), nhưng dầu lửa mới đích thực là nguồn thu chủ yếu, ‘‘gần gấp ba lần khí đốt’’. Theo một thống kê, hồi năm ngoái Nga thu được 104 tỷ USD từ xuất khẩu dầu sang châu Âu và Anh, so với 43,4 tỷ USD tiền bán khí đốt (bài "La dépendance de l’Europe au pétrole russe met 285 millions de dollars dans les poches de Poutine chaque jour", transportenvironment.org, ngày 08/03/2022). Trong lĩnh vực này, Liên Âu rõ ràng có phương tiện trong tay. Cho dù dầu lửa Liên Âu nhập từ Nga chỉ chiếm 11% sản lượng dầu mỏ toàn cầu, nhưng Liên Âu kiên quyết coi đây là ‘‘phương tiện để gây áp lực với điện Kremlin’’ (bất chấp cái giá phải trả là sẽ có thể là một cơn sốt giá mới).

    Lĩnh vực sản xuất công nghiệp là nơi mà trừng phạt phương Tây đã bắt đầu có tác động mạnh, và hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn trong thời gian tới. Xe hơi, hàng không… Các lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế Nga đang bắt đầu chao đảo. Cụ thể như ngành xe hơi tại Nga sụt giảm mạnh, với số lượng xe bán ra sụt đến 78,5% trong tháng Tư so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm thê thảm của ngành xe hơi do hàng loạt nguyên nhân, trong đó có việc cấm vận về các linh kiện điện tử, nhiều hãng xe quốc tế rời khỏi Nga (như Nissan, Renault, Mercedes-Benz, Volkswagen). Thiếu linh kiện thay thế, máy bay Nga buộc phải ngừng hoạt động. Mà hàng không vốn được coi là một lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế Nga.

    Về nguy cơ kinh tế Nga suy sụp mạnh, nhật báo La Croix có bài tổng hợp, mang tựa đề ‘‘Kinh tế Nga, một pháo đài với chân móng bằng đất sét’’ (số ra trước dịp Diễn đàn kinh tế St Petersbourg). Bài viết của La Croix nhấn mạnh đến đòn chí mạng nhắm vào kinh tế Nga, khi hàng loạt nhà sản xuất chíp điện tử lớn nhất thế giới (như Samsung, Intel, hay TSMC) cấm cung cấp hàng cho Nga. Các doanh nghiệp Nga buộc phải tính đường vòng, tìm mua hàng qua các đường dây bán hàng lậu, hàng chui, thông qua các công ty Trung Quốc, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ, với giá cả đắt hơn, và khó có khả năng tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến, chủ chốt.

    3/ Giới chóp bu kinh tế Nga phản ứng ra sao về nguy cơ khủng hoảng này ?

    Trái ngược với phát biểu của các lãnh đạo chính quyền, trong giới kinh tế Nga đã bắt đầu có những ý kiến trái ngược về viễn cảnh kinh tế. Tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St Peterbourg trung tuần tháng 6/2022, trong lúc điện Kremlin đưa ra con số suy thoái kinh tế 5% trong năm 2022, thống đốc Ngân hàng Trung ương, bà Elvira Nabioullina (*), nêu con số 10%, tức mức suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1994. Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga cũng dự báo lạm phát tại Nga sẽ lên đến 18% trong năm nay.

    Trong lúc cố vấn của tổng thống Putin, ông Maxim Oreshkin, nhấn mạnh đến việc hoàn toàn không có nguy cơ trở lại thời Liên Xô, và nền kinh tế Nga đã ở mức độ tự chủ, bà Elvira Nabioullina kêu gọi chính quyền xem xét lại mô hình kinh tế hiện nay. Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga hối thúc điện Kremlin tiến hành một ‘‘perestroïka’’, tức một công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu khoáng sản (mà khách hàng số một là Liên Âu đang sắp ngoảnh mặt), và đặc biệt là việc mất đi các nguồn hàng hóa công nghệ cao từ phương Tây, khiến nước Nga có nguy cơ trở lại nền kinh tế thời Liên Xô, bị cô lập, bị tụt hậu so với phương Tây về công nghệ. Theo bộ trưởng Tài Chính Nga, Anton Siluanov, việc phương Tây cắt đứt với nền kinh tế Nga khiến nước Nga buộc phải có một ‘‘chương trình kinh tế mới’’, và điều căn bản là phải độc lập phát triển ‘‘các công nghệ mũi nhọn’’.

    Nhật báo Anh ngữ Moscow Times dẫn lời giám đốc điều hành Ngân hàng Sberbank, Herman Gref, ngân hàng tín dụng lớn nhất nước Nga, với khoảng 100 triệu khách hàng, chiếm tới một phần ba tổng giá trị tài sản lĩnh vực ngân hàng Nga (bài "Russian Economy Faces 10 Years of Recession Without Reforms – Sberbank CEO"). Theo giám đốc điều hành của Sberbank, trừ phi có các biện pháp cải cách triệt để mạnh mẽ, kinh tế Nga sẽ phải mất khoảng 10 năm mới có thể trở lại mức của thời gian trước khi Matxcơva phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Giám đốc Herman Gref nhấn mạnh đến việc tình hình đã hoàn toàn thay đổi, khi các nền kinh tế chiếm đến 56% hàng xuất khẩu Nga và 51% hàng nhập khẩu áp đặt các trừng phạt nặng nề.

    Tại Diễn đàn kinh tế St Petersbourg, lãnh đạo Ngân hàng Sberbank đã tổ chức một cuộc họp không chính thức với giới chuyên gia kinh tế, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo kinh tế trong chính quyền Nga (như phó thủ tướng Dmitry Chernyshenko, bộ trưởng Kinh Tế Maxim Reshetnikov, bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ Viện Andrei Makarov, phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Alexey Zabotkin …) (bài Sber’s SPIEF business breakfast: impossible as a strategy, ngày 17/06/2022). Trong cuộc họp không chính thức này, giới chóp bu kinh tế Nga đặt câu hỏi thăm dò dư luận : nên ưu tiên cho việc chuyển hướng quan hệ thương mại quốc tế, hay ưu tiên cho cải tổ cơ cấu kinh tế nội địa ? Tương tự với thống đốc Ngân hàng Trung ương, lãnh đạo Ngân hàng Sberbank khuyến cáo chính quyền cải tổ triệt để nền kinh tế. Xu hướng ưu tiên cải tổ triệt để tránh cho nền kinh tế Nga rơi vào suy sụp, cũng là điều được đa số thành viên tham dự ủng hộ.

    Ghi chú

    (*) Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabioullina là một kinh tế gia có tư tưởng ‘‘tự do’’ hiếm hoi còn lại trong chính quyền Nga, và được coi là người có công đầu trong việc vực dậy đồng rúp của Nga trong những tuần đầu của chiến tranh xâm lược Ukraina. Từ hơn 130 rúp/đô la đầu tháng 3, tỉ giá tăng vọt trở lại thành khoảng 55 rúp/đô la vào cuối tháng 5, mức cao nhất kể từ 7 năm nay.

    -------

    Nga chuyển hướng thương mại và dầu mỏ sang các nước BRICS

    23/06/2022 - Voa / Reuters
    Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/6 tuyên bố Nga đang trong quá trình chuyển hướng thương mại và xuất khẩu dầu sang các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS sau các chế tài của phương Tây vì cuộc chiến ở Ukraine.

    Các quốc gia trong BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

    Phương Tây đã áp đặt các chế tài sâu rộng lên Nga, bao gồm hạn chế nhập khẩu dầu của nước này, sau khi Điện Kremlin đưa quân vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

    Để vượt qua các lệnh trừng phạt, Nga đang cố gắng tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với châu Á, tìm cách thay thế các thị trường mà nước này đã liên tiếp mất tại Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.

    Trong một video phát biểu trước Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS, ông Putin cho biết Nga đang thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của ô tô Trung Quốc trên thị trường Nga cũng như việc mở các chuỗi siêu thị của Ấn Độ.

    “Ngược lại, sự hiện diện của Nga ở các nước BRICS ngày càng tăng. Đã có sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ.”

    Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bắc Kinh nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng 55% so với một năm trước đó lên mức kỷ lục vào tháng 5. Nga thế Ả Rập Saudi trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, khi các nhà máy lọc dầu thu lợi nhuận từ nguồn cung giảm giá.

    Ông Putin cũng nói Nga đang phát triển các cơ chế thay thế cho các dàn xếp tài chính quốc tế cùng với các đối tác BRICS.

    “Hệ thống Tin nhắn Tài chính của Nga mở ngỏ để kết nối với các ngân hàng của các nước BRICS. Hệ thống thanh toán MIR của Nga đang mở rộng sự hiện diện của mình. Chúng tôi đang thăm dò khả năng tạo ra một loại tiền tệ dự trữ quốc tế dựa trên rổ tiền tệ BRICS,” ông Putin tuyên bố.


    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  5. #5
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Re: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Gạo có nguy cơ tăng giá đẩy châu Á vào cảnh đói kém ?

    28/06/2022 - Thanh Hà / RFI
    Ukraina chỉ là một trong số những cuộc khủng hoảng chồng chất cùng với ám ảnh “an ninh lương thực” của những nước đông dân nhất địa cầu như Trung Quốc hay Ấn Độ đẩy giá lương thực lên cao. Có thêm từ 11 đến 19 triệu người lâm vào cảnh “đói kém kinh niên”. Bao nhiêu nạn nhân trong số ấy là người châu Á, Đông Nam Á có bị ảnh hưởng nhiều hay không? Gạo có nguy cơ trở thành một thứ hàng xa xỉ, ngoài tầm tay của một phần dân số hay không ?

    Để trả lời các câu hỏi trên, RFI Việt ngữ mời Sébastien Abis giám đốc Club Demeter, một tập hợp quy tụ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm, đặc trách về hồ sơ lương thực thực phẩm thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp

    Là khu vực tập trung 50 % sản lượng toàn cầu, hơn một nửa nhân loại, châu Á cũng đang phải đối mặt với hiện tượng vật giá leo thang. Giá nông phẩm, lương thực tăng “đến chóng mặt”. Tháng 2/2022 Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO báo động chỉ giá thực phẩm tăng 30 % so với cùng thời kỳ một năm trước đó. Riêng giá lúa mì, một trong ba loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, tăng 56 % so với tháng 2/2021. Hơn 100 triệu dân cần được viện trợ lương thực. Trong những tháng tới đây, nạn đói có nguy cơ lan rộng đến hàng chục triệu người trên hành tinh.

    Chiến tranh Ukraina chỉ là “một phần của vấn đề”

    Điều trớ trêu ở đây là vào lúc một phần nhân loại bị thiếu lương thực, do tác động của chiến tranh Nga và Ukraina, hàng chục triệu tấn ngũ cốc của một trong hai vựa ngũ cốc thế giới là Ukraina bị kẹt ở các nhà kho, hay hải cảng của quốc gia này. Từ nhiều tuần qua đàm phán khai thông Biển Đen vẫn bế tắc.

    Nhà nghiên cứu Sébastien Abis trước hết nhấn mạnh yếu tố chiến tranh Ukraina chỉ là một phần của vấn đề :

    Sébastien Abis : “Tình trạng hiện tại do nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc. Trước hết là khủng hoảng về phía các nhà sản xuất do biến đổi khí hậu, thiên tai và càng lúc tình hình càng bấp bênh. Kế tới là về những ách tách ở các khâu vận chuyển. Thứ ba là khủng hoảng dịch Covid-19 đem lại, chẳng hạn như là các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công. Thứ tư là yếu tố địa chính trị liên quan trực tiếp đến hai nguồn sản xuất lớn, hai nhà xuất khẩu của thế giới là Nga và Ukraina”.

    Áp lực rất lớn của châu Á

    Tại châu Á, chỉ riêng Trung Quốc, Ấn Độ nuôi gần ba tỷ miệng ăn, Indonesia với trên 250 triệu dân và nhiều quốc gia với dân số ở mỗi nước trên dưới 100 triệu, như Việt Nam, Philippines hay Nhật Bản … Mức độ và chỉ số phát triển của các quốc gia trên châu lục này lại rất khác nhau. Sri Lanka hay Bangladesh, Afghanistan… là những nền kinh tế kém phát triển nhất, nghèo nhất, dễ bị nạn đói hoành hành nhất.

    Sébastien Abis : “Indonesia, Malaysia hay Việt Nam bị lạm phát. Đấy là những quốc gia với hơn 100 triệu dân, thậm chí là 250 triệu như trong trường hợp của Indonesia. Chủ yếu giá lương thực thực phẩm tăng quá nhanh. Một nước nhỏ như Singapore lệ thuộc nhiều vào nông phẩm nhập từ nước ngoài, đời sống cũng trở nên đắt đỏ”.

    Vẫn giám đốc Club Demeter Sébastien Abis phân tích sâu hơn về bài toán nan giải của các nước châu Á, kể cả những quốc gia có nhiều phương tiện như Trung Quốc hay Singapore :

    Sébastien Abis : “ Trong hoàn cảnh đã khó khăn đó, các nước Á châu đứng trước một bài toán nan giải : làm thế nào để tăng mức sản xuất nội địa, tự chủ về mặt nông nghiệp trong lúc mà môi trường càng lúc càng phức tạp, vì thời tiết thay đổi bất thường, càng lúc càng khắc nghiệt, thí dụ như những đợt nắng nóng vừa qua ở Ấn Độ, hay những đợt mưa lũ gây thiệt hại cho mùa màng. Thêm vào đó, giá các loại nguyên liệu tăng cao, xăng dầu đắt đỏ, phân bón khan hiếm… Vậy làm thế nào để bảo đảm an ninh về lượng thực, các nhà nguồn nhập khẩu vẫn được bảo đảm và không bị mất các nguồn cung ứng ?”.

    Giá dầu hỏa trên thế giới trong tháng 5/2022 tăng 80 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Giá phân bón bị nhân lên gấp bốn lần trong vòng một năm do Nga là một trong những nhà cung cấp phân bón hóa học “nặng ký” của thế giới. Không có phân bón của Nga, các vựa lúa mì của thế giới từ Ấn Độ đến Trung Quốc hay Mỹ và cả Pháp, Brazil đều điêu đứng, như ghi nhận của giám đốc tập hợp các nhà nghiên cứu nông nghiệp, Club Demeter.

    Gậy ông đập lưng ông

    Bên cạnh những yếu tố không ngừng đẩy giá nông phẩm lên cao thì còn phải tính đến những nước cờ “ích kỷ” hay đơn giản là một sai lầm về chiến thuật của một số nước đông dân nhất địa cầu. Đương nhiên mọi người nghĩ ngay đến trường hợp của Trung Quốc với gần 1.5 tỷ dân. Trung Quốc thường xuyên bị thiên tai, (hạn hán và lũ lụt) gây thiệt hại mùa màng, trong lúc ổn định xã hội tùy thuộc vào khả năng bảo đảm “cơm no, áo ấm”cho gần 20 % nhân loại.

    Là một trong những nhà sản xuất lớn bậc nhât thế giới trong nhiều lĩnh vực nhưng nhu cầu tiêu thụ nông phẩm cũng lớn không kém cho nên, Trung Quốc thường xuyên là “nguồn nhập khẩu quan trọng của thế giới”. Thêm vào đó, Bắc Kinh lại có phương tiện về tài chính, ngoại giao để thuyết phục các nhà cung cấp phục vụ Trung Quốc trước một số quốc gia châu Á khác. Sébastien Abis nhìn nhận áp lực về an ninh lương thực của Bắc Kinh là rất lớn.

    Sébastien Abis : “Nhu cầu của thị trường Trung Quốc liên quan trực tiếp đến thị trường nội địa rộng lớn của nước này và khả năng sảng xuất thì chỉ có hạn cho dù là Trung Quốc đang đưa những công nghệ mới vào trồng trợt và chăn nuôi để tăng năng suất và nhất là để không phải lệ thuộc vào phần còn lại của thế giới. Từ 15 năm trở lại đây, cán cân thương mại của Trung Quốc về lương thực, thực phẩm luôn bị thâm hụt nghiêm trọng”.

    Tuy vậy cũng chính ám ảnh về “an ninh lương thực” là con dao hai lưỡi. Nhà nghiên cứu viện IRIS, Sébastien Abis giải thích thêm và ông nêu bật kinh nghiệm cụ thể gần đây của Ấn Độ và Indonesia :

    Sébastien Abis : “Khi tình hình địa chính trị bấp bênh hơn hay trong trường hợp đại dịch như vừa qua, đúng là mọi người có khuynh hướng tích trữ lương thực thực phẩm. Mua vào nhiều hơn bình thường, ai cũng lo xa đề phòng đói kém. Nhưng mọi người quên mất rằng, khi cung đã cao hơn cầu, càng tích trữ, thì càng đóng góp vào việc đẩy giá cả lên cao. Điều đó có nghĩa là chính mình tạo ra lạm phát. Thêm vào đó như đã thấy, Ấn Độ tuyên bố ngừng xuất khẩu lúa mì để bảo đảm cho nhu cầu nội địa của hơn một tỷ miệng ăn, sau đó đến lượt Indonesia, một trong những nhà xuất khẩu dầu cọ của thế giới ngưng xuất khẩu dầu. Lập tức giá hai mặt hàng này đã tăng vọt sau quyết định của New Dehli và Jakarta. Chung cuộc cả hai quốc gia nói trên đều đã phải dừng tay”.

    Gạo cũng bị đẩy vào vòng xoáy khủng hoảng ?

    Một lo ngại khác cho châu Á, là kịch bản mất đi một kho lúa mì, ngũ cốc của Ukraina do chiến sự kéo dài, châu Phi hay Trung Đông, chuyển hướng xoay qua chiếu cố gạo của châu Á. Hệ quả kèm theo là giá gạo trên thế giới cũng tăng cao và đe dọa trực tiếp đến “nồi cơm” của nhiều nước châu Á. Trước khi trả lời các câu hỏi này, Sébastien Abis giám đốc Club Demeter và cộng tác viên của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp lưu ý : nhóm VIP –gồm Việt Nam, Indonesia và Philippines là ba nền kinh tế năng động ở khu vực Đông Nam Á, với 450 triệu dân. Mức sống của tầng lớp trung lưu đã tăng nhanh trong thời gia gần đây. Nhu cầu tiêu thụ -cả về mặt chất lượng lẫn khối lượng qua đó cũng tăng theo. Indonesia, Việt Nam hay Philippines càng lúc càng mua vào nhiều lúa mì (nhập khẩu của các quốc gia kể trên tương đương với của Algeri, Maroc hay Mêhicô trong 5 năm trở lại đây). Do vậy “bản thân các quốc gia này cũng đã bị lôi vào vòng xoáy của cơn sốt lúa mì và ngũ cốc” trên thế giới. Riêng về câu hỏi châu Á có lo thiếu gạo hay không, chuyên gia pháp cho rằng câu trả lời trước mắt là không :

    Sébastien Abis : “Đúng thị trường gạo rất quan trọng do đây là một trong ba loại ngũ cốc phổ biến nhất trên thế giới, sau bắp và múa mì. Khác với bắp, gạo chủ yếu phục vụ nhu cầu của con người. Sản lượng của thế giới là 500 triệu tấn một năm, 10 % là đề xuất khẩu và ba nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới là Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan. Chỉ cần một trong ba quốc gia này mất mùa cũng đủ để ảnh hướng đến thị trường của thế giới. Bên cạnh đó chúng ta thấy gần đây, châu Phi tiêu thụ gạo nhiều hơn. Các luồng giao thương giữa châu Á và châu Phi trở nên quan trọng hơn so với trước, chủ yếu là hướng sang các nước ở phía nam sa mạc Sahar. Thế rồi chính các quốc gia này cũng bắt đầu trồng lúa đế bớt bị lệ thuộc vào gạo nhập từ nước ngoài. Đây là một trong những thay đổi lớn trên thị trường ngũ cốc của thế giới trong 10 năm vừa qua”.

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  6. #6
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Re: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Nghị Viện Châu Âu: Khí đốt và hạt nhân là năng lượng của giai đoạn chuyển đổi sang Kinh tế Xanh

    06/07/2022 - Trọng Thành / RFI
    Hôm nay, 06/07/2022, Nghị Viện Châu Âu đã bỏ phiếu thừa nhận khí đốt và hạt nhân nằm trong Danh mục các loại năng lượng có ích cho việc chống Biến đổi Khí hậu. Các năng lượng được xếp vào Danh mục ‘‘Xanh’’ sẽ có cơ hội nhận được đầu tư dễ dàng hơn.

    Trước đó, vào giữa tháng 6, dự án Danh mục năng lượng ‘‘Xanh’’, do Ủy Ban Châu Âu đề xuất hồi đầu tháng 3/2022, đã bị bác bỏ trong cuộc họp của hai ủy ban thuộc Nghị Viện Châu Âu. Trong lúc nhiều tổ chức bảo vệ môi sinh coi việc thừa nhận vai trò của khí đốt và hạt nhân trong cuộc chiến chống Biến đổi Khí hậu là hành động ‘‘greenwashing’’ (hay ‘‘bảo vệ sinh thái giả danh’’), hôm nay thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala - tân chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu - hối thúc các nghị sĩ đừng gạt bỏ dự án của Ủy Ban Châu Âu, vì đây là ‘‘một thỏa hiệp mong manh đã được thương lượng với sự cẩn trọng’’.

    Không khí căng thẳng dâng cao trước cuộc bỏ phiếu hôm nay, do chênh lệch rất sít sao giữa bên ủng và bên chống.

    Đặc phái viên Romain Lemaresquier tường trình từ Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg trước cuộc bỏ phiếu :

    Ba tuần sau một cuộc bỏ phiếu gây ngạc nhiên đối với nhiều dân biểu Nghị Viện Liên Âu, bác bỏ việc đưa năng lượng hạt nhân và khí đốt vào Danh mục các năng lượng Xanh, thứ Tư tuần này các dân biểu Liên Âu một lần nữa bỏ phiếu về hồ sơ này, trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng.

    Nếu chúng ta tin vào những tin đồn đang lan truyền bên lề Nghị Viện Châu Âu, kết quả có vẻ rất sít sao, và có thể nghiêng về hướng ngược lại, sau nhiều vận động hành lang căng thẳng và áp lực của nhiều quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Và nếu như điện hạt nhân và khí đốt được đưa vào Danh mục các năng lượng Xanh này, thì đó sẽ là một quyết định đi ngược lại với các khuyến nghị của hai ủy ban của Nghị Viện Châu Âu, về kinh tế và về môi trường.

    Mặt khác, nhiều dân biểu châu Âu tố cáo, nếu năng lượng hạt nhân và khí đốt được đưa vào phân loại này, hành động này về một mặt nào đó sẽ mang lại tiền cho Nga. Không chỉ là nhà cung cấp khí đốt chính, Nga còn là một trong những nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân. Đây là một vấn đề rất lớn trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraina.

    Chính vì vậy, cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào thứ Tư tuần này rất được theo dõi. Kết quả bỏ phiếu cũng có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách năng lượng mà tổng thống Pháp dự định thiết lập’.

    Dự án danh mục các loại năng lượng có ích cho cuộc chiến chống Biến đổi Khí hậu, với khí đốt và hạt nhân nằm trong danh sách, đã được đại đa số các quốc gia thành viên Liên Âu ủng hộ. Chỉ có 8 nước phản đối, trong đó có Đức, Áo, Luxembourg.

    -------

    Kế hoạch khẩn cấp của Pháp về năng lượng

    05/07/2022 - Thanh Hà / RFI
    Giữa những ngày hè nắng nóng, Pháp “rét run” trước viễn cảnh thiếu điện vào mùa đông sắp tới. Mối lo ngại đó bắt nguồn từ đâu, chính phủ sẽ phải làm những gì tránh để xảy ra kịch bản cỗ máy sản xuất của Pháp bị xáo trộn vì mất điện và tư nhân không có sưởi vào mùa đông giá rét ? Pháp không là một ngoại lệ, mối lo của Đức cũng lớn không kém. Ngược lại, Ba Lan dù lệ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga nhưng Vacxava lại tương đối vững vàng.

    Trong vài tuần lễ tập đoàn năng lượng của Nga, Gazprom thông báo “khóa van” của Ba Lan và Bulgarie, giảm xuất khẩu sang Áo, Đức, Ý ... và sắp tới đây đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 đi qua biển Baltic sẽ tạm đóng cửa trong 10 ngày để “kiểm tra kỹ thuật”. Trong thời gian đó châu Âu sẽ mất đi thêm 40 % khí đốt.

    Vấn đề đặt ra là hiện tại không ai biết Matxcơva có cho phép Bắc Hải Lưu 1 hoạt động hay không.

    Sau thông báo tạm đóng Bắc Hải Lưu 1, giá khí đốt trên thị trường tăng thêm 16 % trong một phiên giao dịch. Berlin lo ngại hơn cả vì khí đốt Nga bảo đảm đến 35 % nhu cầu tiêu thụ nội địa của Đức. Pháp ít bị tác động hơn, nhờ nguồn tiêu thụ chính là điện hạt nhân.

    Thủ tướng Elisabeth Borne cuối tháng 6/2022 khẳng định về năng lượng, mức tự chủ của Pháp “cao hơn” so với Đức. Tuy nhiên, mặc dù đang phải tập trung chuẩn bị cải tổ nội các, bà Borne đã phải khẩn trương đúc kết “kế hoạch năng lượng” tránh để Pháp bị thiếu điện vào mùa đông sắp tới.

    Không còn “chê” than đá gây ô nhiễm

    Ba dấu hiệu rõ rệt nhất thể hiện lo ngại đó : một là chính phủ đang rà soát lại tất cả những khâu nào có thể tiết kiệm được năng lượng, hai là tính đến khả năng khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Fessenheim đã đóng cửa cách nay đúng hai năm, mở cửa trở lại nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá Saint Avold ở tỉnh Moselle, miền đông bắc nước Pháp, hoãn lại kế hoạch đóng cửa nhà máy điện Cordemais trong vùng Loire Atlantique, miền tây. Sau cùng chính phủ ra lệnh cho các tập đoàn phân phối khí đốt “trang bị đầy các bồn dự trữ”, tối thiểu là 89 % thay vì 59 % như hiện tại. Nếu đầy, các bồn chứa khí đốt được chôn dưới lòng đất có khả năng đáp ứng ¼ nhu cầu tiêu thụ của Pháp.

    Giám đốc tập đoàn Storengy với 14 trung tâm dự trữ khí đốt tại Pháp và 7 địa điểm khác tại Anh và Đức, Pierre Chambon nhấn mạnh đến tầm mức chiến lược của các khoản dự trữ năng lượng :

    “ Đây là một sự bắt buộc về mặt pháp lý và điều đó đóng góp vào việc bảo đảm về an ninh năng lượng của Pháp, cho phép chúng ta đối mặt với mọi tình huống, thí dụ như những đợt lạnh bất thường, hay là vì một trục trặc kỹ thuật nào đó trong khâu sản xuất, trong khâu chuyên chở để đưa khí đốt vào đến Pháp”.

    Giải pháp tiết kiệm điện

    Ngoài ra trong một vài ngày tới chính phủ sẽ ra chỉ thị khuyến cáo từng ngành nghề về chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng. Paris muốn giảm 10 % tiêu thụ năng lượng trong hai năm. Theo giáo sư Thierry Bros trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po, không dễ để giảm 10 % tiêu thụ trong thời gian ngắn như vậy :

    “Nếu như ngày mai chúng ta bị cắt nguồn cung cấp khí đốt – kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra, thì các công ty điện lực vẫn phải sẵn sàng bảo đảm năng lượng cho các nhà máy, tránh để hệ thống sản xuất bị đứt quãng. Đổi lại thì về phía các nguồn tiêu thụ, từ các hãng xưởng, văn phòng đến tư nhân phải chấp nhận dùng ít điện hơn trước. Nhưng tiết kiệm năng lượng, giảm mức tiêu thụ khoảng 10 % là nhiều lắm đấy chứ”.

    29 trong số 56 lò hạt nhân bị tê liệt

    Yếu tố địa chính trị chỉ giải thích một phần bài toán khó của Pháp hiện nay. Tính đến giữa tháng 5 vừa qua, trên toàn quốc 29 trong số 56 lò phản ứng hạt nhân của Pháp ngừng hoạt động để sửa chữa hay kiểm tra về các tiêu chuẩn an toàn. Tại một quốc gia mà điện hạt nhân bảo đảm 40 % nhu cầu tiêu thụ thì đây là một “sự thiếu hụt” rất nghiêm trọng.

    Theo các thống kê của chính phủ Pháp, tiêu thụ của cả nước trong năm 2021 lên tới gần 2.600 TWH. Dầu hỏa chiếm 28 % ; khí đốt chỉ chiếm có 16 % mà nguồn cung cấp chính là Nga.

    Năng lượng tái tạo chiếm vẫn còn giữ vị trí khiêm tốn với 14 % và than đá chỉ cho phép tạo ra khoảng từ 1 đến 2 % điện tiêu thụ ở Pháp.

    Năng lượng tái tạo chưa đủ sức để thay thế hay cho phép giảm áp lực trên thị trường trong lúc công nghiệp điện hạt nhân của Pháp gặp nhiều trở ngại, thế hệ mới sử dụng công nghệ EPR liên tục bị chậm trễ và phải dời lại ngày đưa vào hoạt động.

    Giảm tiêu thụ và đi tìm các nguồn tài nguyên mới

    Trong tình huống đó, giải pháp trước mắt dường như dễ thực hiện nhất là tiết kiệm điện. Ba tập đoàn cung cấp điện lực tại Pháp (Engie, EDF và TotalEnergies) cũng xem đây là thượng sách. Cuối tháng 6/2022 gần 100 lãnh đạo các tập đoàn của Pháp khuyến cáo mọi người cần “ tiết kiệm điện ngay từ bây giờ”.

    Một số khác thì nhìn xa hơn và có vẻ kỳ vọng vào khả năng khai thác năng lượng hóa thạch trong lòng đại dương. Chính xác hơn là giới trong ngành nhắm vào hai mỏ khí đốt được phát hiện hồi năm 2020 ở ngoài khơi Israel và đảo Síp. Liên Âu và cả Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ dự án xây dựng đường ống dẫn khí nối liền ba quốc gia Israel, Síp và Hy Lạp để cung cáp cho thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là châu Âu. Chuyên gia Charles Ellinas, cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Síp cho biết :

    “Mặc dù dự án đã nảy sinh từ năm 2020 thế nhưng chưa bao giờ đường ống dẫn khí đốt ở khu vực Đông Địa Trung Hải được cụ thể hỏa bởi nhiều lý do : về mặt kỹ thuật, đường ống này rất dài (1.800 km) và có những đoạn được chôn sâu đến 3000 mét dưới lòng biển. Kế tới đây là một công trình rất tốn kém, dự trù các phí tổn lên tới từ 8 đến 10 tỷ đô la. Đấy là chưa kể đến yếu tố địa chính trị, luôn có căng thẳng giữa ba quốc gia liên quan là Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp”

    Giảm khí thải carbon của chiến lược năng lượng châu Âu

    Bên cạnh những khó khăn về kỹ thuật đó, sự thật phức tạp hơn bởi tham gia vào một dự án khai thác mới đi ngược lại với những mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, giảm mức thải khí carbon làm hâm nóng bầu khí quyển Olivier Vardakoulias, kinh tế gia thuộc tổ chức mang tên Mạng Lưới Hành Động vì Khí Hậu (Climate Action Network) ví von :

    “Chúng ta không thể cai nghiện ma túy mà vẫn lui tới với các tay môi giới. Đành là Liên Âu tìm cách thay thế khí đốt của Nga bằng cách tìm kiếm những nguồn cung cấp khác và do vậy dự án EastMed có vẻ như được hồi sinh. Tuy nhiên khai thác một giếng năng lượng hóa thách mới thì chúng ta cũng vẫn sẽ thải khí gây hiệu ứng nhà kính”.

    Cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí Síp, Charles Ellinas nêu bật một yếu tố khác nữa đó là dự án đường ống dẫn khí Đông Địa Trung Hải không được các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới ủng hộ.

    “Liên Hiệp Châu Âu có tham vọng giảm 30 % tiêu thụ khí đốt từ nay đến năm 2030 và 80 % đến ngưỡng 2050. Vậy thì khai thác một nguồn dự trữ mới như EastMed không phù hợp với mục tiêu giảm thiểu lượng thải khí carbon chút nào. Hơn nữa trên thực tế, dự án này chỉ được quan tâm ở cấp nhà nước. Các công ty năng lượng lại rất kín tiếng về EastMed. Ngay cả một đối tác lớn trong khu vực là hãng dầu khí của Mỹ Chevron tới nay hoàn toàn im lặng” .

    Ba Lan biết lo xa ?

    Vào lúc mà Đức hay Pháp đang chạy nước rút tìm năng lượng thì Ba Lan, tuy rất lệ thuộc vào dầu khí của Nga nhưng lại biết lo xa, thông tín viên đài RFI Sarah Bakaloglou từ Vacxava giải thích :

    “Ngay từ 2019 Ba Lan đã thông báo chấm dứt hợp đồng với Gazprom vào cuối năm 2022 để không còn bị lệ thuộc vào Matxcơva. Do vậy tháng tư vừa qua, khi tập đoàn dầu khí của Nga thông báo ngừng cung cấp cho Ba Lan, đấy là một quyết định được đưa ra sớm hơn vài tháng so với dự kiến mà thôi. Nga cung cấp đến 45 % khí đốt và 75 % dầu hỏa tiêu thụ tại Ba Lan. Lệ thuộc nhiều vào Nga như vây, nhưng điều đó không cấm cản Vacxava vận động để Liên Âu ngưng nhập khẩu năng lượng Nga, trừng phạt Matxcơva xâm chiếm Ukraina.

    Chính phủ Ba Lan cho biết hơn 2/3 các bồn dự trữ năng lượng đã đầy, tỷ lệ này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình tại Liên Hiệp Châu Âu, theo lời bộ trưởng Môi Trường Ba Lan. Vẫn theo Vacxava, hiện tại quốc gia này là thành viên duy nhất có thể bỏ các nhà cung cấp Nga nhờ đường ống dẫn khí đốt nối liền Ba Lan và Litva, Ba Lan nhập khẩu khí hóa lỏng của Qatar và Mỹ từ 2015 qua cửa ngõ một cảng ở gần biên giới với Đức. Thế rồi từ đầu năm tới lại có thêm một ống dẫn khí đốt khác là Baltic Pipe sẽ hoạt động, đưa khí đốt của Na Uy sang Ba Lan qua ngả Đan Mạch. Trung bình thì mỗi năm Ba Lan sẽ nhận được khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt của Na Uy, tương đương với 50 % tiêu thụ nội địa”.

    Tựu chung châu Âu vẫn lúng túng vì bài toán năng lượng. Pháp hay Đức và Ý thì vừa lệ thuộc vào khí đốt của Nga, vừa luôn phải cân nhắc giữa một bên là mục tiêu giảm khí CO2 làm hâm nóng trái đất, và bên kia là nhu cầu tiêu thụ về điện lực. Chiến tranh Ukraina với hậu quả kèm theo là giá năng lượng bị đẩy lên cao, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng làm lộ rõ những tính toán sai lầm của Lục địa già trên bàn cờ năng lượng quốc tế. Có một điều chắc chắn là tham vọng "thoát Nga" của Liên Hiệp Châu Âu trong lĩnh vực năng lượng còn xa vời.

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

  7. #7
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    11,642
    Thanks
    9,572
    Thanked 6,994 Times in 3,954 Posts

    Default Re: Chiến tranh Ukraina dẫn đến các hệ luỵ Thế Giới


    Mỹ, Nhật cùng xử lý vấn đề tiền tệ, tác động kinh tế từ cuộc chiến Ukraine

    12/07/2022 - Voa / Reuters
    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm 12/7 đồng ý làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề giá thực phẩm và năng lượng tăng, cũng như sự biến động trên thị trường tiền tệ, bị cuộc chiến của Nga ở Ukraine làm cho trở nên trầm trọng hơn, theo Reuters.

    Hai bên nói cuộc chiến đã làm tăng mức độ biến động của tỷ giá hối đoái, có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế và tài chính, đồng thời cam kết “hợp tác khi thích hợp” về các vấn đề tiền tệ tương ứng với cam kết của họ với tư cách là thành viên hai nhóm G-7 và G-20.

    Hai bên cho biết trong một tuyên bố chung sau cuộc họp: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ về thị trường hối đoái và hợp tác khi thích hợp về các vấn đề tiền tệ, phù hợp với các cam kết G-7 và G-20”.

    Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết họ thống nhất trong việc “lên án mạnh mẽ cuộc chiến vô cớ, phi lý và phi pháp của Nga đánh vào Ukraine”, đồng thời nói thêm rằng họ tiếp tục làm tăng gánh nặng chiến phí của Nga bằng cách thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính.

    Bà Yellen và ông Suzuki cũng kêu gọi Trung Quốc và các chủ nợ không thuộc Câu lạc bộ Paris hợp tác “mang tính xây dựng” trong việc tìm ra các biện pháp xử lý nợ cho các quốc gia có thu nhập thấp đang gặp khó khăn về nợ, đồng thời đề cập đến các vấn đề như biến đổi khí hậu và cải cách thuế toàn cầu.

    Tuyên bố chung của hai bên cũng đề cập đến việc đặt ra mức giá trần đối với dầu của Nga mà Hoa Kỳ đã đề xuất để ngăn chặn Moscow hưởng lợi từ việc sử dụng giá dầu cao hơn để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.

    Hai nhà lãnh đạo cho biết trong tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của G-7 tiếp tục khám phá các cách để kiềm chế sự tăng giá năng lượng, bao gồm xem xét tính khả thi của mức giá trần khi thích hợp, đồng thời cân nhắc các cơ chế khắc phục để đảm bảo rằng các nước dễ bị tổn thương và dễ bị ảnh hưởng nhất vẫn duy trì khả năng tiếp cận thị trường năng lượng”.

    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=247&type=sigpic&dateline=1327508112

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •