Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 1 of 9 123456789 LastLast
Results 1 to 10 of 84

Thread: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

  1. #1
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    370
    Thanks
    98
    Thanked 171 Times in 96 Posts

    Default Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Lạc nẽo Thiên Thai
    Thanh Diệp


    Nói lối Quảng :
    Nước biếc non xanh đây miền Thượng giới
    Suối bạc non ngàn ôi thật chốn Bồng lai
    Ta đã đi vào trong cỏi mộng Thiên thai
    Khi văng vẳng bên tai giọng tiêu sầu réo rắt ...
    ... và xa xa các Tiên nương đang say mê trong vũ khúc Nghê ....
    Ca Sương Chiều : ......................................... thường
    2-(-------) Cung đàn vấn vương
    3-(-------) Đắm say hồn
    4-(-------) Người dương thế
    5-(-------) Bao la
    6-Dãy Ngân Hà ... mơ màng lung linh
    7- (-------) (-------)
    8- (-------) (-------)
    9- (-------) Chàng ơi
    10- Đến đây ... cõi mộng thiên thai
    11- (-------) Chàng quên đi
    12- Đắng cay ... miền dương gian
    13- Bên ... giai nhân
    14- Hương ... hoa xuân
    15- Chuốc men cay ... hồn ai ngây ngất
    16- (-------) (-------)
    17- (-------) Chúng em kính dâng chàng
    18- (-------) Khúc Nghê thường
    19- Đắm say (-------)
    20- Còn ... phong ba
    21- (--------) Của kiếp con người
    22- (-------) Ở nơi đây
    23- Chỉ là mộng ão (-------)
    24- (-------) Chàng hãy nâng ly
    25- Để men nồng ... ấm lòng đêm xuân ...

    Ca Vọng cổ 1 : Tiên nương ơi, bưng chén rượu Quỳnh tương thấy lòng ngây ngất, chưa dứt điệu tâm giao ta đã nghe say tận đáy tâm ... ... hồn ... Mộng ão giờ đây đã hóa thật rồi ... Ta cất bước giang hồ phiêu lãng, trước thói đời danh lợi đua chen ... những mong tìm cho mình một chút bình yên, để tâm tư thôi ray rức nhọc nhằn ... Lạc giữa rừng hoang hội ngộ được kỳ duyên đã đưa ta lên miền tiên cảnh .

    2- Ngất ngây say trước nụ cười tiên nữ, nhạc thiên thai trỗi nhẹ cung sầu ... Tha thướt xiêm y như bướm lượn hoa đào ... Nhân thế trầm luân bỗng nhạt nhoà trong ánh mắt, nụ hôn trần say đắm mộng đào nguyên ... Ta nghe từng giọt máu thắm về tim, còn đọng mãi dư hương đôi môi hồng e ấp ... Tiên nữ ơi, một phút bên nhau để muôn vàn luyến nhớ ... ta bàng hoàng thả nhẹ hồn mơ .

    Ca Tú Anh :
    1- (--------) Ngày
    2- Tháng .... trôi
    3- hững hờ ... người dương trần
    4- Chạnh lòng ... nhớ đến quê hương
    5- (------) Giờ đây
    6- (-------) Giọt sầu dương gian
    7- Phôi pha ... qua bao
    8- giấc nam kha ... nên
    9- nhớ thương ... lại về trong tim
    10- Chàng .... quyết
    11- Ra đi ... giả biệt miền
    12- nước Nhược non Bồng ... mặc cho ai
    13- ngấn lệ hoen mi ... Tiên nương hỡi
    14- tấm chân tình ... ta mãi mãi
    15- sẽ vẹn gìn ... trên từng
    16- bước phiêu du (--------)
    17- (--------) Biết nói chi đây
    18- Trước phút chia tay ... để tiển đưa chàng
    19- Tiếc thay ... duyên kiếp bẽ bàng
    20- Chẳng tròn ... câu đá vàng ...

    Ca vọng cổ 5- Tiên nương ơi, ta mãi mãi khắc đậm trong tim tấm chân tình vàng đá, nhưng thôi nàng hãy lau đi những giọt thu ba để cho ta cất bước lên ... đường ... Hoa lá ngàn cây cũng lưu luyến ngập ngừng ... Thiên Sứ đã vén mây hồng, kìa , đường về hạ giới ... thôi vĩnh biệt nàng, vĩnh biệt cõi thiên thai ... Nước Nhược non Bồng mờ nhạt cuối chân mây ... trần thế đã hiện ra muôn màu muôn vẽ ... Ta cũng thấy lòng mình lâng lâng cảm xúc, khi nhớ đến người thân đang mòn mõi đợi chờ .

    6- Giữa khu rừng nhạt nắng hoàng hôn, ta hối hả tìm về chốn cũ ... Nhưng con đường xưa đã nhạt nhoà trong ký ức trên lối mòn đá phủ xanh rêu ... Giấc mộng tương phùng lịm chết giữa buồng tim vì thế nhân đà biển dâu thay đổi ... người xưa đâu biết tìm đâu thấy, chỉ quanh ta sương trắng quyện chân trời ...
    Ta lại muốn tìm đường lên cỏi mộng thiên thai, nhưng nơi ấy bây giờ đà xa lắm ... ngồi bâng khuâng một mình trong đêm vắng, ta mơ màng nghe suối nhạc Đào Nguyên .

    ... bài hát Sương Chiều và Tú Anh là 1 cặp thường được hát chung nhau như Phong Ba Đình và Tô Võ Mục Dương vậy ... mỗi câu 2 nhịp 32 .


    THIÊN HÙNG

  2. The Following User Says Thank You to Thiên Hùng For This Useful Post:

    gia-bao (11-21-2009)

  3. #2
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    370
    Thanks
    98
    Thanked 171 Times in 96 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ




    ... Nhạc sĩ Nhị Tấn tức Luật sư Nguyễn Tấn Nhì nơi nhà riêng ở xã Đa Phước Cần Giuộc Long An. Hiện nay trong nước cũng như hải ngoại , người chơi đờn ca nhạc cổ Nam phần đều coi ông là người am tường nhứt về bài bản cổ nhạc.


    Vài nét về bài bản cổ nhạc Nam phần...


    Nói đến Cổ-nhạc chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến bản Vọng-cổ ... cũng đúng thôi vì bản Vọng-cổ đã quá quen thuộc với chúng ta ... có ai mà không từng nghe nó một lần. Nhưng thật ra nền cổ-nhạc của chúng ta được phân ra làm 2 nhóm là Cải-Lương và Tài-Tử ... Nhạc Cải lương thường được trình diển trên sân khấu cho công chúng xem với tuồng tích hẳn hoi, và bài hát một số được rút ra từ Nhạc Tài tử nhưng được làm phong phú hơn trong nhịp điệu cho hấp dẩn (như Xàng-Xê từ nhịp 4 thành nhịp 8 ... Văn-Thiên-Tường từ nhịp 8 Oán thành nhịp 4 lơi ...) và lẻ dỉ nhiên bài hát chủ lực cho Cải lương vẩn là bài Vọng Cổ ... Trong lúc đó thì Nhạc Tài-Tử được chơi với tính cách nhạc thính phòng của những người cùng yêu thích với nhau ... mà người ta thường nói là chơi bài bản ... vì nó đòi hỏi một quá trình học hỏi chuyên cần ... và TD xin lượt qua về nhạc Tài tử cho các bạn có một khái niệm ... và bạn nào muốn tìm hiểu thêm nữa thì TD rất sẳn sàng chia sẻ cùng các bạn ... và chúng ta chơi nhạc Cải lương đi cho dễ hiihiiii
    Cổ nhạc chúng ta có ngủ cung ... nhưng cũng tùy theo bản nhạc ...
    ... nếu bản nhạc có hơi BẮC thì ngủ cung là HÒ XỰ XANG XÊ CỐNG
    ... nếu bản nhạc có hơi NAM thì ngủ cung là HÒ XỰ XANG XÊ FAN
    ...nếu bản nhạc có hơi OÁN thì ngủ cung là HÒ XỰ XANG XÊ OAN
    (thấy khó quá há ... nhưng từ từ sẽ dể ợt hà ..hihiiii )
    Tổng hợp Nhạc Tài Tử được hệ thống thành các Bộ như sau :
    -Bộ NAM : gồm 3 bài NAM XUÂN với Trống Xuân, NAM AI với Mái Ai và NAM ĐẢO hay còn gọi là Đảo-Ngủ-Cung với Song Cước .
    -Bộ OÁN : gồm các bài Tứ-Đại-Oán, Giang-Nam Cửu-Khúc, Phụng Cầu, Phụng-Hoàng Lai-Nghi, Bình-Sa Lạc-Nhạn, Nguơn-Tiêu Hội-Oán, Vỏ-Văn Hội-Oán, Thanh-Dạ Đề-Quyên , Vỏ-Tắc-Biệt , Tư-Mã Tương-Như ......
    -Bộ ĐIỂM : gồm các bài Lưu-Thủy, Phú-Lục, Bình-Bán, Xuân Tình, Tây Thi và Cổ Bản .... sáu bài nầy được giới đàn ca gọi là 6 bài Bắc trường, nhưng hai bản Tây Thi và Cổ Bản trường vì quá dài đến 52 và 68 câu nên họ thường chơi hai bài Tây Thi và Cổ Bản vắn chỉ có 26 và 34 câu mà thôị Thực ra bộ Điểm nầy rất phức tạp vì nó gồm có tất cả là 36 bài gồm đoản, trường,thủ, vĩ và tẩu mã ...Thí dụ bản Lưu Thủy thì có Thủ Lưu-Thủy Đoản, Vĩ Lưu Thủy đoản,Thủ Lưu Thủy trường, Vĩ Lưu Thủy trường, Thủ Lưu Thủy Tẩu Mã, Vĩ Lưu Thủy Tẩu Mà ... quá lộn xộn nên giới đàn ca chỉ chơi bài Vĩ ... Trường mà thôi ... như bản Lưu Thủy thường chơi trong giới đàn ca là bản Vĩ Lưu Thủy trường ....(mệt quá hén )
    -Bộ XUẤT : gồm các bài : Văn-Thiên-Tường , Trường-Tương-Tư, Tứ Đại Vắn, Chinh-Phụ Ly Tình, Hội Nguơn Tiêu và Bắc Bản Chấn .
    -Bộ CHÍNH : gồm các bài nhạc lể hay còn gọi là các bài Cò vì chơi những bài nầy phải có đàn cò mới hay ... : Xàng-Xê, Ngủ Đối Thượng, Ngủ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá và Tiểu Khúc ... sau nầy giới đàn ca còn chơi thêm hai bài nửa là Ngủ Đối Ai và Chiết Tứ Vĩ ...
    -Bộ NGỰ : gồm 8 bài ngự sau : Đường-Thái-Tôn, Vọng Phu, Bắc Man Tấn Cống, Chiêu-Quân, Duyên Kỳ Ngộ (ngự), Aí Tử Kê (ngự), Quả Phụ Hàm Oan và Tương-Tư (ngự) ...
    -Bộ NHỈ : gồm 2 phần ... phần A gọi là Tứ Bửu gồm có 4 bài là Minh-Hoàng Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng Lâu, Phò Mã Giao Duyên và Ái Tử Kê (tứ bửu) ... phần B gọi là Ngủ Châu gồm có 5 bài là Kim Tiền Bản, Ngự-Giá, Hồ Lan, Vạn Liên và Song Phi Hồ Điệp ...
    -Bộ THỦ : gồm 10 bài liên huờn là Phẩm Tuyết, Nguơn Tiêu, Hồ Quảng, Liên Huờn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ và Tẩu Mã ...

    Về sau nầy để dể dàng dạy cho học trò các nhạc sư gọi hệ thống nầy như sau, thêm vào 2 Bộ mà phần lớn được dùng cho Cải lương là Bộ Lý như Lý Vọng Phu, Lý Giao Duyên, Lý Con Sáo .... và Bộ Ngâm như ngâm Tao Đàn, Sa Mạc ....

    Nhất LÝ Nhì NGÂM Tam NAM Tứ OÁN Ngủ ĐiỂM Lục XUẤT Thất CHÍNH Bát NGỰ Cửu NHỈ và Thập THỦ LIÊN HOÀN

    Trong tất cả những bài nầy thông dụng nhất là các bài bản ở các bộ Nam Điểm Oán Chính mà các nhạc sư thường gọi là 20 bản Tổ gồm 3 bài Nam 6 bài Bắc 7 bài Cò và 4 bài Oán ( Tứ Đại Giang-Nam Phụng Cầu và Phụng Hoàng) ... biết được 20 bài nầy là đủ đi chơi nhạc tài tử gùi hiihiiii biết hơn nữa ... cũng tốt hihiihihiiiii

    Xuất thế lão thông nhị thập huyền bản tổ
    Thậm đa quán thế Thất thập nhị huyền công



    *** ***

    :blinking:
    Last edited by Thiên Hùng; 02-24-2008 at 12:31 PM.
    THIÊN HÙNG

  4. The Following User Says Thank You to Thiên Hùng For This Useful Post:

    gia-bao (11-21-2009)

  5. #3
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    370
    Thanks
    98
    Thanked 171 Times in 96 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Vài nét thực dụng về bài Vọng cổ...

    Nếu bạn thích cổ nhạc chắc cũng biết lai rai vài câu vọng cổ hén ... biết nhịp càng tốt ... hổng biết cũng đâu có sao ... vì tui ca đâu có ông thầy đàn đâu mà sợ chứ hiihiii ... cứ như vậy đi nha ... chơi vui mà hiihiii
    ...thực ra trong cổ nhạc bài Vọng cổ là bài khó NHỨT vì bạn thữ nghĩ người ca và người đờn đều hồn ai nấy giữ trong suốt 32 nhịp ... để khi cùng dứt câu một lượt ngay chóc không ló không thụt thiệt không phải dể dàng với người mới học hihiiii nên theo TD nghĩ nếu các bạn muốn ca được bài Vọng cổ cho trúng các bạn cần nên học trước một số bài nhỏ cho nhuần nhuyển để có chất giọng và giữ nhịp được đều ... những bài nhỏ đó như Lý Ngựa Ô Nam, Trăng Thu Dạ Khúc, Lý Con Sáo ... khó hơn chút nửa như Sương Chiều Tú Anh, Phong Ba Đình, Tô Vỏ Mục Dương, Giang Tô Điểu Ngử ......
    ... chúng ta ai cũng biết bản Vọng Cổ ngày nay là bản được cải biên từ bản Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sư Sáu Lầu ... và từ 20 câu nguyên thủy nhịp chiếc ... lần lần nó rút lại còn 6 câu nhịp 32 rồi 4 câu thôi vì hát nhiều ... mệt hiihihiii :wink:

    Trong cổ nhạc chúng ta sẽ thường nghe nói đến nhịp trong những bài ca Bắc, Nam ..., nhịp tư lơi trong những bài như Trường Tương Tư, nhịp tư lơi tám thúc như trong bài Phụng Hoàng Cải Lương ... , nhịp tám trong những bài Oán Tài Tử .... và tên gọi nhịp tư, tư lơi, tám ... là căn cứ vào nhịp 32 của bài Vọng cổ ... nhịp 32 tức nhịp 2 chân trái phải bắt đầu từ chân phải nhưng chỉ tính nhịp của chân phải mà thôi ...
    Một bài ca Vọng cổ ngày nay ... tác giã thường chỉ viết 4 câu là 1,2 và 5,6 ... đôi khi viết 5 câu 1,2 và 4,5,6 chứ ít khi nào viết đủ 6 câu là 1,2,3 và 4,5, 6 ... nên nếu tính theo nhịp 32 thì mỗi câu vọng cổ sẽ có 32 nhịp trừ câu vô vọng cổ sẽ chỉ có 15 nhịp rưởi mà thôi ... và cứ mỗi 4 nhịp trong câu người ta gọi là 1 lái ... người ca phải tập nghe cho được chữ đờn cuối của mỗi lái để control nhịp của mình ... và để giúp cho người đờn và ca diều chỉnh nhịp ... khi còn 2 lái nữa dứt câu tức còn 8 nhịp nữa sẽ có 1 tiếng gỏ song-loan báo ... và khi dứt câu thì gỏ 1 tiếng nữa ...tiếng song-loan nầy do người nhạc-sĩ leader dàn nhạc gỏ ... Song-loan rất quan trọng ... không có nó ... hoặc gỏ sai ... cả nhóm đờn ca sẽ lost control ngay ...
    Sau khi đã biết nhịp rồi thì tự mình sẽ phân nhịp cho bài ca vọng cổ mà mình muốn hát ... sao cho mình dứt bài ca thì người đàn cũng vừa gỏ song loan dứt một lượt với mình ... vì vậy nên cùng một bài ca vọng cổ mà thường không ai hát giống ai ...
    ... TD sẽ ghi chữ đờn như dưới đây cho một bài vọng cổ 4 câu 1,2 và 5,6 mà hai câu 1 và 5 là hai câu vô vọng cổ ... thường được người ta gọi là vô hò ...

    Câu 1 : ..... vô hò ..-------3 nhịp rưởi----->HÒ ---------4nhịp----->XÊ (SLbáo)
    --------4 nhịp----------->XANG----------4 nhịp ----->CỐNG (SL dứt câu)

    Câu 2 : ------4 nhịp-------->XỀ -------4nhịp--------->XANG
    ------4 nhịp--------->XANG -----4 nhịp -------> HÒ
    -------4 nhịp-------->HÒ --------4 nhịp --------->XÊ (SL báo)
    ------- 4 nhịp ------> XÊ -------- 4 nhịp -------> XANG (SL dứt câu)

    Câu 5 : ....vô hò .....-----3 nhịp rưởi ---> HÒ -------4 nhịp ---> XÊ (SL báo)
    ------4 nhịp ----> XÊ ---------4 nhịp -------> XỀ (SL dứt câu)

    Câu 6 : ------4 nhịp ---->Xề --------4 nhịp -------> CỐNG
    -------4 nhịp ---->XANG ------4 nhịp ------> CỐNG
    -------4 nhịp ----> XÊ --------4 nhịp -------> XỀ (SL báo)
    --------4 nhịp ---> XÊ --------4 nhịp -------> LIU (SL dứt câu)

    ....những chữ đờn cuối lái ghi trên ... không có tính cách cố định mà nó sẽ thay đổi tùy theo người nhạc sĩ ... nhưng quan trọng là có gỏ SL là OK .... bi giờ mời các bạn ca chơi nha :wink:

    LÒNG MẸ BAO LA
    Thanh Diệp

    Lý Con Sáo :
    Ôi .... bao la
    Sông nước đổ vào biển khơi
    Như lòng mẹ hiền thương con
    Dù nhọc nhằn gian nan
    Mẹ sá chi thân mẹ hao gầy
    Qua tháng rộng năm dài
    Con lớn khôn rồi đường mây tung cánh
    Có bao giờ con ngoảnh lại sau lưng
    Nhìn mẹ hiền đêm từng đêm vẩn nhớ
    Vẩn thương con như thuở còn thơ ....

    Vọng Cổ :
    1- Để nói với mẹ rằng, mẹ ơi con mãi mãi muốn được gần bên gối mẹ như thuở ấu thơ mẹ ru con từng giấc xuân ... nồng ... Lòng mẹ bao la như biển rộng sông dài ... Mẹ đã nuôi con bao nài gian khổ ấp lạnh quạt nồng từng đủa cá chén cơm ... Con trẻ ấm đầu mẹ đã thức hằng đêm, quanh quẩn bên con trông từng bước chân chập chửng ... mong cho con sớm được nên người ... ôi công ơn mẹ như biển trời lai láng .

    2- Con đã lớn khôn ra đua chen ngoài xã hội mẹ vẫn hằng đêm tựa cửa đón con về ... Dỏi bước chân con trên muôn dặm đường đời ... Thấy con vui lòng mẹ hiền như mở hội, con âu sầu mẹ quặn thắt héo hon ... Có ngôn từ nào diễn đạt được lòng mẹ thương con, mẹ hiền ơi của con muôn thuở ... Mẹ là ánh trăng đêm rằm rạng rở là dòng suối ngọt ngào mãi mãi bên con .

    Gió mùa thu mẹ ru con ngủ ...
    Năm canh chầy mẹ thức đủ vừa ......

    Ca Lý Ngựa Ô Nam : ............năm
    Câu hát ngọt ngào nồng ấm yêu thương
    (-------------) Qua bao năm tháng
    Vẫn đậm đà tình nghĩa quê hương
    Dù con lưu lạc hà phương
    Dỏi bóng quê xưa những chiều mây nhạt
    Nghe xót xa cay đắng dâng đầy
    Lòng nặng trĩu u hoài
    Nhớ mẹ hiền quặn thắt tâm can
    Nghịch cảnh đã cách ngăn
    Còn đâu bên con hình dáng mẹ hiền
    Ngồi vá áo mỗi chiều
    Hay lúc đêm về ... đông phong trở lạnh
    Đắp chăn nồng cho con ...

    Vọng Cổ :

    5- Thời gian qua nhanh sẽ xoá đi bóng mờ dĩ vãng, nhưng mẹ hiền ơi mẹ vẫn bên con dù cuộc biển dâu vật đổi sao ...... dời ..... Để mẹ con cách biệt mấy phương trời ... Vật chất nào đâu mang hạnh phúc khi tâm hồn trống trải đơn côi ... Con nhớ quá mẹ hiền từng giọng hát ru con, từng tiếng vỏng đưa giữa trưa hè oi ả ... Có đi xa mới biết quê hương là tất cả ... tình mẫu tử thiêng liêng là tha thiết đậm đà .

    6- Nhìn cánh chim chiều đang lướt gió tung mây, con muốn được như cánh chim về bên gối mẹ ... để trong những chiều vàng nhạt nắng bên hiên nhà nghe mẹ kể chuyện Lục-Vân-Tiên ... Đẹp làm sao bao kỷ niệm thần tiên mà mẹ hiền ơi hôm nay con không còn nữa ... Hởi những ai đang làm người xa xứ ... có nhớ chăng đấng từ mẫu sinh thành ...
    Như một cánh cò lặn lội ở bờ ao ... hình ảnh mẹ con muôn đời bất diệt ... Với tấm lòng con chân thành tha thiết con gởi đến mẹ hiền bao nỗi nhớ niềm thương .



    ... từ câu vọng cổ 1 qua câu 2 hay từ câu 5 qua câu 6 ... bài ca thường thường không có viết lời khoảng 2 hoặc 3 lái để các nhạc sĩ biểu diễn ngón đờn ... và người ta thường gọi là đờn chầu ... sau đó thì dàn nhạc đàn êm lại cho người ca hihihiiiii :wink:


    Last edited by Thiên Hùng; 02-02-2009 at 07:08 PM.
    THIÊN HÙNG

  6. The Following User Says Thank You to Thiên Hùng For This Useful Post:

    gia-bao (11-21-2009)

  7. #4
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    370
    Thanks
    98
    Thanked 171 Times in 96 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Bài Vọng-cổ có 5 câu là 1,2 và 4,5,6 thì cách cấu trúc của các câu 1,2 và 6 thì giống như trên ... còn câu 4 và 5 thì như sau đây :

    Câu 4 : .... vô hò ------3 nhịp rưởi ---->HÒ -----4 nhịp ---->XÊ (SL báo)
    ---------4 nhịp ------> XANG -------4 nhịp -------> HÒ (SL dứt câu)

    Câu 5 : ------- 4 nhịp -------> XỀ ------- 4 nhịp ------> HÒ
    -------4 nhịp --------> HÒ ---------4 nhịp ------> HÒ
    --------4 nhịp -------> HÒ ----------4 nhịp ------> XÊ (SL báo)
    --------4 nhịp --------> XÊ ----------4 nhịp ------> XỀ (SL dứt câu)

    Câu 6 : giống như trên.


    THÀNH PHỐ NHỮNG HÀNG ME
    Thanh Diệp

    Thành phố tôi yêu có những con ...

    Ca Xang-Xừ-Líu : ................... đường

    Trải dài rợp bóng cây xanh
    (-------------) Cây xanh
    (-------------) Xanh ngát trời xanh
    Dịu mát làm sao với hàng me bên đường
    (------------) Lá me xanh
    Thắm con đường tuổi thơ mơ mộng
    Nô nức niềm tin yêu hy vọng
    (-----------) Có cái gì
    Gợi nhớ ở trong anh
    Mỗi sáng tinh sương nơi cổng trường
    (------------) Vào
    Lớp học rồi ... nghe sao
    Mà thấy thích .... khi len
    lén tay chuyền ..... quả me chua
    vừa mới hái (-----------)
    (----------) Ơi tuổi thơ
    Vui tươi và trong trắng
    (---------) Như những
    Bông hoa trong ánh nắng ban mai
    Tô thắm con đường rợp lá me bay ....

    Vọng cổ :
    1- Thời gian lặng lẽ trôi đi đã mấy mùa hoa rơi lá rụng nhưng hàng me vẫn đẹp vẫn xinh vẫn rợp bóng những con ..... đường .... Vẫn thân thiết bên ta sau những buổi tan trường ... Theo gió thổi lá me vờn trong nắng nhẹ nhàng cài lên mái tóc của em yêu ... Để anh về nghe thương nhớ biết bao nhiêu ... cành phượng vĩ tiếng ve kêu mùa Hạ ... rồi viết vần thơ nho nhỏ trong chiều gởi đến người em tuổi hồng môi thắm .

    2- Từng con phố chạy dài xa hút mắt hàng me xanh thêm mượt tóc em dài ... Ngày tháng trôi đi rồi năm tháng lại qua ngày ... Hàng me vẫn cùng chung nhịp thở với hai đứa mình trong ước vọng ngày xanh ... Em vẫn bên anh nho nhỏ hiền lành như những cánh lá me nhẹ nhàng bay trong gió ... Cho nỗi thương yêu đong đầy nhịp thở mộng duyên lành rộn rả đôi tim .

    Ca Trăng Thu Dạ Khúc : ..... Lá .... me bay

    Cho hàng me thêm nhớ thương
    (---------) Vấn vương u buồn
    (---------) Tháng năm lạnh lùng
    (---------) Ngùi thương chạnh nhớ phút bên nhau
    (---------)Biết bao kỷ niệm
    Êm đềm ngày thơ theo lá bay
    (---------) Một ngày vào thu
    (---------) Em từ giả tuổi học trò
    (---------) Bâng khuâng nhớ lại
    Ngôi trường xưa của tuổi thơ ....


    Vọng Cổ :
    4- Đầu niên học em lên đường xa con phố nhỏ, đem tình thương lên cho tuổi thơ trên vùng cao nguyên quanh năm bàng bạc gió núi sương ........ rừng .... Hành trang em, một trái tim với giòng máu nhiệt tình .... Anh tiển em đi lòng lâng lâng cảm xúc ... hàng phượng vĩ cuối mùa cũng lưu luyến vẫy tay ... Mình đi lại trên những con đường rợp lá me bay ... cánh lá nhỏ thân thương như mĩm cười chào cô giáo mới ... và muốn nói em đi hãy nhớ ... nhớ trường xưa nhớ kỷ niệm êm đềm .

    5- Thư viết cho anh còn thơm mùi đất mới, em gởi niềm vui qua nét chữ yêu đời ... Trọn vẹn trao anh khoé mắt môi cười ... Thư em viết xa nhà nhớ lắm ... nhớ anh nhiều nhớ cả những hàng me ... Trường nơi đây cũng có tán phượng che ... cũng có tiếng ve kêu trên hàng me rụng lá ... Nhìn ánh mắt học trò làm em nhớ quá ... về ngày xưa khi hai đứa chung đường .

    6- Còn chuyện nầy em kể cho anh nghe ... có những buổi gió lên lá me bay cài trên mái tóc ... Em không hay nên khi bước chân vào lớp học thì học trò ríu rít đến bên em ... Chúng bảo rằng tóc Cô đẹp quá Cô ơi ... em xúc động nhớ lại lời thơ anh dạo đó ... khi hai đứa mình cầm tay qua lối nhỏ giữa lá me bay che kín khung trời .
    Hởi hàng me nhỏ thân yêu ơi ... Lá bay vàng khắp trong chiều nhớ nhau ... Tình nồng thắm đượm hương cau ... Ơi hàng me bắt nhịp cầu tri âm .


    Last edited by Thiên Hùng; 02-02-2009 at 07:09 PM.
    THIÊN HÙNG

  8. The Following User Says Thank You to Thiên Hùng For This Useful Post:

    gia-bao (11-21-2009)

  9. #5
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    370
    Thanks
    98
    Thanked 171 Times in 96 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Đôi lúc vì lười nhưng thường là do nhu cầu sân khấu, người ta có thể viết chỉ 1 câu vọng cổ thui, và ăn gian chút người ta có thể viết thêm 8 nhịp nữa mới dứt câu, và trường hợp nầy trước khi hát phải báo cho dàn đờn là mình hát 1 câu 6 đờn đủ.
    như bài hát sau đây...:blinking:

    TÌNH TRI KỶ
    Thanh Diệp

    Tình chồng vợ tuy có mặn nồng thắm thiết nhưng đâu sánh bằng tình tri kỷ thâm ...

    ca Nam-Xuân ..................giao

    với người .----- viễn khách tha hương
    2-Nơi quán lạnh dừng chân .-----
    Nghe thương nhớ bâng khuâng .------
    3-Thương quê hương đã vạn dậm xa mờ
    Nhớ người thân đang mỏi mắt trông chờ
    4-Mà năm tháng hửng hờ .-----
    Vẫn lạnh lùng qua song .-----
    5- Tri âm .... tri kỷ
    Hôm nào .... bèo nước tương phùng
    6-Bên chén rượu cung đàn .-----
    Kết chặt tình thâm giao .-----
    7-Nên dễ đâu cách ngăn là vĩnh biệt
    Khi tiếng tơ đồng còn réo rắt bên tai
    8-Và khúc Nam Xuân với lời ước hẹn
    Mình tay sẽ trong tay .-----

    Vọng Cổ :
    6- Và có phải khoảng cách ngăn thêm đong đầy nỗi nhớ thì ngày tao ngộ hôm nay càng tha thiết ân .... tình ... Bè bạn thân quen tay bắt mặt mừng ... Sau phút giây hàn huyên tâm sự ... kể lể chuyện vui buồn còn mất giữa thế nhân ... Mình hãy cùng nắn phím so dây dạo lại cung thương của những ngày xưa thân ái ... để quên đi chuyện buồn quá khứ mà hướng đến tương lai muôn sắc muôn màu .
    Khúc Phụng Cầu đưa Bá Lý Hề gặp lại người xưa ... một lớp Giang Nam điểm tô tình bằng hữu ... và có phải lòng mình đang rộng mở theo cung nhạc bổng trầm sáu Bắc ba Nam .


    *** ***

    Bài Vọng cổ, với cấu trúc từng câu TD đã viết bên trên... và dàn đờn giữ trường canh... nên :

    1- nhịp 1, nhịp 2, nhịp 8, nhịp 12 .. vv..vv... của mỗi câu vọng cổ với dàn đờn là bất di bất dịch, nhưng với bài ca sẽ thay đổi tùy theo người ca sĩ ... vì vậy người ca phải tập nghe cho được những chữ đờn cuối lái mới biết được mình đang ở nhịp thứ mấy của câu... nơi đây TD xin nói là, có nhiều thầy đờn dạy cho người ca không nghe được chữ đờn cuối lái biết được nhịp đã về đến đâu bằng cách dùng ngón tay cái đếm từng rảnh lóng tay ở những ngón kế kể cả trên đầu ngón ... khi vừa xuống hò và bắt được trường canh... cứ đếm 2 ngón là một lái , nhưng phương pháp nầy chỉ tạm thời trong thời gian tập nghe đờn mà thôi, đừng để thành thói quen sẽ rất khó bỏ, mà ca theo cách đếm nhịp như vậy không thể nào luyến láy cho hay được.
    ... do vậy... vừa vô hò... tức ca vừa xuống vọng cổ... đờn chụp chữ hò... là tính liền giữa nhịp thứ 1 của câu...rồi 2,3,4 xuống 1 chữ hò nữa, rồi 5,6,7,8 (gỏ song loan báo)...vv...v.vvv... cứ thế cho đến nhịp 16 là gỏ song loan dứt câu 1... thì nhịp kế đó là nhịp thứ 1 của câu 2.... (những nhịp tiếp theo xin xem lại phần trên)....cho đến khi nào sau song loan báo 2 nhịp, gỏ thêm 1 tiếng song loan nữa thì khi dứt câu đó , gỏ song loan dứt câu, rồi nghỉ luôn hoặc bắt đầu vô vọng cổ lại.

    2- một khoảng 4 nhịp có người gọi là lái, có người gọi là khuôn, cũng vậy thôi ... muốn ca đúng thì nghe được đờn, rồi sắp chữ bài ca của mình, vào từng lái, tức từng khuôn, sao cho về cùng lúc với đờn... (nói thì dễ, nhưng thực sự tùy thuộc thật nhiều vào khả năng của từng người.)

    3- bài vọng cổ nào, nhịp cũng vậy thôi, nhưng văn thì dài ngắn khác nhau, nên chính mình phải tự phân nhịp để hát... vì vậy mà cùng 1 bài ca, không ca sĩ nào hát giống ca sĩ nào là chổ tự phân nhịp nầy đây...




    Last edited by Thiên Hùng; 02-24-2008 at 01:23 PM.
    THIÊN HÙNG

  10. The Following User Says Thank You to Thiên Hùng For This Useful Post:

    gia-bao (11-21-2009)

  11. #6
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Nhạc sĩ Nhị Tấn (Nguyễn Tấn Nhì) là em ruột của nhạc sĩ Năm Hưng (Nguyễn Tấn Hưng), cả hai ông đều sở trường Nguyệt cầm.
    Hai ông đàn rất căn bản, trình độ nhạc lý cỡ nhạc sư nhưng ngón đàn thì không mướt nên không nổi danh.
    Nhạc sĩ Năm Hưng (Nguyễn Tấn Hưng) có xuất bản bộ sách Cổ Nhạc Tầm Nguyên, viết cho đàn Kìm.
    Ngày nay hầu hết các "nhạc sĩ" đàn không có căn bản, phần nhiều là "phăng" và vuốt đuôi theo bài ca, nhất là các "nhạc sĩ" Lục huyền cầm.

  12. #7
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Nói thì dễ chứ gặp các nhạc sĩ đàn mắc ở đó mà nghe. Ngay cả các nhạc sĩ cùng đàn chung mà không cứng nhịp cũng rớt luôn.

  13. #8
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Quote Originally Posted by Thanh-Diệp View Post

    Bài Vọng-cổ có 5 câu là 1,2 và 4,5,6 thì cách cấu trúc của các câu 1,2 và 6 thì giống như trên ... còn câu 4 và 5 thì như sau đây :

    Câu 4 : .... vô hò ------3 nhịp rưởi ---->HÒ -----4 nhịp ---->CỐNG (SL báo)
    ---------4 nhịp ------> XANG -------4 nhịp -------> HÒ (SL dứt câu)

    Câu 5 : ------- 4 nhịp -------> XỀ ------- 4 nhịp ------> HÒ
    -------4 nhịp --------> HÒ ---------4 nhịp ------> HÒ
    --------4 nhịp -------> HÒ ----------4 nhịp ------> CỐNG (SL báo)
    --------4 nhịp --------> XÊ ----------4 nhịp ------> XỀ (SL dứt câu)

    Ngày nay ai mà đờn CỐNG chỗ nầy nữa !!!
    Xưa như trái đất !!!

  14. #9
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    370
    Thanks
    98
    Thanked 171 Times in 96 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Quote Originally Posted by Vân Trang View Post
    Ngày nay ai mà đờn CỐNG chỗ nầy nữa !!!
    Xưa như trái đất !!!
    ... hihihiii thì D tui cũng viết ở trên là tùy mấy ông NS muốn đờn chữ gì thì đờn, đâu có xúi đờn chữ CỐNG chổ nầy đâu mà xưa hay nay ... hơn nữa D tui lại mù tịt vụ đờn chỉ nghe lão nhạc sĩ già hàng xóm lai rai gùi viết lại thui (chắc lão nầy định chơi D tui gùi ) hay là hôm nào đó VT đờn cho bà con MGP nghe một bửa để sáng mắt nha
    THIÊN HÙNG

  15. #10
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Re: Những bài hát cổ nhạc Tài Tử và Cải Lương Nam Bộ

    Quote Originally Posted by Thanh-Diệp View Post

    ... hihihiii thì D tui cũng viết ở trên là tùy mấy ông NS muốn đờn chữ gì thì đờn, đâu có xúi đờn chữ CỐNG chổ nầy đâu mà xưa hay nay ... hơn nữa D tui lại mù tịt vụ đờn chỉ nghe lão nhạc sĩ già hàng xóm lai rai gùi viết lại thui (chắc lão nầy định chơi D tui gùi ) hay là hôm nào đó VT đờn cho bà con MGP nghe một bửa để sáng mắt nha

    Chòy ! Không có tuỳ (tiện) gì hết. Trong 6 câu vọng cổ (vì 20 câu chỉ thu gọn lại còn 6 câu thông dụng), trừ câu 6 ra tất cả các câu khác trường canh (nhịp) thứ 24 (SL) không ai đờn CỐNG như TD nói cả. Nguyên giàn đờn mà có lọt một người đờn CỐNG ăn trét chỏi vô lỗ tai thì nghe sao được ???
    Nói là xưa như trái đất mà còn không chịu.
    Ngày xưa đờn dây Rạch Giá (guitar) thì chỗ đó đờn CỐNG. Từ ngày bỏ dây Rạch Giá qua Dây Lai tới nay không còn đờn CỐNG chỗ đó nữa.
    Aydza Thanh Diệp kêu người ta nghe chữ đờn (để giữ nhịp) mà chính TD lại không biết thẩm âm để phân biệt chữ đờn thì kêu ai.
    TD không có rành nên nói câu 1 chỉ có 16 nhịp (trường canh).
    Đã nói là Vọng Cổ nhịp 32 (32 trường canh) thì câu nào cũng phải 32 nhịp cả. Nhưng những câu có nói lối (hay ca gác) như câu 1 chẳng hạn thì bị mất hết 16 trường canh đầu. Tuy rằng chỉ còn 16 nhịp nhưng vẫn tính nhịp cuối cùng là nhịp thứ 32. Như vậy nhịp SL giữa là nhịp thứ 24. Trong 6 câu trừ câu 6 nhịp thứ 24 (SL) là chữ XỀ, còn lại 5 câu khác thì nhịp thứ 24 đều cùng một chữ đờn giống nhau (mà TD nói là CỐNG).
    Hôm nào TD chịu khó nghe lại bản đờn Vọng Cổ để phân biệt đi. Chữ đờn dứt câu 1 là chữ CỐNG. Rồi nghe chữ đờn tại nhịp thứ 24 (SL) coi có giống chữ đờn dứt câu 1 hay không mà TD nói là CỐNG. Nghe đi, rồi sẽ nhận ra 2 chữ đờn đó không giống nhau đâu, thì làm sao chữ đờn tại SL giữa (nhịp thứ 24) là chữ CỐNG được nà :blinking::blinking::blinking:



Page 1 of 9 123456789 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •