Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 6 of 6 FirstFirst 123456
Results 51 to 56 of 56

Thread: Tiểu sử : VIỆT DƯƠNG NHÂN

  1. #51
    Join Date
    Aug 2007
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    7,638
    Thanks
    3,455
    Thanked 2,209 Times in 1,115 Posts

    Default "Việt Dương Nhân và Cát Bụi" - Nguyễn Hữu Nhật - Sương Anh diễn đọc




    VDN và Cát Bụi - Sương Anh diễn đọc
    " Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát...
    là những gì tượng trưng cho hạnh phúc con người

    Việt Dương Nhân,
    qua tập thơ Cát Bụi,
    muốn gửi tặng cho đời.

    Xin tặng cho đời...một vườn bông
    Xin tặng cho đời...những nụ hồng
    Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
    Xin tặng đời...lời hát êm trong... (VDN) "


    Nguyễn Hữu Nhật




    Âm Bản - Nguyễn Hữu Nhật
    Việt Dương Nhân và Cát Bụi

    Sau tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi, Việt Dương Nhân trong những nhà thơ ở Paris, với sức sáng tác sung mãn, lại gửi đến quý bạn thơ thi phẩm, Cát Bụi, đã nói lên được nhân sinh quan của Việt Dương Nhân về thân phận con người trong cuộc đời tạm bợ nầy, Cát Bụi gửi đến lời chúc tốt :


    Mong cầu đây đó vui cười.
    Đừng cho Cát Bụi...ngậm ngùi ngày mai.

    Việt Dương Nhân coi thơ như vầng trăng, như ánh mặt trời và thơ còn là chiếc thuyền đưa những tâm hồn đau khổ, từ bờ bên nầy, sang qua bờ bên kia hạnh phúc. Thơ đã giải thoát cho chính tác giả khỏi những băn khoăn, phiền muộn một đời ray rức :

    Không thắc mắc, bồi hồi gì nữa.
    Mà thấy nhẹ nhàng thanh thản...thôi.

    Trong nỗi vui mừng tìm ra ý nghĩa tốt lành của đời sống riêng mình, Việt Dương Nhân hân hoan chia xẻ cùng mọi người :

    Xin tặng cho đời...một vườn bông
    Xin tặng cho đời...những nụ hồng
    Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
    Xin tặng đời...lời hát êm trong...

    Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát là những gì tượng trưng cho hạnh phúc con người mà Việt Dương Nhân, qua tập thơ Cát Bụi, muốn gửi tặng cho đời. Còn chính tác giả :

    Cố quên bao chuyện âu sâu
    Thả hồn theo gió hòa vào hư không.

    Nổi âu sầu không chỉ một đời riêng tác giả mà nó giàn rộng ra, cùng khắp quê hương, nơi mà Việt Dương Nhân vẫn gắn bó :

    Ai về quê Mẹ xin cho gởi,
    Một khối tình thương rải khắp nơi.

    Khát vọng thanh bình cho một quê hương từng binh lửa lâu dài, nồi da sáo thịt, củi đậu lại nấu đậu chỉ vì thứ học thuyết mang từ bên ngoài vào mà anh em trong nhà tương tàn. Tựa hồ như đồng ruộng quê nhà chỉ hợp với tiếng hò, lời ca vọng cổ, tâm hồn nông dân đất Việt chưa thấm được cái cuồng động của nhạc Rock Tây phương, Tâm hồn Việt Nam là ‘’bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn’’. Thứ học thuyết, giai cấp đấu tranh, gây oán chuốc thù chỉ càng làm cho đất nước suy yếu. Việt Dương Nhân lo lắng :

    Một đời tâm trí chẳng an,
    Khối sầu mãi đọng ngập tràn trong tim.

    Nhà thơ sinh ra từ những mùa hoa đậu bắp ở Bình Chánh, Gia Định, những ngõ tre mát rượi ngày hè, những đêm trăng sáng ngó các ngọn dừa như đuôi chim công xòe ra trên nền trời đất bạc.
    Việt Dương Nhân ra đời sớm, thân lập thân, sức mạnh duy nhất nơi tuổi thơ là tình cảm của một con người không chịu sống lệ thuộc vào người khác, Ba mất sớm. Mẹ có một đời riêng cũng không vui. Người chị dâu khe khắt. Với một tuổi thơ không có tuổi thơ, Việt Dương Nhân rời nhà, xa ruộng đồng và lên tỉnh, Bây giờ nhớ lại lòng còn buồn bã :

    Tay nâng ly rượu, rượu cũng hững hờ !
    Hớp vô một ngụm, cay bờ môi thâm...

    Sài Gòn, trong thơ Việt Dương Nhân, như lãng quên, như nhung nhớ, vì ‘’ Sài Gòn là nơi chôn nhao, cắt rún’’. Còn Paris, ‘’còn Paris, con khôn lớn trên đời’’. Gia Định, Sài Gòn và Paris, ba địa danh lớn lao trong đời nhà thơ. Từ một em bé gái mười hai tuổi rời nhà cho tới nay một thiếu phụ trên năm mươi vẫn xa nhà. Nhưng nhờ thấm thấu tinh thần nhà Phật, Việt Dương Nhân hiểu rằng ''trong ba ngàn thế giới lớn, nơi đâu chẳng là nhà'', nhưng ngôi nhà thời thơ ấu và tình thương Mẹ vẫn thường dậy lên trong lòng tác giả bao mối cảm hoài :

    Dĩ vãng buồn !
    Gởi lại đất Sài Gòn !
    Dĩ vãng sầu !
    Cất dấu ở Paris !
    Một đời hai dĩ vãng,
    Sẽ chôn nơi chốn nào ?

    Rún phải cắt, nhau có thể chôn, nhưng dĩ vãng dù buồn hay vui, người ta khó có thể chôn được nó, bởi vì nó là một phần của đời sống, hay chính nó kết lại thành đời sống. Việt Dương Nhân từng chôn chặt dĩ vãng ở trong lòng. Nó bật dậy, sống lại mạnh mẽ trong thơ, không ai chôn được dĩ vãng. Người ta biến nó thành một sức mạnh tâm hồn, đẹp như tình mẫu tử :

    Căn phòng xưa cũ vẫn còn
    Con về cho mẹ đở mòn xác tâm.

    Người chối từ dĩ vãng cũng như một dân tộc chối từ lịch sử của mình ? Việt Dương Nhân đi nhiều nơi trên thế giới và dù muốn hay không, tác giả của tập thơ Cát Bụi cũng là dân sống ở Paris lâu năm, những xa hoa cũng từng trải, nhà thơ vẫn tâm sự chân tình về một dĩ vãng nhiều thua thiệt, đau buồn của mình. Không một lời trách cứ. Bởi Việt Dương Nhân coi mỗi đời người như một cánh lá. Từ khi xuân xanh tới lúc thu vàng :

    Nhìn qua song cửa buổi chiều nay
    Thấy bao chiếc lá hững hờ bay
    Trên cành rơi xuống, dường kinh hãi
    Như sợ chân người dẫm nát...thay !

    Khoảnh khắc thấy được cái ngắn ngủi của đời sống, nhà thơ hiểu ra lẽ đạo, mọi vui buồn trong đời không lớn lao như người ta tưởng, và dù cho có lớn lao đến đâu, những vui buồn ấy cũng nằm trong cái mỏng manh, qua đi rất nhanh :

    Nhìn bầu trời xanh xanh.
    Tiếng chim hót trên cành.
    Mùa xuân đi qua nhanh.
    Kiếp người sao mỏng manh!

    Chỉ có thơ, thơ chôn đi được nỗi buồn và làm sống lại niềm vui, ngay trong lúc sáng tác, Việt Dương Nhân trở thành một người cầm bút không phải vì muốn đua chen chữ nghĩa với đời, mà vì chính trong lòng có bao nhiêu điều nếu không viết ra thì khổ lắm. Trước hết là nuối tiếc một thời đã qua :

    Đêm khuya im vắng buồn tanh,
    Mượn cây bút nhỏ dệt thành bài thơ.
    Thẩn thờ hồn mộng, tâm mơ,
    Phải chi trở lại tuổi thơ thuở nào...

    Một tuổi thơ không quần áo đẹp, không đồ chơi, không đủ ăn và hơn thế nữa, không được vỗ về, an ủi. Tự kiếm sống bằng hai bàn tay trắng. Nụ hoa vươn lên. Rồi nở. Nở không vì mình mong muốn. Mối tình đầu đời lỡ dở với dư vị đắng cay :

    Tội thân hoa
    Không dám nói một lời
    Phải chấp nhận
    Vì đời cần sự sống.

    Ước mơ của người con gái, thuở Việt Dương Nhân mái tóc chớm xanh, trong thanh bạch không mong giàu có, trong thất thế không trông địa vị, chỉ một lòng thao thức được trở thành :

    Chẳng phải vì một chút lợi danh.
    Nó mơ từ độ tóc còn xanh.
    Mơ thành thi sĩ, hay văn sĩ,
    Mà sự học hành quá mỏng manh !

    Bỏ học, đi làm, rồi vừa đi làm vừa đi học, trong hoàn cảnh nào cũng khó khăn. Cái khó khăn trước hết của một người có nhan sắc bị lưới đời vây bủa, cùng với trách nhiệm tự ràng buộc gánh vác, chia xẻ cùng những người thân yêu cơ cực, tất cả như một hàng rào ngáng đường tiến thân cho một thiếu nữ con nhà nghèo. Chúng ta trân trọng một tấm lòng thành thật :

    Đời Kiều không nghĩa lý gì !
    Còn em biết gọi là chi giữa đời ?
    Kiều, mười lăm năm chơi vơi.
    Em, bốn mươi sáu năm đời khá lâu.

    Người nào không yêu quý mẹ mình thật là một bất hạnh lớn lao. Do tình cảnh ngoài ý muốn, những năm nhà thơ bé bỏng, bà mẹ không được ở gần để che chở, chăm sóc khiến nhà thơ phải sống nay đây, mai đó vất vả vô cùng. Vậy mà Việt Dương Nhân vẫn một lòng yêu quý mẹ, biết ơn sinh thành của mẹ. Năm tháng làm mòn mỏi thể xác nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn phơi phới, nồng ấm tình người muôn thuở :

    Thân con như đã rã rời,
    Mà lòng vẫn giữa như thời xuân xanh.

    Thời của xuân xanh, thời của tình yêu mới lớn, thời của giọt sương cũng ra châu ngọc, thời của cánh cò trắng vút bay trên hàng dừa nước, những cánh đồng lúa vàng Bình Chánh từ ngã ba Phước Cơ về Hưng Long, những địa danh nổi tiếng thời chiến như Bà tà, Tân Nhựt, tân Kiên... Nơi mà :

    Bao nhiêu chất chứa tình thương,
    Thương về quê Mẹ vấn vương vạn sầu...

    Phần đông người ta muốn thời gian đi chậm, đồng nghĩ với sự kéo dài đời sống, tại sao Việt Dương Nhân lại mong ước :

    Ta muốn gào lên cho vỡ đất trời
    Cho tan nát hết cõi đời nầy đây
    Thời gian hỡi ! sao cứ hững hờ bay
    Hãy nhanh đi chớ, cho đời qua mau.

    Câu trả lời thật giản dị, thời gian không phải là ‘’đơn vị sống’’ ở kiếp nầy, bởi tình yêu theo Việt Dương Nhân, không tính bằng năm, bằng tháng, mà được tính bằng những kiếp người

    Xin hẹn kiếp sau ta sẽ nói,
    Kiếp nầy đành gói trọn riêng thôi... !

    Mười năm nhớ lại một người, của mùa thu cũ, nỗi nhớ khôn nguôi. Không nói ra được thì phải viết. Tình yêu là mâu thuẫn ? Ngày mong qua mau. Nhưng đêm thì muốn chậm lại :

    Đêm nay nhớ lại một người,
    Của mùa thu cũ hơn mười năm qua.

    Bởi vì đêm có những giấc mộng, trong giấc mộng người thường gặp người, khi mộng tàn canh, người tỉnh dậy cô đơn :

    Chợt tỉnh rồi, ôm thương nhớ bơ vơ
    Lòng nuối tiếc, muốn đêm dài muôn thuở !

    Thơ Việt Dương Nhân, có nhiều chỗ như văn nói mộc mạc, thiếu chải chuốt, nhưng cũng nhờ thế mà tiếng lòng của nhà thơ có được ngôn ngữ riêng biệt, không bị ảnh hưởng tiếng nói của bất kỳ nhà thơ nào. Nó là tiếng kêu tụ nơi tâm hồn tác giả :

    Nhờ gió làm ơn gặp một người
    Nói rằng : ta đợi mỏi mòn hơi
    Hãy về cho kịp, không ta chết
    Xin giúp dùm ta nhé gió ơi !

    Tình yêu, trong đời một người đàn bà, dù thuở xuân hay buổi tàn thu, bao giờ cũng là một ám ảnh khôn nguôi, người đàn bà có thể chịu sống thiếu thốn mọi thứ, chỉ trừ tình cảm :

    Hồn ta như đã lâng lâng
    Bỏ chăn gối lạnh một lần nữa đây !

    Nhưng một người đàn bà biết suy nghĩ, như Việt Dương Nhân, hai lần khổ hơn so với những phụ nữ khác không bận lòng vì tình yêu quê hương. Quê hương làm động tâm nhà thơ không chỉ hình ảnh bà mẹ già ở quê nhà chờ mong con cháu về xum họp. Quê hương không chỉ là những trẻ thơ tan tác trong chiến tranh và trôi dạt thời hậu chiến. Nó còn là tiếng ca ai oán của làn hơi ''vọng cổ hoài lang'' của ông sáu Lầu. Nhớ chồng khi nghe tiếng trống. Tiếng trống đêm thời Pháp thuộc đưa những người yêu nước đi đày. Nhà thơ cho biết ông nội của mình làm ''tay sai'' cho ''thực dân'' mà người cha lại đi ''kháng chiến'' chống Pháp. Nghịch cảnh gia đình đó không làm giảm lòng gắn bó của Việt Dương Nhân với quê mẹ Việt Nam. Nhà thơ cảm ơn Paris, đất dung thân, nhưng biết ơn Sài Gòn và tạ ơn quê nhà Gia Định. Nhớ mãi từ bát canh chua cá Ngác, tới miếng dừa nước trong veo. Mùi rơm rạ sau mùa gặt. Đặc biệt là vọng cổ, một loại hình nghệ thuật dân gian, giọng sầu thảm, nhưng hơn bất kỳ thứ dân ca nào trên thế giới, bởi sau khi cất lên được tiếng than người ta thấy nhẹ lòng. Vọng cổ, bản chất là thơ, có thể dựng thành ca kịch với nhiều thể điệu khác nhau. Nhị hồ, tức đàn cò, một thứ vĩ cầm Đông phương dìu dặt. Phải là người miền Nam mới thấm thấu được cái hay của vọng cổ. Nó đặc biệt như cây đàn guitar phím trũng, chứa đầy những thanh âm :

    ''Trưởng huynh ơi ! Đời em là một cánh chim đơn, với cuộc sống thăng trầm gặp bao cơn giông tố, giờ đây em xin bỏ đời cát bụi, cặm cuội ngồi nhà mà cầu nguyện thế gian, và cầu cho Quốc Thái Dân An, mong đất Mẹ Việt Nam có một vầng trăng sáng, rồi đây với những tháng ngày Nắng-Mới, đàn chim Việt sẽ vỗ cánh bay về''.

    Vọng cổ, dưới ngòi bút Việt Dương Nhân, không hề ai oán. Thú vị vô cùng khi chúng ta hình dung, trên bờ sông Seine có một người phụ nữ phương Đông bề ngoài Tây hóa, mà trong lòng lại rất Việt Nam, vẫn âm thầm soạn các bài vọng cổ :

    ''Lấy lửa công minh mà đốt quyền độc trị, cho nước Việt mình có Dân chủ Tự do, và nhà nhà được cơm no áo ấm, hưởng mọi quyền người như tất cả nhân sinh, hơn hai mươi ba năm chiến chinh đà nguội lạnh, mà sao còn nghi ngút lửa thù căm...''

    Việt Dương Nhân với tư cách nhà thơ hay soạn giả các bài ca vọng cổ, trước sau vẫn chỉ là người đa cảm, biết thương yêu và chia xẻ cùng thân thích, bạn bè, thương nhớ quê nhà và lòng cháy bỏng một niềm mơ ước chung cho cả dân tộc mình.
    "Hãy làm sao cho sáng ngời nước Việt, cho dân tộc mình một cuộc sống bình yên".

    Nhưng ở đây, trong bài viết nhỏ nhoi nầy, tôi chỉ muốn nói tới một Việt Dương Nhân nhà thơ. Nhà thơ của Sài Gòn ba trăm tuổi 1668-1998, nơi mà nước mắt và tiếng cười của nhà thơ từng đổ ra, bật lên với bao kỷ niệm :
    Yêu em từ thuở vào đời,
    Khi cành hoa búp lả lơi gió chiều.
    Áo dài tha thướt dập dìu,
    Màu hoa cà tím mỹ miều nhởn nhơ.

    Em là Gài Gòn, em là kỷ niệm, em là ngày sáng nắng bừng lên ở phía chân trời quê mẹ. Còn ta, Việt Dương Nhân, thường đêm thao thức nơi quê người, ngồi viết một mình, một bóng :

    Ta còn ngồi viết mấy dòng,
    Cho vơi đi bới nỗi lòng nầy đây !

    Bạn đọc yêu thơ Việt Dương Nhân, qua Bốn Phương Chìm Nổi, còn tìm gặp được một tâm hồn sau bao đau thương vẫn :

    Bây giờ còn mộng với mơ,
    Dệt lên được mấy vầng thơ cuối đời.

    Nhưng tới Cát Bụi, chúng ta chỉ thấy một Việt Dương Nhân thanh thản, không buồn vui, không mơ mộng, thoát ra khỏi được ảo ảnh ‘’chấp ngã’, vươn tới một không gian rộng lớn :

    Cố gắng vượt qua lượn sóng đời,
    Vượt luôn giông bão giữa trùng khơi
    Thân còn hiện hữu trong trời đất,
    Bốn bể lanh quanh thế mà thôi...!

    Nếu không tự giải thoát được, theo Việt Dương Nhân, ngôi nhà cũng như cuộc đời, khi cuộc vui tàn, tiếng đàn, giọng hát lắng ngưng, những người khách xa dần rồi khuất hẳn, chỉ còn trơ lại chủ nhà với nỗi buồn nhiều hơn trước khi có cuộc vui :

    Đêm nay nhà thật là vui,
    Đàn ca ngân hát, ôi thôi tưng bừng.
    Cuộc vui nào, khỏi tàn ngưng ?
    Mình ta còn lại, bỗng dưng thấy buồn.

    Không chỉ cuộc tình, mà toàn bộ cuộc sống, tự thân nó đã là Cát Bụi. Anh và em, ở đây, như bản thể và tha nhân, mình và người, giữa nhà thơ và sự mơ mộng chỉ còn lại sự nhớ thương :

    Tỉnh rồi, anh biến đi dâu ?
    Để em ở lại ôm sầu nhớ thương.

    Nguyễn Hữu Nhật
    ***
    Thay lời tựa thi tập
    "Cát Bụi"
    của Việt Dương Nhân


    Tôi từ đâu đến đây không biết
    Về nơi nao Cát Bụi chẳng hay
    Thân chuyển mãi vòng quay bất tận
    Tâm một viền trăng sáng đâu lay...

    *

    Cảm ơn bạn đọc thơ tôi
    Tiếng lòng của kẻ bồi hồi nhớ quê
    Cánh đồng im lặng tái tê
    Cánh chim lẻ bạn bay về chiều xưa

    Trên bờ ao cũ nắng thưa
    Tiếng cười trẻ dại bây giờ còn vang
    Dù đời sớm gặp phũ phàng
    Cha đi kháng chiến, mẹ sang thuyền người

    Tuổi thơ chiếc bóng bên trời
    Khuya lau nước mắt sầu đời bạc đen
    Đêm mong soi tỏ ngọn đèn
    Để coi chiếc bóng mình quen một mình

    Thơ tôi là cõi lặng thinh
    Chung quanh thiếu một cái tình người ta
    Năm mười hai tuổi rời nhà
    Bước chân mỗi bước xót xa phận nghèo

    Phố phường bước nhỏ mừng reo
    Đầu đời tinh lỡ buồn theo tháng ngày
    Trước sau trắng hai bàn tay
    Hai bàn tay trắng vốc đầy thương yêu

    Thơ tôi chiếc lá cuối chiều
    Rụng bay đất khách nghe nhiều đắng cay
    Cánh sen bùn lắm phương nầy
    Vẫn mơ phương ấy vòng tay mẹ hiền

    Chỉ mong đời bớt đảo điên
    Mười phương Phật độ bình yên nẻo về
    Thương mình khi tỉnh, lúc mê
    Chập chờn hư, thực lạnh tê một đời

    Cảm ơn bạn đọc thơ tôi
    Bốn Phương Chìm Nổi người ngồi tĩnh tâm
    Tiếng đàn, giọng hát, lời ngâm
    Chỉ như bè nổi âm thầm qua sông

    Tới bờ vắng lặng hư không
    Buồn vui của những chuyện lòng sớm quên
    Bởi chính hồn mình chưa yên
    Hỏi thân Cát Bụi ưu phiền sao qua

    Thơ tôi cảm tạ gần xa
    Tấm lòng tri kỷ nở hoa sen vàng.

    *

    Tạ ơn các bạn gần xa
    Đem lòng thương mến tặng hoa bằng lời
    Mai sau mỗi người một nơi
    Hương thơm còn gởi lại đời mến thương

    Nguyễn Hữu Nhật
    (Na Uy, Oslo 1/1999)

    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)


    "Cộng sản còn thống trị quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
    Blog
    Google traduction
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=16&type=sigpic&dateline=1327512311

  2. The Following 2 Users Say Thank You to việtdươngnhân For This Useful Post:

    hoangthymaithao (12-29-2010), THANHLOAN (12-30-2010)

  3. #52
    Join Date
    Sep 2007
    Location
    france
    Posts
    22,680
    Thanks
    1,666
    Thanked 4,742 Times in 3,790 Posts

    Default Re: Tiểu sử : VIỆT DƯƠNG NHÂN





    BONNE ANNÉE ET BONNE SANTÉ CHỊ 7








    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=45&type=sigpic&dateline=1327498393

  4. The Following User Says Thank You to THANHLOAN For This Useful Post:

    việtdươngnhân (12-31-2010)

  5. #53
    Join Date
    Aug 2007
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    7,638
    Thanks
    3,455
    Thanked 2,209 Times in 1,115 Posts

    Default Tiểu sử : VIỆT DƯƠNG NHÂN

    Quote Originally Posted by THANHLOAN View Post




    BONNE ANNÉE ET BONNE SANTÉ CHỊ 7







    TL
    7 cũng TL & gia đình vui vẻ đón năm mới 2011 thật bình an


    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)


    "Cộng sản còn thống trị quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
    Blog
    Google traduction
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=16&type=sigpic&dateline=1327512311

  6. #54
    Join Date
    Aug 2007
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    7,638
    Thanks
    3,455
    Thanked 2,209 Times in 1,115 Posts

    Default Tiểu sử : VIỆT DƯƠNG NHÂN




    Ai Khổ Hơn Ai

    Hai gia đình, Lý Trọng Nhân và Trương Độ Lượng, trước kia là tình bạn thâm giao. Nay thì kết tình sui gia thắm thiết hơn. Họ thuộc thành phần tư-chức bậc trung-trung, làm việc cho ngân hàng Sàigòn, tại góc hai đại-lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi.
    Lý Trọng Nghĩa và Trương Hải Hà là con của hai gia đình trên. Đôi vợ chồng trẻ yêu nhau tha thiết, đã cưới nhau được ba năm mà vẫn chưa có đứa con nào. Thì biến cố 30-4-1975 xẩy ra. Cha mẹ hai bên điều thúc dục con chạy xuống tàu... vượt biển. Một thời gian ngắn ở trên đảo... Rồi được nước Pháp cho tỵ-nạn cộng-sản, tạm-cư ở vùng Normandie (Le Havre) vào đầu năm 1976. Trình độ học vấn của Trọng Nghĩa tới tú-tài đôi chương trình Pháp.

    Sau mấy tháng ở trong trại tỵ-nạn... Hai vợ chồng Trọng Nghĩa được một gia đình bà con bảo đảm lãnh lên Paris. Vì họ đã từng đi du học trong thập niên 1960, rồi lập nghiệp luôn trong khu La-Tinh quận 5. Sau khi lo giấy tờ hợp lệ xong, Trọng Nghĩa ghi tên vào trường... học ngành chuyên viên điện-tử (informatique), do chánh phủ Pháp đài thọ và trợ cấp chút ít tiền. Ban ngày Trọng Nghĩa đi học, ban đêm cậu đi làm nhân-viên soát vé cho những rạp xi-nê ở khu Montparnasse. Còn Hải Hà thì đi học pháp-văn...

    Bốn năm sau, Trọng Nghĩa lấy được bằng cấp... tương đương kỹ-sư. Và đi làm cho hãng ‘’IBM’’ ngoại-ô Paris, gần Porte de Maillot... Lương bổng khá cao. Bấy giờ hai vợ chồng mướn nhà ra ở riêng trong quận 17 Paris cho gần sở làm.
    Bao năm tháng, hai vợ chồng Trọng Nghĩa - Hải Hà sống trong hạnh phúc tuyệt vời... Nhưng vẫn không có con !

    *
    Đầu mùa xuân Paris, năm 19... mà khí hậu có hôm vẫn còn lạnh buốt. Tuy vậy, hai bên lề đường đã có những cây ngô đồng lú nhú đâm chồi nẩy đọt...
    Hải Hà nhìn đồng hồ đã hơn hai mươi giờ đêm mà chưa thấy chồng về, trong lòng hơi lo lo. Bất chợt tiếng chìa khóa mở cửa... Hải Hà vui lên, biết ý chồng mình thường thích uống si-rô bạc-hà pha với nước suối ‘’Vittel’’ khi về đến nhà. Nàng bưng ly nước màu xanh xanh để trên salon, miệng tươi cười, hỏi chồng :
    - Chắc trong hãng có nhiều việc lắm, nên anh về trễ hơn mọi hôm phải không anh ?
    Trọng Nghĩa nhìn vợ và cười cười, đưa tay kéo Hải Hà ngồi bên cạnh, vuốt tóc nàng và nói nhỏ nhẹ :
    - Có chút vấn đề thôi. Anh xin lỗi em. Anh để cho em đợi. Vì anh không điện thoại về cho em hay.
    Hải Hà đưa tay bụm miệng Trọng Nghĩa và ngả đầu vào ngực chàng :
    - Em nào có bắt lỗi anh đâu. Nhưng lần sau, anh nhớ nhín chút thì giờ gọi điện thoại về nhà cho em hay là đủ rồi. Thấy anh về trễ, em hơi lo thôi.
    Trọng Nghĩa ôm vợ và siết chặt vào lòng, nói :
    - Rồi, anh hứa sẽ không để em chờ đợi và lo âu nữa.
    Chàng hôn vợ thật mạnh :
    - Nè, đền một cái, đền thêm cái nữa chịu hôn ?
    Hải Hà cười sung sướng, rồi đứng lên đi ra sau bếp dọn cơm... Trong khi ăn cơm, Trọng Nghĩa nhìn vợ, lòng cảm thấy ray rức và tự hối : ‘’Giây phút ‘’cơn...lòng’’ nổi lên, mình không kềm chế được. Mình đã lỡ có con với Thùy Duyên rồi. Mình đâu có yêu nàng bằng yêu Hải Hà. Nhưng mình phải ráng cố gắng giữ kín không cho Hải Hà biết. Và mình cũng phải dàn xếp với Thùy Duyên, cho nàng tự biết nàng là kẻ đến sau. Bé Trọng Hậu mới chào đời mà đã gặp cảnh trái ngang rồi. Thật tội nghiệp cho cả ba người. Trời ơi ! Tội lỗi này là do chính tôi gây ra...’’. Hải Hà thấy chồng đang suy tư, nàng đưa ánh mắt hồn nhiên, hỏi chồng :
    - Bộ trong hãng có chuyện gì quan trọng phải không anh ?
    Trọng Nghĩa làm tĩnh :
    - Thì em cũng biết mà. Việc làm trong sở đôi khi cũng phức tạp, rắc rối với các nhân viên dưới quyền anh. Anh... anh phải ở lại họp.
    - Vậy, thì anh đổi hãng khác đi !
    - Anh nghĩ, đi đâu cũng vậy thôi. Bộ em thấy anh lo hả ?
    - Dạ.

    *
    Năm, tháng trôi qua, nay bé Trọng Hậu được năm tuổi. Một hôm Thùy Duyên chịu hết nổi cảnh không chồng mà có con. Nàng điện thoại hẹn với Trọng Nghĩa đến hãng ăn cơm trưa. Vừa ăn xong, Thùy Duyên đưa ra điều kiện :
    - Anh mà không ly dị với vợ anh thì em sẽ bồng con đi biệt tích.
    Trọng Nghĩa nghe Thùy Duyên nói thế, chàng nghe lòng đau như dao cắt ruột. Với bản chất đầy nhân hậu, cứng rắn và cương trực. Nhưng vì một phút yếu lòng nên bị Thùy Duyên gài bẩy cho dính có con. Bây giờ đứng trước một hoàn cảnh khó xử. Trọng Nghĩa nhìn thẳng vào mắt Thùy Duyên, nghiêm trang hỏi :
    - Tại sao hôm nay em lại đổi ý vậy ? Anh đã nói với em nhiều lần rồi, là anh không bao giờ bỏ vợ anh được. Hải Hà là kẻ vô tội. Anh yêu nàng cũng như anh yêu em. Chính anh là kẻ có tội đây. Tội nghiệp nhứt là bé Trọng Hậu. Anh lo cho em và con đầy đủ mà.
    Trọng Nghĩa ôm ngực và thở ra, nói tiếp :
    - Cũng may là Hải Hà hiền lành và ngây thơ. Nàng không hề để ý hay kiểm soát tiền bạc trong công-băng. Anh mong em giữ lời hứa như buổi ban đầu đi.
    Thùy Duyên không quên lời mình đã hứa. Nhưng vì quá cô đơn và đôi khi lửa ghen (ngược) không dập tắt được. Thùy Duyên ngồi khóc cho qua cơn đau khổ. Nàng chậm nước mắt, rồi gật đầu :
    - Vâng ! Em xin lỗi anh. Em cố gắng giữ lời hứa.
    Trọng Nghĩa nắm tay Thùy Duyên :
    - Anh mang ơn em nhiều thứ ; em đã giữ gìn sự bình yên cho Hải Hà bao năm nay, và lo cho con chu đáo... Thôi, đến giờ anh vô sở, em về đi nha !
    Thùy Duyên gạt lệ ra về, trong lòng mang bao nỗi niềm chua xót...

    *
    Đầu thập niên 1990, Trọng Nghĩa lo giấy tờ cho cha mẹ đoàn tụ sang Paris sống chung với vợ chồng chàng. Vài năm sau, buổi trưa đang làm việc trong hãng, bỗng nhiên Trọng Nghĩa lên cơn đau tim, chàng ngất xỉu, xe cứu cấp chở vô nhà thương... Sau đó được chữa khỏi. Trong những ngày nằm bệnh viện... Chàng cảm thấy mình bị nỗi sầu u uẩn, chẳng biết cùng ai để mà tâm sự ? Chàng ra khỏi bệnh viện nằm nhà dưỡng sức. Rồi một ngày thứ bảy đẹp trời, Hải Hà, vợ chàng được chị bạn tên Thương rủ đi dạo phố. Nhân dịp ấy, Trọng Nghĩa mời cha mẹ đi dùng cơm trưa ở một nhà hàng Tây ngoài khu phố Opéra để chàng tâm sự. Bữa cơm Tây soàn soàn vừa xong. Họ đi ra cà-phê ‘’La Paix’’ ngồi ngắm những người bộ hành qua lại. Trọng Nghĩa thấy cha mẹ đang vui vẻ, chàng lưỡng lự, rồi mở lời :
    - Ba má à ! Con có tâm sự riêng, muốn nói cho ba má biết.
    Ông bà Lý Trọng Nhân rất ngạc nhiên nhìn con, ông Nhân hỏi nhanh :
    - Cái gì ? Con có tâm sự riêng tư hả ?
    Bà Nhân cũng tiếp :
    - Tâm sự gì ? Hãy nói cho ba má nghe đi. Chứ đừng để trong lòng mà sanh bệnh đó !
    Bà Trọng Nhân nghi ngờ, nghĩ : ‘’Chết rồi ! Chắc vợ nó có mèo chuột gì đây ?’’. Bà nóng ruột quay sang khều vai con :
    - Con nói đi. Nói cho ba má nghe coi !
    Trọng Nghĩa cố trấn an tinh thần và nói :
    - Con... con có một đứa con rơi !
    Hai ông bà Trọng Nhân giựt mình. Ông Nhân hỏi :
    - Trời ơi ! Con có con rơi ? Mà trai hay gái, mấy tuổi, tên gì ? Hiện giờ ở đâu ?
    - Dạ, con trai, tên Trọng Hậu. Nay, cũng được hơn mười tuổi rồi ba má à ! Mẹ con của bé Hậu ở ngoài Nanterre.
    Bà Nhân hỏi nhanh :
    - Rồi, vợ con có hay biết chuyện này không ?
    - Dạ, không.
    Ông Trọng Nhân trách con :
    - Trời ơi ! Con tạo ra cảnh khổ tùm lum rồi ! Vợ con là con nhà tử-tế, đẹp và hiền lành mà con còn đèo bồng chi cho rối rắm vậy Nghĩa ?
    Trọng Nghĩa ngồi im lặng. Bà Nhân thấy con bị cha rầy. Bà liền đỡ lời cho con trai cưng :
    - Thôi ông à ! Ông nhẹ lời với con một chút đi. Cái gì cũng do số trời và định mệnh khiến xui mà ông.
    - Con biết con có lỗi má à !
    Ông Trọng Nhân lắc đầu, than thở :
    - Mấy đời trong giòng họ Lý Trọng chưa có ai lầm lỗi mấy chuyện này ! Mặc dù, ngày xưa ông nội con (Lý Trọng Từ) làm tới Quan-Huyện mà chẳng hề có vợ bé, vợ mọn gì hết. Nay tại sao con phạm lỗi chứ ?
    Bà Nhân lấy tay vuốt vai chồng :
    - Ông ! Sao ông cứ trách con mình hoài vậy ?
    Ông Trọng Nhân có vẻ giận dữ :
    - Hứ ! Phải còn ở bên nhà là tui bảo nó lên ván cúi xuống cho tui đánh mười roi rồi. Thiệt, tui thật xấu hổ với vong hồn vợ chồng anh Trương Độ Lượng quá đi. Nếu ông bà ấy mà còn sống chắc tui phải quỳ lạy xin lỗi họ rồi đó.
    Trọng Nghĩa chẳng dám nói gì thêm. Bà Trọng Nhân an ủi con :
    - Chuyện đã dĩ lỡ rồi, con đừng suy nghĩ nhiều mà bệnh tim của con tái phát là khổ hết cả đám nghe con !
    Ông Trọng Nhân nghe vợ nhắc đến bệnh tình của con. Ông liền nhẹ giọng :
    - Ba nghe chuyện của con bất ngờ quá, nên ba bị sốc chút thôi. Ba nói vậy, chứ ba không có trách hờn gì con đâu. Con đừng lo nghĩ nhiều mà hại sức khỏe. Mọi sự, ba má để cho con dàn xếp. Ba mong sao giữa con và Hải Hà được hạnh phúc êm đềm. Nhứt là đừng để cho vợ con hay biết chuyện này... Ý cha ! Thật, tội nghiệp cho Hải Hà, con dâu thảo của ba má, và vợ ngoan hiền của con ! Rồi thằng cháu nội của ba má phải chịu lênh đênh trên đời này ! Thiệt là khổ !
    Trọng Nghĩa thở ra :
    - Con rất cảm ơn ba má đã thông cảm và cho phép con nói ra hết. Con thấy lòng con được nhẹ bớt phần nào rồi.
    Bà Nhân nghe lòng nôn nao, muốn gặp cháu nội đích-tôn, bà hỏi dò :
    - Nè, hôm nào có dịp, dẫn cho ba má thấy mặt cháu nội coi nha con ?
    Trọng Nghĩa lắc đầu :
    - Chưa được đâu ba má à !
    Ông Trọng Nhân thấy con trai mình buồn vì đang gặp tình cảnh trái ngang, ông an ủi con :
    - Không sao. Chừng nào con cảm thấy được thì cho ba má gặp. Nhưng nhứt định là phải dấu kín với vợ con nha.
    - Dạ, con cảm ơn ba. Thôi, mình về đi ba má !

    *
    Thắm thoát thời gian bay vèo qua bao năm, tháng. Hầu hết tất cả người Việt tỵ-nạn được an-cư lạc-nghiệp trên đất Pháp. Cha mẹ Trọng Nghĩa đã khá già và lần lượt qua đời. Trọng Nghĩa - Hải Hà vẫn sống trong hạnh phúc êm đềm.

    Vừa bước qua thiên-niên-kỷ thứ ba. Vào đầu xuân..., Trọng Nghĩa bị bệnh đau tim trở lại. Lần này thì các bác sĩ đành bó tay. Chàng trút hơi thở cuối cùng vào một chiều xuân u ám và đầy mưa gió. Sau khi đám tang, hỏa thiêu hài cốt Trọng Nghĩa xong, Hải Hà ôm bình tro về nhà thờ phụng cho ấm lòng. Nàng thương tiếc người chồng bao năm mặn nồng thắm thiết. Đôi mắt nàng hay ướm lệ, và hằng ngày thường nhìn ảnh chồng trên bàn thờ, miệng thì thầm :‘’Suốt ba mươi năm, anh là người chồng chung thủy và thương yêu chỉ có một mình em. Nay anh nỡ bỏ em mà ra đi sớm. Nhưng trong tim em luôn luôn có hình bóng anh, như ngày anh còn sống. Em yêu anh mãi mãi. Và cảm ơn anh đã cho em những năm tháng hạnh phúc tuyệt vời...’’. Nhưng than ôi ! Nghiệt ngã, oái oăm đưa đến với người đàn bà hiền lành vô tội này...

    Một buổi sáng đầu mùa hè, nắng vàng lóng lánh trên cỏ cây hoa lá. Hải Hà dẫn con chó nhỏ tên Vicky xuống nhà cho tiểu tiện. Nàng đi tà tà đến mở hộp thư, thấy có phong thư hơi dầy. Nàng gọi Vicky và dắt trở lên nhà nhanh để mở thư ra đọc. Vừa mở thư thì có vài tấm ảnh rớt ra. Nàng nhìn sơ và để qua một bên mà lo đọc lá thư :

    Nanterre, ngày... tháng... năm ...

    Thưa bà Lý Trọng Nghĩa,

    Tôi tên là Lê Thị Thùy Duyên, mẹ của Lê Trọng Hậu. Trọng Hậu là con trai của Lý Trọng Nghĩa và tôi. Nay, Trọng Hậu được mười tám tuổi. Hậu được biết cha nó đã qua đời mấy tháng nay (...). Trọng Hậu nhờ tôi xin bà trao lại bình tro của cha nó để nó thờ phụng sau này (...). Kèm theo đây mấy tấm ảnh để chứng minh là sự thật. Mong bà không nỡ từ chối...
    Kính chào bà
    Lê Thị Thùy Duyên

    Hải Hà vừa đọc xong thư và lấy mấy tấm ảnh nhìn xem, chợt thấy Trọng Nghĩa chụp chung với một cậu thanh niên giống y hệt chàng. Và một tấm chụp chung có người đàn bà xa lạ. Tay chân Hải Hà bủng rủng run lên, nước mắt tuôn trào nghẹn ngào muốn ngất xỉu. Nàng như kẻ chết ngồi. Mấy phút sau, nàng chợt nghĩ đến chị bạn tên Thương là người bạn thân nhứt đời. Hải Hà liền gọi điện thoại... Bà Thương, nay đã trên sáu mươi tuổi, không còn đi làm việc gì nữa mà chỉ ở nhà lo việc tu-tâm, đọc sách thôi. Bà xin được một phòng nho nhỏ trong chung-cư bình-dân ‘’HLM’’ ở gần Porte d’Italie quận 13 Paris. Buổi sáng bà hay nghe Kinh-kệ. Tiếng mõ chuông cóc cóc, beng beng... Thì tiếng chuông điện thoại reo vang, bà liền với tay tắt máy casette, rồi đi từ từ đến nhấc điện thoại, nói một giọng trầm tĩnh :
    - A-lô ! Tôi nghe đây !
    Tiếng nấc nghẹn ngào của Hải Hà bên đầu giây :
    - Em đây, chị Thương ơi ! Cứu em, chị Thương ơi !
    - Hải Hà đó hả ? Từ từ, chuyện đâu còn có đó. Hãy nói cho chị nghe đi.
    Hải Hà cứ khóc, chớ không nói được gì. Bà Thương vẫn giữ giọng cũ :
    - Em bị gì vậy Hà ? Hay là để chị chạy tới nhà em ?
    - Dạ, chị tới nhà em liền đi. Em khổ quá chị ơi ! Chắc em chết mất chị ơi !
    - Bình tĩnh, bình tĩnh. Nè, nghe lời chị, em rót một ly nước mát uống liền đi. Chị thay đồ xong là xuống Mê-trô đến nhà em liền. Chắc cỡ chừng bốn mươi lăm phút chị sẽ tới đó. Chờ chị, chớ đừng có đi đâu nghe hôn !
    - Dạ, em đợi chị.

    Trong khi nóng ruột chờ đợi bà Thương đến với mình, Hải Hà nhìn lên bàn thờ thấy ảnh của Trọng Nghĩa nhìn nàng như đang van xin, cầu khẩn vợ tha thứ... Hải Hà đứng dậy với tay lật úp tấm hình chồng cho khỏi thấy mặt. Vì trong lòng nàng đang ghen tức và đau khổ tột cùng. Thật, giữa đời ai học được chữ ngờ đây ? Người đời, khi có xẩy ra chuyện như trên thì thường hay nói để tự an ủi cho đỡ cơn tức giận : ‘’Ối, ở đời muôn sự của chung mà hơi đâu dành giựt !’’. Hoặc : ‘’Tiếc chi một nãy chuối xanh, năm bảy người dành cho mủ dính tay...’’. Nói thì dễ lắm, nhưng thực hành có nổi không đây ? Bởi chúng ta, ai ai cũng là Người-Ta, Tham-Sân-Si dày đặt trong tâm, chớ có phải Thánh-Thần gì đâu ! Nhưng đôi khi cũng có người được thoát ra ngã tăm tối ấy. Nhờ có tâm hồn rộng lượng, bao dung, tha thứ...?!

    Tiếng nhận chuông làm con Vicky sủa rân lên, Hải Hà ra mở cửa. Vừa thấy bà Thương là nàng xỉu trong tay bà. Bà Thương dìu Hải Hà vào salon, giựt tóc và rải nước lên mặt nàng. Vài phút sau, Hải Hà tỉnh dậy, ôm bà Thương mà khóc nức nỡ. Bà Thương vuốt tóc Hải Hà và bằng một giọng trìu mến thương yêu :
    - Em của chị, hãy bình tĩnh nói cho chị nghe chuyện gì làm em như thế này ?
    Hải Hà nhìn bà Thương với ánh mắt long lanh đầy lệ rồi lấy tay chỉ :
    - Kia kìa, chị hãy đọc thư và xem mấy tấm hình đi.
    Bà Thương làm theo lời của Hải Hà. Bà với tay lấy thư đọc từ từ và xem mấy tấm hình. Bà thở ra, nói chậm rải :
    - Đời là thế đó em à ! Thôi, để từ từ mình sẽ giải quyết. Bây giờ hai chị em mình đi ra ngoài ăn cơm nha !
    - Làm sao em ăn nổi chị ?
    - Phải đi ra ngoài để nhìn thấy trời-đất bao la, rồi mới tìm được những ý-nghĩ hay ho để giải quyết chuyện này.
    - Giải quyết làm sao đây chị ?
    - Thì đi với chị đi.
    Hải Hà lưỡng lự, rồi gật đầu :
    - Em nghe lời chị. Em chỉ còn có chị thương em thôi. Chớ người đời, sao em sợ quá rồi chị ơi !
    - Em tin và thương chị mà nói vậy. Chớ ngoài đời cũng còn lắm kẻ hiền. Em đừng có quá bi quan. Thôi, mình đi. Chị nghe đói bụng rồi !
    (... ...)
    Bà Thương ở lại với Hải Hà mấy ngày liền để an ủi và giảng giải nhiều điều của kiếp con người cho nàng nghe. Bà thấy Hải Hà bớt khóc, bà giảng tiếp :
    - Em cứ xem là chồng em chung thủy và luôn luôn yêu chỉ một mình em đi.‘’Mía sâu có khúc, nhà dột có nơi’’. Mía sâu khúc nào là mình chặt bỏ, giữ lại khúc mía tốt. Còn nhà dột nơi nào thì tránh né hoặc che đậy lại. Không lẽ nhà dột một chỗ rồi mình xô cho sập cả cái nhà sao ? ... Còn chuyện này, nay cậu Trọng Nghĩa đã mất rồi, xem hủ tro kia như là cát-bụi. Đưa cho họ quách cho rồi. Em chỉ giữ lại kỷ niệm trong ba mươi năm hạnh phúc đến ngày cậu Trọng Nghĩa chết. Còn bây giờ...
    Hải Hà cướp lời bà Thương, nàng nói trong tiếng nấc nghẹn ngào :
    - Còn bây giờ, em thù ghét ảnh lắm. Em thù ghét ảnh lắm chị ơi !
    Bà Thương vẫn một giọng dịu dàng :
    - Chị biết mà. Hễ thương yêu nhiều là thù ghét nhiều hà ! Nhưng chị hiểu tâm tánh của em. Em rất từ tâm rộng lượng. Em thường nói là, em thương hết thế gian, ai ai cũng thấy dễ thương mà ! Nay, vì chuyện riêng tư gia đình mà làm tâm hồn em trở nên thù hận. Theo chị thấy, em chỉ giận nhứt thời thôi. Chớ tánh em đâu phải như vậy !
    Bà Thương chích được vào tâm của Hải Hà, làm lòng nàng vơi đi phần nào tức giận. Ánh mắt Hải Hà hơi sáng lên và nói :
    - Em cảm ơn chị đã nhắc nhỡ em. Em thấy đỡ nhiều rồi chị Thương ơi !
    - Vậy là em bớt thù chồng rồi hén ? Bây giờ chị đề nghị với em chuyện này. Nhưng cũng tùy ý em quyết định nha !
    Hải Hà tươi tắn hơn chút và mìm cười :
    - Đi ra ngoài đường nữa phải không ?
    Bà Thương nói giễu giễu :
    - Hết ra ngoài đường rồi. Mà là ở trong nhà... hà hà...
    Hải Hà nhướng mắt lên :
    - Trong nhà ! Làm gì trong nhà bây giờ đây chị ?
    - Em hết nghe nặng ngực, hết thù chồng rồi chưa ? Nếu hết thì chị mới nói.
    - Cái gì mà sao chị úp mở hoài vậy ?
    - Muốn biết ý kiến của chị thiệt hén ? Chuẩn bị tinh thần nghe đây.
    - Rồi, em chuẩn bị !
    - Hôm nào em vui vẻ thật sự. Em viết thư mời hai mẹ con của cháu Trọng Hậu đến đây để giao hủ tro - cát bụi đó đi. Em nghĩ sao ?
    Nước mắt Hải Hà lại ướm đọng bờ mi, nàng nói :
    - Hiện bây giờ thì em chưa muốn.
    - Chớ em đợi chừng nào ? Kìa, hình chồng của em, em úp xuống rồi. Chị ở đây mấy ngày mà có thấy em đốt nén nhang nào đâu !
    Hải Hà nhìn lên bàn thờ quả thật như vậy. Nàng im lặng vài giây rồi nói :
    - Tự nhiên em thấy hêt thương ảnh rồi chị ơi !
    - Em đừng nói vậy mà tội nghiệp cho vong hồn cậu. Chị biết, hoàn cảnh khó xử của cậu Trọng Nghĩa. Chắc cậu bị lương tâm cắn rức dữ lắm. Cho nên mới bị đứt tim chết để trốn tránh nợ trần.
    Ánh mắt bà Thương trở nên buồn. Bà nhìn ra cửa sổ, lắc đầu thở ra và nói tiếp :
    - Thật ra, chị chưa biết Ai Khổ Hơn Ai ?
    Hải Hà nghe bà Thương nói, nàng liền đứng dậy với tay dựng hình chồng lên và đốt nhang khấn vái : ‘’Em không còn giận hờn anh nữa. Em cầu cho anh sớm siêu thoát. Và em sẽ trao bình tro cho Trọng Hậu một ngày gần đây để anh được gần con. Vì trước sau gì em cũng theo anh. Hẹn anh trong cõi Hư-vô’’.
    Bà Thương thấy Hải Hà xả bỏ những hờn ghen, tức giận. Bà nhìn trên gương mặt và ánh mắt của Hải Hà không còn chút phiền muộn. Bà nghe lòng nhẹ nhàng. Xem như bà đã làm được việc lành cho tha nhân. Từ đó, bà thường lui tới nhà Hải Hà và rủ nàng đi viếng những thắng cảnh lòng vòng gần thủ đô Paris, để biết thêm lịch-sử của nước Pháp.

    Hải Hà hứa với bà Thương là, nàng sẽ chờ đúng một năm, ngày Trọng Nghĩa lìa đời. Nàng sẽ mời Thùy Duyên và Trọng Hậu đến nhà để làm giỗ giáp năm cho Trọng Nghĩa. Và, nàng xả tang chồng đồng thời trao cho Trọng Hậu hủ tro để thờ phụng cha cậu sau này.

    (Ngoại-ô Paris- Bên bờ sông Seine, Bạch-Am, ngày 13-08-2002)



    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)


    "Cộng sản còn thống trị quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
    Blog
    Google traduction
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=16&type=sigpic&dateline=1327512311

  7. #55
    Join Date
    Aug 2007
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    7,638
    Thanks
    3,455
    Thanked 2,209 Times in 1,115 Posts

    Default Tiểu sử : VIỆT DƯƠNG NHÂN

    "Một Đời Chìm Nổi"

    Paris, ngày 16-8-2011

    Bà Bảy T. thân mến,


    Tôi muốn viết cho bà đọc kỹ và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định một chuyện quan trọng (có lợi cho cả hai) trong tương lai.

    Phải đọc rất kỹ. Vì tôi nghe không rõ nên thư cho bà nói sâu sắc và tĩ mĩ hơn.

    Số là ở không buồn chán quá và xài tiền ra hoài cũng ngán nên muốn làm ăn lại vài năm nữa rồi mới phủi tay được. Nghề làm nhà hàng cũng như nghệ sĩ lâu ngày cũng nhớ nghề và nhớ khách.

    Tóm lại, tôi muốn rủ bà (hợp tác). Vì bây giờ tôi bị tàn phế một phần. Do đó sự hợp tác của bà rất có ích lợi cho sự thương mại, nhứt là về mặt lặt vặt có người lo phụ (tiếp khách, chiêu đãi...).
    Tôi biết bà có máu nhát gan sự hùn hạp và có thể bà khuyên tôi : "Anh Hai à, già rồi thỉ nghỉ ngơi đi làm ăn chi nữa cho cực khổ". Nếu bà nghĩ như vậy thì chắc "xù" luôn khỏi cần đề nghị gì với bà nữa .

    Vì thật ra tôi cũng muốn đề nghị với thằng Hải để mua lại cổ phần của ông Ly, cùng giúp bà-xã có công ăn việc làm, tôi đỡ buồn, đỡ phiền (đôi khi muốn ngủ luôn một giấc). Thế mà bị thằng Hải từ chối phũ phàng với ý nghĩ là bây giờ nó đủ sức (đủ tiền, đủ người (có con lớn, vợ phụ vào) lại còn chê tôi già lẩm cẩm còn làm được gì (?), thằng Hải như vậy là không hiểu xa. Tôi tuy già thể xác, chậm lục nhưng đầu óc còn sáng suốt, kinh nghiệm thương mại nhà hàng điều hành (gần 30 năm). Tôi đã tìm góp mọi kinh nghiệm nhà hàng - từ đi ăn ở VN, Nhật Bản, Mỹ và tất cả các tiệm có tiếng ở khu 13 Porte Choisy (coi cái nào hay cái nào dỡ của người ta). Có thể kiếm 10 cậu chạy bàn nhanh nhẹn, lẹ làng dễ hơn là kiếm 1 người có đầu óc sành sõi kinh nghiệm như tôi. (biết kéo khách, biết ra các món ăn đặc biệt, biết làm thế nào để tăng 'recettes'). Những chuyện đi mời là khó kiếm người. Chứ còn bưng dọn thì dễ quá. Rất tiếc thằng Hải không biết những chuyện đó. Tôi giống tựa như bà Isa. Ở khu Choisy này, tôi đi đâu là có một số khách theo tới đó.
    Thằng Hải thì an phận vì chỉ muốn "liệu cơm gấp mắm".
    Tôi muốn hợp tác vì tôi thấy hai gia đình đều có lợi.

    Hồi tối tôi mới đi dạo lòng vòng qua các nhà hàng thì thấy nhà hàng "ML" khách quá lưa thưa. Tóm lại biệt danh "ML" bây giờ 'xuống cấp'. Danh tiếng "ML" là không còn nữa. Có lẽ ông Ly thấy vậy nên mới đòi rút sớm. Và ông than với thằng Chiêu là bị Hải ép giá cổ phần, giống như lúc trước tôi bị vợ chồng Daniel và Thanh vậy. Nhưng thôi chuyện ấy không nên nói nữa vì dầu sao bà-xã của tôi cũng binh thằng H rất nhiều.

    Bây giờ bàn chuyện riêng giữa tôi và bà, coi bà có dám tin tưởng và nghe tôi trình bày không ?

    Hôm nay, mời bà đi ăn cơm và cho bà hay là tôi và bà-xã có ý định mua tiệm "NH" này. Giá cả gần xong, chỉ còn kỳ kèo đòi (.) nhiều quá. Nên mới gợi ý nghĩ đến bà.
    Bây giờ chúng ta đi gần đến cuối cuộc đời rồi nhiều lắm là 5, 10 năm nữa là cùng. Nhưng tôi muốn những năm cuối mình phải sống thoải mái tài chánh chứ không èo uột như bây giờ (tình trạng của bà và tôi). Gần một năm rồi mà chỉ có 200euros mà bà trả không nổi. Và trong tương lai còn đi xuống nữa. Tôi nghĩ cũng tội cho bà. Một thời chi tiền như nước, chơi đẹp hết mọi người, bạn bè núp bóng bà, bây giờ không còn ai.
    Bà từng nói anh Hai à, tôi có khả năng mượn tiền là có khả năng trả ! Bây giờ bà lại than vắn, thở dài !
    Không phải tôi kể ra để trách bà nhưng mà để bà xét lại những lời khuyên của tôi lúc trước coi đúng không?

    Nầy nhé :

    1) Đầu tiên rủ bà hùn làm tiệm "SG" (vì lúc đó tôi không có dư nhiều) để có đồng ra đồng vào và vui vẻ. Thế mà bà do dự ngần ngại. Cuối cùng bà từ chối và lại ăn xài, cho mượn tùm lum (cám ơn đã cho em gái tôi mượn !) rồi tiền bị xé lẻ tiền bạc mất vốn !

    2) Lần thứ hai, tôi khuyên là phận 'bồ nhí' trong lúc được cưng, nên vòi vĩnh để xin mua một studio cho mướn - hầu có lợi tức bỗ sung về già. Bà lại phủi tay, phủi phủi như là tôi xúi bậy (hoặc vì tự ái hoặc vì quân tử) và còn có ý chê trách tôi - mỗi khi tôi nhắc đến. Bây giờ nói thật lòng tự xét thâm tâm coi tôi nói có thiết thực không ? Nhưng thôi chuyện cũ qua rồi - ta bỏ qua.

    Bây giờ nói chuyện tương lai.

    Thật sự mà nói tánh bà rất tốt và nhân hậu (hơn cả tôi) chính vì Y. nó hiểu bà nên mới nói với tôi là hùn hạp với ai là không biết chứ với con Tuyết thì tốt lắm vì em hiểu tánh tình nó. Và phần tôi cũng thương và quí mến bà nhiều lắm.
    Bên trời tây nầy lạnh lẽo, tình cảm chân thật khó kiếm người như bà. Vã lại bà-xã tôi tánh tình khó khăn không có bạn bè, mà chỉ quí bà và nghe lời khuyên bảo của bà (còn hơn nghe lời tôi). Bây giờ, nhiều lúc gia đình tôi lũng cũng thì chắc cũng nhờ bà giải giây vì bà rất có uy tính với bà-xã tôi.

    Tóm lại, tôi phải đi vào vấn đề.

    Tôi muốn mua tiệm "NH", để tiếp tục làm ăn lối 4, 5 năm nữa rồi giải nghệ luôn. Tiệm này nhỏ, dễ điều hành, dễ kiểm soát và không còn sẽ bị rắc rối gì cả (personels=người làm).

    Tiệm có tiền nhà rất rẻ (1.700e/t) và trên lầu có 2 phòng (50m²) để ở. Tiệm này tôi nhắm từ lâu (3, 4 năm trước lận) thằng B. giới thiệu đi coi. Tôi trả giá 350.000euros - Nó không chịu bán và đòi 400.000. Đó là lúc trước chưa sửa sang dơ dái. Bây giờ qua ba đời chủ (làm Nhật Bổn + H. NH., sang lại cho bà K. Phở ..., sang lại chủ Tàu bây giờ) đã sửa lại hoàn hảo, mình chỉ vào trang trí lại chút đỉnh là xong.
    Làm vài năm tạo khách thì bán lại cũng rất lời. (theo sự nhận xét của tôi) Nó bằng lòng giá chỉ 360.000e).

    Bây giờ nếu tôi mua tiệm một mình cũng xong, nhưng thiếu nợ nhiều người (mệt lắm). Chợt nghĩ đến bà và lúc trước có nghe bà nói, có ý định bán nhà để có chút tiền xài và vào Paris mướn nhà tạm sống. Bây giờ tôi gợi ý đem vốn vào hùn hoặc cho mượn (nếu tin tưởng tôi) là phương pháp hay tuyệt nhứt.

    Hồi tưởng lại cách đây mấy mươi năm, hồi 1978, lúc tôi mới qua Tây (vượt biển) chân ướt chân ráo, qua đây thì được bà đối xử rất bao tốt đẹp (mời lại nhà đãi cơm, hớt tóc ...). Chao ơi, tôi thật cảm động và nhớ ơn. Tuy rằng tình cảm của tôi đối với bà ở VN cũng hơi lợt lạt.

    Cuộc đời bà luôn luôn giúp đỡ mọi người lo hạnh phúc cho mọi người. Nào là giúp con Toản, con Thanh, cả con Yến em tôi, Ngọc Hải, rồi lại ông gì (?) giúp ông đi xin việc làm, bà dẫn đi thử việc, đi (entretien), cúng vái v v... Thế mà người ta đối xử lại rất tệ và bà cũng không hề than oán. Chuyện này tôi không so sánh được với bà. À quên kể cả vợ chồng ông PH nữa ! Và có lẽ còn bao nhiêu người khác nữa mà tôi chưa biết đến.
    Tôi rất khâm phục và rất quí bà chỗ đó. Tuy rằng có nhiều người khen-chê nói bà "quân tử tàu". Bà cũng mặc kệ.

    Bây giờ bà sống cô đơn một mình tiền bạc thiếu truớc hụt sau. Bạn bè đâu còn ai chỉ còn làm bạn với INTERNET để tự an ủi. Có lẽ là tại số phần !

    Cuộc đời tôi cũng vậy, luôn luôn giúp đỡ người và không bao giờ muốn làm ai buồn lòng hay lường gạt ai. Thằng H., cậu em vợ tôi, tôi cũng giúp đỡ nó từ thuở hàn vi, tôi lo tiệm cho nó, lo vợ đàng hoàng hiền hậu (con Phượng) thế mà vì tánh tình bọp chộp tây không ra tây, ta không ra ta nên bị ông bà già vợ hụt (người rất đạo đức tu niệm !) bác đơn. Thật là uỗng. Nhưng cũng may gặp đuợc con Lan cũng đỡ.

    Chính tôi tự dàn xếp đùm bọc mọi phương tiện để giúp làm ăn làm tiệm "NĐ", không xong. Do đó tôi phải ra tay gầy dựng (từ A đến Z) để tạo nên tiệm "ML" (Tolbiac). Thế nên nó mới có được ngày hôm nay. Bây giờ gia đình tôi ở thế kẹt (tôi thì gia nua tàn tật, bà-xã lãnh thất nghiệp không biết được bao lâu ?). Sau đó làm sao sống đủ !
    Tiền nhà còn phải góp 4 năm nữa. Lại còn thằng Phi phải có tiền lo cho nó được như chị nó chứ. (giúp mua nhà, mua xe, làm đám cưới v v...). Do đó tôi phải tiếp tục cày. Thế là tôi dẹp tự ái, và để bà-xã vui lòng, nên mới gõ cửa xin mua cổ phần lại. Nó lại phủi phủi từ chối giống như coi tôi là ăn bám. Nó đâu có hiểu tiệm vào tay điều hành của vợ chồng tôi phụ thì chắc chắn phải làm "..." chứ đâu có ủ rũ như bây giờ mà nó coi là đủ. Thôi thì số tôi và số bà giống nhau ở chỗ đó. Tôi và bà đã hiểu tánh tình nhau, và đã giúp đỡ nhau trong bao lâu nay. Tôi còn nhớ, hồi bị Daniel và Thanh hất cẳng thì bà lại an ủi khuyên lơn, lúc ra tiệm "ML" (Hopital) thì bà lại ráng lo kéo khách, kêu người này, người nọ đến ăn. Cả thằng Tâm, con bà cũng tới tổ chức ăn nhậu giúp đỡ. Còn bà thì lúc kéo ông Jean (papa Isa), lúc kéo Robert và kéo biết bao bạn bè và cả những nghệ sĩ đến ăn ủng hộ. Thạnh tình ấy tôi làm sao quên được ! Bù lại, lúc bà bị Isa 'hạ nhục' thì vợ chồng tôi khuyên lơn ...
    Tóm lại chúng mình có những kỷ niệm vui buồn và êm đẹp. Có thể nói tôi và bà còn thân và hiểu nhau hơn anh em ruột !
    Cuộc đời tôi và bà, chúng ta không lường gạt ai, không hiếp đáp ai, sống thân ái với tất cả mọi người chung quanh. Và bà còn hơn tôi ở chỗ là luôn luôn giúp người và làm lợi cho mọi người nếu có thể được ! Không cần hưởng lợi.
    Còn tôi chủ trương làm ăn thì phải làm lợi cho cả 2. Và không lợi dụng ai, không lường gạt ai là được tốt, ở phải trời đãi !
    Vì thế nên mới có ý định mời bà lại ăn hôm nay ở tiệm "NH" trước là coi tiệm, sau là bàn chuyện làm ăn thật tình với bà.

    Do đó tôi đề nghị bà 2 điều :

    1) Nếu bà hùn vốn với vợ chồng tôi tính bằng % số vốn góp vào để mua tiệm. Sau đó sắp xếp vị trí mỗi người, lương hướng, tiền lời chia theo phần trăm cổ phần sau khi trừ mọi chi Phí, lời ăn, lỗ chịu !

    2) Nếu bà ngại hùn hạp rắc rối, thì bà phụ vào cho vợ chồng tôi mượn là 100.000euros (do bán nhà). Tôi trả tiền lời 1%/tháng, tức 1.000E/t. Bà lại sẽ được mướn nhà giá nhẹ lối 800E/tháng, ông Vg định giá 1.000/t. Như vậy mỗi tháng bà dư 200E + tiền hưu trí của bà là đủ xài thoải mái nữa, nếu tính toán kỹ, mình có thể khai bà mướn nhà thì sau đó bà lại được lãnh Allocation từ 200 đến 300euros/tháng tiền mướn nhà. Nhưng vấn đề này chúng tôi phải đóng thuế lợi tức do đó mình phải tính lại thiệt hơn.

    Ngoài ra bà còn có những lợi ích khác nữa.

    Thứ 1: Sau khi trụ trì ở Paris cho có thâm niên (lối 1, 2 năm) mình sẽ nhờ chị Mỹ Dung hoặc nhờ Assistance Mairie xin nhà cho người già.(Chị Mỹ Dung rành vụ nầy lắm) lúc có được nhà chánh phủ giúp cho ở thì bà sướng như tiên. Mọi chuyện có chánh phủ lo hết. Bà chỉ đóng tiền tượng trưng và còn tiền bán nhà bà rủng rỉnh cất riêng xài thoải mái 100.000e đến chết cũng chưa hết. Muốn đi vacances đâu cũng có tiền, muốn ăn nhà hàng nào cũng không ngại ngùn so đo. Muốn thăm Tâm ở Mỹ thì cứ mua vé máy bay đi liền. Chứ không co cụm như bây giờ.

    Thứ 2: Sau khi có nhà ở Paris (trên lầu n/h "NH") bà có thể giúp ích cho n/h bằng cách làm serveuse-weekend hoặc lúc chúng tôi cần; có thể giúp bếp lột hành lột tỏi, bào chế vài miếng ăn đặc biệt, để mình ăn cơm chung vừa vui vẻ vừa đỡ cô đơn, đõ tốn kém lại dư tiền túi chứ không như bây giờ để cái nhà ở như vốn chết không sinh lãi gì cả.

    Tánh bà vui vẻ, giao thiệp rộng cứ để tiếp khách (Tây + Việt) là hết xẩy.
    Lại nữa, nếu muốn kiếm tiền thêm, có thể giúp Bé Kim giữ con dùm nó (*) (hoặc bà hoặc bà thay nhau người phụ coi tiệm, người làm vú em ...()

    Tóm lại, vợ chồng tôi cần sự góp vốn của bà lúc ban đầu, vì số tiền (!) nó đòi cao quá (đến 100.000 lận). Tui có thể chạy mượn lung tung cũng đƯợc nhưng hơi mệt. Vì thế mới đề nghị bà vào có lợi cho bà và cho tôi. Vì tánh tình bà tốt, mình hiểu nhau quá rồi và tôi cần nhứt là bà, chỉ có bà là người giảng hòa gia đạo chúng tôi (vì bà-xã thích bà và nghe lời khuyên của bà còn nhiều hơn tôi). Đó là lợi ích tinh thần mà tôi rất cần trong những năm cuối cùng nầy.

    Kỳ nầy làm ăn thì chắc thành công còn nhiều hơn mấy lần trước nên khó thất bại.
    Hồi trước "ML" (Hopital) không kinh nghiệm, không biết nghề, không ai biết tiếng tăm, thế mà cũng làm tạm đủ. Đến "ML" (Tolbiac) thì từ tiệm chết tạo nên tiệm sống vẻ vang. Và khách không quá tệ như bây giờ.
    Sau về "SG" thì đã đầy công lực sung mãn. Chẳng may, tôi bị bịnh thình lình, nên mới bỏ dẹp.

    Bây giờ thì đã hoàn toàn mọi mặt. Sức khỏe tôi rất tốt, kinh nghiệm tràn đầy, tiếng tăm nhiều người biết. Bà-xã tay nghề rất cứng (bổ xung học thêm kinh nghiệm ở VN, trên INTERNET... Rút tỉa những kinh nghiệm ở n/h "SG cũ" phải mướn tiệm, mướn người, mướn người không kiểm soát nổi, vợ chồng gây gỗ hoài (vì tánh tôi xài phí tiền, dễ dãi với personel ...). Còn tiệm này thì rất vừa tầm, thị tứ tốt rất dễ làm.

    Và tánh tôi bây giờ cũng đầm lại nhiều. Sau một năm nghỉ ngơi. Bây giờ tôi chỉ muốn làm việc. Vì ở không buồn chán quá. Mình còn tài, còn sức thì phải cày thêm một chút.

    Thôi, tôi đã nói hết lời. Bây giờ để bà suy nghĩ kỹ để chọn con đường đi của bà. Một câu nói cuối cùng: Bà phải tin tôi, không bao giờ hại bà bà luôn quí mến bà vì mình trải qua nhiều ân nghĩa.

    Đây lời kêu gọi lần thứ ba và là lần cuối. Nếu bà e ngại thì rất tiếc và tôi không biết nói sao ? Chắc phải đi con đường gồ ghề và buồn tẽ hơn. Nhưng tôi tin rằng sẽ tới đích tốt.

    Nếu bà không ok thì yêu cầu duy nhứt của tôi là 'kín miệng' đừng nói chuyện này với ai cả. Cám ơn bà. Còn nếu ok, thì cũng TOT SECRET. Mình sẽ tiếp tục bàn vào chi tiết và những thắc mắc của bà cho bà ráng suy nghĩ 4 tuần để trả lời và bổ sung. Bà nên giữ kín. Và nên có thể chỉ viết cho tôi bằng thư. Vì tôi nghe điện thoại không rõ mấy. Chuyện này tôi cũng chưa cho ai hay kể cả bà-xã (*). Phải chờ quyết định của bà mới tính đường binh được .
    Thôi tạm chấm dứt nơi đây. Sau khi ăn uống bà về đọc thư cho kỹ. Cầu trời cho bà suy nghĩ tìm con đường đi đúng.

    Anh Hai Ch.
    LĐCh.
    Tb : Bà-xã chỉ biết là nên mua tiệm chứ không biết tôi kêu bà vào. Nên khoang nói gì cả .

    = Hết =
    ________________________________________
    *vdn- Lá thư viết tay 10 trang giấy A4

    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)


    "Cộng sản còn thống trị quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
    Blog
    Google traduction
    http://motgocpho.com/forums/image.php?u=16&type=sigpic&dateline=1327512311

  8. The Following 2 Users Say Thank You to việtdươngnhân For This Useful Post:

    Hồn Ma (08-26-2011), Kiến Hôi (01-20-2021)

  9. #56
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    Ohio
    Posts
    5,487
    Thanks
    14,297
    Thanked 9,702 Times in 4,054 Posts

    Default Re: Tiểu sử : VIỆT DƯƠNG NHÂN

    OK LIỀN CHỊ BẢY

    Làm nhà hàng mà chị không phải nấu nướng gì cả. Chỉ đi vong vòng bắt tay, bắt chân khách hàng thì vui lắm, dễ ẹc hà. Làm thêm vài năm rồi hãy "rì-tai". Rủng rỉnh vài chục ngàn đô rồi về hưu đi uống cà phê cũng vui

    Tặng chị con vịt, nhìn nó đở buồn


Page 6 of 6 FirstFirst 123456

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •