Welcome to Một Góc Phố - Chúc các Bạn mọi chuyện vui vẻ & như ý ...
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 20 of 20

Thread: CHÚC PHÚC

  1. #11
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC


    Suy niệm thánh lễ mồng một Tết Giáp Ngọ: Hãy ký thác đường đời cho Chúa









    Suy niệm thánh lễ mồng một tết năm Giáp Ngọ

    Mt 6, 25-34

    “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”

    Chúng ta vừa bước sang Năm Mới, năm Giáp Ngọ. Quý Tỵ qua đi, Giáp Ngọ đã đến. Rắn Quý Tỵ đã bàn giao cho Ngựa Giáp Ngọ.

    Ngựa là loài động vật được con người quan tâm đến nhiều nhất vì những đóng góp to lớn trong việc mưu sinh và sự phát triển của con người. Trong thời bình ngựa giúp chúng ta cày bừa, chuyên chở hàng hóa, kéo xe, chở người, chuyển nhanh những thư tín, công văn đến nơi cần đến, vì ngựa là phương tiện di chuyển nhanh nhất thời bấy giờ và tạo những niềm vui cho công chúng như đua ngựa, đi săn, cưỡi ngựa thi bắn tên, làm xiếc thú. Ngựa còn cho ta thịt để ăn và cúng tế, xương nấu cao ngựa làm thuốc, giúp các nhà y học chế ra các loại huyết thanh trị bệnh, huyết thanh chống nọc rắn đã cứu sống vô vàn người bệnh. Ngựa là vật thường được dùng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh, càng được nổi tiếng nhiều hơn vì những công lao của ngựa gắn liền với những chiến công hiển hách của con người. Ngựa được sử dụng trong các đội kỵ binh, khinh binh, thám mã, truyền tin, tải lương, tải đạn, tải thương, kéo pháo. Ngựa thì có ngựa thồ, ngựa kéo xe và ngựa dùng để cưỡi, loại ngựa cưỡi có con đi mỗi ngày vài trăm km nên được gọi là thiên lý mã. Ngựa có ngựa bạch, ngựa ô, ngựa hồng, ngựa tía, ngựa vằn, ngựa xám, ngựa đỏ (Xích Thố mã)...

    Việt Nam ta trong ca dao, tục ngữ và thành ngữ, người ta nói nhiều đến Ngựa, dùng Ngựa để ví von. Chẳng hạn như khi bàn về sự thẳng thắn thì nói : “Thẳng như ruột Ngựa”; về sự bất lương: “Đầu Trâu, mặt Ngựa”; về tình đoàn kết: “Một con Ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”; về sự phú quý: “Lên Voi, xuống Ngựa”; về sự không trung thành: “Thay Ngựa, đổi chủ”; về sự tham lam: “Được đầu Voi, đòi đầu Ngựa”; khi nói về sự bền chí Ngạn ngữ Pháp có câu : “Muốn đi xa phải giữ sức Ngựa” ; về sự lãnh đạo: “Cầm cương, nảy mực”; về sự cẩn trọng: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn Ngựa đuổi không kịp)…

    Cho dù Năm Ngựa hay trâu thì cả tháng nay, mọi người đã sửa soạn ăn Tết, ngày Tết, ai cũng có cái cảm tưởng là có cái gì mới vì ai cũng dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.

    Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng. Kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, lại có những lời chúc thật tốt đẹp cho Năm Mới.

    Ngày Tết, người ta chúc mừng nhau:

    . Phúc, lộc, thọ.

    . Phú, qúi, thọ, khang, ninh.

    . Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.

    . Thăng quan tiến chức

    . Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.

    Đối với các cha chúng ta thường chúc:

    . Thánh thiện,

    . Khôn ngoan,

    . Khỏe mạnh.

    Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :

    Bắt chước ai ta chúc mấy lời :

    Chúc ai sống ra cái con người.

    Người Việt Nam còn có tục xông nhà, xông đất các gia chủ mong có người hiền, nhanh nhẹn, tử tế đến xông nhà đầu tiên để gia đình có người tốt đặt chân trước nhất sẽ gặp những điều mới, điều tốt lành trong năm mới. Tựu chung lại là mong có được mọi sự may mắn tốt lành.

    Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.

    “Các con chớ áy náy về ngày mai”. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai..tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”.Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa.Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại

    Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng ngày đầu năm cho Thiên Chúa. Dâng những giây phút đầu của một năm, người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Ngay ca nhập lễ thánh lễ minh niên đã viết:" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài"( Tv 66, 2-3 ).

    Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”.

    Ngựa được đưa vào 12 con giáp : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mẹo (Mèo), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo). Nếu ghép vào can – chi thì sẽ có các năm Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ và Nhâm Ngọ. Ngọ thuộc cực dương vì 12 giờ trưa là giờ Ngọ, tháng 6 là tháng Ngọ cây cối phát triển nhanh.

    Người tuổi Ngọ rất tự tin, khá thông minh, tính phóng khoáng, sôi nối, nhiệt tình, tự do ứng biến tốt, thích những công việc có tính thay đổi, tự do; ít chịu gò bó... Vì thông minh nên thành công cũng nhiều nhưng vì thích tự do nên công việc thường bấp bênh và thất bại cũng lắm.

    Tết con Ngựa đã đến. Hy vọng Năm Mới Giáp Ngọ sẽ có nhiều đổi mới để con người, tổ quốc và Giáo Hội Việt Nam được phát triển nhanh hơn.

    Cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.

    Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ

  2. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  3. #12
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC

    LỜI CHÚC TẾT GIÁP NGỌ HAY NHẤT






    Hãy gửi đến người thân, bạn bè những lời chúc ý nghĩa và hay nhất trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 này. Dưới đây là những lời chúc Tết Giáp Ngọ hay nhất, độc đáo nhất được chúng tôi sưu tầm.
    Những bài thơ chúc Tết hay
    1Tết này hơn những Tết vừa qua
    Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
    Vài lời cung chúc tân niên mới
    Vạn sự an khang vạn sự lành
    Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
    Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
    Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
    Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
    Đầu xuân năm mới chúc bình an
    Chúc luôn tuổi trẻ chúc an khang
    Chúc sang năm mới nhiều tài lộc
    Công thành danh toại chúc vinh quang
    Những bài thơ chúc mừng năm mới Giáp Ngọ hay
    2. Đong cho đầy Hạnh phúc.
    Gói cho tròn Lộc tài.
    Giữ cho mãi An Khang.
    Thắt cho chặt Phú quý.
    Cùng chúc nhau Như ý,
    Hứng cho tròn An Khang,
    Chúc năm mới Bình An.
    Cả nhà đều Sung túc.
    3. Mừng 2014 phát tài phát lộc
    Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ.
    Sức khỏe có dư, công danh tấn tới.
    Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa.
    Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG!
    4. Chúc bạn luôn hoan hỉ
    Sức khỏe bền bỉ
    Công danh hết ý
    Tiền vào bạc tỉ
    Tiền ra ri rỉ
    Tình yêu thỏa chí
    Vạn sự như ý
    Luôn cười hí hí
    Cung hỷ cung hỷ
    5. 1 năm mới hạnh phúc
    12 tháng sung túc
    48 tuần phấn khởi
    365 ngày vui tươi
    8760 giờ đầy hy vọng
    525600 phút may mắn
    31536000 giây thành công
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI
    6. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
    Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
    Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
    Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
    7. Năm mới Tết đến
    Rước hên vào nhà
    Quà cáp bao la
    Mọi nhà no đủ
    Vàng bạc đầy hũ
    Gia chủ phát tài
    Già trẻ gái trai
    Sum vầy hạnh phúc
    Cầu tài chúc phúc
    Lộc đến quanh năm
    An khang thịnh vượng.
    8. Chúc mọi người đẹp như hoa hồng
    Thành công như Cúc
    Hạnh phúc như hoa Mai
    Phát tài như hoa Pháo
    Độc đáo như hoa Lan
    An khang như hoa Huệ
    Trí tuệ như hoa Sen
    9. Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu
    Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương
    Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quí
    Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường.
    10. Cung chúc tân niên
    Sức khỏe vô biên
    Thành công liên miên
    Hạnh phúc triền miên
    Túi luôn đầy tiền
    Sung sướng như tiên.
    Thơ chúc Tết ông bà, cha mẹ
    11. Năm cũ vừa qua
    Bước sang năm mới
    Hôm nay con tới
    Kính chúc Ông Bà
    Sống lâu sức khỏe,
    Trẻ mãi không già
    Yêu thương thuận hòa
    Cửa nhà sung túc
    Hạnh phúc khang an
    Ơn trên thương ban
    Suốt năm may mắn
    Làm ăn phấn chấn
    Phúc, lộc, thọ, tài
    Ông bà hưởng trọn
    Đôi lời con mọn
    Xin kính dâng lên
    Ông Bà đừng quên
    Lì xì cho con
    Năm mới lấy hên
    Con xin cám ơn Ông Bà.
    12. Xuân đến hy vọng
    Ấm no mọi nhà
    Kính chúc ông bà
    Sống lâu trăm tuổi
    Kính chúc ba mẹ
    Sức khoẻ dồi dào
    Đôi lứa yêu nhau
    Càng thêm nồng ấm
    13. Chúc ông chúc bà
    Chúc mẹ chúc cha
    Chúc cô chúc cậu
    Chúc chú chúc dì
    Chúc anh chúc chị
    Chúc luôn các em
    Chúc cả các cháu
    Dồi dào sức khỏe
    Có nhiều niềm vui
    Tiền xu nặng túi
    Tiền giấy đầy bao
    Đi ăn được khao
    Về nhà người rước
    Tiền vô như nước
    Tình vào đầy tim
    Chăn ấm nệm êm
    Sung sướng ban đêm
    Hạnh phúc ban ngày
    Luôn luôn gặp may
    Suốt năm con ngựa
    Cần gì là có thứ đó

    Một số bài thơ chúc Tết thầy cô

    14. Công thành danh toại chúc vinh quang
    Thơ chúc tết thầy cô
    Tuổi học trò mối tình trường lớp,
    Nghĩa Thầy Cô xin góp lại đây.
    Cho em kính chúc Tết Thầy,
    Thiết tha em gởi lời nầy chúc Cô.!
    Thơ chúc mừng năm mới thầy cô
    tho chuc mung nam moi hay va y nghia
    15. Năm mới em xin kính chúc Thầy,
    Bách niên trường thọ, sướng hơn Tây!
    Cháu con thành đạt: hầu khuya sớm,
    Cô vẫn trung trinh: bát nước đầy!
    16. Mừng Xuân chúc Tết đến Cô Thầy
    Dồi dào sức khoẻ ông bà thọ
    Ấm cúng bình an cháu chắt đầy
    Vận hạn Thiên Di mừng gặp gỡ
    Yên lành Bản Mệnh vững vàng may
    Gia tăng Phúc Đức nhà êm ả
    Thắng lợi an khang hạnh phúc xây.
    Những câu chúc Tết Giáp Ngọ năm 2014 hay và ý nghĩa
    17. Năm hết Tết đến – Đón Ngựa tiễn Rắn – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Ngựa.
    18. Năm con Ngựa, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
    19. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc.
    20. Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!
    21. Chúc mừng năm mới 2014- Chúc bạn luôn: Đong cho đầy hạnh phúc - Gói cho trọn lộc tài - Giữ cho mãi an khang - Thắt cho chặt phú quý.
    22. Năm mới thái độ yêu đời mới!- Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm tới!- Chúc bạn luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!
    23. Mừng 2014 phát tài phát lộc Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ/ Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới/ Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa/ Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG.
    24. Năm mới 2014 : Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, vạn sự như ý, luôn cười hi hi, cung hỷ cung hỷ.
    25. 1 năm mới, 1 tuổi mới,nhiều bạn mới, nhiều hiểu biết mới và 1 lời chúc Mãi mãi hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu nhất.
    26. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui.
    27. Chúc mọi người năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ.
    28. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
    CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
    TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
    XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
    VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
    SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
    NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
    Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong
    29. Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho chọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho chọn an khang. Chúc năm mới bình an.
    30. Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
    31.Chúc mừng năm mới 2014. Chúc năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.
    32. Mỗi năm là một mùa hoa nở, mỗi năm là một mùa bội thu. Cuộc sống như cái cây đang lớn. Đó là lời chúc bạn trong năm mới.
    33. Cung chúc tân niên,Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.Chúc mừng năm mới 2014.
    34. Năm hết Tết đến, Đón Ngựa tiễn Rắn, Chúc cho mọi người, Dồi dào sức khoẻ, Tiền vô như nước, Tình vào đầy tim, Chăn ấm nệm êm– Luôn luôn gặp may, Suốt năm con Ngựa.
    35. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực.
    36. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.
    37. Năm mới chúc anh em: Sức khỏe vô biên, kiếm được nhiều tiền, đời sướng như tiên, chẳng ai làm phiền!.
    38. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết SỰ gì bế tắc thảy hanh thông NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN Giáp Ngọ 2014.
    39. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường! Năm Ngọ sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
    40. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.
    41. Năm hết tết đến kính chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, miệng cười vui vẻ, tiền vào mạnh mẽ, cái gì cũng được suôn sẻ, để sống tiếp một cuộc đời thật là đẹp đẽ.
    42. Chiềng làng chiềng xã, thượng hạ đông tây, xa gần đó đây, vểnh tai nghe chúc:Tân niên sung túc, lắm phúc nhiều duyên, trong túi nhiều tiền, tâm hồn vui sướng.
    43. Chúc bạn: 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý.
    44. Đêm nay giao thừa lại về, năm mới lại đến, chúc cho ai đó hạnh phúc bên nữa yêu thương. Chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẻ, chúc cho ai đó tìm được nhau sau tháng năm dài xa cách. Chúc cho năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều. Happy new year!
    45. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc mừng năm mới!
    46. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng.
    47. Ra đi gặp được bạn hiền. Quay về gặp được người thương yêu mình. Sang xuân sự nghiệp hanh thông. Tài cao, chí lớn vẫy vùng đó đây.
    48. Chúc mừng năm mới, phất phới niềm vui, tràn đầy hạnh phúc, tiền tài phúc lộc. Chào đón xuân về.
    49. Năm mới đã tới
    Con chúc ông bà
    Dồi dào sức khỏe
    Tâm trí thảnh thơi
    Vui cùng con cháu.
    50. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

  4. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  5. #13
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC


    BÀI ĐỌC MỒNG HAI TẾT

    SỐNG CHỮ HIẾU



    Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
    Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba “. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: ” Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ? “. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện “.
    Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người, nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ.
    Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?… Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời: ” Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền ?”.
    Đám người đang khóc mếu, cãi nhau… đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài…
    Đúng là “một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại không nuôi được một mẹ”. Cho dù câu ca dao xưa dạy rằng:
    Đói lòng ăn hột chà là
    Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
    Thế nhưng, lời dạy ấy dường như chỉ dừng lại nơi môi miệng mà rất khó mang ra thực hành. Dẫu biết rằng đi khắp thế gian cũng không có tình nghĩa nào cao sâu cho bằng tình cha tình mẹ yêu con. Dẫu biết rằng không ở đâu có tình yêu chân thành cao cả như tình cha mẹ yêu con.
    Con đi khắp vạn nẻo đường
    Giờ con mới hiểu tình thương mẹ hiền
    Người con yêu quý nhất trên đời
    Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu
    Ngày xuân con cái sum vầy bên cha mẹ không chỉ để nhận phong bao lì xì hay chỉ để kính biếu các ngài đồng quà tấm bánh mà quan yếu là để nhận sự chúc lành của các ngài, để nói lời cám ơn các ngài và tỏ tâm tình tri ân về tình yêu thẳm sâu mà các ngài dành cho con cháu. Ngày xuân là dịp để con cháu thổ lộ chữ hiếu dành cho các bậc sinh thành. Đây là dịp để nói lên tấm lòng chân tình tri ân dâng lên bậc sinh thành:
    Tạ ơn cha đã cho con nhìn thấy
    Núi rất cao và biển rất tuyệt vời
    Tạ ơn mẹ, đã cho con hơi thở
    Và trái tim nhân ái làm người
    Đây là dịp con cái biểu lộ chữ hiếu qua những hành vi không chỉ dâng hương kính bậc tổ tiên mà còn khiêm cung cúi mình kính lạy các bậc sinh thành.
    Lạy thứ nhất con kính mừng tuổi mẹ
    Phong sắc hồng hào tâm thể khang an
    Những lo toan cơm áo chẳng dễ dàng
    Nên quá ít thời gian hầu cận mẹ
    Lạy thứ hai xin tạ lòng trời bể
    Ơn sinh thành dưỡng dục kể sao khuây
    Mỗi lần xuân con cháu tụ về đây
    Mừng tuổi mẹ kính dâng thêm một tay
    Như thế, mùa xuân còn là mùa của đoàn tụ, của sum họp. Mùa xuân không chỉ có không gian rạng ngời mà lòng người cũng tràn ngập niềm vui vì có nghĩa tình đằm thắm của tình cha mẹ, ông bà, anh em một nhà sum vầy bên nhau. Ước chi mùa xuân mãi ở lại đây để tình nghĩa gia đình mãi hòa hợp yêu thương, để con cháu mãi sum vầy bên cha mẹ và anh em hòa hợp bên nhau.
    Xin Chúa làm chủ thời gian xin ban cho nhân gian một mùa xuân hạnh phúc sum vầy bên nhau. Xin Chúa xuân chúc lành cho những ngày sum họp gia đình được đằm thắm yêu thương. Amen

  6. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  7. #14
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC



    KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN



    Lm. Giuse M. Nhân Tài, csjb

    Anh chị em thân mến, Không phải ngẫu nhiên mà Giáo Hội Việt Nam chọn ngày Mồng Hai Tết để kính nhớ ông bà tổ tiên, nhưng là một sự suy tư chín mùi từ hai chữ Đạo Hiếu, là sự Khôn Ngoan của Thánh Thần ban cho để chúng ta -những con cháu của các bậc anh hùng tiền nhân- nhớ đến những công lao khó nhọc và ngay cả đến xương máu của các ngài đổ ra để chúng ta có được ngày hôm nay, nhưng trong bài suy tư này tôi muốn chia sẻ ngắn gọn với anh chị em về đạo hiếu với cha mẹ khi các ngài còn sống mà tôi đã cảm nghiệm.

    Sáng hôm qua Mồng Một Tết tôi gọi điện thoại về thăm ba má trong ngày đầu năm, nghe tiếng được tiếng mất của ba và giọng cười móm mém của má trong máy điện thoại làm lòng tôi xúc động và cảm nghiệm được tình thương to lớn mà ba má đã dành cho tôi, được nghe tiếng nói của các anh chị em, cháu chắt của mình trở về mừng tuổi ba má ông bà mình trong ngày đầu năm, lòng tôi rộn lên niềm vui như đang cùng các anh chị em và các cháu mừng tuổi ba má ông bà nội ngoại, tôi càng quyết tâm rằng, mình cố làm tốt bổn phận của một mục tử mà Chúa đã trao ban nơi xứ truyền giáo -hay bất cứ nơi đâu- thì cũng là một cách trả hiếu cho ba má tôi vậy, và đó là một hạnh phúc lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho gia đình tôi cũng như gia đình của quý ông bà anh chị em.

    Anh chị em thân mến, Đạo Hiếu của chúng ta không dừng lại nơi việc gởi tiền về chăm lo ba má, cũng không dừng lại ở chổ định kì một năm về nhà thăm ba má hai ba lần, nhưng một cú điện thoại bất ngờ gọi về thăm ba má thì cũng đủ làm ấm lòng các ngài rồi vậy, một câu chuyện dí dỏm vui vẻ kể cho ba má nghe thì cũng đã làm cho ba má vui lòng bớt lo âu về con cái rồi vậy, tâm trạng của ba má mãi mãi vẫn là lo lắng cho những đứa con của mình, dù con cái đã lớn đã lập gia đình có cháu có chắt, đó chính là tình thương nối dài của Thiên Chúa qua ba má vậy.

    Hạnh phúc cho con cái nào còn có ba má để phụng dưỡng và để yêu thương.

    Đạo Hiếu của chúng ta cũng không dừng lại nơi người sống, nhưng nối tiếp nơi những người đã qua đời bằng lời cầu nguyện mỗi ngày, và bằng việc dành ngày thứ hai của năm mới để long trọng cử hành thánh lễ kình nhớ và báo hiếu ông bà tổ tiên và những bậc hiền nhân của chúng ta.

    “Uống nước nhớ nguồn” - Cội nguồn của chúng ta là ở nơi Thiên Chúa và được trãi dài nối tiếp nơi ông bà tổ tiên và các hiền nhân, hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng xuân mới trong hạnh phúc cũng là nhờ công lao của ông bà tổ tiên của chúng ta để lại, chúng ta cùng nhau xin dâng một nén nhang, một lời cầu nguyện và một tấm lòng hoài niệm lên hương hồn của : -Các thánh tử đạo Việt Nam, -Ông bà tổ tiên, -Các bậc tiền nhân, -Các bậc cha mẹ, -Những vị ân nhân,

    Đã suốt đời vì đạo Chúa đạo làm người mà trở nên gương mẫu cho con cháu noi theo trong việc gìn giữ đức tin của mình.

    Xin Thiên Chúa -qua lời cầu bàu của các thánh tử đạo Việt Nam, ông bà tổ tiên, các bậc hiền nhân- chúc lành cho tất cả chúng ta trong năm mới này.

  8. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  9. #15
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC



    TÌNH YÊU CỦA CHA MẸ



    Lm.Jos Tạ duy Tuyền

    Người ta kể rằng: có một lần, người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà.

    Người cha già hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
    Người con trai trả lời: “Một con quạ”.

    Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
    Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.
    Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”.
    Đến lúc này, có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu của người con trai khi anh ta trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.
    Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì thế?”.
    Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.

    Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau:

    “Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…

    Trong các tình yêu, có lẽ chỉ có tình cha, tình mẹ là bền bỉ, là kiên vững nhất. Tình cha mẹ dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Nhưng:

    “"Biển đông còn lúc đầy vơi,
    Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".

    Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, những người con khi đã lớn khôn, thành tài, cần phải dặn lòng:

    "Trải bao gian khổ không sờn,
    Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".

    Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:

    "Ai về tôi gửi buồng cau,
    Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
    Ai về tôi gửi đôi giầy,
    Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi".

    Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.

    "Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
    Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
    Mai sau cha yếu, mẹ già.
    Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?

    Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:

    "Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
    Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
    Đi về lập miếu thờ Vua,
    Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".

    Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết là dịp để chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được nồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà. Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy tạ ơn Chúa vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn với các ngài vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta. Chính các ngài đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:

    "Nếu mình hiếu với mẹ cha
    Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
    Nếu mình ăn ở vô nghì
    Đừng mong con hiếu làm gì uổng công".

    Nguyện xin Chúa là Mùa xuân chúc lành cho ngày hội của các gia đình hôm nay. Xin Chúa liên kết mọi người trong tình yêu Chúa. Xin cho mọi thành phần trong gia đình biết đón nhận giây phút xum vầy ngày xuân là hồng ân của Chúa để sống cho trọn vẹn với gia đình. Amen

  10. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  11. #16
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC


    HIẾU LÀ GỐC CỦA ĐỨC



    Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
    Người Việt nam rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người. Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi, xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được. Linh mục F. Buzomi, dòng Tên, nhà truyền giáo đã đặt chân lên mãnh đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615, có nhận xét chí lý : “Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục, nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo” (Nguyễn Hồng”Lịch sử truyền giáo ở Việt nam”,Sài gòn 1959,tr.55).
    Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân, ông bà cha mẹ. Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng tôn kính, vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.
    Mỗi người Việt nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu.Trong mỗi gia đình người Việt, dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng ông bà. Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đổ đạt… cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám. (x.Gia đình Việt nam, mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, thời sự thần học số 32 tháng 06/03)
    Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt nam. Hiếu là gốc của đức. Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu. Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
    Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.
    Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người.Dân tộc việt nam từ nam chí bắc dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội, nước có nguồn” đều coi trọng gia lễ.
    Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy :
    Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn,
    nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,
    người ta có gốc từ đâu,
    có cha có mẹ rồi sau có mình.

    Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ,đức cù lao, ơn võng cực biển trời. Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển “công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
    Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt nam.Người Việt yêu chuộng những gì là tình,là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sư ”một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”; chấp nhận ”bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích ”dĩ hoà vi quý”, độ lượng ”chín bỏ làm mười”; quý trọng con người, không tôn thờ của cải “người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người”; mong muốn anh em bốn biển một nha ”tứ hải giai huynh đệ”; đề cao tinh thần khoan dung “đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”. Đỉnh cao của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân”.
    Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau “tứ đại đồng đường”. Người Việt quan niệm “một mẹ già bằng ba hàng dậu”, cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng, tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông. Từ lúc chưa rời vành nôi trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một ….đi đâu cũng phải nhớ về” (Quê hương, Đỗ trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm. Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình. Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy, dâng quà lễ mừng thọ.
    Gia đình Việt nam là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất. Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội. Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức,giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con vào đời.
    Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa. Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó. Sách giảng viên dạy: thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha,yêu mến Cha,vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Chúa đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu.Hiếu với cha mẹ, đấng bậc sinh thành dưỡng dục.
    Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người, đấng sáng tạo muôn loài, dựng nên con người giống hình ảnh Người. Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu. Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu, phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất “kính Chúa, yêu người” là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân, đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cái của Người. Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, gĩư nề nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc.
    Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Đạo Hiếu là một điểm tựa,một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Đối với môi trường gia đình việt nam, đó chính là “minh minh đức”, làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Đạo Chúa dạy có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo; dạy yêu thương nhau “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”; dạy sống chan hoà,bình dị ”anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, dạy yêu quý sự sống “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào’. Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ. (Quốc Văn, OP).
    Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình,lòng thảo hiếu của con cái “chủng viện thứ nhất,đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám đốc tài ba, chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng,tương lai Hội thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sụp đổ. Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần :”Thưa thầy mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ” ( ĐHY 505).
    Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc. Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy sẽ mang lại mùa gặt bội thu trong Năm Thánh Truyền giáo này.

  12. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  13. #17
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC

    BÀI ĐỌC MỒNG BA TẾT

    CON KIẾN CẦN CÙ



    Lm Giuse Đinh lập Liễm
    Hôm nay Mồng Ba tết Giáp Ngọ, Giáo hội Việt nam muốn dành riêng để xin ơn thánh hóa công việc làm ăn trong năm mới, đồng thời xin Chúa chúc lành cho mọi công việc làm ăn của chúng ta trong suốt năm mới, biết lao động cho thích hợp để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, cũng như góp phần vào việc làm sáng danh Chúa trong mỗi công việc của chúng ta.

    Chúng ta có một gương đặc biệt về sự cần cù làm việc, đó là con kiến. Khi nói đến con kiến, tự nhiên trong đầu óc chúng ta nảy ra ý tưởng là sự cần cù làm việc, nhất là qua bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến” của thi sĩ La Fontaine.

    Chúng ta cùng tìm hiểu về loài kiến với các nét đặc trưng của chúng và rút ra một bài học thực hành cho cuộc sống chúng ta.

    I. TÌM HIỂU LOÀI KIẾN

    1. Một loại côn trùng đặc biệt

    Các nhà sinh học vừa khẳng định : kiến, loại côn trùng “cổ” nhất, thay đổi ít nhất trong quá trình tiến hóa và nhiều triệu năm sau vẫn tồn tại trên hành tinh này lại là một loài thường hay gặp nhất.

    Kiến là loài con trùng sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất, trừ vùng băng giá và đại dương.

    Kiến cũng có nhiều loại với nhiều mầu sắc khác nhau như kiến đen, kiến lửa, kiến càng, kiến gió… và mỗi loại có một lãnh thổ riêng, một phạm vi sinh sống riêng của mình.

    Chúng sống thành bầy đàn, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, có tôn tri trật tự, biết bảo vệ lẫn nhau và cũng đi xâm lăng, cướp bóc, bắt nô lệ, chăn nuôi sâu bọ lấy “sữa”…

    Số lượng loài kiến trong một tổ có thể từ vài chục cho đến hàng ngàn con… nhưng đứng đầu luôn là kiến chúa, còn lại hầu như là các nữ kiến thợ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thức ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến Chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết. Như vậy, có thể nói tổ kiến gồm toàn là các nữ kiến.

    2. Cấu trúc xã hội loài kiến

    Hầu hết mọi xã hội loài kiến được chia ra làm ba thành phần, đó là kiến chúa, kiến thợ và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình… Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc.

    Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác.

    Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất. Nói cách khác, trong một bầy kiến, có tới 80% kiến tham gia vào những việc như ta thường gọi là lao động công ích cho xã hội, chỉ có 20% còn lại là có thể tạm gọi là “lao động gián tiếp”, nói đúng ra chỉ rong chơi, ăn sẵn, chờ làm cái việc duy trì nòi giống.

    Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả (theo Internet).

    3. Đặc tính của loài kiến

    Kiến là loài vật nhỏ bé, xinh xắn nhưng cần cù và chăm chỉ này có một cái gì đó rất giống với xã hội loài người của chúng ta, một xã hội chứa đựng trong đó biết bao nhiêu câu chuyện, biết bao nhiêu vấn đề phát sinh cần phải giải quyết. Có thể nói : xã hội loài kiến chính là xã hội thu nhỏ của xã hội loài người. Chúng cũng có những ranh giới và những qui định riêng cần phải được tôn trong.

    Nếu có dịp đọc tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, một tác phẩm nổi tiếng và đầy chất nhân văn về xã hội loài vật : khi chú dế mèn với cương vị là sứ giả hòa bình đến thăm vương quốc loài kiến, điều mà chú dễ dàng nhận thấy đó là loài kiến cũng có những cấp bậc thứ tự khác nhau. Cao nhất là kiến chúa, rồi đến các loài kiến khác như kiến chỉ huy, kiến thợ…

    Loài kiến muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có sự đoàn kết và hợp tác bởi vì :”Hợp quần gây sức mạnh”. Chúng ta hãy xem : một con sâu to thì một con kiến nhỏ bé như thế làm sao có thể khiêng về tổ được ? Vậy mà 100 con kiến có thể khiêng nổi con sâu mà đem về tổ đấy.

    II. GƯƠNG LAO ĐỘNG CỦA LOÀI KIẾN.

    Những ngày ở bậc tiểu học, thập niên 50, mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về “Con ve và con kiến”. Chuyện kể là con ve chỉ thích ca hát suốt các ngày hè tươi đẹp, còn đàn kiến thì cần cù lo chuyên chở dự trữ lương thực và xây tổ đề phòng cho những ngày đông giá lạnh. Con ve thực sự tỉnh ngộ và cay đắng khi phải đến tổ kiến để xin ăn và chỗ ở…

    Chuyện này là một mô hình luân lý của tính khôn ngoan, ham làm việc và biết lo xa của đàn kiến so với những thói hư tật xấu của loài ve ham chơi.

    Hoặc nếu có dịp đọc thơ ngụ ngôn của Esope, một thi sĩ cổ Hy Lạp, chúng ta cũng thấy có một bài thơ ngụ ngôn tương tự :

    Vào một ngày mùa đông đẹp trời, vài con kiến đang bận việc sấy khô ngô đã bị uót sau một trận mưa dài. Lúc đó, một con ve từ đâu bay tới xin kiến cho ít hạt ngô vì nó nói :
    - Tôi sắp chết đói mất.
    Lũ kiên ngưng làm việc một lúc mặc dù trái với qui định của chúng. Chúng nói :
    - Chúng tôi có thể hỏi : anh đã làm gì suốt cả mùa hè qua ? Tại sao anh không đi tìm thức ăn để dự trữ cho mùa đông ?
    Ve trả lời :
    - Tôi quá bận rộn với việc ca hát nên không có thời giờ nữa.
    Lũ kiến trả lời :
    - Nếu anh dùng mùa hè để hát thì không gì tốt hơn là hãy dùng mùa đông để nhảy múa.
    Nói xong, chúng mỉm cười và lại tiếp tục công việc của mình.

    Đọc xong hai câu truyện trên, bạn nghĩ gì về những chú kiến ? Chắc hẳn những từ ngữ xuất hiện trong đầu bạn là loài kiến luôn làm việc, siêng năng, cần mẫn. Đúng thế, kiến là biểu tượng cho sự làm việc không biết mỏi mệt, luôn làm hết sức mình. Như chúng ta biết, thân hình nhỏ bé là thế nhưng chú luôn cố gắng tha tất cả những gì kiếm được về tổ của mình, vì đó là công việc của chú, nhiều khi trọng lượng của con mồi gấp đến 50 lần cơ thể của chúng.

    Còn một hình ảnh đẹp nữa của các chú kiến ấy : đó là đàn kiến. Chẳng bao giờ kiến đi làm việc riêng rẽ cả. Chúng biết phân công rất tốt, cứ mỗi khi phát hiện ra con mồi, thức ăn, chúng sẽ cử ngay vài thành viên về báo tin, và sau đó, đàn đàn lũ lũ kiến sẽ kéo đến cùng làm việc. Chính vì sự hợp tác làm việc rất tốt này mà chúng ta sẽ thấy công việc của chúng hoàn thành thật mau lẹ.

    Từ ngàn xưa các cụ đã có một lời khuyên rất khôn ngoan :”Tích cốc phòng cơ”, có nghĩa là phải dự trữ lương thực phòng lúc đói kém, mất mùa.

    Có người cho rằng : người sống ở thành thị không có “cốc” thì lấy gì mà “tích” ?

    Thực ra, câu này phải hiểu theo ý mở rộng một chút, không nên hiểu theo nghĩa hẹp là để dành lương thực khi có dư để gặp lúc giáp hạt như này xưa. “Tích cốc” ở đây nên hiểu là sự dành dụm tiền bạc để đầu tư cho tương lai, sự chuẩn bị về học vấn, nghề nghiệp để phòng lúc khó khăn, công ăn việc làm lúc thiếu thốn.

    Câu tục ngữ này muốn cho hoàn chỉnh thì phải nói là :”Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”, có nghĩa là tích trữ lương thực phòng khi đói kém, trữ quần áo phòng khi trời giá rét.

    Con kiến là bài học cho chúng ta suy nghĩ để biết cách sống cho có hiệu quả tốt. Quá khứ đã qua đi, hiện tại còn đó, nhưng còn phải nghĩ đến tương lai vì tương lai lệ thuộc vào hiện tại theo nguyên lý nhân quả : “nguyên nhân tốt thì hậu quả tốt”.

    Nếu con người không biết lo xa thì phải rước lấy hậu quả xấu như bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến”, đúng như lời các cụ xưa đã nói :”Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu” : người không biết lo xa, ắt phải buồn gần.

    III. VÀI SUY NGHĨ TỪ LOÀI KIẾN

    1. Mọi người phải làm việc

    Chúa Giêsu phán :”Cha Ta làm việc luôn, và Ta cũng làm như vậy” (Ga 5,17). Chính Chúa Giêsu đã khẳn định Ngài cũng phải làm việc như Cha Ngài. Như vậy, lao động được coi như một việc thánh thiêng.

    Do đó, chúng ta cũng phải khẳng định rằng lao động không phải là hình phạt của tội lỗi. Trước khi nguyên tổ loài người du nhập tội lỗi lịch sử vào thế giới, nhân loại đã có lao động rồi vì con người được Thiên Chúa dựng nên và đặt vào Vườn Đại đàng, không phải để ngồi chơi xơi nước, nhưng là để họ “trồng tỉa và coi sóc vườn” (St 2,15).

    Trước sau, lao động đều có mục đích chính yếu là thăng hoa đời sống con người. Tuy nhiên, từ giây phút con người đa mang tội lỗi, lao động vướng mắc và bao chứa thêm hậu quả nặng nề của tội lỗi, đó là gian truân và đau khổ (x. St 3,16-19). Chính cái vướng mắc và bao chứa này khiến cho lao động chiếm đoạt thêm nhiều giá trị nhân bản và siêu nhiên.

    Ta nhìn vào vũ trụ thì nhận thấy đây là bộ máy khổng lồ mà các bộ phận hoạt động không bao giờ ngừng, từ con người, thú vật, cây cối đến đất đá. Vì bao lâu các vật ngưng hoạt động thì lúc đó vũ trụ hết sức sống và không thể tồn tại được.

    Loài kiến lao động thật cần cù, nhưng chỉ hành động theo bản năng, không làm theo ý thức và tự do. Ngược lại, con người được hành động trong ý thức và tự do, khiến cho lao động mang một ý nghĩa cao quí là theo gương Chúa và cộng tác với Chúa mà làm việc.

    2. Lao động và nghỉ ngơi

    Lao động phải có sự nghỉ ngơi. Theo sách Sáng thế, chúng ta thấy Thiên Chúa dụng nên trời đất trong sáu ngày và ngày thứ bảy Ngài nghỉ. Sau này người Do thái đã giữ luật nghỉ ngày sabat rất ngặt (x. Xh 34,21). Sức con người có hạn, không thể làm việc kéo dài đến vô tận. Một chiếc máy được dùng trong một thời gian cũng phải cho nghỉ chứ không phải dùng mãi được. Chúng ta tưởng quả tim làm việc liên tục ngày này qua ngày khác mà không nghỉ sao ?

    Dale Carnegie cho biết : nhiều người tưởng quả tim làm việc không ngừng. Kỳ thực mỗi lúc bóp vào là nó nghỉ. Nếu đập đến 70 cái trong một phút thì trong 24 giờ, nó nghỉ đến 9 giờ, cộng chung các khoản nghỉ lại thì mỗi ngày nó nghỉ 15 giờ. Đó ! nhờ cách nghỉ lai rai như vậy thì tim ít khi ngã lăn ra đòi nghỉ dài hạn vì mệt ngất !

    Sách Giảng viên cũng nói :”Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời : một thời để chào đời, một thời để lìa thế, một thời để trồng, một thời để nhổ cây” Gv 3,1-2),

    Như vậy, con người chúng ta cũng có thời giờ để làm việc, cũng có thời giờ để nghỉ ngơi theo như chương trình Thiên Chúa đã an bài. Làm việc nhiều quá không tốt, nghỉ ngơi nhiều quá cũng không tốt, luôn phải ở mức trung bình, giờ nào việc ấy theo nguyên tắc thần học :”Virtus in medio stat” : nhân đức nằm ở chỗ trung dung, nghĩa là không thái quá, cũng không bất cập.

    Mối tương quan giữa cầu nguyện và làm việc cũng vậy, phải ở mức trung dung, không phải cả ngày cứ cầu nguyện, cũng không phải cả ngày chỉ làm việc. Mỗi ngày phải có thời giờ làm việc, cũng phải có thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ cầu nguyện. Nhưng trong thực tế, thời giờ làm việc nhiều khi lấn át thời giờ cầu nguyện, thậm chí có người cả một ngày không có lấy một phút để cầu nguyện.

    3. Thần học về lao động

    Nhiều người coi lao động là một hình phạt khổ sai, còn “thư nhàn” mới là đáng quí. Ngược lại, chúng ta chủ trương rằng :”Lao động là vinh quang”, sở dĩ chúng ta dám quả quyết như vậy là vì chúng ta được tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
    Đọc chương đầu của sách Sáng thế, chúng thấy Thiên Chúa đã dựng nên con người “giống hình ảnh Ngài” (St 1,26). Các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng loài người giống Thiên Chúa nhờ sự thông minh và tự do, giống Thiên Chúa ở điểm loài người có uy quyền bá chủ vạn vật :”Ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta để họ làm chủ cá biển, chim trời, muôn thú vật trên đất và mọi côn trùng sống động trên địa cầu”: (St 1,26). Như vậy, theo nghĩa chung, lao động tinh thần hay vật chất đều mang ý nghĩa trọng đại là “cộng tác vào việc sáng tạo của Thiên Chúa”.

    E. Krebs đã không ngần ngại tuyên bố :”Khái niệm căn bản về giá trị tuyệt đối của tất cả hoạt động nhân sinh đã được phú ban cho loài người nhờ lòng tin vào Thiên Chúa sáng tạo. Ngài là Đấng tự do và khôn ngoan, sau khi dựng nên loài người đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy để giao phó cho họ tiếp tục thực hiện chương trình sáng tạo của Ngài có từ đời đời (Le Travail, Paris, 1933, tr 350).

    Mọi sự trên thế gian này là của Chúa nhưng Ngài muốn cho con người quản trị, đổi mới và làm cho phong phú thêm. Chúng ta có thể nói Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, còn chúng ta là nguyên nhân đệ nhị của vũ trụ. Ngay sự quan phòng hằng ngày cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng. Chúng ta là nguyên nhân đệ nhị và chỉ có thể góp phần vào với nguyên nhân đệ nhất.

    Chính công đồng Vatican 2 cũng xác quyết : làm việc là góp phần vào việc sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử :

    “Thực vậy, trong khi mưu sinh cho mình và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có lý do để tin rằng nhờ lao công của mình họ tiếp nối công trình của Tạo hóa, phụng sự anh em, đóng góp công lao mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (Gaudium et spes).

    Chúng ta hãy phó thác mọi công việc cho Chúa trong năm mới này. Hãy nỗ lực làm việc không ngừng. Nhưng muốn cho mọi công việc lao động của ta có ý nghĩa hơn, ta hãy làm với tinh thần vui tươi, với ý thức rằng ta làm việc để cho Chúa hài lòng, để danh Chúa được cả sáng và Nước Chúa trị đến nơi ta đang làm việc.

    Truyện : Ba người thợ xây thánh đường
    Một nhà văn Pháp có kể chuyện ba anh đẽo đá, đại khái như sau :
    Hôm nọ, có người khách đến viếng ngôi thánh đường vừa khởi công. Ba người thợ đang làm đá. Người khách hỏi một người :
    - Anh làm gì đó ?
    Người thứ nhất trả lời với giọng uể oải :
    - Tôi đang dũa đá, thật khốn cho cái đôi tay chai đít phỗng của tôi.
    Người thứ hai lễ độ hơn, trả lời :
    - Tôi đang kiếm tiền nuôi vợ con tôi.
    Còn người thứ ba hiên ngang trả lời :
    - Còn tôi, tôi đang xây ngôi thánh đường…
    Và người ấy rang rang cất tiếng hát.

  14. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  15. #18
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC


    CÓ LÀM MỚI CÓ ĂN



    Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
    Cuộc sống luôn đòi chúng ta chọn lựa. Chọn lựa để vươn lên. Chọn lựa để vượt ra khỏi những gì bình thường mà chọn cách sống khác hơn. Có chọn lựa nên có đổi thay. Chính những cái đổi thay khiến người ta ngại chọn lựa bởi phải sống khác hơn. Người ta vẫn cứ “an phận thủ thường” là chắc ăn.
    Chuyện kể rằng: có hai con vật lừa và ngựa sống với nhau. Một ngày kia, có một tay cao bồi xuất hiện và hỏi hai con vật: “Trong hai ngươi, ai là kẻ muốn theo ta đi thám hiểm thế giới. Ta không hứa hẹn một cuộc sống no đủ như ở cái chuồng bé tẹo này. Nhưng ta hứa hẹn một cuộc sống đầy thú vị vì được làm chủ chính mình. Và nếu cố gắng đủ, thì có thể sẽ có được một cuộc sống dư giả gấp nhiều lần cuộc sống này.”
    Con lừa – một trong hai con vật – liền kêu lên: “Ôi, tôi không đi đâu. Dại gì mà đánh đổi cuộc sống an toàn và ổn định này, để lấy một tương lai không biết trước chứ. Hay là ông muốn dụ tôi đi để có người cho ông cưỡi, có người để chết chung với ông? Tôi không có ngu đâu nhé.“
    Con ngựa – con vật còn lại – thì rất háo hức trả lời: “Tôi! Tôi! Tôi muốn đi và muốn khám phá. Tôi chán cuộc sống gò bó và tẻ nhạt này lắm rồi.” Nói xong, nó theo người cao bồi bước ra khỏi cái chuồng nhỏ và đi mãi, đi mãi về phái chân trời.
    Một ngày nọ, khi đã già, con lừa gặp lại con ngựa khi nó quay trở về cái chuồng nhỏ. Mừng rỡ, con lừa reo lên:
    - A, anh ngựa, anh đã về đấy ư. Lâu quá rồi nhỉ, chúng ta đã già cả rồi.
    - Đúng vậy, chúng ta già hết cả rồi. Tôi cũng đã mệt mỏi nên không muốn phiêu lưu nữa nên quyết định về thăm anh. Cuộc sống anh thế nào rồi? – Ngựa hỏi
    - Cũng vẫn vậy thôi. Làm việc chăm chỉ và được no đủ. Nhưng tôi đã già rồi, nên cũng không còn làm được nhiều nữa. Cũng may ông chủ thương tình nên vẫn cho tôi ăn. – Lừa nói – Vậy còn những chuyến phiêu lưu của anh thì sao?
    - Ồ, nó thật thú vị. Tôi đã được đi đến những miền đất lạ, nơi nắng cháy và khô cằn. Tôi đã băng qua những vùng chiến sự và những miền thiên tai hoành hành, có lúc tưởng chết đi được. Nhưng sau những cố gắng, tôi cũng được nếm trải sự hạnh phúc khi được tự do chạy trên cánh đồng đầy cỏ ngọt và được học hỏi những điều kì lạ. – Ngựa kể với một niềm tự hào.
    Thực ra, con ngựa và con lừa đều phải đi. Con ngựa thì đi quanh thế giới. Con lừa thì chỉ quanh quẩn cái cối xay. Con ngựa thì tự do và có trách nhiệm về bản thân mình. Con lừa thì bị cột chặt vào cối xay và cũng chẳng có trách nhiệm gì về mình vì thiếu tự do. Con lừa an phận nên sống vật vờ, sống nhờ lương thực người khác ban cho. Con ngựa luôn sống cho chính mình để được hưởng thành quả do chính mình làm nên.
    Cha ông ta vẫn nói “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ mang phần cho ta”. Con lừa vì không dám thay đổi, không cầu tiến, an phận nên chỉ sống nhờ lòng thương xót hay bố thí của người khác. Còn con ngựa biết vươn lên, biết sống có trách nhiệm với chính mình nên nó được hưởng niềm vui do chính công sức lao động của nó làm ra.
    Cuộc đời con người cũng chỉ có của ăn của để khi biết vượt ra khỏi sự lười biếng để dấn thân vào cuộc sống kiếm tìm miếng cơm manh áo. Không có cuộc kiếm tìm nào mà không đòi phải hy sinh, phải nỗ lực. Một cuộc kiếm tìm càng khó, càng đòi nhiều công sức thì thành quả càng to lớn và giá trị. Và giá trị của một con người cũng hệ tại ở việc mình đã làm, đã cống hiến gì cho gia đình, cho xã hội. Con người càng cống hiến nhiều càng có giá trị trong gia đình và xã hội.
    Bên cạnh sự nỗ lực bản thân, niềm tin ky-tô giáo còn mời gọi chúng ta tin vào sự quan phòng của Chúa. Thiên Chúa luôn hoạch định cho cuộc đời chúng ta, nhưng liệu chúng ta có dám mạo hiểm bước theo Chúa hay không? Sự thành công của chúng ta còn tùy thuộc vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha ông ta cũng bảo “Mưu sự tại nhân – Thành sự tại thiên”. Lời Chúa cũng từng nhắc nhở chúng ta: “Nếu Chúa chẳng xây nhà , thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”.
    Thế nên, ngày đầu năm mới chúng ta hướng về Đấng tạo thành để tạ ơn về một năm “mưa trời ân phúc” đã ban xuống cho trần gian. Chúng ta cũng phó dâng một năm mới cho lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa là Đấng đầy quyền năng và đầy lòng thương xót chúc lành cho một năm mới với bao dự định, công việc được toàn vẹn như ý. Xin Chúa Xuân ở lại nơi từng gia đình để niềm vui được kéo dài vô tận trong suốt ngày sống. Amen

  16. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  17. #19
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC


    LÀM RẠNG DANH CHÚA



    Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng

    Thánh Hoá công ăn Việc làm
    Mơ ước của ngày đầu năm là mong sao cho năm mới này công việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió. Người ta chúc cho nhau năm mới phát tài, phạt đạt và phát lộc. Trong niềm tin, Kitô hữu cũng luôn khấn nguyện xin Chúa thương ban cho một năm mới bình an, phát đạt và xin Chúa chúc lành thánh hoá công ăn việc làm của mình. Thiên Chúa là nguồn mạch ơn sủng, nguồn mạch của sự sống, chăc chắn luôn chăm lo cho cuộc sống con người được phát triển dồi dào.
    1. Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm là biết nên thánh bằng sức lao động của mình :
    Xin Chúa thánh hoá công việc của mình không chỉ là xin ơn để công việc được phát triển tốt đẹp, nhưng còn là xin ơn Chúa giúp cho con người biết qua công sức của mình góp phần mang lại hạnh phúc, mang lại sự phồn vinh, ấm no cho bản thân, cho xã hội và cho tha nhân. Nhờ đó, tự thân mỗi người sống có ý nghĩa, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Bằng chính sức lao động chân chính của mình, nhờ ơn Chúa giúp mà mỗi người biết đóng góp công sức của mình vào thành quả chung của xã hội cũng như Giáo Hội. Đó chính là phương thế nên thánh bằng sức lao động của mình. Trong công ăn việc làm mỗi Kitô hữu biết thực hiện đúng với đòi hỏi của Tin Mừng sẽ làm cho bản thân ngày càng nên thánh hơn giữa đời. Giữa một xã hội chạy theo lợi nhuận, bị đồng tiền chi phối để rồi người ta có thể bất chấp đạo lý, làm ăn phi pháp, gian dối thì người Kitô hữu càng phải can đảm, trung tực trong công việc của mình. Sống như thế là một nỗ lực nên thánh.
    2. Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm là biết làm việc theo ý Chúa :
    Hấp lực của đồng tiền, danh vọng, địa vị luôn là hấp lực mạnh mẽ chi phối, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ cuộc sống con người từ lối sống bên ngoài cho đến nhân đức bên trong. Khi chạy theo những hấp lực ấy con người dễ đánh mất mình để rồi trở nên nô lệ cho đồng tiền và từ đó sẽ không ngần ngại làm tất cả những gì ngay cả bất chính để có được lợi nhuận nhiếu nhất. Thay vì bằng công ăn việc làm con người được thăng tiến về mọi mặt của cuộc sống, thì lại bị vong thân, nhân phẩm bị chà đạp, bất công, bóc lột và phân hoá giàu nghèo càng bùng phát. Người ta lao động, làm việc để sống, để phát triển con người và vũ trụ này. Trong nhãn giới đức tin lao động chính là phần cộng tác của con người vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Do đó, cần phải biết làm việc, biến kiến tạo công ăn việc làm của mình theo thánh ý Chúa, đúng với đòi hỏi của Tin Mừng.
    Những khả năng Chúa ban tài năng, sức khoẻ, tiền tài, vốn liếng, cơ hội làm việc … tất cả chính là những nén bạc Chúa trao vào tay mỗi người. Làm cho những nén bạc ấy sinh lời không chỉ là gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế, thành đạt sự nghiệp mà hơn hết chính là làm sao cho mỗi người khi dùng những nén bạc ấy làm cho bản thân và đời sống xã hội mỗi ngày một công bình hơn, ấm no hơn và giàu lòng nhân ái hơn.

    3. Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm một nỗ lực Loan báo tin mừng :
    Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô đã khuyên nhủ : “dù ăn, dù uống, hay làm gì bất cứ anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” Như vậy, Thánh Tông Đồ chỉ cho thấy rằng công ăn việc làm, cách sống của mỗi Kitô hữu là phương thế để tôn vinh Chúa, làm sáng danh Chúa, điều này có nghĩa Kitô hữu thực thi sứ mạng Loan Báo Tin Mừng bằng chính công việc hàng ngày của mình. Loan báo tin mừng là công trình của Chúa, của toàn thể Giáo Hội, của từng người Kitô hữu. Kitô hữu sống giữa đời không làm gì thêm để thực thi sứ mạng này mà dùng chính việc làm hàng ngày, dùng chính sức lao động của mình. Bằng công việc làm ăn lương thiện; bằng việc sống đức ái khi chia cơm sẻ áo, khi đối xử công bằng, khi tạo giúp công ăn việc làm cho anh chị em. Kitô hữu quả thật đang là những sứ giả Tin Mừng trong chính môi trường làm việc của mình. Xin thánh hoá công việc làm một mặt là xin Chúa Chúc phúc nhưng mặt khác với nỗ lực của con người cộng tác với ơn Chúa làm cho công việc của bản thân thành công việc thánh khi biết thực hiện công việc ấy để loan báo tin Mừng.
    Thánh hoá công ăn việc làm là ơn Chúa giúp mỗi người biết dùng chính công việc làm của mình để nên thánh; biết dùng chính công việc của mình để thánh hoá thế gian và làm rạng danh Chúa.

  18. The Following User Says Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014)

  19. #20
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    1,344
    Thanks
    330
    Thanked 718 Times in 458 Posts

    Default Re: CHÚC PHÚC



    THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM




    Lm G. Nguyễn Hưng Lợi

    Người Pháp có câu nói thật chí lý: ” Làm bởi bay, ban bởi Ta “ ( L’homme propose, Dieu dispose ). Giáo Hội Việt Nam luôn hướng dẫn, dạy con cái mình: ” Phải cầu nguyện, phải kêu xin không ngừng “. Do đó, làm việc là do bàn tay, do trí óc sáng tạo, lao động của con người nhưng nếu người môn đệ Chúa không được Chúa ban ơn, sức khỏe không có, trí khôn không sáng, chắc chắn công ăn việc làm của mình không tốt đẹp. Giáo Hội Việt Nam dành ngày mồng ba tết âm lịch để cầu xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm.

    Có nhiều người lầm tưởng, công ăn việc làm cần gì phải được thánh hóa. Làm ăn được là do sự năng nổ, giỏi giang của mình mà. Nói thế cũng đúng một phần mà hoàn toàn không phải thế. Vì, con người luôn có phần hồn phần xác. Xác có khỏe mới lao động được, còn thân xác yếu đuối, đau lên đau xuống hoài, chắc chắn công việc cũng không đi tới đâu. Con người có giỏi, có kỹ thuật cao, nhưng mưa không thuận, gió không hòa thì mùa màng cũng không đem lại nhiều kết quả.Thánh lễ hôm nay xoay quanh việc lao động, sản xuất.Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Người và đặt con người trong vườn Eden, rồi dạy con người trồng trọt nghĩa là dạy con người lao động. Thiên Chúa muốn con người góp tay và trí tuệ để làm cho vũ trụ mà Chúa dựng xây càng ngày càng đẹp, càng ngày càng phong phú, mọi người đều có của ăn, của để. Bài Tin Mừng đề cập đến việc ông chủ trao cho mỗi người một số vốn và bắt con người phải lao động để làm lời số vốn ông chủ đã trao. Lao động phải mệt nhọc, lao động đòi hỏi phải cố gắng, phấn đấu hy sinh, nhưng lao động luôn mang ý nghĩa đẹp, ý nghĩa cao sâu, tuyệt vời do Chúa chúc lành:” Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa “ ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh hóa công ăn việc làm ). Hoặc

    “Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt còn vun còn trồng. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên” và Thánh vịnh 64, 12 cũng viết:” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “.

    Như thế, đối với người môn đệ Chúa lao động trí óc hay chân tay đều do quyền Chúa. Ngài có chúc lành, có ban ơn thì công việc mới tốt lành được. Chúa Giêsu cũng đã làm việc và làm việc không ngừng. Ngài đã làm việc để nêu gương cho nhân loại và để mang lại cho lao động ý nghĩa cao cả. Lao động đối với Ngài là lời tạ ơn, là cầu nguyện, là cứu độ, là nâng cao phẩm giá con người. Thánh Phaolô đã viết một câu thật chí lý: ” Không làm thì đừng có ăn “.

    Chúng ta hãy dùng lời tiền tụng thánh lễ ngày mồng ba tết để cùng nhau cầu nguyện:” Lạy Chúa, chính Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa và giao trách nhiệm trông coi trái đất. Chúa còn sai Con Một giáng trần để chia sẻ thân phận người lao động, và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người, mà còn để làm rạng danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại trần thế “. Amen.

  20. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Loan For This Useful Post:

    Hạo Nhiên (02-01-2014), Phonglinh (02-01-2014)

Page 2 of 2 FirstFirst 12

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •